Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 110

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 110: Tra sổ sách
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Bạch Liên nói:

"Cam đại nhân nói, người này không ham sắc, không tham tiền, không hám quyền mà cũng chẳng hám danh..."

Âu Dương cười khổ, người như vậy bản thân mình cũng rất kính trọng, chỉ có điều khi người ta đã sờ tới gáy mình rồi thì đương nhiên mình cũng chẳng cần phải bái phục làm gì. Con người là vậy, ngày thường nhìn những** thì sẽ rất đã ghiền, nhưng một khi bản thân trở thành phần tử** rồi, thì lại chán ghét như chán ghét những điều hủ nát trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình. Tuy Âu Dương chẳng hề lấy một hạt thóc của Dương Bình làm đầy túi tiền hay để cho no miệng mình, nhưng dẫu sao thì cũng có chuyện xảy ra thật.

"Triển Minh đâu?"

"Cũng đang ở bên trong."

"Khụ khụ!"

Âu Dương hô lớn:

"Thánh chỉ tới, Triển Minh ra tiếp chỉ."

Chết tiệt, đến thái giám cũng không chịu phái đi một người, lại bảo mình tiện đường làm công công.

"Đại nhân?"

Triển Minh ngơ nhác bước ra, vội nhỏ giọng nói:

"Đại nhân, người còn đùa được, bên trong đang có người đấy."

"Là thật."

Âu Dương ném thánh chỉ cho Triển Minh, còn mình thì nhấc chân đi vào thư phòng.

...

"Âu đại nhân, lão hủ Tông Trạch, nghe danh Âu đại nhân đã lâu, nay mới có dịp gặp mặt, quả là thiếu niên anh hùng."

Tông Trạch khiêm tốn tiến hành hành lễ với Âu Dương trước.

"Ấy chết, Tông đại nhân muốn chém chết hạ quan sao? Người là quan sai lục phẩm, cũng có thể là ngũ phẩm của triều đình."

Âu Dương khách khí nói:

"Cái đất Dương Bình khỉ ho cò gáy này lại phải phiền Tông đại nhân hạ giá, đại nhân phải chịu ủy khuất rồi."

"Vì triều đình mà hành sự thì nào có ủy khuất chứ. Vả lại Âu Bình cũng chẳng phải là vùng khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn sỏi gì đó như lời đại nhân nói. Lúc lão mặc vi phục đến đây, có cho một người ăn xin một đồng tiền, không ngờ người ăn xin đó còn nói với lão rằng: Người là ăn xin sao?"

"Haha, Tông đại nhân thật biết đùa."

Âu Dương ra hiệu:

"Mời Tông đại nhân ngồi, Cam Tín, đi đổi lá trà ngon một chút."

"Bẩm đại nhân, đây là loại tốt nhất rồi."

"Nói bậy, một chút hương vị cũng ngửi không ra."

".... Đây gọi là Bích Loa Xuân, hương vị quả thực không sánh bằng với trà Đại Uyển."

Cam Tín bày tỏ thái độ rất nhẹ nhàng, uyển chuyển đối với cái nhìn đầy xem thường của Âu Dương. Vị đại nhân này ý mà, vào mùa hè thì thích nhất là bỏ hai lá sương trà vào ngâm trong một cái ấm nhỏ, không hề có phẩm vị gì.

Âu Dương đương nhiên là biết Bích Loa Xuân, nó là một loại trà xanh. Âu Dương thích uống Trà Ô Long hơn. Kể ra thì hai loại này chẳng khác biệt là mây, chỉ có điều mỗi cái có một quá trình lên men không giống nhau. Âu Dương mặt toát mồ hôi nói:

"Thật đáng chê cười, thật đáng chê cười."

Tông Trạch cười ha ha và nói:

"Thân là quan phụ mẫu luôn luôn lấy việc tạo phúc cho dân làm đầu, còn phẩm trà chỉ là việc thứ yếu. Lão thấy Dương Bình của Âu đại nhân rất giàu có và đông đúc, một người bình thường không có lấy một, hai đồ trang sức quý báu, trái lại lại giống như người ở xứ khác vậy."

