Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiết huyết Đại Minh - Hồi 227

Thiết huyết Đại Minh
Trọn bộ 335 hồi
Hồi 227: Phá vỡ cục diện bế tắc
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-335)

- Thái tử giả?

Chu Thường Phương khẽ giật mình, vội ra hiệu cho quản gia đi ra ngoài.

Trong phòng chỉ còn lại Chu Thường Phương và lang trung. Chu Thường Phương thấp giọng hỏi:

- Tại sao tiên sinh biết Thái tử là giả?

Lang trung nói:

- Thái tử thật đã chết ở trong đại lao ở Bắc Kinh rồi, sao có thể tới Nam Kinh mà kế vị nữa?

- Hả?

Chu Thường Phương thất thanh nói:

- Thái tử thật đã chết ở trong đại lao Bắc Kinh? Nhưng... nhưng Vương Đạc đại nhân còn có một vị ở Hàn lâm viện kiểm chứng, nói Thái tử là thật mà?

Lang trung nói:

- Điều này thì không phải là đơn giản sao. Thiên hạ rộng lớn, muốn tìm một người có tướng mạo giống thì đâu có khó? Hơn nữa lời nói của Vương Đạc và vị Hàn Lâm Viện đó có nhất định là thật không? Với quyền thế của Tôn Truyền Đình và Vương Phác, ép hoặc là mua chuộc hai tiểu quan như vậy thì không phải là dễ quá sao.

Chu Thường Phương cũng nói:

- Nhưng ngoài Thái tử còn có Vĩnh vương, Định vương, còn cả công chúa Trường Bình...

Lang trung không khách khí, ngắt lời nói:

- Vương gia, ngài dám khẳng định lời nói của Vĩnh vương, Định vương và công chúa Trường Bình là thật không?

- Chuyện này...

Chu Thường Phương nghe vậy cứng họng, một lúc sau mới thấp giọng hỏi:

- Xin hỏi tiên sinh là ai?

Lang trung khẽ mỉm cười, tỏ vẻ sâu sa nói:

- Là người đặc biệt thay Vương gia chỉ điểm bến mê.

Chu Thường Phương thoáng chốc trở nên ngưng trọng. Y không phải đồ ngốc, đương nhiên sẽ không vì mấy lời này mà tin một người lần đầu gặp mặt, lập tức trầm giọng nói:

- Tiên sinh, chỉ với mấy lời đại nghịch bất đạo vừa rồi của tiên sinh, nếu để cho Cẩm Y vệ của Trấn phủ ti và Bảo hộ ti biết được thì nhất định sẽ không có đường sống!

Lang trung mỉm cười nói:

- Vương gia, ngài không tin tại hạ?

Chu Thường Phương nói:

- Tiên sinh, bổn vương rất nghi ngờ rắp tâm của tiên sinh.

- Lần đầu gặp mặt, Vương gia không tin tại hạ cũng là lẽ thường.

Lang trung gật đầu, bỗng lấy trong người ra một phong thư đưa cho Chu Thường Phương, lại nói:

- Mời Vương gia xem.

Chu Thường Phương nhận phong thư liền mở ra xem, sắc mặt liền biến đổi, nói:

- Thư tay của Bình Tây Bá Ngô Tam Quế! Tiên sinh là...?

Lang trung phẩy phẩy tay áo, nghiêm mặt nói:

- Tại hạ thẹn là Tham quân trước trướng Bình Tây Bá... Trình Văn Phạm.

Chu Thường Phương kính nể hẳn lên, nói:

- Hóa ra là Trình tham quân.

Phạm Văn Trình hỏi Chu Thường Phương:

- Vương gia, Bình Tây Bá dẫn Kiến Nô vào quan nội, chuyện này ngài thấy thế nào?

Chu Thường Phương ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

- Bình Tây Bá mượn binh lực nhà Thanh vốn là để đối phó với Lưu tặc, chỉ tiếc sau khi quân Thanh vào quan nội thì thế cục liền mất đi quyền khống chế, có lẽ là Bình Tây Bá cũng không tự chủ được.

