← Hồi 36 | Hồi 38 → |
Hai trấn Sơn Nam Hạ, Sơn Nam Thượng, Phạm Thái đi qua đều yên tĩnh. Ở đó tuy bọn Lê thần cũng bất phục và ngấm ngầm phản đối triều đình Tây Sơn,
nhưng không lập thành đảng, thành hội như Ở hai trấn Hải Dương và Kinh Bắc.
Vì thế, sự canh phòng đỡ nghiêm ngặt và Ở các bến đò, sự hỏi tín bài cũng không đến nỗi ráo riết như trên miền Bắc: quý hồ những người qua os6ng đưa trình là đủ rồi, viên tuần giang không mấy khi bắt cạp chỉ cùng là hỏi vặn lai lịch cặn kẽ.
Nhưng bắt đầu từ sông Hồng Hà thì sự qua lại đã khó khăn và Phạm Thái đã phải phòng bị cẩn thận. Tuy kẻ xuất gia được miễn tín bài, Phạm Thái cũng cố tìm lánh những đãi lộ và không qua Bấc Thành. Chàng đi ngược mãi lên bến đò Trèm mới thuê thuyền sang ngang.
Dòng dã bốn hôm đường trường, Phạm Thái về tới hạt Từ Sơn. Chàng toan đi thẳng đến chùa Tiêu Sơn, vì chàng nóng lòng muốn gặp mặt Quang Ngọc ngay.
Nhưng khi xuống ngựa vào một cái quán nhỏ bên đường uống bát nước trè nóng giải khát, chàng được nghe bà hàng thuật câu truyện "ma hiện hồn tại chùa Tiêu Sơn, nên sợ hãi không dám tiến nữa.
Chàng cố giữ nét mặt thản nhiên. Một người bộ hành nhai trầu bỏm bẻm vừa hỏi người kể truyện:
- Thế bây giờ lính còn canh giữ chùa ấy không?
- Không... Nhưng ý chừng ông Ở vùng Nam mới lên, hay ông...
Bà hàng toan nói đùa: "Hay ông là thám tử của triều đình" - thời ấy, nhất Ở hạt Kinh Bắc, bọn thám tử của nhà Tây Sơn đông nhan nhản - nhưng ngừng ngay lại,
lo lắng nhìn mọi người.
- Không, tôi Ở Thăng Long mới tới.
Phạm Thái vờ phá lên cười, hỏi:
- Ngày nay làm gì còn Thăng Long?
Bấy giờ người hỏi chuyện mới kịp để ý đến nhà sư:
- ấy tôi quen mồm rồi đấy, vả gọi là Bắc thành tôi cứ e lẫn với thành Kinh Bắc. Sư ông người vùng này?
- Không, tôi người vùng Nam.
Người đàn bà bán hàng nhanh nhẩu và muốn nói hết những điều mình biết, tuy đã đinh ninh rằng nhất định giữ gìn mồm miệng:
- Bạch sư ông, sư ông tu hành Ở Nam thì sao không cứ Ở Nam, lên đây làm gì?
Ở đây các nhà sư bị bắt bớ, đòi hỏi khổ sở lắm... RÕ đã xuất gia tu hành mà chẳng được an thân - Đòi hỏi Ở đâu? Mà đòi hỏi vê việc gì vậy, bà hàng?
- ấy chỉ câu truyện ma chùa Tiêu Sơn mà lôi thôi thế đấy. Quan phủ ngài không tin có ma, ngài nhất định cho rằng những con ma ấy chính là các nhà sư tu Ở chùa Tiêu Sơn. Nam vô a di đà Phật? Vì ngài thấy từ ngày có ma hiện hồn thì sư cụ, sư ông chùa Tiêu Sơn biến mất...
Phạm Thái hoảng hốt:
- Biến mất?
- Vâng, bạch sư ông, biến mất. Mà nam vo a di đà Phật, chùa Tiêu Sơn làm gì nên tội nên vạ.
Bà hàng ngừng lại, đưa mắt nhớn nhác nhìn quanh. Người Bắc thành mỉm cươl:
- Bà cứ kể, chúng tôi đây không phải thám tử, thám tiếc gì đâu.
Bà hàng còn ngần ngừ, nhưng cái tính bép xép hay nói những điều mình biết bao giờ cũng thắng nổi lòng lo sợ.