"Tống đại nhân chê cười rồi."

"Không phải chê cười đâu. Có điều..."

Tông Trạch lấy ra một cuốn hộ tịch và nói:

"Trong lúc vô ý, lão phát hiện, từ trước sau ngày tết cho đến bây giờ, ở mình đã nhận thêm bốn trăm hộ mới, tổng cộng một nghìn một trăm người, còn lấy số dư của ngân hàng tư nhân Dương Bình cho họ mượn để duy trì kế sinh nhai. Không biết là Âu đại nhân có đem công văn nói về chuyện này trình cho Hộ Bộ hay không?"

"Cái này... còn đang khởi tạo."

Tông Trạch gật đầu:

"Uhm... Còn nữa, lúc lão mặc vi phục, đi qua chợ dệt vải, nghe người ta nói là một năm trước, chợ dệt vải này đã nộp cho huyện lị số tiền thuế là ba nghìn quan có hơn, nhưng khi lão lật sổ sách tìm, thì con số nhiều nhất mà lão nhìn thấy chỉ là ba trăm quan tiền, Không biết có phải là lời bàn luận của bách tính bên dưới là vô căn cứ không?"

"Sao lại có chuyện này?"

Âu Dương hỏi.

Cam Tín lập tức trả lời:

"Bẩm đại nhân, đúng là chợ dệt vải đã nộp lên ba nghìn một trăm quan tiền, nhưng đã nhập số tiền này vào tiền dân."

Cam Tín lấy ra một cuốn sổ sách và nói:

"Một nghìn quan trong đó đã được dùng để tu sửa đường cho tám xã, ở đây có ghi chi tiết danh mục của các chủ hộ làng, xã. Còn một nghìn quan tiền được dùng để tài trợ học đường, chủ yếu là cho việc đi lại, ăn, mặc, trị bệnh... cho các đứa trẻ dưới mười tuổi, kể cả số tiền dư nhiều ít đều đã ghi cụ thể, chi tiết, còn thỉnh Quốc Tử Giám sao ra một quyển sách. Còn hơn bảy trăm quan tiền còn lại được dùng vào việc bảo an dân chúng. Phàm là những người đã qua tuổi lục tuần, người không có con cháu, người tàn tật. Nếu không có các danh, thì mỗi tháng sẽ trợ cấp cho họ hai trăm đồng tiền, phần tiền này còn bao gồm cả phí tổn dùng để lo việc an tang và hậu sự của những người già không may qua đời."

"Đợi một chút..."

Tông Trạch hỏi:

"Thật sự là đã trợ cấp cho những người này mỗi người hai trăm đồng?"

"Bẩm đại nhân, trừ bộ phận dân chúng có tính cách quật cường, không chịu thua kém người khác ra, thì những người phù hợp với điều kiện đã đề ra có đến sáu phần* sẽ được cầm số tiền này. Đại nhân có thể vào trong dân gian mà điều tra, đại nhân nhất định sẽ nghĩ là như vậy thì sẽ nhập bất phu xuất, nhưng có ba phần bách tính nguyện ý sẽ mang điền sản và mọi thứ khác nộp vào dân bảo sau khi mình từ giã cõi đời, điều này góp phần giảm bớt gánh nặng cho huyện lị."

"Giấu diếm nhỏ giọt sao?"

Tông Trạch vừa gật đầu, vừa cười, lại cầm ra một cuốn sổ sách khác và nói:

"Không biết số tiền này phải giải thích thế nào?."

Âu Dương ngó xem thử, hóa ra là quyển sổ lương, bên trên có ghi chép tiền lương của các nhân viên. Âu Dương cười ha ha và nói:

"Có lẽ đại nhân không biết, số tiền này là lấy từ tiền cá nhân của Âu mỗ."

"Há? Âu đại nhân lấy đâu ra số tiền lớn như vậy chứ?"

Cái này mới lạ à nha.

"Đại nhân không biết đó chứ, ở Liêu quốc, Âu mỗ có một sòng bạc lớn, lúc mới khai trương thì đã kiếm được bốn mươi vạn quan tiền, mà tháng này đã tới bạc triệu. Việc này Âu mỗ đã tường trình với Hoàng Thượng. Thêm vào đó, Âu mỗ còn là cổ đông của hiệp hội thương nghiệp Dương Bình, ở ngân hàng tư nhân Dương Bình, Hải vận Dương Bình đều có lợi nhuận cả, lấy một chút nhỏ ở đó trợ cấp có thủ hạ, đó là việc nên làm mà. Nếu đại nhân không tin, có thể đến ngân hàng tư nhân Dương Bình ở Đông Kinh tiến hành thẩm tra, mỗi một lần Âu mỗ sẽ nhập sổ bốn mươi vạn tiền, đã được chia làm hai phần, tổng cộng đã được nhắc đến trên sổ sách Dương Bình, khởi thủy đều là tiền từ Liêu quốc gửi qua."

"Đại nhân thật là biết cách hái ra tiền."

Tông Trạch đau đầu, vốn tưởng đã tóm được cái chân đau của người ta rồi, không ngờ người ta có thể giải thích rõ ràng, tường tận đến vậy, có tình, có lý, có căn cứ hẳn hoi, nhất thời không cách nào phản bác. Nhưng hắn không tin là không dính bẩn, xem ra chuyện này không thể chỉ dựa vào hai người mà mình dắt theo mà có thể điều tra rõ ràng rồi, đã thế đây còn là một việc lớn vô cùng, không gì sánh được nữa.

Muốn điều tra rõ, trước tiên phải biết được Âu Dương có bao nhiêu khoản tiền riêng, còn phải đến Liêu quốc lấy một bản sổ sách nữa. Sau đó phải truy xét lại xem số tiền thuế mà mỗi hộ, mỗi gia đình nộp lên trên là bao nhiều, cuối cùng thống kê lại. Loại chuyện này cho dù có phô trương đến cỡ nào thì khi tiến hành cũng sẽ gặp khó khăn, người ta bây giờ là vua của Dương Bình, chỉ cần dặn dò sơ sơ một tiếng, thì tất cả các đơn vị nộp thuế sẽ muôn miệng một lời, bản thân mình căn bản là không có cách gì. Hơn nữa đây không chỉ là huyện thành, thu chi thuế vụ còn có thêm tám xã, mười một thôn nữa, rõ là một việc lớn, cho dù là Tông Trạch thì cũng chật vật trong lòng.

Âu Dương nói:

"Đại nhân, thực ra việc đại nhân lo lắng là hạ quan có khi nào tham nhũng hay không đúng không nào? Thế này đi. Hạ quan kiến nghị đại nhân hãy tiến hành kiểm tra bằng hai hình thức khác nhau. Thứ nhất là xem xem chi tiêu thường ngày của hạ quan có phung phí hay không. Thứ hai là xem nhà của hạ quan ở quê có cảnh tượng như thế nào."

Tông Trạch gật đầu, hai cách này quả thật có lý, nhưng hắn tin rằng Âu Dương dám nói như vậy thì chắc ăn mình sẽ chẳng điều tra ra được điều gì bất thường. Vả lại danh tiếng của Âu Dương ở Dương Bình đều rất tốt, cho dù là người đã từng bị Âu Dương trị tội, thì họ cũng cảm thấy Âu Dương hành sự công bằng, chính trực. Đến cả tên tiểu tử Trương Đức Dân bị Âu Dương chỉnh cho một trận, còn phải bồi thường tiền nữa cũng vô cùng tán thưởng Âu Dương. Nếu không phải là Âu Dương ra mặt giúp hiệp hội thương nghiệp Dương Bình, thuyết phục công nhân quay trở lại làm việc, thì những đơn đặt hàng kia chắc chắn sẽ khiến hắn phá sản đến một xu dính túi cũng chẳng còn. Hơn nữa, ở Dương Bình này làm gì có ai hi vọng Âu Dương gặp xui xẻo chứ? Người tốt thì không cần phải nói làm gì, cho dù là gian thương cũng rất tán thưởng tác phong làm việc trong kinh doanh của Âu Dương. Không nói cái khác, chỉ cần nói việc Âu Dương chuyên môn đặt bảng hiệu cho mỗi gian phòng, cũng đủ biết địa vị của Âu Dương ở Dương Bình thế nào rồi.

Phía Âu Dương sớm đã nhận được tin tức, Hộ Bộ được Thái Kinh chỉ thị đến điều tra, trước đó sao có thể không làm công tác chuẩn bị được chứ. Hơn một tháng Tông Trạch mặc vi phục, từ sáng đến tối không ngừng điều tra rõ ràng, vậy mà không phát hiện ra bất kì điểm phạm luật nào. Bắc Tống có một điểm rất phiền phức, cho dù Hoàng Đế biết những chuyện mà Âu Dương làm, nhưng nàng ấy cũng biết, so với việc các quan đại thần điều tra ra, thì tính chất của nó hoàn toàn không giống nhau. Do vậy mà Bắc Tống không hề có quy tắc lấy lời nói để trị tội, bầu không khí chính trị cũng khá sinh động, Hoàng Đế cũng không thể coi nhẹ lời nói của các quan đại thần. Ngược lại, khi Hoàng Đế muốn thi hành chính vụ, cũng phải có một lý do hợp tình hợp lý. Việc này của Bắc Tống so với hai triều đại Minh - Thanh rõ ràng là có sự khác biệt về bản chất.

Âu Dương còn biết có một người của triều đại Nam Tống tên Chu Hi - người đặt nền móng cho cái gọi là phụ vi tử cương* gì gì đó của lễ giáo phong kiến, không những thế còn xuyên tạc lời của Thánh Khổng, dẫn đến sự nghịch chuyển trong tư tưởng luân lý Trung Hoa. Có thể nói, loại người này như cái gai trong mắt của kẻ khởi xướng cái gọi là quyền bình đẳng như Âu Dương đây, chỉ có điều bây giờ phải không có bất kì nghi ngại nào phát sinh thì mới không có người tới bới móc. Âu Dương cũng không vội, chỉ cần tên này dám ló đầu ra ngoài, bản thân lập tức sẽ bảo người lo liệu ngay, bất kể đó là người tám tuổi hay tám mươi tuổi, cũng cam đoan sẽ khiến cả nhà hắn chết sạch không còn một mống.

*Phụ vi tử cương: một trong tam cương của Nho Giáo: "quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương". Nghĩa là: "vua là giềng của bề tôi, cha là giềng của con, chồng là giềng của vợ."

Tông Trạch lại tiếp tục điều tra mọi chuyện một cách âm thầm, không chỉ điều tra ở trong huyện thành, mà còn thâm nhập vào vùng nông thôn, thậm chí còn đến một thôn nhỏ chỉ có mười mấy hộ gia đình sinh sống nữa. Điều khiến hắn kinh ngạc chính là: cho dù đó là một thôn vô cùng khuất nẻo đi chăng nữa, thì vẫn có nha môn chuyên trách việc dán cáo thị, bên trên có ghi các quy định của nha môn, các kiểu phúc lợi. Qua thăm hỏi, hắn được biết đây đều là bưu khoái chuyên trách do Âu Dương thiết lập, mỗi xã có hai người, nhiệm vụ của họ là dán cáo thị và báo chí, cứ mười ngày lại dán một lần. Việc bảo dưỡng cáo thị, biểu ngữ do người có vai vế ở địa phương đảm trách.

Hắn còn phát hiện ra, danh tiếng của Âu Dương ở huyện Dương Bình còn vang dội hơn nhiều so với tưởng tượng của hắn. Qua điều tra tìm hiểu. thì loại tình huống này có quan hệ rất lớn với việc cải thiện dân sinh. Trong việc phân phối tài nguyên xã hội, Âu Dương đã cân nhắc đến nhu cầu của mọi người ở tất cả các phương diện, nhấn mạnh vào hai nội dung chính, thù lao của người lao động, người có khả năng lao động nhưng không tham gia lao động sản xuất, thì sẽ bị đói chết ở trên đường. Người không có khả năng lao động, sẽ có sự bảo đảm thấp nhất. Ở Dương Bình, người lao động cũng được chia làm bốn cấp bậc, cấp bậc thấp nhất là những lao động lười biếng, người chỉ vì chén cơm ngày mai mà bận bịu, hạng nhì là lao động khuân vác, hạng ba là lao động biết chữ và cuối cùng là người quản lý các xí nghiệp tư nhân. Do được phổ cập chữ nghĩa, nên cho dù người khuân vác và người biết chữ cùng nhau làm công việc đồng ánh đi chăng nữa thì giữa họ cũng sẽ xuất hiện điểm khác biệt. Người biết chữ sẽ ưu tiên thuê trâu, công cụ. Lúc nông nhàn có thể đến trường tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm sản xuất lương thực do các lão nông giàu có truyền dạy.

Trong công xưởng, tiền lương giữa người biết chữ và người không biết chữ bình quân là 3:1. Tông Trạch còn tìm hiểu được rằng, những đứa trẻ đủ mười tuổi mà không biết được trăm chữ, thì phụ thân của chúng sẽ được ưu tiên cho làm lao dịch. Do các nhân viên công vụ vào thành ngày một tăng nhanh, người trồng trọt và diện tích ruộng đất cũng gia tăng, nhiều con được khởi sinh ra tiền tài, nên đời sống nông thôn so với trước kia cũng ngày một nâng cao và càng thêm giàu có. Ngoài ra còn có nha môn có chính sách phù trợ, cổ vũ khai hoang tạo ruộng, nâng cao giá cả lương thảo thấp một chút, kiểm soát các lương thảo có giá cao... Tông Trạch muốn theo con đường lấy dân làm gốc, phá hoại đất nước này làm trọng điểm điều tra. Nhưng việc Âu Dương làm chẳng những không phá hoại đất nước mà còn khiến cho nông nghiệp ngày một phát triển.

Lần này tới đây, Tông Trạch đã được Hộ Bộ vẽ phác họa cho trọng điểm. Tất cả sự điều tra ngoài chỉ ra được một điểm duy nhất, thì những cái khác đều là những lời nói giả dối, vô căn cứ. Mà điểm này chính là... người đọc sách ít ỏi. Người biết chữ nhiều, không có nghĩa là người đọc sách cũng nhiều. Một là nhịp điệu thương nghiệp, công nghiệp tăng nhanh, hai là Dương Bình không bày ra bất kì biện pháp cổ vũ thi cử nào, ba là Quốc Tự Giám phụ trách việc dạy chữ, bốn là việc cải tiến in ấn, sắp chữ đem lại lợi nhuận cao cho thương nghiệp, năm là lượng tiêu thụ các văn tự khô khan, khó hiểu ở Dương Bình còn kém hơn nhiều so với một cuốn tiểu thuyết thông tục.

Khoa cử là kì thi quan trọng để tuyển chọn quan chức cho triều đình, mà Âu Dương thân là Trạng Nguyên, học thức buông thả. Tú tài nhất loạt quở mắng, nếu nói những người ở Dương Bình có ý kiến đối với Âu Dương, thì đó chính là các tú tài, còn có vài vị cử nhân. Tông Trạch đến bái kiến Quốc Tử Giám, qua một hồi hỏi tra thì biết được, Âu Dương đã động tay động chân vào, thành lập một thư viện Dương Bình, đem toàn bộ những thứ cổ lỗ sĩ ném vào trong đó, còn người trong Quốc Tử Giám đến luận ngữ cũng không thể giảng gải tường tận, rõ ràng được. Công việc thường ngày của họ chính là dạy cho người ta biết chữ, nghiên cứu tạp khoa. Nhưng bổng lộc của những người này còn nhiều hơn mười lần so với bổng lộc của những người trong thư viện Dương Bình, trong số đó có hai người vì giảng bài xuất sắc, được nhận bổng lộc gấp mười lăm lần người khác, thậm chí còn vượt xa bổng lộc của một quan chức tứ phẩm.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<