Vay nóng Tinvay

Truyện:Tử quải ô cung - Hồi 12

Tử quải ô cung
Trọn bộ 42 hồi
Hồi 12: Hồi 12
4.00
(một lượt)


Hồi (1-42)

Siêu sale Lazada

Mặt trời đã nghiêng sang tây, không khí lạnh dần, trong ngôi nhà lá tại Tiềm Long cốc, một già một trẻ đang ngồi đối mặt nhau, đó chính là Kiếm Tôn Ninh Hãn và Ngô Sương.

Khi nghe xong lời kể của Ngô Sương về Tiềm Long động, Kiếm Tôn Ninh Hãn khẽ thở dài cảm thán nói:

- Bát Trảo Phi Hoàn Đoạn Tiềm Long hiệu xưng là Tiềm Long Tử, một quái kiệt võ lâm hồi hai trăm năm trước, bình sanh không dùng binh khí, chỉ bằng vào song chưởng với tám chiếc phi hoàn tung hoành trong thiên hạ, sau cùng bởi giết lầm một người bạn tri kỷ, đã chán chường lui ra khỏi võ lâm, không ai biết kết cuộc ra sao, chẳng ngờ lại tọa hóa ở sau Tiềm Long cốc này.

Đoạn lại nhẹ lắc đầu, nói tiếp:

- Lão phu ở đây mấy mươi năm, nếu hôm nay hiền điệt mà không ngẫu nhiên phát hiện ra Tiềm Long động, lão phu cũng chưa biết Tiềm Long động chính do Đoạn Tiềm Long mà ra.

Kiếm Tôn vừa nói vừa lật bửu lục xem, ra chiều hết sức chăm chú và không ngớt gật đầu.

Khi xem xong bửu lục, lại lần lượt xem kỹ Trầm Thương châu với tám chiếc phi hoàn, sau đó mỉm cười nói:

- Đoạn Tiềm Long quả là một bậc kỳ tài, Tiềm Long bát trảo của ông thâm ảo vô cùng, tuy chỉ có tám chiêu, nhưng hàm chứa vô vàn biến hóa.

Lại tiện tay cầm một chiếc phi hoàn lên, nói tiếp:

- Trước kia lão phu chỉ biết vật này là một món ám khí của ông ấy, giờ theo sự ghi chép trong bửu lục, còn có thể sử dụng như binh khí. Trong võ lâm, một vật cùng sử dụng như ám khí lẫn binh khí thật là hiếm có.

Đoạn đặt phi hoàn trở lại chỗ cũ, đưa tay chỉ Trầm Thương châu, nói tiếp:

- Viên châu này giá trị liên thành, rất nhiều diệu dụng, trong bửu lục đều có ghi rõ, xem là bi ngay. Thao lão phu suy đoán, Đoạn Tiềm Long sở dĩ tọa hóa trong động lâu năm không vữa, ngoại trừ do bởi công lực, viên châu này cũng có rất nhiều công dụng.

Ngô Sương rúng động cõi lòng vội hỏi:

- Vậy nghĩa là viên châu này có công dụng bảo nguyên chống thối rửa, có phải không?

Kiếm Tôn gật đầu, Ngô Sương có vẻ áy náy, biết chàng hẳn vì lấy đi Trầm Thương châu, cảm thấy có lỗi với lão nhân trong động, nên lòng ray rứt, bèn cười nói:

- Hiền điệt không nên bận tâm về điều ấy, chủ nhân động đã để lại lời tặng cho, hiền điệt lấy đi, đâu gì phải áy náy. Vả lại, vật hữu dụng mà để vĩnh viễn mai một thì thật đáng tiếc.

Kiếm Tôn chú mắt nhìn Ngô Sương một hồi, lại chậm rãi nói:

- Hiền điệt phúc lộc thâm hậu, luôn gặp kỳ ngộ, chẳng bao lâu sẽ vang danh thiên hạ. Tuy nhiên, Bát Trảo Phi Hoàn này cần phải có võ công thượng thừa mới phát huy được uy lực tối đa. Với thành tựu của hiền điệt hiện nay, ắt sẽ đăng phong tạo cực, nhưng vẫn phải thường xuyên luyện tập, tạo phúc cho võ lâm, để không phụ lòng tiền nhân mới được.