- Bạch sư ông, chẳng hay chùa Tiêu Sơn đã làm nên tội vạ gì, mà bị quan quân đem binh lính về triệt hạ. Lũy tre bị chặt nhẵn nhụi, tường thời bị phá, hào thời bị lấp Đến những cây tháp đựng xương các sư tổ cũng bị phá đổ. Người ta đồn rằng quan phủ làm thế để trừ tiệt giống ma quỷ, yêu quái. Nhưng trừ ma tà thì sao không đón thầy bùa, thầy phù thủy, mà lại phá chùa như thế, phải không bạch sư ông? CÓ nhẽ phép vua phép nước cũng linh thiêng lắm, sư ông ạ, từ hôm phá phách như thế, giống yêu quái bỏ đi hẳn. Không dám bén mảng tới chùa nữa.
Bà hàng hạ giọng se sẽ nói tiếp:
- Mà người ta lại đồn rằng chùa Tiêu Sơn là sào huyệt của một đảng cướp ghê gớm lắm.
Phạm Thái phá lên cười?
- Nam vô a di đà Phật?
- Vâng, tôi thấy bác cai Đán cũng nói thế. Hình nhưnhững cây Tháp trong chùa toàn là tháp giả để chúa vàng bạc, châu báu cướp được trong dân gian.
Nhưng điều ấy tôi không tin. Kỳ dâng sao năm ngoái, tôi về Tiêu Sơn lễ Phật có gặp sư cụ PHỔ T nh. Lạy trời lạy tổ, ngài phúc đức, hiền lành lắm. Khi nào ngài lại Phạm Thái ngắt lời:
- Vậy bây giờ ngài Ở đâu? Chắc ngài sợ hãi đi trốn tránh, đi lánh nạn.
Phạm Thái không giữ nổi một tiếng thở dài. Người Bắc thành quay lại hỏi chàng:
- Hẳn thiền sư có biết sư cụ chùa Tiêu Sơn?
Phạm Thái hơi luống cuống:
- Không... bần tăng... biết tiếng... mà thôi... Nhưng rồi ra sao, bà hàng?
- Bạch sư ông, tôi cũng chỉ biết có thể. Sư ông muốn biết rõ thêm thì xin lại điếm xem giấy yết thị.
- Điếm Ở đâu thế?
- Cách đây một thôi ngắn. Bắt đầu từ đấy cho tới sông Cầu, cứ một quãng lãi có điếm canh.
Người Bắc thành nghe nói vội vàng trả tiền trầu nước, rồi đứng dậy rủ Phạm Thái:
- Hay ta cùng đến xem đi?
Phạm Thái ngần ngại. Bà hàng cũng gạt:
- Sư ông chẳng nên lại làm gì. Tôi thấy nhiều nhà sư bị đưa đến phủ tra hỏi rầy rà lắm.
Bà ta chép miệng nói tiếp:
- Vua với quan trên biết đấy là đâu, chẳng qua họ cứ bày vẽ ra để hạch sách...
chứ đời thủa nào lại đi bắt bớ kẻ tu hành như thế.
Người Bắc thành cũng bão Phạm Thái:
- Bà ta nói thế mà phải? Ngay, gian chưa biết đâu, hãy bị tra hỏi lôi thôi đã.
Mà tra hỏi với tra tấn thường hay đi liền nhau, sư ông nên giữ gìn thì vẫn hơn.
Chàng ta lấy làm tự phụ rằng tìm được một ý hay vuốt ria cười ha hả ra dáng thích chí lắm:
- Vậy sư ông ngồi đây một lát nhé?
- Vâng, cũng được. Ngựa của bần tăng, tôn ông cứ lấy mà dùng.
- Ngựa của thiền sư đấy à? Ồ? Thế thì càng hay lắm.
Chàng nhẩy phắt lên yên, ra roi phóng nước đại. Bà hàng nhìn Phạm Thái hỏi:
- Sư ông quen biết ông ta?
- Không.
- Vậy sao ông lại cho người ta mượn ngựa? Nhỡ người ta không trở lại thì sao? Thời loạn lạc trộm cướp như rươi, sao sư ông quá tin người thế?
- Kẻ tu hành không dám ngờ ai hết.
