Vay nóng Tima

Truyện:Tiêu Sơn tráng sĩ - Hồi 19

Tiêu Sơn tráng sĩ
Trọn bộ 49 hồi
Hồi 19: Đả lôi đài
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-49)

Siêu sale Lazada

Xong tiệc rượu Trần Lý say mềm, nằm vật ra ngủ.

Nguyễn Đức Minh liền viết mấy chữ cảm tạ để lại rồi cùng hai sư ông và chú tiểu lên ngựa ra đi, trông về phía Lạng Giang thẳng tiến.

Đến bến Lạng lại phải vào đồn trình viên tuần giang xin phép sang sông. Lần này hàng lý bị khám xét kỹ hơn, và mỗi người phải cung khai lý lịch rành rọt hơn.

Viên tuần giang hỏi vặn mãi về mấy con ngựa; nào những mua Ở đâu, mua của ai, giá bao nhiêu tiền, vì sao đi tu mà cũng có tiền mua ngựa, mà cũng biết cưỡi ngựa. Nhị Nương phải hết tài ngôn luận, đem hết giọng phong lưu công tử ra ứng đối mới thoát được. Nàng không quên lòe viên tuần bằng những lời khoác lác,

khoe khoang, nói quen thân với quan đại đô hộ nọ, quan đại đổng lý kia, thường uống rượu làm thơ với quan thị lang này, quan tư vụ khác, khiến viên tuần giang hơi chột dạ, mà cái ý tưởng muốn đánh thuế của nhà chuà một con ngựa tốt cũng dần dần biến mất trong khối óc làm tiền của ngài.

Vì thế nên chùng chình mãi, bốn người mới sang sông được, và khi đến Lạng Giang thì mặt trời đã xế bóng.

Lạng Giang tuy chỉ là một phủ ly, song vì Ở giáp giới miền trung du và thượng du - nhất Ở hạt ấy, hai nòi giống lại bắt đầu gặp nhau, - nên xưa nay vẫn là nơi rất trọng yếu, về mặt tuần phòng cũng như về mặt thương mại. Về mật tuần phòng không những binh lính nhiều gấp đôi những phủ lỵ khác, mà ngoài số bộ binh và ky binh ra, lại có một đội chiến thuyền đóng Ở sông Thương nữa.

Còn thương mại thì rất phồn thịnh, vì đó là nơi giao dịch sản vật, hàng hóa của các dân Thổ, Mán vá dân Annam.

Vừa bước tới đầu phố Nam môn, bọn Phạm Thái nhận thấy ngay điều đó. Tuy lúc bấy giờ đã về chiều mà người qua lại vẫn còn tấp nập. Những bộ y phục màu chàm luôn luôn xen lẫn với những bộ y phục màu nâu. Chỗ này mấy chục người Thổ Ở chợ về đi theo sau một đàn bò bán còn thừa lại. Chỗ kia, những người Annam, từng tốp một, gánh muối Ở thuyền lên nơi nhà trọ để sáng hôm sau đem ra chợ bán.

Tiếng cười đùa vui thú, tiếng gọi nhau vào hàng cơm, tiếng cãi cọ om sòm,

thực là huyên náo.

Trước một tửu quán, bốn người dừng ngựa. TÒ mò đứng ngắm một đám đông.

Ở giữa đám ấy có tiếng thanh la inh ỏi. Bỗng tiếng thanh la ngừng lại, rồi bọn người đứng xem dãn ra một chỗ. Bốn người ngồi trên mình ngựa thấy tiến đến gần một người Thỗ, thân thể vạm vỡ, cao lớn. Người ấy chắp tay, cúi đầu chào, lễ phép nói bằng tiếng kinh rất sõi:

- Bạch chư tăng, thưa công tử, chúng tôi xin ra đón các ngài vào xem.

Đáp lại câu mời, Nhị Nương thò tay vào bọc, bốc một nắm tiền đồng đưa cho người kia mà truyền rằng:

- Làm trò đi. Hay, ta thưởng thêm sau.

Bọn Thổ có tất cả ba người: hai người đàn ông và một thiếu nữ rất đẹp, luôn luôn ngước mắt ngắm phía nhà sư và mỉm cười một cách rất có ý nghĩa. Thoạt tiên chúng cho con chó làm trò. Con vật theo tiếng hát ê a chui qua những cái vòng tròn bằng mây. Rồi đến lượt con khỉ và con cừu: con khỉ lộn múa trên lưng cửu rất giẻo và nhanh nhẹn. Phạm Thái ý chừng quên bẵng rằng mình là sư, trở người con gái hỏi:

- Còn cô kia không biết làm trò gì?

CÔ Thổ nhoẻn một nụ cười kháu khỉnh, đáp lại:

- Em chỉ biết yêu nhà sư thôi.

Khán giả đứng quây tròn chung quanh, cười vang lên, khiến cặp má Phổ Bác thiền sư dần dần ửng đỏ. Thấy vậy bọn làm trò cũng cười theo, và nói tiếng Thổ với nhau điều gì.

Bốn người cười ngựa toan quay đi thì bọn kia khẩn khoản mời Ở lại xem diễn võ HỌ múa rất đẹp và rất khỏe, khiến Phạm Thái và Nhị Nương phải tấm tắc khen hoài. Đoạn, họ thách khán giả có ai giỏi vào đấu võ với họ. Nếu đánh được họ, họ sẽ hiến hết số tiền thu được. Nhưng trước khi tỉ thí họ hãy xin đi thu tiền đã. Muốn coi đấu võ, công chúng chẳng hà tiện, ném tiền soang soảng vào cái thau mà cô gái Thổ giơ ra. Chẳng bao lâu đã thu được già nửa chậu tiền đồng.

Song vẫn không ai dám vào đọ sức với bọn họ. CÓ lẽ vì ngắm thân thể hai người đàn ông Thổ lực lưỡng to lớn mà ai nấy sợ hãi chăng? Một người làm trò nói ý chừng để nuốt trôi số tiền vừa thu được:

- Không có ai vào đấu với chúng tôi thì chúng tôi đấu với nhau để các ngài coi vậy Hai người cùng nhau đi một bài quyền. Đoạn, người thiếu nữ đứng chống tay vào hai bên sườn, ngạo nghễ nhìn công chúng, nói:

- Không ai dám đấu võ với hai anh em, nhưng em đây hẳn có tay địch thủ?

Không ai trả lời. Nàng liền đưa mắt nháy Phạm Thái mà hỏi rằng:

- Thế nào, bạch sư ông? Nều sư ông mà hạ nổi em thì em xin thình nguyện nhận sư ông làm chồng.

Khán giã cười vang. Nhưng họ kinh ngạc xiết bao khi họ thấy nhà sư thong thả xuống ngựa, và khoan thai bước lại gần người con gái. Ai nấy im lặng, chờ xem.

Phạm Thái đưa mắt nhìn chung quanh mình rồi dằn từ tiếng bảo người thiếu nữ:

- Bần tăng tiếc rằng sự tu hành bắt buộc các nhà sư không được có vợ. Vậy nếu cô nương bằng lòng nhận điều này thì bần tăng xin thí võ với cô nương ngay...

Mọi người thì thào:

- Ồ? bí mật nhỉ? nhà sư mới ngộ nghĩnh làm sao chứ?

CÔ gái Thổ không khỏi chột dạ, se sẽ đáp:

- Vâng, điều gì xin sư ông dạy cho biết.

- Là nếu tôi đánh ngã cô nương thì tôi có quyền muốn gả cô cho ai mặc ý.

CÔ kia còn do dự thì người anh đã giục: "Cứ nhận lời đi, không thua đâu mà sợ Hai người cùng nhau đấy quyền. Nhưng thiếu nữ địch sao nổi Phạm Thái,

chưa đưọc ba hợp đã ngã chổng quèo vì một cái đá móc của bên địch.

Những người đứng xem, reo mừng ầm ĩ:

- A... a? Nhà sư đắc thắng?... Nhà sư được rồi?... B ạch sư ông gả cô ấy cho tôi nhé?

CÔ Thổ xấu hổ lóp ngóp bò dậy ra đứng phía sau con chiên, thở hổn hển.

Nhưng một người trong hai người đàn ông bước lại gần bên nhà sư mà rằng:

- VÕ nghệ nhà sư cũng khá đấy?

Phạm Thái mỉm cười:

- Muốn biết khá hay không, nhà ngươi chỉ việc tỉ thí. Bần tăng vẫn còn đử sức để đấu với nhà ngươi.

