Vay nóng Tima

Truyện:Thanh cung mười ba triều - Hồi 090

Thanh cung mười ba triều
Trọn bộ 172 hồi
Hồi 090: NHỮNG KHOÁI LẠC TRONG VƯỜN VIÊN MINH
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-172)

Siêu sale Shopee

Vườn Viên Minh vốn là một công trình kiến trúc vĩ đại nổi danh trong lịch sử Trung Quốc. Hồi đó Hoà Khôn vâng chỉ khiến tạo bốn mươi cảnh Giang Nam trong vườn, mỗi một cảnh hoặc dựa vào núi, hoặc nương theo sông, hoặc rộng lớn, hoặc tinh tế, thật là tuỳ hình tuỳ thế mà xây cất một cách tuyệt xảo, tuyệt diệu! Kẻ chép sách này tuy đã cố gắng nhiều để mô tả nhưng cũng mới chỉ được nửa vườn đó thôi.

Nếu nói đến những cảnh sắc tuyệt đẹp tuyệt nhã của toàn vườn, ta phải kể vườn An Viên suốt một giải, nào là Thái Dương châu, Phi Thế đình, Lục Duy phường, Vô Nguyên Phong Nguyệt các, Yên Nguyệt Thành Châu lâu, Nhiễm Hà lâu, Phương Hồ thắng cảnh, E Loan điện, Quỳnh Hoa lâu, Nhị Châu cung, Tam Đàm An nguyệt, Thanh Khoáng lâu, Hoa Chiêu lâu, Tảo Thân Dục Đức trì. Đấy toàn là nhũng cảnh thanh tú hoa đệ nhất, bốn mùa đều thích hợp cả.

Càn Long hoàng đế hôm đó vào vườn thấy cảnh sắc như vậy, không ngớt khen thưởng, quyến luyến mãi không muốn rời. Hoà Khôn đoán biết ý, bèn tâu xin Thánh giá hãy dừng nghỉ lại. Càn Long hoàng đế y tấu.

Ngài chẳng chịu rời Xuân A Phi, Quách Giai thị, Tưởng Giai thị, ba vị mỹ nhân lấy một khắc, nên ngay hôm đó, ngài cho đưa ba người vào vườn. Xuân A Phi ở cung Nhị Châu, Quách Giai thị ở Phương Hồ thắng cảnh, Tưởng Giai thị ở Hoa Chiêu lâu.

Càn Long hoàng đế ngày ngày toạ triều tại điện Chính Đại Quang Minh. Tan chầu về vườn, ngài lại cùng ba vị mỹ nhân rong chơi cười đùa. Mùa xuân đến ngài thường du ngoạn tại điện E Loan, lầu Quỳnh Hoa. Mùa hạ ngài lại hóng gió tại bãi Thái Phương, đình Phi Thế, thuyền Lạc Duy.

Mùa thu về, ngài sang lầu Yên Nguyệt Thanh Châu, lầu Nhiễm Hà, lầu Tam Đàm án Nguyệt, lầu Thanh Khoáng, để vui chơi. Mùa đông tới, ngài về nghỉ tại lầu Quành Hoa, gác Vô Biên Phong Nguyệt. Chi khi nào nhớ tới một bà phi tần khác thì ngài mới quay về đại nội, rồi đem nhiều cung quyến vào vườn cho đi du ngoạn khắp nơi.

Cũng có lúc ngài cung nghinh Hoàng thái hậu vào chơi thăm vườn. Cứ mỗi lần gặp giai tiết bốn mùa ngài lại triệu bọn đại thần văn võ cho vào vườn dạo chơi khắp chốn rồi ban yến ngâm thơ.

Càn Long hoàng đế đích thân vịnh bốn mươi bài thơ tả bốn mươi thắng cảnh, rồi bắt bọn đại thần giỏi về văn chương hoạ lại. Ngài cho in một tập thơ, ban cho các vương, công đại thần.

Vườn Viên Minh rất rộng lớn. Càn Long hoàng đế du ngoạn tại đây quanh năm không chán. Ngài còn có Hoà Khôn suốt ngày bầu bạn. Khôn nghĩ ra nhiều trò chơi mới lạ, làm cho ngài rất thích thú.

Khôn ở bên cạnh hoàng đế nửa bước chẳng rời. Ngay cả lúc ngài vui đùa tình tự với bọn cung quyến, Khôn cũng chẳng lẩn tránh kiêng kỵ.

Trong bọn cung quyến, Quách Giai được coi như là người đẹp nhất; mặt hoa da phấn ít ai bì kịp. Càn Long hoàng đế sủng ái nàng hết mức. Da thịt vốn trắng trẻo mịn màng, Quách Giai lúc nào cũng tỏ ra cưng quý làn da quý báu đó của mình.

Nàng vừa ưa tắm gội lại vừa thích đeo ngà ngọc. Trong nhà nàng ở, nào là màn trướng nào là bình phong, tất thảy đều kết những viên ngọc nho nhỏ vào. Cứ mỗi khi gió thổi lướt ngang, màn trướng lại lay động, khiến ngọc ngà va chạm vào nhau rổn rảng, nghe thật vui tai.

Ngoài ra, những đài gương, những thành giường của nàng đều cẩn bạch ngọc. Quần áo, nhất là những nơi tà áo gấm u quần của nàng, luôn luôn có khâu những phiến ngọc quý vào.

Rìa mũ trước trán, chỗ giữa đôi lông mày, nàng cũng cho kết một miếng bạch ngọc Dương Chi hình vuông. Má nàng lúc nào cũng thoa phấn hồng, càng làm cho gương mặt thêm đẹp.

Càn Long hoàng đế biết nàng thích ngọc, hễ có đồ ngọc ngài đều đưa tới để bày biện tại phòng nàng. Trong phòng, có một cây ngọc trai cao bằng người đứng. Trên cành cây, treo đủ các loại đồ chơi bằng châu ngọc.

Càn Long hoàng đế bảo nàng tới để lấy những đồ chơi đó. Nàng giơ tay ra. Cánh tay, ngón tay nàng đều trắng như ngọc. Hoàng đế đã sủng ái nàng đến cực độ, bèn phong cho nàng là Bảo phi.

Lúc này, Phúc Khang An đã thu phục xong Hoà Điền. Hoà Điền vốn là xứ sản xuất ngọc. Nhân vì Bảo phi thích ngọc, Càn Long hoàng đế bèn bí mật hạ một đạo thánh chỉ cho Vân Quý tướng quân, dặn bảo phải cố tìm cho được thật nhiều ngọc ngà mang về.

Chẳng bao ngày, đồ ngọc quý tử Hoà Điền đưa về vườn Viên Minh trưng bày vô số. Ngọc Hoà điền có rất nhiều màu sắc, có thứ trắng như tuyết, có thứ vàng như sáp, có thứ đỏ như ráng, có thứ xanh như cánh chả...

Bảo phi trông thấy cười như nắc nẻ. Nàng sung sướng không bút nào tả xiết. Môi xinh thắm, hé nở như đoá hoa anh đào cười xuân, khiến cho mọi người cảm thấy một cái gì thật đáng yêu quý bên trong. Nàng cho đem một viên bạch ngọc chạm khắc thành một con ngựa móng cao bòm dài mắt vuông mũi tía, lộ ra ngoài vài lằn tia máu nhỏ như tơ. Màu sắc đó đều do thiên nhiên chứ không phải nhân tạo. Toàn thân con ngựa trắng toát mịn màng, dài ước độ hơn ba thước cao ước chừng hơn hai thước. Càn Long hoàng đế nhìn thây cười nói:

- Con ngựa ngọc này với Bảo phi đều tuyệt cả?

Hoà Khôn nghe được bèn cho người xây cất ngay dưới lầu Hoa Chiêu một ngôi đình gọi là Bảo Mã đình, đặt con ngựa ngọc tại chính giữa, bốn chung quanh thì dùng đá trắng làm bao lơn vây lại. Mỗi khi muốn tắm, Bảo phi kéo cả Xuân A Phi, Tưởng Giai thị cùng nhảy xuống Dục trì để tắm cùng.

Hồi đó tuy vào mùa hạ, nhưng Hoà Khôn sợ ba vị mỹ nhân da thịt mềm mại cảm phải hơi lạnh, nên vội cho người đặt ngay một cái vạc lớn đun nước nóng ấm rồi cho cháy vào những cái ống gang đặt quanh co dưới đáy Dục trì đế phun nước nóng vào làm thành những nguồn suối nước nóng.

Ba người đẹp bơi lội đùa giỡn một hồi trong Dục trì nước ấm. Càn Long hoàng đế đứng tựa bên hồ thưởng thức xem các nàng tắm gội. Hoà Khôn cũng đứng bên cạnh để nhìn xem. Bọn phi tử có người ném cầu trên mặt, có người trèo trên lưng con Thạch lâm ca hát véo von.

Duy chỉ có mình Bảo phi lội từ Dục trì lên, bảo hqi con cung nữ bắt chéo tay nhau làm kiệu khiêng nàng tới Bảo Mã đình. Nàng leo lên lưng con ngọc mã, thân hình loã lồ, không một miếng vải che, bốn đứa cung nữ vội lấy khăn bông lau những giọt nước còn đọng lại trên da thịt trắng mịn như tuyết của nàng. Chúng còn lấy phấn thơm rắc lên khắp người nàng dùng một chiếc khăn mỏng che lấy thân hình nàng, một con thì rẽ đường ngôi, búi tóc lại cho nàng kiểu Truỵ mã (ngựa té), một con khác cầm đờn tì bà tới đưa cho nàng.

Bảo phi vừa đờn vừa ca. Hoàng đế ngồi trên ghế nhìn nàng, đến khi mắt đã xuyên suốt chiếc khăn mỏng vào tới làn da trắng mịn; mới cầm lấy tay nàng dìu tới Thiên Vũ không minh để hưởng lạc.

Hoà Khôn hầu hạ bên cạnh Càn Long hoàng đế nhìn thấy hết những cảnh này, về nhà cũng bắt bọn hầu thiếp bắt chước đúng in như lối ăn chơi trong cung cấm. Hầu thiếp của Khôn có một người tên Tam nhi vốn do Càn Long hoàng đế hạ Giang Nam đem về thưởng cho. Da thịt của Tam nhi cũng trắng trẻo mịn màng, thân thể cũng xinh đẹp như ngọc như ngà. Chỉ cần một cái liếc cũng đủ để cho nàng thu hết hồn vía rồi.

Càn Long hoàng đế đã từng lâm hạnh nàng một lần. Cũng vì đã được hoàng đế lâm hạnh, Tam nhi lấy làm kiêu ngạo, không coi mình như bọn hầu thiếp khác. Hoà Khôn cũng đặc biệt sủng ái nàng, vừa tại nàng đẹp lại vừa là một vật tặng của hoàng đế.

Lúc Vân Quý tướng quân đem dâng đồ ngọc Hoà Điền, có xin nhờ Hoà Khôn xem qua trước cho, thì Khôn đã lấy được mấy thứ đem về cho Tam nhi.

Trong số những ngọc này, có một vật gọi là Bạch ngọc đôn. Cứ mỗi lần tắm xong, Tam nhi tới ngồi trên cái đôn này để lau mình, thân thể hoàn toàn loã lồ. Lũ a hoàn cũng rắc phấn thơm lên người nàng, búi lại mái tóc mây cho nàng.

Hoà Khôn cũng ngồi một bên để nhìn, để ngắm, nhìn ngắm mãi mà vẫn chẳng muốn thôi. Khôn sực nhớ tới con ngọc mã trong vườn Viên Minh, bèn cười bảo Tam nhi:

- Da thịt nàng trắng chẳng thua gì bạch ngọc, nàng cũng phải được cưới lên lưng con ngọc mã mới phải!

Được mấy hôm, Bảo phi thường hay đi tắm ở Dục trì, cùng hoàng đế bỡn cợt ân ái, nên bị cảm mạo, phong hàn thấm vào cốt tuỷ, nên vừa bệnh đã chết ngay.

Bảo Phi mất, Càn Long hoàng đế hết sức thương cảm, chẳng thiết gì đến ăn uống, tâm thần vô cùng buồn phiền. Tuy đã có Xuân A Phi, Tưởng Giai thị ngày đêm hầu hạ bên cạnh, nhưng Càn Long hoàng đế cũng vẫn âu sầu buồn bã chẳng lúc nào vui được. Cứ mỗi khi nhìn thấy con ngọc mã là mỗi lần ngài nhớ tới Bảo phi rồi rỏ lệ như suối.

Thấy vậy Xuân A Phi sợ Càn Long hoàng đế vì thế quá buồn phiền sinh bệnh, nên ngầm cho người đưa con ngọc mã ra ngoài cung giao cho Hoà Khôn để bỏ vào kho. Không ngờ Hoà Khôn lại đưa về nhà mình để cho Tam nhi cưỡi và mình ngồi nhìn.

Từ ngày mất Bảo Phi, Càn Long hoàng đế chẳng thiết gì ở lại vườn Viên Minh nữa. Hoà Khôn nghĩ ra được một cách làm vui lòng ngài, Khôn mời ngài đi Nhiệt hà.