Thực ra Phạm Thái liếc mắt ngắm nghía người bộ hành, biết chàng ta là bực phong lưu công tử, y phục chải chuốt và chững chạc, cái khăn nhiễu tam giang, cái áo lương La-cả, cái quần vóc trắng ngà làm tôn hẳn vẻ mặt tuấn tú và giáng điệu đài các của một văn nhân lanh lợi chốn cố đô.
vả Phạm Thái cho rằng con ngựa kia chàng đã dùng được việc rồi thì dẫu người ta có lấy mất cũng chẳng hề gì. Cưỡi nó có lẽ một thiền sư càng làm cho người ta ngờ vực.
Cái ý nghĩ ngờ vực khiến chàng hơi chột dạ. Chàng thì thầm: "Ư, mà nhỡ nó dùng ngựa của mình đi báo phủ..." Chàng toan rời hàng nước rẽ vào một làng gần đó trốn tránh thì đã nghe tiếng ngựa phi. Chàng thò cổ ra nhìn, lo lắng. Nhưng người Bắc thành đã kìm cương, cười nói:
- Con ngựa của thiền sư tốt quá. Ý chừng thiền sư cũng thích chơi ngựa.
- Nam vô a di đà Phật? Bần tăng có thích một thứ gì đâu. Con ngựa ấy nguyên một ngưòi Ở xẽ Thanh Nê đã bố thí cho kẻ tu hành.
Người kia vuốt ve con ngựa.
- Tốt lắm. Con ngựa này thiệt giống ngựa Lạng Sơn: chân nhỏ, bờm dầy, ức nở. Thực là ngựa trận, một ngày chạy trăm dậm không biết mỏi.
Phạm Thái hỏi tới bản chỉ thị, thì người kia thò tay vào bọc rút ra một tờ giấy rộng và cuộn tròn, đầy những dấu ấn kiềm đỏ chói:
- Đây, thiền sư đọc.
Phạm Thái đỡ lấy xem thì đó là một tờ yết thị bằng chữ nôm như sau này:
"Chùa Tiêu Sơn là một nơi sào huyệt của một đảng cướp lớn. Quan trên đã khám phá ra đươc. Hiện nay tên đầu đảng cướp là Phạm Thái đội đạo hiệu Phổ T nh thiền sư cùng tên tướng của nó là Lê Báo đội hiệu Phổ Mịch còn lẩn lút trốn tránh. Hai tên ấy, dân vùng Tiêu Sơn nhiều người biết mặt. Vậy yết thị cho ai nấy rõ. Kẻ nào tàng nặc hai tên ấy tức có đồng phạm. Kẻ nào biết hai tên ấy Ở đâu mà không báo quan ngay để chúng trốn thoát bị phạt ba mươi trượng. Còn kẻ nào bắt đươc hai tên ấy đem nộp, dù sống dù chết, đươc triều đình thưởng tiền từ một nghìn quan trở lên, mà triều đình lại còn ban phẩm hàm cho nữa.
Nay yết thị Từ Sơn phủ phân tri Niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứsáu Tháng mười ngày... "
Dưới có bản tranh phác họa diện mạo hai nhà sư. Nét bút vụng về và bức vẽ không giống làm cho Phạm Thái phải bật cười.
Người Bắc thành cũng cười, hỏi:
- Thiền sư đọc xong rồi?
- Vâng, nhưng sao tiên sinh lại dám bóc tờ yết thị?
- ấy, tôi thấy trong điếm chẳng có một ai, liền bóc lấy cho chóng việc, chứ chép thì bao giờ xong, nhất tờ yết thị lại viết bằng chữ nôm.
Mắt người ấy vẫn không rời con ngựa.
- Đẹp thực?
- Ngài thích?
- Còn phải hỏi?
- Vậy bần tăng để lại hầu ngài đấy.
Người kia vui vẻ đáp:
- Thực nhé? Thôi thế này. Sáng hôm nay tôi cũng cười ngựa sang đây. Khi đến quán Yên Viên, nó giở chứng không chị phi nữa, ra roi thế nào cũng làm thinh Tôi tức mình để lại cho người lái buôn ngựa, lấy có bốn mươi quan. Vậy bốn mươi quan ấy tôi xin nộp thiền sư.
Phạm Thái đáp:
- Bao nhiêu cũng được.
- Thế thì còn gì bằng. Vậy xin thiền sư cùng đi Yên viên chơi. Rồi sáng mai ta cùng về Thăng Long... Ta cùng đi Bắc thành một thể thiền sư tính sao?
Phạm Thái vui mừng nhận lời ngay, vì chàng đương chưa biết đi đâu.
← Hồi 36 | Hồi 38 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác