Vay nóng Tinvay

Truyện:Toái Bia thần chưởng - Hồi 13

Toái Bia thần chưởng
Trọn bộ 67 hồi
Hồi 13: Ngũ Long Cốc
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-67)

Siêu sale Shopee

Nhất là lão càng kinh dị vì mười hai mũi phi bạt của lão đều được chế luyện bằng loại sắt thép đặc biệt có sức đàn hồi hết sức đặc biệt. Địch nhân không dùng chưởng lực đánh trúng chúng còn là may, nếu dùng chưởng lực đánh trúng chúng, chúng rơi xuống đất tức thì phản chấn bắn tới càng mạnh thêm, chưởng lực càng mạnh sức đàn hồi càng cao khiến đối phương không tài nào kịp đề phòng và cũng hết phương tránh né.

Vì đó lão càng kinh dị phi thường vì không hiểu sao hôm nay mười hai mũi phi bạt bị chưởng lực Bạch Mã Công Tử đánh rơi lại chẳng có một chút đàn hồi, toàn bộ rơi lả tả xuống đất nằm im. Phi Bạt Đầu Đà sau khi ngẩn người bèn tò mò bước lại chỗ mười hai mũi phi bạt rơi xuống cúi người đưa tay muốn nhặt lên kiểm tra nguyên nhân tại sao chúng mất sức đàn hồi.

Nào ngờ khi chạm tay vào mũi phi bạt, lão mới giật mình vì sực nhận ra toàn bộ phi bạt của lão đã nát ra như cám. Phi Bạt Đầu Đà rùng mình chấn động toàn thân, mặt biến sắc đứng thẳng dậy, mắt lão trợn trừng nhìn chàng, quát to:

- Ngươi cũng biết Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công ư?

Lão nhận định, ngoài Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công ra, trong thiên hạ quyết không có loại chưởng công nào có khả năng bóp vụn những mũi phi bạt bằng thép của lão ta ra thành cám như vậy. Bạch Mã Công Tử lắc đầu:

- Bản công tử không biết!

Phi Bạt Đầu Đà nghi ngờ hỏi nữa:

- Thế chưởng công ngươi là loại gì?

Chàng ngạc nhiên đáp:

- Thực Vật Thần Công!

- Thực Vật Thần Công?

Mặt Phi Bạt Đầu Đà lại ngẩn ra một lần nữa Bạch Mã Công Tử cười mỉm từ từ nói:

- Võ công trong thiên hạ là đều cùng một nguồn gốc, Thực Vật Thần Công này tuy không phải là Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công nhưng cũng huyền diệu chẳng kém gì, nếu không muốn nói uy lực của nó còn có phần mãnh liệt thần kỳ hơn cả Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công nữa.

Phi Bạt Đầu Đà hơi trầm ngâm rồi hỏi:

- Thực Vật Thần Công này là một trong tuyệt công kỳ học chép trong Tiên Cơ Kỳ Thư chăng?

Chàng gật đầu:

- Không sai!

Phi Bạt Đầu Đà hỏi:

- Ngươi đã luyện được mấy thành hỏa hầu?

- Sáu thành, tuy chỉ là sáu thành nhưng so với bảy thành hỏa hầu Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công của ngươi, uy lực kình phong mãnh liệt hơn một bậc. Do đó, hy vọng người hãy tin lời khuyên của bản công tử quay về lại Tây Vực ngay đi, chớ mong tranh đoạt cùng võ lâm Trung Nguyên nữa, hãy dẹp giấc mộng đoạt Tiên Cơ Kỳ Thư của bản công tử lại, kẻo mang nhục vào thân.

Phi Bạt Đầu Đà nào tin lời khuyên ấy, lão cười hăng hắc:

- Bản gia đã có nói rồi, bản gia từ ngàn dặm đường xa tới đây chẳng lẽ về tay không?

Bạch Mã Công Tử thật sự không muốn gây kết oán thù thêm với bọn Mật Tông này nhưng thấy Phi Bạt Đầu Đà Ngộ Năng cứng đầu như thế, bất giác chàng nổi giận nghĩ bụng:

\"Tình hình thế này, nếu không cho lão nếm mùi đau khổ có lẽ không được...\" Nghĩ tới đó tức thì chàng dựng hai hàng mày kiếm quát to:

- Ngộ Năng, ngươi thực là kẻ chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!