Hồi đó trời đã sang tháng tám. Theo lệ cũ của nhà Thanh thì cứ mỗi lần thu tới lại làm lễ "Thu nhỉ" tại Mộc Lan vi trường ở Nhiệt Hà. Càn Long hoàng đế tuy thường hạ Giang Nam du ngoạn nhưng cũng không bao giờ quên được ngày lễ hằng năm. Mộc Lan ở gần mé trái thành Nhiệt Hà. Đây vốn là nơi hành cung của Khang Hi hoàng đế xây cất lúc trước.

Mộc Lan vốn có nhiều phong cảnh cổ kính, có thiên nhiên hùng vĩ. Sau Càn Long hoàng đế thấy miền này quá tiêu sơ, nên ở bốn mặt hành cung ngài cho xây cất thêm nhiều vườn ngự uyển, gồm có đến ba mươi sáu cảnh.

Lần này Càn Long hoàng đế đem Xuân A Phi, Tưởng Giai thị tới Nhiệt Hà để săn bắn. Bọn võ tướng ai nấy hăm hở trổ tài, bắn chim săn thú, phi ngựa phóng thương để lấy lòng Hoàng đế.

Săn bắn luôn một hơi mười ngày, được vô số thú rừng chim chóc. Về tới hành cung hoàng đế sai bày yến tiệc, triệu tập rất nhiều vương công của Mông Cổ đãi rượu thịt tại biệt điện.

Bọn vương công Mông Cổ này đem gia quyến vào cung. Càn Long hoàng đế thấy trong số có vài cô xinh đẹp bèn giữ lại làm cung nga. Trong đám này có con gái thân vương Khách Thích Bí và em gái Tháp Cố Ngưu Lộc đều là những trang tuyệt thế giai nhân, mắt phượng mày ngài.

Càn Long hoàng đế phong cho hai nàng làm Phi tử. Thế là nay đã có niềm vui mới, hoàng đế ắt quên đi nỗi buồn xưa.

Hai nàng phi tử Mông Cổ này vốn theo tín ngưỡng Lạt ma, hoàng đế liền truyền chỉ xây cất ngay một toà miếu Lạt ma rất lớn trong hành cung, giống y như kiểu Ung Hoà cung ở Bắc Kinh, hoàng đế thường đem hai nàng phi tử vào miếu lê Phật.

Bọn sư Lạt ma tìm biết tâm tính của Càn Long hoàng đế bèn cho đắp tượng Hoan hỉ Phật, nếu so với các tượng ở Bắc Kinh e còn tinh xảo hơn nhiều.

Tượng Hoan hỉ Phật chia làm ba loại, được thờ cúng trong các bí điện. Trong điện thứ nhất tượng đều đúc bằng đồng, bên ngoài có dát vàng lá. Tượng có tượng Phật trai, tượng Phật gái. Cứ hai tượng thành một cặp ôm nhau, hoặc ngồi hoặc đứng, hoặc nằm, kỳ hình quái trạng khiến người thấy phải kinh hồn lạc phách. Trong điện còn có các gác nhỏ, trướng gấm màn the, giường ngà ghế ngọc trông thấy mà thèm.

Bốn chung quanh gác lại có lan can vây khắp, bên trong đắp hai tượng Phật, một pho là đàn ông đội mũ lông điêu gắn ngọc Đông châu, mình mặc áo bào dài, đầu bện tóe lê thê, ngồi trên bảo toạ trên hết, như các hoàng đế nhà Mãn Thanh đang cúi nhìn xuống chân một pho tượng Phật khác, pho kia là đàn bà nằm nghiêng trên tấm thảm nhung, liếc mắt nhìn tượng phật đàn ông, miệng cười chúm chím tỏ ra hết sức tình tứ khêu gợi.

Tượng đàn bà này thân hình quyến rũ, mái tóc mây óng mượt, vạt áo lỏng cài, để lộ một phần lớn thân thể, khiến bên ngoài có thể thấy làn da mịn như ngọc ngà, không có lấy một vệt nhỏ có thể làm mất vẻ đẹp, vẻ khiêu gợi.

Căn gác nhỏ này chỉ có hoàng đế và các phi tần vào được mà thôi. Toà điện thứ hai thì treo đầy những bức tranh vẽ. Còn toà điện thứ ba thì lại treo khắp những tranh thêu. Tất cả những bức tranh này đều là những cảnh "bí hí" (chơi bời bí mật).


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-172)


<