Ngô Sương vội thành khẩn nói:

- Tiểu điệt xin kính cần nghe theo lời giáo huấn của sư bá.

Sau ba tháng ở trong Tiềm Long cốc, Truy Phong thất kiếm của Ngô Sương đã đạt năm thành hỏa hầu.

Do bởi được báu vật trong Tiềm Long cốc, lại trì hoãn hơn hai tháng nữa.

Dưới sự chỉ điểm của Kiếm Tôn, Ngô Sương cũng đã tập luyện được phần nào Tiềm Long bát trảo và cách sử dụng tám chiếc phi hoàn.

Không đầy nửa năm, công lực của Ngô Sương đã càng tiến bộ thâm hậu hơn.

Lúc này đã qua mùa xuân, giờ đang là mùa hạ tháng năm, bên ngoài khí hậu đã nóng bức, nhưng trong Tiềm Long cốc vẫn mát lạnh.

Hôm ấy ăn sáng xong, Kiếm Tôn đích thân tiễn Ngô Sương ra đến cửa cốc, Kiện nhi và Phác nhi nước mắt ràn giụa, lẳng lặng đi theo sau.

Ngô Sương cung kính lạy Kiếm Tôn một lạy, đoạn nói:

- Sư bá và hai vị sư đệ dừng bước, một ngày nào đó tiểu điệt sẽ trở lại thăm lão nhân gia.

Kiếm Tôn gật đầu tủm tỉm cười.

Ngô Sương lại quay sang hai cậu bé vẫy tay chào, sau đó mới quay người bỏ đi, vừa được mấy bước, bỗng nghe hai cậu bé òa khóc sướt mướt.

Ngô Sương chững bước, ngoảnh lại nhìn hai cậu bé cười đau khổ.

Kiếm Tôn mỗi tay sờ đầu một cậu bé, trìu mến cười nói:

- Cuộc đời sự vui buồn ly hợp rất khó tránh khỏi, vài năm nữa hai người sẽ xa rời lão phu, các ngươi khóc lóc thế này không sợ Ngô sư ca cười cho hay sao?

Hai cậu bé đưa tay lau nước mắt lia lịa, cúi đầu lặng thinh không nói một lời.

Kiếm Tôn lại ngẩng đầu lên nhìn Ngô Sương nói:

- Hiền điệt có thể đi được rồi!

Ngô Sương vâng một tiếng, phi thân bỏ đi, thoáng chốc đã mất dạng, để lại một lão nhân và hai cậu bé trông theo với vô vàn quyến luyến.

Ngô Sương ra khỏi vùng núi, lúc này đang múa hái gặt, ruộng đồng đầy rẫy nông dân hăng say làm việc.

Dưới ánh nắng chói chang, tuy mọi người đều mồ hôi nhễ nhại, song trên mặt họ dạt dào vui sướng, bởi đang thu hoạch thành quả lao động của chính mình.

Ngô Sương vốn xuất thân từ nông dân, nên rất thông cảm cho những người lao động chân tay vất vả này.

Chàng đến Thái Sơn, lẽ ra phải theo đại lộ Biên Lạc qua Đồng Quan rồi đi về hướng tây mới là đường chính, song vì đuổi theo Âm Thủ Sách Mệnh Kim Đại Quang từ Hiên Viên quan lạc đến Phục Nha sơn và gặp kỳ ngộ, nên lúc này chàng đã thay đổi ý định, chàng rời Tiềm Long cốc, qua khỏi Lý Thanh điếm, theo Quân Mã hà đến Chu Minh quan, vượt rặng núi Tần Lĩnh, thẳng đến Lam Quan, như vậy chàng không phải đi ngược trở lại, đồng thời còn có thể nhân tiện thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh.

Trong mười mấy ngày, Ngô Sương đi toàn đường núi gập ghềnh.