Phi Bạt Đầu Đà cười gian xảo:

- Bản gia chính là người có tính khí như thế.

- Hay lắm! Vậy thì ngươi chuẩn bị tiếp chưởng đây!

Dứt lời, tay phải chàng vẫy liền, phiêu diêu đánh ra một hư chiêu. Chưởng chàng đánh ra xem tựa như nhẹ nhàng không có chút uy lực đáng kể nào, nhưng thực sự là âm kình ẩn chứa bên trong hễ chạm vật là sinh ra sức mạnh, không gì cứng mà không bị bóp vụn, đó chính là Thực Vật Thần Công!

Khi Đại Phật Thủ Ấn Chưởng Công của Mật Tông Tây Vực phát ra cũng chẳng hề để lộ chút sức mạnh nào, hiện tượng chỉ nhìn thấy nhẹ nhàng như không. Phi Bạt Đầu Đà là cao thủ đệ nhất của Mật Tông Giáo tất cũng biết nguyên lý ấy. Vì đó, lão vừa thấy chàng phát ra chưởng thế, sắc mặt lão liền nghiêm trọng gầm to một tiếng, bàn tay to như tấm quạt của lão vung lên cũng phát ra một chưởng nhẹ nhàng nghênh tiếp chưởng thế của Bạch Mã Công Tử đánh tới.

Hai âm kình chạm vào nhau, đột ngột phát ra một tiếng bình long trời lở đất, hai chưởng âm nhu đột nhiên biến thành hai luồng khí dữ dội di sơn đảo hải. Kình khí bắn ra bốn bên, cuồng phong cuốn lên. Trong phạm vi chung quanh của chưởng lực trở thành gió bay cát chạy ào ạt.

Phi Bạt Đầu Đà Ngộ Năng tức thời bị chấn động huyết khí toàn thân đảo lộn, thân hình lảo đảo liên tiếp lùi lại bốn bước mới ổn định được cước bộ. Thân hình Bạch Mã Công Tử cũng có hơi rung rinh, cước bộ vẫn đứng ở chỗ cũ tuy có lún sâu xuống đất độ tấc.

Phi Bạt Đầu Đà tuy đã định được cước bộ rồi nhưng rồi nhưng vẫn không áp chế được máu huyết đảo lộn trong người, lão đành bật phun ra một búng máu tươi.

Lúc ấy, lão mới tỉnh ngộ võ công của Bạch Mã Công Tử là cực cao, thực sự hơn hẳn lão rất xa, căn bản là lão không thể là địch thủ của chàng. Đã biết không là địch thủ, đương nhiên lão cũng không dám ác đấu thêm nữa. Đồng thời nội phủ của lão cũng đã bị thương tuy không đến nỗi quá nặng nhưng thực sự không nên miễn cưỡng ngưng tụ chân lực trong lúc này. Lão cố cười một tiếng:

- Võ công ngươi quả nhiên tuyệt cao, núi xanh còn đó, nước biếc cũng còn kia, một năm sau, bản gia tất sẽ vào lại Trung Nguyên quyết phân cao thấp một lần nữa!

Bạch Mã Công Tử cười ngạo mạn:

- Tất cả là đều tùy tôn giá, bản công tử chỉ biết tùy thời lãnh giáo.

Phi Bạt Đầu Đà gượng cười hắc hắc, thân hình đột nhiên bắn lên, áo đỏ bay phần phật mau như tên bắn phi hành bỏ đi. Liên tiếp nhấp nhô mấy cái lão đã xa hơn mười trượng. Trong một chưởng Bạch Mã Công Tử đã giết chết huynh đệ Hoàng Hà Tam Quái công lực ấy dù khiến quần hùng kinh dị, lại thêm song chưởng đánh rơi mười hai mũi phi bạt bằng thép, đồng thời bóp vụn chúng nát thành cám... Thực sự khiến quần hùng chúng nhân tái mặt há hốc mồm vì kinh hoàng. Nếu không được trông thấy tận mắt, e rằng chẳng ai dám tin trong thiên hạ lại có chưởng lực ghê gớm đến thế.

Sau khi Phi Bạt Đầu Đà Ngộ Năng ôm vết thương bỏ chạy, Bạch Mã Công Tử lại quét nhìn quần hùng hỏi lớn:

- Còn có vị nào muốn đại khai nhãn giới nữa không?