Khán giả hò la:

- Ồ phải đấy? đấy vỏ đi?... Hai người đấy võ đi?...

Một cái kiệu khiêng qua. Vị công tử ngồi trong vén màn bảo phu kiệu đứng lại, rồi khi hỏi biết đầu đuội câu truyện liền truyền rằng:

- Ta treo giải một nén bạc đấy... Vậy đấu võ đi.

Phạm Thái liếc mắt nhìn gã kia, trong lòng căm tức. Người làm trò cung kính đáp lại:

- Thưa công tử, tối lấy làm tiếc rằng trời tối mất rồi. Kể đấu võ với một người tầm thường thì chỉ trong nháy mắt là xong. Nhưng đối với sư ông đây thì tất phải lâu, ít ra cũng mươi, mười lăm hiệp mới phân thắng phụ, mà trời lại tối rồi. Chẳng lẽ đốt đuốc lên mà đánh nhau. Vậy xin công tử đến sáng mai.

Thực ra trời đã nhá nhem tối. Vả Phạm Thái cũng không muốn lĩnh thưởng của gã kia, liền nhận lời đợi đến hôm sau sẽ cùng người làm trò thử sức. Nhị Nương nói đùa:

- Nhưng còn tiểu thư chưa thấy sư ông định phận ra sao. Nào ai có diễm phúc được ùng cô kết duyên?

CÔ làm trò ngước mắt nhìn chàng niên thiếu ngồi trên mình ngựa mỉm cười một nụ cười rất có duyên. Nàng ao ước và đinh ninh rằng thế nào nhà sư cũng gán mình cho chàng công tử, bạn của nhà sư. Vì thế, nàng tấp tểnh mừng thầm đứng đợi Nhưng Phạm Thái ngẫm nghĩ một lát, rồi nói:

- Hãy chờ đến mai. Bần tăng đấu võ với võ sĩ đây xong đã rồi hãy hay.

Dút lời chàng mời hoàng phi cùng Nhị Nương vào trong quán nghỉ trọ. Chủ quán ban nãy cũng đứng xem nhà sư đấu võ, nên tỏ vẻ kính phục lắm vội vàng đi sắp mậm rượu. Trong khi ấy, người đầy tớ và chú tiểu giắt ngựa đi tàu.

Sáng hôm sau vừa thức giấc, Phạm Thái đã vội vã giục hoàng phi và Nhị Nương lên đường. Nhị Nương nhắc truyện đấu võ thì chàng gạt ngay:

- Chúng ta há gì một sự tỉ thí hão huyền mà nhãng bỏ việc lớn đương theo đuổi được chăng?

Không thấy Nhị Nương đáp lại, chàng nói tiếp luôn:

- Không phải ngu đệ sợ thua mấy thằng bán võ ấy đâu, - mà có thua phỏng đã sao? - nhưng ngu đệ chỉ e mất thời giờ vô ích, trong khi Ở Tiêu Sơn đại huynh đang lo lắng về hành trình của chúng ta.

Hoàng phi vẫn muốn mau tới Lạng Sơn để được nghe ngóng tin tức vưa Lê Ở bên Tàu ra sao, liền phỉnh luôn Phạm Thái một câu:

- Sư ông bàn rất phải. Người anh hùng không hề tức khí sằng, nhất lại không bao giờ để lòng hiếu thắng chiếm đoạt tâm hồn mình đến đổi làm lơ cả việc lớn.

Vậy mục đích của ta là đi Lạng Sơn. ĐỌ tài đọ sức với bọn thất phu kia làm gì?

Tha hồ cho chúng nó Ở lại mà khoe khoang, khoác lác với quần chúng, chúng nó làm giảm giá trị sao được một bậc nhân tài, một vị anh hùng như Phổ Chiêu thiền sư?

Được hoàng phi ca tụng, Phạm Thái sung sướng đỏ cả mặt, và suýt nữa toan phục xuống tạ ơn, nếu không nhớ đến thân thế bọn mình là một bọn tòng vong đương Ở trong một hàng cơm đông người lui tới.

Bốn người liền gọi chủ quán tính toán tiền ăn tiền trọ rồi ra đi, mặc cho hắn đứng khúc khích cười chế nhạo.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-49)


<