Phạm Văn Trình nghiêm nghị nói:

- Có thể được Vương gia hiểu, Bình Tây Bá có bị oan ức lớn hơn cũng đáng.

Chu Thường Phương không hiểu, nói:

- Ý của tiên sinh là...

Phạm Văn Trình nói:

- Vương gia, Bình Tây Bá đưa quân Thanh tiến quan thật sự là vì tiêu diệt Lưu tặc, báo thù thay Tiên đế. Chỉ tiếc, sau khi quan binh nhà Thanh vào liền mất đi khống chế. Tuy nhiên, hiện giờ Vương gia đã lấy được sự tín nhiệm của Kiến Nô, độc lĩnh một tỉnh Sơn Tây, dưới trướng lại có mười vạn thiết kỵ Quan Ninh tinh nhuệ, đang có ý định trọng quy Đại Minh.

- Ồ, đây là chuyện tốt.

Chu Thường Phương mặc dù ngoài miệng nói là chuyện tốt, nhưng giọng điệu lại rất lãnh đạm. Bây giờ, hoàng đế Đại Minh cũng không phải là Chu Thường Phương y, Ngô Tam Quế có quay về Đại Minh hay không thì có liên quan gì đến y?

- Tuy nhiên...

Phạm Văn Trình dừng một chút rồi nói:

- Bình Tây Bá rất hoang mang về Thái tử đột nhiên xuất hiện tại Nam Kinh và kế thừa sự nghiệp thống nhất đất nước. Vì sau khi Quan Ninh quân đánh hạ Bắc Kinh, Bình Tây Bá từng tận mắt nhìn thấy thi thể của Thái tử, Vĩnh vương, Định vương ở trong nhà lao, cho nên đã phái tại hạ âm thầm đến Nam Kinh để điều tra.

Chu Thường Phương đã hoàn toàn tin tưởng lời nói của Phạm Văn Trình, thất thanh hỏi:

- Nói như vậy, Đương kim Thái tử là giả sao?

Phạm Văn Trình nói chắc như đinh đóng cột:

- Tuyệt đối là giả!

- Lẽ nào lại như vậy!

Chu Thường Phương vỗ án, bực tức nói:

- Hai tên loạn thần tặc tử Tôn Truyền Đình và Vương Phác này, lá gan cũng lớn quá rồi, lại dám dùng một kẻ giả mạo để làm Thái tử. Còn đưa đồ giả mạo đó lên làm hoàng đế. Như vậy, giang sơn xã tắc nhà họ Chu ra chẳng phải sẽ rơi vào tay tên tiểu nhân chúng rồi sao?

Phạm Văn Trình nói:

- Hoàng đến giả mạo này chẳng qua chỉ là con rối trong tay Vương Phác mà thôi. Đợi thời cơ chín muồi, Vương Phác nhất định sẽ soán minh tự lập. Đợi đến lúc đó thì giang sơn Đại Minh sẽ không phải họ Chu nữa mà sửa thành họ Vương rồi!

Chu Thường Phương nắm chặt hai nắm đấm, khàn giọng nói:

- Bổn vương tuyệt đối sẽ không để cho tên gian tặc Vương Phác này thực hiện được ý đồ. Bổn vương sẽ đi tìm Mã đại nhân, Cao đại nhân, còn cả Hưng Bình Bá, Đông Bình Bá và cả Quảng Xương Bá, liên lạc với tất cả các quan viên huân thích, nói ra tội ác của Vương Phác và Tôn Truyền Đình.

Vừa dứt lời, Chu Thường Phương tỏ vẻ muốn xông ra ngoài.

- Vương gia.