Chúng nhân ai nấy đều biến sắc, chẳng ai dám đối đáp. Tiên Cơ Kỳ Thư tuy là kỳ thư tuyệt thế chỉ cần đoạt được nó là có thể luyện được thần công tuyệt học vô địch thiên hạ, thế nhưng tình thế trước mắt rất rõ ràng, chỉ cần thần chưởng lực của Bạch Mã Công Tử xuất thủ, chẳng ai chống đỡ nổi. Trong tình hình như thế, ai dại gì đem tính mạng mình ra mà thử, có ai khác nào đem trứng chọi với đá?

Nên biết con ve cái kiến còn tham sống huống hồ là con người, ai mà không sợ chết? Dù bọn quần hùng này đại đa số là bọn người vong mạng sống hắc đạo tà giáo quen đường đao mũi kiếm... Ngoài miệng luôn luôn hô hào \"không sợ chết\" nhưng thực sự trong bụng rất sợ hai chữ \"tử vong\". Rồi đó Bạch Mã Công Tử liên tiếp hỏi ba lần câu ấy đều không ai trả lời, chàng đều lớn giọng:

- Bản công tử còn có nhiều chuyện khác không tiện ở lại đây ở với chư vị, bản công tử cáo biệt ở đây, hy vọng chư vị đừng đi theo bản công tử nữa, nếu không...

Chàng dừng lời nhìn sang các cao thủ Tử Yến Cung và Quỷ Vương Bảo nói tiếp:

- Xin phiền chư vị đoạn hậu giùm bản công tử nếu phát hiện có ai dám theo nữa, xin cứ giết sạch tất cả, hậu quả bản công tử sẽ chịu cho.

Các cao thủ Tử Yến Cung và Quỷ Vương Bảo vốn sẵn chán ghét bọn quần hùng bám theo hàng ngày, nếu không có Bạch Mã Công Tử ngăn cấm ngay từ đầu họ đã hạ thủ quyết đấu với chúng rồi. Bây giờ được lệnh của chàng, họ liền reo hò vâng lời. Uy thế ấy khiền quần hùng cả kinh chỉ còn cách qua mắt nhìn theo Bạch Mã Công Tử và Thượng Quan Tố ung dung lên ngựa đi thẳng. Nên biết quần hùng ở đấy nhân số tuy có đông hơn các cao thủ Tử Yến Cung và Quỷ Vương Bảo có mặt, nhưng chỉ là đạo quân ô hợp lại từ các môn phái tứ phương tám hướng, chẳng có ai dám tự tiện mạo hiểm theo sau chàng nữa.

oOo Mười ngày sau, Dưới chân núi Tần Lãnh xuất hiện hai con bạch mã chạy song song. Trên lưng ngựa là hai thiếu niên thư sinh, bên trái là một người mặt hồng môi đỏ mắt sáng như sao ẩn hiện sau làn lụa mỏng che mặt, người khác không dễ gì nhìn thấy rõ diện mạo. Bên phải là một thư sinh tuấn dật anh tuấn tuyệt luân. Họ chính đang tìm đến Ngũ Long Cốc trong dãy Tần Lãnh để phó ước với Truy Hồn Tú Sĩ Âu Dương Kỳ như lời hắn ước hẹn với Bạch Mã Công Tử. Lần này đến phó ước chàng mang theo Thượng Quan Tố cô nương cải nam trang.

Hai người giục ngựa đến chân núi song song kéo cương lại. Thượng Quan Tố đưa mắt nhìn qua màn lụa mỏng quan sát chung quanh hốt nhiên nàng thở dài, mày liễu cau lại từ từ nói:

- Thuần ca ca quên hỏi hắn Ngũ Long Cốc nằm ở đâu trong núi Tần Lãnh này, xem ra chúng ta chỉ còn cách bỏ ngựa vào núi tìm may ra mới xong.

Bạch Mã Công Tử gật đầu cười gượng:

- Xem ra chúng ta chỉ còn cách ấy mà thôi.