Hôm ấy vừa đến Đồng Quan, bỗng một cơn gió lạnh thổi qua, mây đen vần vũ, thoáng chốc đã che kín mặt trời, tiếp theo mưa rơi tấm tã kéo dài hơn hai giờ, xung quanh mịt mùng, chẳng trông thấy gì cả.

Ngô Sương đứng dưới một cây cổ thụ tránh mưa, lúc này bầu trời u ám, bởi mưa giông nên trời tối sớm, tuy mưa đã giảm nhiều, nhưng xem vẫn chưa thể ngưng trong thời gian ngắn.

Ngô Sương ngước nhìn trời, màn đêm đã dần kéo đến.

Chàng thầm toan tính, nếu quay trở lại Đồng Quan, dù đi nhanh đến mấy cũng phải hơn một giờ. Còn như đi tiếp, chẳng rõ đến bao giờ mới gặp được chỗ nghĩ.

Sau cùng chàng quyết định thử thời vận, đi tiếp chứ không quay lại.

Chàng nhắm mắt điều tức chốc lát, đoạn thi triển khinh công phóng đi trên đường núi.

Chàng đi đến đau, chỉ thấy mưa dạt sang hai bên, phóng đi một hồi lâu mà trên mình chàng không hề dính một giọt mưa nào.

Đành rằng chàng công lực thâm hậu, có thể dồn chân khí trong người ra ngoài, bảo vệ toàn thân không cho nước mưa tạt vào, nhưng phen này là do công hiệu của Trầm Thương châu, chàng nào có biết.

Đi được chừng nửa giờ, chàng lên đến đỉnh một ngọn núi, phóng mắt nhìn quanh, liền phấn chấn tinh thần, thì ra chàng trông thấy nơi thung lũng bên trái có ánh đèn thấp thoáng, nghĩ hẳn có nhà ở, đêm nay không lo ngủ trong rừng núi nữa.

Thế là chàng liền phi thân xuống núi, tiến thẳng về phía có ánh đèn.

Nào ngờ khi xuống đến chân núi, bởi đất bằng không nhìn rõ được như ở trên đỉnh núi cao, nên không còn phân biệt được hướng ánh đèn nữa.

Chàng phóng đi chừng thời gian nửa tuần trà, thấy có một con đường rẽ sang trái.

Con đường này ngoằn ngoèo dẫn lên lưng núi, lát sau quả nhiên trông thấy một ngôi tự viện nằm trong một khu rừng rậm, trong tự viện như có ánh đèn hắt ra, nơi cuối đường chính là thang cấp đá dài hơn hai trăm bậc, bên trên là một quảng trường rộng bằng mẫu đất, cuối quảng trường là cổng tự viện.

Ngô Sương đến gần đưa mắt nhìn, chì thấy cổng khép kín, trên có một tấm biển to chữ vàng "Pháp Hoa Thiền Tự", hiển nhiên đây là một ngôi chùa hòa thượng.

Lúc này trời tối mịt, mưa chỉ còn lất phất.

Ngô Sương vỗ hai cái lên cửa cổng, chờ một hồi đã nghe có tiếng bước chân từ xa rồi gần, rồi thì kẹt một tiếng, cửa cổng mở ra, một tăng nhân áo xám tuổi chừng ngoài ba mươi xuất hiện.

Tăng nhân áo xám vừa thấy Ngô Sương sau cơn mưa to mà thần thái vẫn thanh thoát, khắp người không dính một giọt nước mưa, bất giác đứng thừ ra nhìn chàng.

Ngô Sương vội ôm quyền thi lễ, nói:

- Tại hạ lỡ đường, xin đại sư phụ cho một chỗ nhỏ trong bửu sát nghỉ tạm qua đêm, sáng sớm mai sẽ đi ngay.

Tăng nhân áo xám thoáng do dự, vẻ khó xử:

- Vốn ra miếu quán tự viện đều sẵn sàng đón tiếp thí chủ các nơi. Nhưng mấy hôm nay bổn tự có việc, đã phụng mệnh Phương trượng không tiếp khách, xin thí chủ hãy hiểu cho nỗi khổ tâm của bần tăng, tìm nơi khách mà tá túc tạm.