Phạm Văn Trình kéo Chu Thường Phương lại, khuyên nhủ:

- Hiện giờ trong triều tất cả đều là người của Tôn Truyền Đình và Vương Phác, e là sẽ không có ai nghe lời của ngài đâu. Hơn nữa, ngài nói ra chân tướng, thì không phải là đã ép mình vào đường cùng sao? Tôn Truyền Đình và Vương Phác có thể tha cho ngài sao?

Chu Thường Phương vốn cũng không phải thật sự muốn đi tìm người vạch trần chân tướng, chỉ là làm bộ thôi. Phạm Văn Trình kéo lại, Chu Thường Phương cũng liền thôi, nhưng bề ngoài vẫn ra vẻ nhưng muốn tiếp tục đi ra ngoài, liền than thở khóc lóc, nói:

- Ôi, bổn vương thật hổ thẹn vì là con cháu Chu gia, hổ thẹn với liệt tổ liệt tông ở dưới cửu tuyền.

- Vương gia.

Phạm Văn Trình khuyên nhủ:

- Tội ác của Tôn Truyền Đình và Vương Phác nhất định phải vạch trần, nhưng thế lực của hai người đó ở trong triều quá lớn, cho nên việc này cần bàn bạc kỹ lưỡng hơn.

Chu Thường Phương lấy ống tay áo lau nước mắt ở khóe mắt, hỏi:

- Không biết tiên sinh có thượng sách gì?

Phạm Văn Trình khoanh tay thong thả đi lại vài bước, nghỉ chân rồi nói:

- Tại hạ tới Nam Kinh cũng mới mấy ngày, qua mấy ngày hỏi thăm và quan sát của tại hạ, thế lực Đông Lâm Phục Xã khổng lồ có lẽ đã âm thầm quy phục Tôn Truyền Đình và Vương Phác, cho nên không thể trông cậy vào Đông Lâm Phục Xã để lật lại vụ án. Hiện giờ, cơ hội duy nhất chính là phát động phản đối bằng vũ trang!

- Phản đối bằng vũ trang?

Chu Thường Phương thất thanh nói:

- Điều này thì càng không thể. Tôn Truyền Đình và Vương Phác nắm trong tay mười vạn quân tinh nhuệ nhất, phát động phản đối bằng vũ trang ở Nam Kinh không phải là muốn chết sao? Ai có gan này?

- Tại sao phải phát động phản đối bằng vũ trang ở Nam Kinh chứ?

Phạm Văn Trình nói:

- Vương gia đã quên ở Sơn Tây Bình Tây Bá còn có mười vạn thiết kỵ Quan Ninh sao? Huống hồ Vũ Xương còn có tám mươi vạn đại quân của Ninh Nam Hầu Tả Lương Ngọc nữa! Chỉ cần Vương gia viết một bức thư, tại hạ có thể mang theo thư do chính tay Vương gia viết đến Vũ Xương, dùng ba tấc lưỡi này để thuyết phục Ninh Nam Hầu và Bình Tây Bá khởi binh, tiến đến Nam Kinh trợ giúp để Vương gia lên ngồi, khôi phục ngai vàng Chu Minh.

Chu Thường Phương nghe vậy mừng rỡ nói:

- Chuyện này là thật?

- Đương nhiên là thật.

Phạm Văn Trình nghiêm nghị nói:

- Tại hạ đến Nam Kinh lần này là để điều tra vụ án Thái tử giả. Nếu chân tướng đã rõ ràng, Bình Tây Bá sẽ khởi binh vì Chu Minh chính thống, chỉ cần Ninh Nam Hầu Tả Lương Ngọc cũng đồng ý khởi binh thì gần trăm vạn đại quân tới Nam Kinh, dưới tay Tôn Truyền Đình và Vương Phác chỉ có hơn mười vạn Trung Ương Quân, làm sao có thể ngăn cản được?

*****

Chu Thường Phương hoàn toàn là một kẻ ngu ngốc trong quân sự. Trong đầu y chỉ có sự so sánh về số lượng. Còn về những vấn đề như huấn luyện, trang bị, hậu cần hoàn toàn không hiểu nên rất dễ dàng tin lời của Phạm Văn Trình, bảo quản gia mang văn phòng tứ bảo đến, mài mực tốt, bắt đầu múa bút thành văn.

