Vay nóng Tinvay

Truyện:Tranh bá thiên hạ - Hồi 0745

Tranh bá thiên hạ
Trọn bộ 1228 hồi
Hồi 0745: Thật là đáng tiếc
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1228)

Siêu sale Lazada

Trên bờ nam sông Trường Giang, La gia quân tan tác chạy trốn. Không ai ngờ áo giáp quân lại dùng một phương thức quỷ dị cũng như khí phách như vậy để qua Trường Giang. Thật giống như những ác ma đột ngột chui ra từ lòng đất rồi giết hại những binh lính La gia đã sợ choáng váng này.

Nếu La gia quân có phòng bị, tập kết xe nỏ bày trận phòng ngự, thì chưa chắc thua thảm thiết như vậy.

Mấy ngày hôm trước thám báo đã nói với La Đồ về chuyện bờ bên kia áo giáp quân chất đống tảng đá lớn. Nhưng dù vậy, La Đồ cũng thật không ngờ những tảng đá lớn đó được dùng để qua sông. Y vốn tưởng rằng nó được dùng cho xe ném đá, nên đã phân phó cho thám báo điều tra xem bờ bên kia có tập kết xe ném đá hay không.

Mười lăm nghìn áo giáp quân qua sông bị tổn thất vài trăm người, sau đó không có thương vong. Thất bại của La gia quân giống như là ôn dịch nhanh chòng lan ra ngoài, trong nháy mắt khiến binh lính mất hết ý chí. Tuy nhiên La gia quân tổn thất cũng không lớn, bởi vì bọn họ chạy nhanh hơn áo giáp binh. Có mấy vạn quân canh giữ ở bờ nam sông Trường Giang, nhưng chết chỉ có năm, sáu nghìn người.

Áo giáp nặng nề đã hạn chế tốc độ của áo giáp quân. Muốn phòng ngự tuyệt đối, thì tốc độ cũng phải giảm tới mức thấp nhất. Còn bộ binh của La gia quân vốn mặc áo giáp nhẹ, sau khi vứt bỏ binh khí quay đầu bỏ chạy, áo giáp quân không thể đuổi theo được.

Dương Kiên cũng không có ý định đuổi theo.

Ma Tát mang binh đốt hủy doanh trại ở bờ biển của La gia quân. Dương Trọng mang theo quân đội hủy đi hơn nửa thủy trại, sau đó áo giáp quân tập kết ở ngay bở sông. Đội ngũ chỉnh tề di chuyển về hướng nam mười lăm dặm. Ở phía sau, mười lăm vạn quân Tùy mất một ngày một đêm cũng đã qua sông. Từ hôm nay trở đi, dường như cục diện của Đại Tùy đã xảy ra sự thay đổi.

Trước ngày này, vẫn luôn là thế lực các nơi tấn công. Cho dù là Thiên Hữu Hoàng Đế Dương Dịch ngự giá thân chinh cũng không thể bẻ gãy thế công. Đây là một tín hiệu, tín hiệu triều đình chuyển từ bị động sang chủ động. Đương nhiên, tín hiệu này không có nghĩa là vĩnh viễn.

Không ai biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì.

Giống như lời của Giáo úy áp tải Hứa Hiếu Cung và Lưu Ân Tĩnh nói, Tây Bắc còn có Cao Khai Thái, Vương Nhất Cừ và Kim Thế Hùng. Áo giáp quân đánh vào Giang Nam, Cao Khai Thái Vương Nhất Cừ sẽ thừa dịp hư không mà tiến vào. Kim Thế Hùng vì muốn giảm bớt áp lực cho Kim gia, xuất binh tiến vào Kinh Kỳ Đạo cũng là hợp tình hợp lý. Hiện tại phần lớn binh lực mà triều đình có thể thuyên chuyển được đều nằm trong tay của Dương Kiên. Mấy vạn quân ở bờ bắc Trường Giang do Phác Hổ chỉ huy là đội dự bị của Dương Kiên, không có khả năng tách rời binh mã của Dương Kiên.

Cho nên, không ai biết kèn phản công có thể thổi vang bao lâu.

Đại doanh La gia quân.