Đoạn hai tay chắp trước ngực vái chào, lùi sau nửa bước toan đóng cửa.

Ngô Sương nghe đối phương nói rất thành khẩn, không phải giả dối, bèn mỉm cười nói:

- Phật gia với từ bi làm chính, bố thí thập phương, tế nhân khổ nạn, chống hoang sơn này thật không còn nơi nào khác để có thể tá túc, dám xin đại sư bẩm lên với Phương trượng giùm cho.

Tăng nhân áo xám thoáng ngẫm nghĩ, đoạn lại đưa mắt nhìn Ngô Sương, sau đó nói:

- Xin thí chủ chờ chốc lát, để bần tăng vào thử bẩm với Phương trượng, nếu như không được, những mong thí chủ thông cảm cho nỗi khổ tâm của chúng tăng bổn tự.

Ngô Sương vội nói:

- Thật làm phiền đại sư quá!

Tăng nhân áo xám quay người đi vào trong.

Ngô Sương đứng chờ ngoài cổng, thấy ngôi tự viện này rất rộng lớn, qua khỏi cổng là một sân vườn to, giữa vườn có một chiếc đỉnh lư, qua khỏi đỉnh là một gian đại điện, bên trong có nhiều ngọn đèn lồng treo cao, trên cửa đại điện có một tấm biển đề "Đại Hùng bửu điện".

Hai bên đại điện có hai con đường dẫn thẳng vào hậu điện, hiển nhiên là bên trong còn có nhà cửa.

Mấy cây cổ bách cao to trong vườn như càng tăng thêm vẻ trang nghiêm và yên tĩnh cho ngôi tự viện này.

Thế nhưng, ngôi tự viện to rộng là thế, ngoại trừ tăng nhân áo xám vừa rồi, không thấy một bóng người nào khác.

Ngô Sương đang lấy làm lạ, bỗng nghe đường bên phải có tiếng bước chân, liền đưa mắt nhìn, chính là tăng nhân áo xám khi nãy trở ra.

Tăng nhân áo xám đến gần, hai tay chấp trước ngực nói:

- Xin mời thí chủ!

Đoạn tránh sang bên, chớ Ngô Sương đi vào, liền khép cửa lại, đi trước dẫn đường, vẫn theo con đường bên phải đại điện tiến vào.

Qua khỏi đại điện, lại là một khu vườn và một gian đại điện, kiểu dáng và kích thước hệt như bên ngoài, điều khác là trong vườn không có đỉnh lư, phía đông và nam có hai khu nhà ngang.

Khi vừa vào đến khu vườn thứ nhì, Ngô Sương đã thấy đèn đuốc sáng choang, tất cả tăng chúng lớp lớp ngồi xếp hàng trong điện, như đang niệm kinh tối, lúc này Ngô Sương đã theo tăng nhân áo xám rẽ qua khu nhà ngang phía đông.

Chàng được đưa đến trước một gian phòng có đèn sáng.

Tăng nhân áo xám đẩy cửa đi vào trước, Ngô Sương theo sau vào phòng, thấy bên trong chỉ có một bàn một giường, rất đơn sơ nhưng sạch sẽ, vừa định cảm tạ vài lời, tăng nhân áo xám đã nói:

- Thí chủ hãy chịu khó ở tạm đây, lát nữa sẽ có người mang thức ăn chay đến, xin thí chủ dùng xong hãy an nghỉ sớm.

Trầm ngâm chốc lát, lại nói:

- Thí chủ đêm khuya có nghe tiếng động gì cũng đừng nên ra ngoài.

Ngô Sương gật đầu, tình cờ tiếp xúc với ánh mắt tăng nhân áo xám, bất giác động tâm, thấy tăng nhân áo xám này người cao to khỏe mạnh, hai mắt sáng rực thần quang, bèn thầm nhủ:

- Thật không ngờ nơi chốn hoang sơ dã tự này mà lại có nhân vật thế này, đúng là kỳ sĩ thiên hạ nơi nào cũng có.