Nhìn bộ dạng múa bút hành văn của Chu Thường Phương, đôi mắt của Phạm Văn Trình không khỏi có một tia cười lạnh thoáng qua.

Nơi ở của Đa Nhĩ Cổn, Liêu thành.

Lại mấy ngày nữa trôi qua, quân Minh vẫn không chủ động tấn công. Điều này khiến cho tâm tình của Đa Nhĩ Cổn càng thêm trầm trọng. Xem ra, Vương Phác thật sự quyết tâm đấu sức chịu đựng với Đa Nhĩ Cổn. Đa Nhĩ Cổn biết thực lực của mình, đấu sức chịu đựng thì y tuyệt đối đấu không lại Vương Phác, Đại Thanh cũng không đấu lại Nam Minh.

Hiện giờ, Đa Nhĩ Cổn chỉ có thể đem hy vọng duy nhất của mình đặt lên người Phạm Văn Trình.

Nhưng Phạm Văn Trình có thật sự đủ khả năng khơi mào các đảng phái nổi dậy tranh giành không? Các đảng tranh giành có thể khiến cho Vương Phác lui binh không? Nếu như Phạm Văn Trình thất thủ thì làm sao? Nếu các đảng tranh giành không thể khiến cho Vương Phác lui binh thì sao? Đa Nhĩ Cổn chỉ cảm thấy đầu óc rối loạn, mọi chuyện lúc này đều trở nên lộn xộn.

Thân là thúc phụ Nhiếp chính vương, là người thống trị cao nhất của Đại Thanh, Đa Nhĩ Cổn không thể không tính toán cho tốt!

Khương Tương, Vương Thừa Dận, Đường Thông cuốn cùng vẫn là ba nhân tố không ổn định. Thậm chí ngay cả Ngô Tam Quế cũng có thể phản bội Đại Thanh. Nếu không phải vì giữa Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành đã hình thành mối thù thì Đa Nhĩ Cổn sẽ không yên tâm mà để Ngô Tam Quế ở lại Sơn Tây, có số hàng quân Tiền Minh tứ trấn này ở bên cạnh, thành Bắc Kinh thủy chung nằm trong vòng nguy hiểm.

Chỉ có A Tế Cách và hai vạn binh lính Bát Kỳ đóng ở Bắc Kinh chắc chắn là rất nguy hiểm. Một khi Khương Tương, Vương Thừa Dận, Đường Thông liên kết tấn công Bắc Kinh thì chỉ dựa vào hai vạn quân đó không thể nào ngăn cản nổi.

Đa Nhĩ Cổn có đầy đủ lý do để tin rằng trước mắt, đám người Khương Tương không dám làm phản. Tuy nhiên, nếu như Liêu Thành thất bại, hoặc là chiến sự kéo dài vậy thì khó nói.

Đa Nhĩ Cổn rơi vào thế khó.

Nếu vì bảo vệ Bắc Kinh mà rút quân khỏi Liêu Thành thì theo như phân tích của Phạm Văn Trình, cuối cùng sẽ không giữ được gì cả. Nếu làm không tốt thì cả Bát Kỳ tinh nhuệ cũng sẽ bị chôn vùi ở quan nội. Chuyện này đối với Kiến Nô mà nói đó chính là tai họa ngập đầu! Nếu tiếp tục đấu với Vương Phác ở Liêu Thành, Đa Nhĩ Cổn lại lo lắng mình sẽ không chịu được trước.

Có nên hồi kinh để tăng phòng ngự ở Bắc Kinh không?

Ý nghĩ này chợt lóe lên trong đầu Đa Nhĩ Cổn.