Sau khi trở về từ thư viện Thông Cổ, tâm tình của La Đồ vốn rất tốt. Nhưng trận thua tan tác hôm nay khiến tâm tình tốt của y tan biết hết. Vị Lịch Thanh Phong tự xưng là người giữ cửa, thực tế là người kế thừa viện trưởng của thư viện kia đã dạy y Thôn Thiên Công. Y lợi dụng lúc Triển Già Thiên không phòng bị đã hút một nửa tu vị của Triển Già Thiên, cảnh giới tăng nhanh.

Y có thể đoán được vì sao Lịch Thanh Phong lại an bài như vậy. Đầu tiên là lôi kéo y, đạt tới mục đích hợp tác giữa thư viện và La gia quân. Thứ hai, nhất định là Triển Già Thiên đã ảnh hưởng tới lợi ích của những người trong thư viện Thông Cổ, cho nên thư viện Thông Cổ quyết định diệt trừ ông ta. Nhưng bọn họ sẽ không để lãng phí một người đại tu hành như vậy. Cho nên ngay từ khoảng khắc La Đồ tiến vào cửa chính của thư viện, Lịch Thanh Phong đã quyết định làm như vậy.

Về phần vì sao thư viện phải diệt trừ Triển Già Thiên, liệu còn ý nghĩa gì không?

Từ khi chứng kiến trận chiến giữa La Diệu và tướng quân áo giáp, La Đồ hiểu ra một điều rằng, cho dù mình có giỏi lãnh binh đánh trận như thế nào, thì cũng không thể đỡ được một người đại tu hành muốn giết mình. Nếu muốn thành công, nhất định phải giỏi cả hai. Lúc hiểu ra điều này, y bỗng nhiên nghĩ tới cái người tên là Phương Giải kia. Lúc này y mới kinh ngạc phát hiện, có lẽ người trẻ tuổi kia hiểu ra điều này trước cả y.

Có lẽ do La Đồ nấp dưới bóng của La Diệu quá lâu, cho nên không thể nhìn thấu triết được như Phương Giải, người đã trải qua một thế giới cá lớn nuốt cá bé.

La Đồ biết thời gian của mình không còn nhiều nữa. Tướng quân áo giáp tự suất quân xuôi nam, nếu như quân đội của mình thất bại, thì thư viện Thông Cổ liền mất đi hứng thú với y, y không còn giá trị lợi dụng nữa.

Chính vì thế, y mới phẫn nộ.

- Tiểu Vương gia, làm sao bây giờ?

Đoạn Biên Báo vội vàng hỏi.

Từ sau khi Đoạn Biên Hùng chết, y đã thay đổi rất nhiều. Y hận triều đình hơn bất kỳ ai, y từn thề, phải bâm thây vạn đoạn tướng quân áo giáp kia để báo thù cho Đoạn Biên Hùng.

- Chớ gọi ta là tiểu Vương gia!

Không biết vì sao, La Đồ bỗng nhiên nổi giận rống lên một tiếng. Đoạn Biên Báo biến sắc, trong lúc nhất thời không kịp phản ứng. Diệp Cận Nam đứng bên cạnh y lặng lẽ kéo y một cái, sau đó tiến lên nói:

- Vương gia, hiện tại kẻ địch đang đóng trại ở bờ sông phía nam. Có đội quân áo giáp kia, nếu chúng ta chiến đấu trực diện thì phần thắng không lớn. Thuộc hạ nghĩ, liệu có nên tạm thời tránh lui, tránh đi góc sắc của kẻ địch?

Y gọi La Đồ là Vương gia, bỏ đi chữ 'tiểu' kia, La Đồ quả nhiên không nổi giận nữa.

- Lui về chỗ nào?

La Đồ nguôi giận rồi tự hỏi. Lúc này trong lòng y có chút loạn. Y biết Diệp Cận Nam là người trầm ổn nhất trong La Môn Thập Kiệt, cho nên mới ném vấn đề cho Diệp Cận Nam.

- Thuộc hạ nghĩ...

Diệp Cận Nam đi tới trước bản đồ, chỉ chỉ nói:

- Chúng ta lui về hướng này!

La Đồ nhìn theo ngón tay của Diệp Cận Nam, ánh mắt lập tức thay đổi:

- Đúng vậy, chỉ có thể lui về hướng đó! Chúng ta lui là vì bảo tồn thực lực. Chỉ cần trong tay của ta có binh, những người của Giang Nam kia không thể rời khỏi ta. Lui về hướng đấy, chính là lằn ranh, bọn họ sẽ không cho phép binh mã của triều đình đánh tới chỗ đó.