Lúc này tăng nhân áo xám đã lui ra ngoài cửa đi khỏi.

Lát sau, quả có một tiểu sa di tuổi chừng mười lăm, mười sáu bưng vào một khay thức ăn chay.

Ngô Sương cả ngày chưa ăn uống gì, tuy là thức ăn chay, nhưng ăn vào cũng rất là ngon lành, chốc lát đã ăn xong, tiểu sa di lại vào thu dọn chén đĩa mang đi.

Lúc này mưa đã ngưng hẳn, mây đen tan dần, trăng non treo cao trên bầu trời, tạo cảm giác hết sức trong lành, sảng khoái.

Ngô Sương theo lời dặn của tăng nhân áo xám, điều tức chốc lát liền lên giường ngơi nghỉ, bởi quá mỏi mệt và yên tĩnh, mát mẻ, lát sau chàng đã ngủ thiếp đi.

Chừng giờ tý, bỗng nghe mất tiếng huýt ghê rợn từ xa, dần dần thoáng chốc đã đến trước cổng chùa.

Ngô Sương giật mình tỉnh giấc, chỉ nghe một giọng âm trầm nói:

- Lão lừa trọc, hôm nay đã là kỳ hạn cuối cùng vậy mà ngươi vẫn điềm nhiên như người vô sự, xem ra ngươi không muốn ra đi chứ gì?

Lúc này, trước chiếc đỉnh lư ngoài tiền vi có năm người đứng thành một hàng ngang, tuổi tác đều trạc ngũ tuần và nhất loạt áo dài màu đỏ, trong tay mỗi người đều có một ngọn Đằng Xà bổng, nổi bật hơn hết là trước ngực người nào cũng có thêu một con độc vật màu trắng, gồm rắn, rết, bò cạp, nhện và thằn lằn, vẻ mặt năm người đều đanh lạnh.

Trước bậc thềm Đại Hùng bửu điện đối diện với năm người áo đỏ là hàng tăng nhân, hàng đầu bảy người, đứng giữa là Phương trượng chủ trì, dáng người cao gầy, râu mày bạc phơ, mặc áo tăng màu vàng, tay phải chốn một cây thiền trượng, chính là vật đại biểu cho thân phận và quyền uy của ông trong tự viện.

Sáu người kia đều mặc áo xám và tuổi từ ba đến năm mươi, tăng nhân đã tiếp Ngô Sương đêm qua đứng bên phải Phương trượng.

Hàng sau gồm mười hai người, cũng nhất loạt áo xám, tuổi đều chừng trên dưới ba mươi.

Người vừa nói là lão nhân đứng bên phải, trước ngực đều thêu hình rắn.

Lão Phương trượng nhướng mày, chậm rãi nói:

- Lão nạp bất tài, uổng thọ ân điển Phật tổ, đã không bảo toàn được tự viện, cũng nguyện từ bỏ thể xác này, xin được giảm thiểu chút tội lỗi trước mặt Phật tổ.

Người áo đỏ có hình rắn tiếp lời:

- Nếu ngươi đã quyết táng thân tại đây, bọn lão phu nhất định sẽ độ hóa các ngươi về trời.

Đoạn lạnh lùng và ngạo nghễ quét mắt nhìn chúng tăng, nói tiếp:

- Để các ngươi tâm phục khẩu phục, chết không oán trách, trong vòng một giờ cho các người tự ý xuất thủ, qua khỏi thời hạn ấy, các ngươi phải về chầu trời ngay.

Lão Phương trượng nhướng mày, chưa kịp cất tiếng, một tăng nhân đứng cuối bên phải đã tiến ra, cung kính khom mình thi lễ với Phương trượng và nói:

- Đệ tử Pháp Thịnh xin được bảo vệ Phật tổ trước tiên.

Lão Phương trượng gật đầu, người áo đỏ ngực thêu hình rắn quay sang người thêu hình rết nói:

- Lão tam hãy ra giải quyết hắn đi!