Lúc này, dưới tay Đa Nhĩ Cổn còn hơn bốn vạn Bát Kỳ binh và hơn chín vạn kỵ binh Mông Cổ. Có mười ba vạn quân tinh nhuệ này thì Đa Nhĩ Cổn có đủ tin tưởng ngăn cản được sự tấn công của quân Minh. Nhưng nếu như chia binh về kinh cứu viện, dù phải phái đi năm vạn kỵ binh Mông Cổ. Đa Nhĩ Cổn cũng hiểu sẽ phá vỡ thế cục cân bằng ở Liêu Thành.

Nếu chỉ phái một hai vạn kỵ binh Mông Cổ trở về thì không đủ để xoay chuyển cục diện Bắc Kinh.

Đa Nhĩ Cổn cảm thấy rất uất ức. Trong tay mình rõ ràng có mười ba vạn Bát Kỳ tinh nhuệ lại không có cách nào đối phó được với hơn bốn vạn quân Minh của Vương Phác, trái lại còn phải đề phòng quân Minh tấn công. Có được ưu thế binh lực tuyệt đối lại chỉ có thể bị động phòng ngự, nghĩ đến là làm người ta phát điên.

Đa Nhĩ Cổn đang khổ sở nghĩ đến cách phá giải cục diện thì Đa Đạc bỗng tức giận đi đến.

Vừa nhìn thấy bộ dạng hổn hển của Đa Đạc, trong lòng Đa Nhĩ Cổn chợt giật nảy, thầm nghĩ, xong rồi, nhất định là Bắc Kinh xảy ra chuyện rồi!

Quả nhiên, Đa Đạc vừa vào cửa liền hét lớn:

- Thập Tứ ca, hỏng rồi!

Đa Nhĩ Cổn hít một hơi, trầm giọng hỏi:

- Có chuyện gì?

Đa Đạc nói:

- Ngô Tam Quế khẩn cấp đưa tin về Kinh Sư, nói là Tổng binh Đại Đồng Khương Tương chuẩn bị tạo phản! Bà ngoại nó, sớm biết như vậy thì lúc trước khi truy kích Lưu tặc thì thuận thế đánh hạ cả Đại Đồng, giết chết cái tên khốn này đi.

Đa Nhĩ Cổn nghe vậy, gánh nặng trong lòng liền được hóa giải. Chuẩn bị tạo phản và đã tạo phản là hai chuyện hoàn toàn khác nhau!

Chỉ cần Khương Tương vẫn chưa chính thức tạo phản thì mọi chuyện vẫn có thể xoay chuyển được. Đa Nhĩ Cổn là ai? Đa Nhĩ Cổn hiểu rất rõ mấy tên tiểu nhân Khương Tương, Vương Thừa Dận, Đường Thông. Chỉ cần trận chiến ở Liêu Thành vẫn chưa phân thắng bại thì họ sẽ vì tính mạng của người nhà mình mà tuyệt đối không hành động thiếu suy nghĩ.

- Báo...

Đa Nhĩ Cổn vừa mới nhẹ nhàng thở ra thì bỗng ngoài cửa vang lên tiếng người báo cáo, có một Qua Thập Cáp đi nhanh vào, quỳ xuống đất chào, nói:

- Chủ tử, phủ Chân Định cấp báo.

- Phủ Chân Định?

Đa Nhĩ Cổn gấp giọng hỏi:

- Phủ Chân Định có chuyện gì?

Qua Thập Cáp thở dốc nói:

- Thủ lĩnh binh tặc của Hà Nam Hồng Nương Tử đem theo ít nhất là năm vạn quân qua Hoàng Hà tiến về phía bắc, liên tiếp công hãm Quảng Bình, Thuận Đức, hiện giờ đã tiến đến phủ Chân Định rồi!

- Cái gì? Binh tặc Hà Nam?