Đột nhiên, một chuỗi cười ha hả bật lên, ngoài xa mười trượng sau một tảng đá lớn đi ra một lão nhân tuổi độ ngũ tuần và hai đại hán. Lão nhân đi trước, hai đại hán theo sau, ba người phi thân chớp nhoáng đến trước ngựa Bạch Mã Công Tử. Lão nhân ôm quyền thi lễ:

- Công tử quả thật đúng hẹn!

Bạch Mã Công Tử cũng ôn tồn quyền đáp lễ:

- Xin hỏi lão anh hùng là ai?

Lão đáp lời:

- Lão hủ Đỗ Bách Hoằng, phụng lệnh tệ chủ đến đây đón tiếp công tử giá lâm.

Bạch Mã Công Tử hỏi:

- Quý chủ phải chăng là Truy Hồn Tú Sĩ Âu Dương Kỳ?

Đỗ Bách Hoằng đáp:

- Chính thị!

Chàng nói:

- Đại hiệp Âu Dương Kỳ hiện ở đâu?

- Hiện đang ở trong cốc đợi công tử quang lâm.

- Như thế xin phiền lão anh hùng dẫn đường vào cốc nhé!

Đỗ Bách Hoằng liếc qua Thượng Quan Tố, hỏi liền:

- Vị thiếu hiệp này là ai?

Bạch Mã Công Tử đáp:

- Là nghĩa đệ của tại hạ.

Đỗ Bách Hoằng hỏi:

- Xin cho biết tôn tánh đại danh?

- Họ Quan tên Thư.

Đỗ Bách Hoằng lại ôn quyền thi lễ Thượng Quan Tố:

- Thì ra là Quan thiếu hiệp, xin tha tội thất lễ.

Thượng Quan Tố cũng ôm quyền đáp lễ.

- Không dám, xin lão anh hùng chớ quá khách sáo.

Đỗ Bách Hoằng cười hỏi:

- Quan thiếu hiệp cùng vào cốc ư?

Không đợi Thượng Quan Tố đáp, chàng đã hỏi:

- Có gì bất tiện chăng?

Đỗ Bách Hoằng hơi có do dự:

- Không, lão hủ bất quá chỉ tùy miệng hỏi vậy thôi, lão hủ xin đi trước dẫn đường, xin mời chư vị theo lão hủ vào cốc.

Nói xong, chuyển thân bước dài về phía trước. Bạch Mã Công Tử và Thượng Quan Tố giục ngựa theo sau, hai tên đại hán đi sau cùng.

Đi ước độ hơn một khắc, vượt qua một đoạn tuyệt nhai đá dựng như kiếm khúc khuỷu quanh co, trước mắt quang cảnh liền thay đổi. Cảnh vật mở rộng ra, một con đường thạch đạo rộng có thể chứa tám ngựa cùng song song, hai bên hoa cỏ đua nở rất sầm uất.

Gió mát hiu hiu đưa từng làn hương thơm sực nức, thực là một cảnh đẹp mê hồn. Cuối thạch đạo là một khoảng đất rộng chu vi cả trăm trượng, qua khoảng đất này là từng dãy nhà chi chít nhỏ lớn có đến bốn năm chục nóc nhà. Bạch Mã Công Tử đưa mắt quan sát thế núi tức thì phát giác cảnh sắc nơi đây tuy tuyệt đẹp nhưng lại là một cốc núi chung quanh đều được núi chập chùng bao bọc.

Vó ngựa đập gõ lóc cóc trên thạch đạo vang lên những tiếng thánh thót. Mắt Thượng Quan Tố nhìn qua màn lụa mỏng thưởng thức cây cỏ đua tươi của kỳ hoa dị thảo, bất giác nàng buột miệng khen ngợi:

- À! Thuần ca ca, nơi này cảnh sắc tuyệt đẹp.

Bạch Mã Công Tử không nói gì chỉ nhìn nàng mỉm cười, khẽ gật đầu. Câu khen ngợi của Thượng Quan Tố rất nhỏ, nhưng Đỗ Bách Hoằng đi trước ngựa có thính giác cực linh mẫn, lão quay đầu nhìn nàng mỉm cười đáp:

- Nếu Quan thiếu hiệp yêu cảnh sắc ở đây, xin mời ở lại cốc vài ngày thưởng lãm.

Câu nói ấy tựa như chỉ là câu đãi bôi chiều khách rất dễ nghe, sự thực lão có dụng tâm khác.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-67)


<