Người thêu hình rết khẽ lắc vai, người đã lướt ra năm thước, không sử dụng Đằng Xà bổng trong tay, theo đà lướt tới, nhanh như chớp tay trái vung ra chộp vào người Pháp Thịnh.

Pháp Thịnh lùi bước xoay người, liên tiếp tung ra ba chiêu mới tránh khỏi thế chộp của đối phương, kinh hãi đến toàn thân toát mồ hôi lạnh.

Tiếp theo, đối phương biến thế, vẫn công vào trước ngực Pháp Thịnh.

Pháp Thịnh giở hết toàn lực, liên tiếp biến đổi chiêu thức, song tả chưởng đối phương trước sau vẫn ở giữa nơi ngực và tim, không sao thoát khỏi được.

Sau hơn ba mươi chiêu, Pháp Thịnh đã trán đẫm mồ hôi, vẫn chỉ chống đỡ chứ chưa hoàn thủ được chiêu nào.

Chúng tăng đang lo lắng cho Pháp Thịnh, bỗng nghe người thêu hình rắn nói:

- Lão tam uổng phí thời gian quá!

Liền tức lão tam cất tiếng huýt ghê rợn, chưởng thế đột biến, liên tiếp tung ra bảy chưởng, khiến Pháp Thịnh không sao lui tránh được nữa, sau cùng một chưởng nhanh như chớp, bổ thẳng vào mặt Pháp Thịnh.

Pháp Thịnh ngửa người, hai chân đạp mạnh, với thế Lý ngư đảo xuyên ba, lùi nhanh ra sau.

Chỉ nghe lão tam một tiếng cười khẩy, bàn tay vươn tới trước mặt Pháp Thịnh đột nhiên chuyển hướng, bổ xuống bụng dưới Pháp Thịnh.

Pháp Thịnh hự lên một tiếng, người văng bay ra xa hơn hai trượng, rơi xuống đất nằm thẳng đuột.

Ngay khi lão tam chưởng lực vừa bổ xuống, Pháp Thịnh người chưa văng đi, bên trái cùng lúc vang lên hai tiếng quát to, hai tăng nhân đã tung mình lao ra, người chưa đến, bốn luồng chưởng lực đã ập vào sau lưng lão tam.

Chỉ thầy lão tam chưởng vừa bổ xuống liền tức lẹ làng xoay người, Đằng Xà bổng quét nhanh ra, hai tăng nhân cùng bị đẩy lùi hơn bảy thước.

Sau đó, lão tam lạnh lùng nói:

- Lão đại đã chê chậm, vậy thì mỗ sẽ nhanh hơn, dễ thôi!

Đoạn liền một mạch quét ra chín bổng và tung ra mười bảy chưởng, lại khiến cho hai tăng nhân hết sức luống cuống chống đỡ.

Sau hai mươi chiêu, hai tăng nhạn đã thở hào hển, chiêu thức rối loạn, xem chừng dù hai người gắng hết sức cũng chỉ cầm cự được mười lăm chiêu nữa là cùng.

Ngay khi ấy, lại nghe người thêu hình rắn nói:

- Lão lừa trọc, ai muốn xuất thủ thì hãy nhanh lên kẻo sẽ muộn mất!

Chỉ thấy tăng nhân áo xám tiếp Ngô Sương đêm qua quay sang lão Phương trượng thấp giọng nói:

- Đệ tử với Pháp Tĩnh và Pháp An xin ra tiếp ứng cho hai vị sư đệ Pháp Tường và Pháp Tộ.

Lão Phương trượng ngước mắt lên:

- Pháp Dũng...

Vừa nói đến đó, bỗng nghe hai tiếng hự đau đớn, Pháp Thương đã bị Đằng Xà bổng đánh văng lên không, Pháp Tộ áo tăng xám cũng bị rách mất nửa bên, cánh tay phải buông rũ, ngực phải nhuộm đỏ một mảng to, hiển nhiên đã thọ trọng thương.