Đa Nhĩ Cổn, Đa Đạc đều chấn động. Hai người thật không ngờ Lưu tặc ở Hà Nam lại chen vào lúc này. Hà Nam không phải địa bàn của Sấm tặc sao? Sấm tặc và Ngô Tam Quế là kẻ thù của nhau. Lưu tặc Hà Nam cho dù xuất binh thì cũng phải phối hợp với Lý Tự Thành, tấn công Ngô Tam Quế ở Thái Nguyên mới đúng, tại sao lại lên phía bắc tấn công Bắc Kinh?

Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc lại cảm thấy không hiểu. Họ không biết Hồng Nương Tử đã trở thành kẻ thù với Sấm tặc, càng không biết Hồng Nương Tử có quan hệ tốt với Vương Phác. Phụ nữ đang yêu thì sẽ không còn lý trí nữa, bây giờ chỉ cần một câu của Vương Phác, Hồng Nương Tử có thể đồng ý làm mọi chuyện.

Tình huống ngoài ý muốn này lập tức làm rối loạn toàn bộ kế hoạch của Đa Nhĩ Cổn.

Thế lực khắp nơi vốn đã rơi vào sách lược cầm cự. Đa Nhĩ Cổn và Vương Phác đang cầm cự lẫn nhau ở Liêu Thành. Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành kiềm chế lẫn nhau, Khương Tương, Vương Thừa Dận, Đường Thông đang không dám hành động trước khi trận chiến ở Liêu Thành phân thắng bại. Chỉ chờ Phạm Văn Trình khơi mào thành công sự tranh giành trong triều đình Nam Minh thì sự cân bằng này sẽ bị phá vỡ. Vương Phác cũng sẽ bị ép phải lui binh.

Một khi Vương Phác lui binh, tuy Đa Nhĩ Cổn không thể nhân cơ hội đó mà tiêu diệt đội quân của Vương Phác, nhưng ít nhất có thể tiện tay thu nhập Khương Tương, Vương Thừa Dận và Đường Thông. Hơn nữa, Ngô Tam Quế làm lệch hướng của Lý Tự Thành, Đa Nhĩ Cổn có thể tập trung tinh lực đối phó với Nam Minh và Vương Phác.

Nhưng hiện giờ, quân Hà Nam đột nhiên lại tấn công về phía bắc, lại một lần nữa phá hỏng thế cục giằng co này.

Chỉ với mấy vạn quân của Hồng Nương Tử có lẽ không đủ để uy hiếp an toàn của Bắc Kinh, nhưng Đa Nhĩ Cổn cũng lo lắng sẽ vì vậy mà xảy ra phản ứng dây chuyền. Đã bị quân Hà Nam kích thích, Vương Thừa Dận và Đường Thông sẽ phản ứng như thế nào?

Một đáp án đáng sợ đã được vẽ lên rất sinh động, đó là đám người Khương Tương nhất định sẽ khởi binh phản loạn, đâm một dao phía sau Kiến Nô.

Làm sao đây? Lúc này Đa Nhĩ Cổn nhất định phải đưa ra lựa chọn cuối cùng rồi!

- Đại ca, lui binh đi!

Đa Đạc gấp đến độ giậm chân rồi,

- Quân Hà Nam tiến công, Khương Tương, Vương Thừa Dận, Đường Thông nhất định sẽ làm loạn theo. Đến lúc đó, bốn đạo quân cùng kết hợp tiến về Bắc Kinh thì Bắc Kinh sẽ nguy hiểm! Nhân lúc còn chưa mất đi quyền khống chế thế cục mau trở lại Bắc Kinh đi!

Đa Nhĩ Cổn trầm ngâm một hồi lâu, rồi đột nhiên quát:

- Không, đã đến lúc quan trọng này rồi, không thể dễ dàng rút lui được! Lão Thập Ngũ, đệ mang năm nghìn kỵ binh về Bắc Kinh, để Thập Nhị ca đến Liêu Thành! Bắc Kinh giao cho đệ, nhớ kỹ bốn chữ của ta "Thủ vững không ra"!

Crypto.com Exchange

Hồi (1-335)


<