Diệp Cận Nam chỉ ngón tay vào vị trí của thư viện Thông Cổ.

...

...

Bái thành

Nam Yến tổng cộng có 13 tòa thành lớn. Ở phía bắc Đại Lý có bốn tòa, hai tòa ở đầu bắc là Phong Bình và Khánh Nguyên. Đi xa hơn về phía nam chính là Bái thành. Phía nam Bái thành là Kim An. Qua Kim An đi khoảng bốn trăm dặm chính là thành Đại Lý. Bái thành là thành lớn được xây dựng thêm khi Đại Thương lập quốc. Trước đó Bái thành chỉ là một huyện thành nhỏ mà thôi.

Sở dĩ muốn biến nơi này thành một tòa thành lớn hùng vĩ, là vì Bái thành là nơi hưng thịnh của Hoàng tộc Thương Quốc. Tổ trạch của Hoàng tộc Mộ Dung gia đều ở bên trong Bái thành, vẫn được bảo tồn đầy đủ. Mặc kệ hiện tại Hoàng Đế Nam Yến Mộ Dung Sỉ là thật hay giả, thì y đều phải coi trọng tổ trạch.

Bái thành có binh lực nhiều nhất trong bốn thành ở phương bắc. Sau khi Nam Yến dựng nước, Mộ Dung Sỉ coi Bái thành là bắc đô, luận về địa vị chính trị, gần với thành Đại Lý. Nếu là đế đô thứ hai, thì cơ cấu nha môn ở nơi này phải đầy đủ. Chẳng qua nếu Hoàng Đế không tới, thì những nha môn đó không có nhiều người trông coi.

Thành chủ của Bái thành là Bạch Khải Thiện đã sáu mươi tuổi, nhỏ tuổi hơn Chu Xanh Thiên, nhưng bối phận tương đương. Ở Nam Yến, Bạch gia có địa vị không hề thua kém Chu gia. Nhất là ở phía nam Đại Lý, thế lực của Bạch gia còn khổng lồ hơn Chu gia. Nói tới các thế lực ở Nam Yến, thì mọi người sẽ nói lớn nhất là Chu gia, sau đó tới Bạch gia. Các thế lực nhỏ hơn chút thì có Trần gia, Ninh gia, Triệu gia...Hoàng Đế Nam Yến có họ Mộ Dung, nhưng vị Hoàng Đế này rất nghẹn khuất, họ Mộ Dung duy nhất được trọng dụng là Mộ Dung Vĩnh, nhưng Mộ Dung Vĩnh cũng chỉ là người được ban thưởng họ.

Các thế lực hỗn loạn như vậy, cục diện hỗn loạn như vậy, Mộ Dung Sỉ làm Hoàng Đế cũng không sung sướng gì. Ở Đại Lý, hoàng mệnh vẫn ra hoàng mệnh. Nhưng ra ngoài Đại Lý, hoàng mệnh phải xem tâm tình của các vị thành chủ.

Nhất là Bạch Khải Thiện, là thành chủ đóng giữ đô thành phía bắc, ông ta tự cho mình có thân phận cao hơn các thành chủ khác. Ngoại trừ Chu Xanh Thiên của Phong Bình ông ta còn khá kiêng kỵ, thì các thành chủ khác ông ta đều khinh thường. Đối với Phó Chính Nam, ông ta vẫn gọi y là tiểu bối, đối với thành chủ thành Kim An Ninh Hạo, ông ta càng thêm khinh thường.

Phủ thành chủ nằm cách hoàng cung của Bái thành không xa. Kỳ thực quy mô của hoàng cung trong Bái thành cũng không tính là lớn. Lúc trước khi Đại Thương vẫn còn tồn tại, tuy địa vị của Bái thành cũng rất cao, nhưng tổ địa của Mộ Dung gia chỉ là ở mặt ý nghĩa, chứ nơi này không tính là vị trí chiến lược. Sau khi Đại Thương diệt vong, Mộ Dung Sỉ soán vị, vì không khiến người khác hoài nghi ngội vị Hoàng Đế của y là chính thống, y hạ chị thăng Bái thành làm bắc đô.

Hoàng cung là được Mộ Dung Sỉ dựng lên sau khi lên ngôi. Tài lực của Nam Yến chỉ có hạn, Mộ Dung Sỉ cũng chỉ xây để làm dáng, cho nên luận về quy mô, hoàng cung trong Bái thành kém xa hoàng cung trong thành Ung Châu. Mộ Dung Sỉ chỉ tới ở hoàng cung này sau khi được xây xong, về sau không tới nữa.

Tuy nhiên, dựa theo quy củ, mỗi ngày quan viên cửu khanh của lục bộ đều phải giả vờ giả vịt vào triều, nghe Bạch Khải Thiện phát biểu một lúc. Bạch Khải Thiện là người trông coi bắc đô, luận về địa vị, ông ta có thể coi như là người phát ngôn thay cho Hoàng Đế.

Người như vậy, tất nhiên không thể thiếu một đám nịnh hót vây quanh.

Bên cạnh Bạch Khải Thiện có một phụ tá có địa vị rất cao, tên là Hà Vĩnh Chính. Người này vốn là một giáo viên tư thục, dưới cơ duyên xảo hợp đầu nhập vào Bạch Khải Thiện. Do rất biết làm cho Bạch Khải Thiện vui vẻ, cho nên địa vị lên rất là nhanh. Tuy Bạch Khải Thiện không cho y chức quan hiển hách gì, nhưng người trong Bái thành đều biết rằng, người có thể ảnh hưởng tới Bạch Khải Thiện nhất không phải là lão bà của ông ta, mà là Hà Vĩnh Chính.

Lúc trời dần đen, cửa sau của Hà phủ được mở, vài người mặc áo gấm từ xứ khác được một người hầu trẻ tuổi đón vào. Người hầu trẻ tuổi này thăm dò nhìn ra ngoài, rất nhanh đóng cửa sân lại. Vài người xứ khác này, người cầm đầu chính là Trần Hiếu Nho. Y cầm trong tay một bức thư do chính thành chủ Chu Xanh Thiên tự tay viết.

Đương nhiên, bức thư này là giả.

Trong phủ thành chủ của thành Khánh Nguyên có không ít thư lui tới giữa Phó Chính Nam và Chu Xanh Thiên. Thủ hạ Phương Giải có thể bắt chước chữ viết của Phó Chính Nam, đương nhiên cũng có thể bắt chước được chữ viết của Chu Xanh Thiên. Mà lúc này, thân phận của Trần Hiếu Nho, chính là Biệt tương dưới trướng của Chu Xanh Thiên.

Trần Hiếu Nho tới trước cửa thư phòng liền dừng lại, sửa sang lại y phục, sau đó đi theo người hầu trẻ tuổi tiến vào. Trong phòng có chút tối, không thắp đèn. Trần Hiếu Nho biết những gia đình lớn có quy củ rất nghiêm. Việc thắp đèn đều phải dựa theo thời tiết bốn mùa.

- Tỵ chức là Lý Vĩ Sơn, Biệt tương của thành Phong Bình, bái kiến đại nhân!

Trần Hiếu Nho cúi người thật sâu, thái độ khiêm tốn.

- Ngươi là thủ hạ của Chu lão gia tử?

Người ngồi sau cái bàn có thanh âm rất nhỏ, nhỏ giống như nói thầm. Trần Hiếu Nho mỉm cười ngẩng đầu nhìn nam tử tên là Hà Vĩnh Chính một cái!

Người này khoảng hơn hai mươi tuổi, có khuôn mặt giống như là nữ nhân, da mềm, tướng mạo đẹp, môi hồng răng trắng. Tuy hơi có vẻ âm nhu, nhưng tuyệt đối là một mỹ nam tử. Chỉ có điều lông mi quá nhỏ, khuôn mặt cũng hơi nhu hòa, miệng rất nhỏ, lúc nói chuyện có thói quen dùng cổ tay áo che miệng. Lúc y nhìn người, y không nhìn thẳng, mà là nghiêng mặt híp mắt nhìn. Kiểu nhìn này không khiến người ta thấy bất lịch sự, mà là thấy...quyến rũ một cách quỷ dị.

- Vâng!

Trần Hiếu Nho gật đầu, sau đó thở dài một tiếng:

- Cầu đại nhân cứu Phong Bình của chúng tôi!

- Ủa?

Hà Vĩnh Chính hơi kinh ngạc hỏi:

- Phong Bình làm soa vậy?

Trần Hiếu Nho vội vàng dâng bức thư lên:

- Đây là bức thư do chính tay thành chủ của chúng tôi viết, mời ngài xem.

- Sao lại đưa cho ta?

Ngữ khí của Hà Vĩnh Chính lộ vẻ khó tin, còn lộ ra vài phần vui sướng, tự đắc và thỏa mãn. Địa vị của Chu Xanh Thiên ở Nam Yến là không thể nghi ngờ, vậy mà ông ta lại gửi thư cho mình.

- Vâng!

Trần Hiếu Nho vội vàng quay đầu vẫy tay:

- Mang lên!

Hai thủ hạ mang theo một cái rương tiến vào rồi đặt xuống, sau đó cung kính lui ra ngoài. Trần Hiếu Nho đi tới chậm rãi mở cái rương ra, trong phòng lập tức hơi lóe sáng. Trong rương đựng đầy vàng bạc châu báu. Nhất là viên minh châu đặt ở trên cùng phát ra ánh sáng nhu hòa, cực kỳ bắt mắt.

- Đại nhân, Phong Bình đã tràn đầy nguy cơ, mong đại nhân hỗ trợ!

Trần Hiếu Nho khẩn thiết nói một câu, nhìn trộm sắc mặt của Hà Vĩnh Chính:

- Người Tùy đã bao vây Phong Bình, quân coi giữ Phong Bình huyết chến nhiều ngày, nhưng không thể đẩy lui được quân địch. Tỵ chức dẫn theo cấp dưới thật vất vả mới giết được ra ngoài để cầu viện, thiệt hại phần lớn nhân sự. Lễ vật vốn chuẩn bị nhiều hơn, nhưng bị thất lạc không ít ở trên đường...

Hà Vĩnh Chính hơi sửng sốt, nhìn rương châu báu kia, thở dài nói:

- Đúng là đáng tiếc...không, ta đang nói, Phong Bình bị chết nhiều tướng sĩ như vậy, thực sự là đáng tiếc...

...

....

Thành Phong Bình

Tần Viễn đã dẫn theo thuộc hạ tấn công ba lượt.

Mỗi một lần tấn công đều rất mãnh liệt. Sau khi xe ném đá trút xuống, bộ binh của Hắc Kỳ Quân chậm rãi đẩy xe công thành về phía trước. Xe công thành có kích thước rất lớn, những nơi đi qua đều hằn lên dấu vết. Xe công thành chia làm hai tầng, tầng dưới trống không, có một cây thang có thể leo lên tầng hai. Phía trên tầng hai là mấy chục cung tiễn thủ, độ cao như vậy đủ để bắn trả quân coi giữ trên thành.

Phía trước tầng hai có một cây thang hơi nghiêng, có thể đáp lên tường thành. Lúc xe công thành tới gần tường thành, binh sĩ công thành có thể từ cây thang leo thẳng tới tường thành. Sở dĩ bộ binh Đại Tùy bách chiến bách thắng, cũng vì có chiến thuật hợp lý và khí giới hiệu quả.

Đây là kinh nghiệm sau khi trải qua vô số lần chiến tranh mới tổng kết ra được. Mỗi một loại khí giới đều không thể coi thường.

Sau khi dùng hơn trăm xe ném đá để áp chế, Tần Viễn mang theo bộ binh bắt đầu tấn công. Ở phía trước chùy công thành là nỏ xe đã được cải tiến. Góc bắn được đẩy lên cao, có thể bắn nỏ lớn lên tường thành. Tuy nhiên luận về tầm bắn, thì vẫn kém nỏ xe của quân coi giữ.

Phương Giải là một người thích dùng nhiều khí giới để tấn công nhằm giảm thiệt hại binh lực xuống mức thấp nhất. Cho nên hắn đầu tư rất nhiều tiền bạc vào chế tạo khí giới. Hơn nữa Hàng Thông Thiên Hạ có lực hiệu triệu và tài lực không gì sánh kịp, có thể chiêu mộ được rất nhiều thợ thủ công, cho nên số lượng khí giới công thành đã đạt tới mức kinh người.

Phương Giải cũng tự mình tham gia vào việc chế tạo những khí giới này. Hắn không phải là dân chuyên trong lĩnh vực vũ khí, nhưng hắn có thể đóng góp một số ý tưởng ly kỳ. Chẳng hạn như lắp hai cái khiên lớn ở hai bên nỏ xe. Tuy khiến nỏ xe nặng nề hơn, nhưng có thể giảm thương vong của binh lính điều khiển nỏ xe xuống mức thấp nhất.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-1228)


<