Pháp Dũng không còn thời gian nghe tiếp lời nói của lão Phương trượng nữa, quay sang Pháp Tĩnh và Pháp An khoát tay ra hiệu, sau đó buông tiếng quát vang, tung mình lao ra, đối phương chưa kịp có hành động tiếp theo, Pháp Dũng đã đến nơi, liên tục tung ra tám chưởng mười hai cước, cộng với sự phối hợp công kích của Pháp Tĩnh và Pháp An, uy thế hung mãnh khôn cùng, lập tức buộc đối phương phải thoái lui ba bước.

Chúng tăng thấy vậy đều mừng thầm, duy lão Phương trượng là nhè nhẹ lắc đầu.

Lão tam lúc đầu cũng sửng sốt, sau đó cười khẩy nói:

- Phản ứng của loài thú đến đường cùng, chống chọi được bao lâu?

Dứt lời, lại chưởng bổng cùng lúc tung ra, phản công ba tăng nhân áo xám.

Pháp Dũng là người có võ công cao hơn hết trong chúng tăng, lại chiến đấu thí mạng, và có sự hỗ trợ của Pháp Tĩnh và Pháp An, trong bốn mươi chiêu còn giữ được thế quân bình, nhưng sau năm mươi chiêu thì đã bắt đầu trở nên kém thế.

Lão Phương trượng đang lo lắng, bỗng thấy lão tam một chiêu Trầm Tam Quan, liên tiếp quét ra ba bổng cực kỳ hung mãnh, buộc ba tăng nhân lùi sau hơn trượng.

Ngay khi ba tăng nhân thoái lui, chân đứng chưa vững, chỉ thấy lão tam lại một bổng hai thức điểm thẳng vào mặt Pháp Dũng và Pháp Tĩnh, đồng thời buông tiếng quát vang, tả chưởng bổ thẳng vào Pháp An.

Một bổng hai thức chẳng qua chỉ muốn đẩy lui Pháp Dũng và Pháp Tĩnh, chủ yếu là tấn công Pháp An, nên tả chưởng đã dùng đến bảy thành công lực.

Pháp An không kịp tránh né nữa, đành cắn răng, song chưởng toàn lực đẩy ra đón tiếp, chỉ nghe rắc một tiếng, Pháp An liên tiếp lùi sau mấy bước, hai tay buông rủ, xương cổ tay đều bị gãy nát, sắc mặt xám ngắt ra chiêu hết sức đau đớn.

Pháp Dũng và Pháp Tĩnh hai mắt đỏ quạch, chưởng giận dữ gầm to, lại tung mình lao đến tấn công lão tam.

Lúc này sáu đệ tử chủ yếu của Pháp Hóa thiền tự đã có bốn người thọ thương, còn lại hai người chỉ chốc lát nữa thôi, không chết ắt cũng thọ trọng thương.

Lão Phương trượng thấy kiếp số khó thoát, hà tất hy sinh thêm nữa, bén tiến tới một bước, cao giọng tuyên Phật hiệu, đoạn quát to:

- Dừng tay ngay!

Tiếng quát trầm mạnh, như có uy quyền chí cao, khiến mọi người hiện diện đều rúng động cõi lòng, ngay cả ba người đang giao chiến cũng dừng tay tức khắc, lặng nhìn lão Phương trượng.

Chỉ thấy lão Phương trượng chằm chặp nhìn vào bốn người trước mặt, dáng vẻ trang nghiêm bất khả xâm phạm.

Sau một hồi yên lặng, người thêu hình rắn cười khẩy nói:

- Lão lừa trọc, ngươi đã chết đến nơi mà còn làm bộ làm tịch, có gì hãy nói mau, một giờ hạn định đã qua hơn nửa, đến lúc ngươi muốn nói cũng chẳng thể được nữa.

Lúc này lão tam đã trở về chỗ cũ, Pháp Dũng chỉ huy tăng chúng dìu người thụ thương sang bên.

Lão Phương trượng chấp tay trước ngực, giọng nghiêm trang nói:

- Lão nạp nhận trọng dụ của tổ sư bao đời, trọn đời thờ phụng Phật tổ từ bi, vật mà lão nạp lãi để cho tĩnh địa Pháp Hóa này tiêu tan, thật là tội nhân ngàn đời, bản thân lão nạp sẵn sàng liễu đoạn với chư vị thí chủ, nếu qua đó lão nạp được giải thoát, những mong chư vị thí chủ chừa một con đường sống cho chúng đệ tử bổn tự, lão nạp dù xuống địa ngục A Tỳ cũng vô vàn cảm kích ơn đức của chư vị.

Thích Nam Giao chúng nghe vậy, biết lão Phương trượng muốn hy sinh bản thân để cứu lấy tính mạng mọi người, ai nấy đều nghe lòng trĩu nặng.

Pháp Dũng vội lớn tiếng nói:

- Sư phụ...!

Lão Phương trượng khoát tay ngắt lời, không nhìn ngó đến Pháp Dũng.

Người thêu hình rắn lại cười khẩy nói:

- Lão lừa trọc khẩu khí thật không nhỏ, mở miệng ra là chư vị thí chủ, một mình lão phu cũng đã siêu độ cho ngươi rồi, hãy xuất thủ đi!

Vừa dứt lời đã lướt đến trước Phương trượng chừng một trưởng.

Lão Phương trượng nhẹ gật đầu:

- Lão nạp xin đắc tội!

Dứt lời, hai mắt liền rực tinh quang, vung tay liên tiếp quét ra tám trượng, tụ phong cuồn cuộn, trượng thế hung mãnh, hoàn toàn khác với lão Phương trượng khi chưa xuất thủ.

Người thêu hình rắn buông tiếng cười khẩy, thoái lui hai bước, vung Đằng Xà bổng tạo thành một lớp sáng vàng trước ngực, liền hóa giải tả chưởng và liên hoàn bát trượng của lão Phương trượng.

Rồi thì kẻ qua người lại, chỉ thấy bóng người nhấp nhoáng, hai luồng sáng một vàng một đỏ kèm theo tiếng rít gió ghê rợn, quay vòng trên khoảng đất trống trước Đại Hùng bửu điện.

Khi gần tám mươi chiêu, bỗng nghe người thêu hình rắn buông tiếng quát to, tiếp theo là ba tiếng vang chát chúa, cây thiền trượng thép của lão Phương trượng đã va chạm ba lần với Đằng Xà bổng của đối phương.

Nhưng ngay sau đó, lão Phương trượng bởi đã dùng sức quá độ, chân lực tiêu hao quá nhiều, liền tức bị giật lùi ba bước.

Người thêu hình rắn chẳng chút ngưng nghỉ, trong tiếng cười khẩy lại chớp nhoáng tung ra một chưởng.

Bùng!

Một tiếng vang dội, lão Phương trượng đã rơi xuống đất, và người cũng ngã ngồi trên đất.

Liền sau đó, lão Phương trượng cố đề khí cất người, xong chẳng những không đứng lên được mà còn ho sặc sụa rồi phún ra một ngụm máu to, và chiếc áo tăng màu vàng cũng bị nhuốm đỏ một khoảng to.

Chúng tăng thảy đều tái mặt nhốn nháo, Pháp Dũng và Pháp Tĩnh vội tiến tới đỡ lão Phương trượng ngồi tại chỗ điều tức.

Người thêu hình rắn lãnh ngạo trở về chỗ cũ, vừa thấy chúng tăng nhốn nháo, lại buông tiếng cười khẩy và tiện tay tung ra một chưởng, liền tức bùng một tiếng vang dội, chiếc đỉnh lư bằng đồng cổ nặng hằng bảy tám chân đã bay thẳng đi, va vào hai cánh cửa cổng bằng gỗ tùng vỡ nát, bay tuốt ra ngoài.

Sau đó, quắc mắt nhìn chúng tăng trầm giọng quát:

- Người nào dám trái lệnh lão phu, sẽ như chiếc đỉnh ấy.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-42)


<