← Hồi 007 | Hồi 009 → |
Bên Điện Lưu Ly Bát Giác người qua lại tấp nập.
Một gốc cây cổ thụ cần bốn người mới có thể ôm xuể, người đụng người, ba tầng trong ba tầng ngoài rất ồn ào náo nhiệt.
- Hồn thuần! Hồn thuần...
Gần như mọi người điên cuồng la lên như không hề để tâm đến chuyện xung quanh.
Sau một cái bàn dài có một người đàn ông đứng đó, cái trán đầy mồ hôi, sắc mặt tái nhợt, khoé mắt không ngừng co rút, hai tay nắm chặt lại thậm chí quần áo còn ướt đẫm mồ hôi cũng không có cảm giác.
- Mạc tiền, mạc tiền!
Trên cái bàn dài trưng bày một hộp gốm sứ.
Năm miếng Tuyên Hoà thông bảo đang chuyển động trong cái hộp gốm.
Mà bên kia cái bàn là một người đàn ông có vẻ nho nhã yếu ớt, khoảng trên hai mươi tuổi, mặc cái áo dài màu xanh, đi đôi giày đen đế trắng. Tay nắm chặt cái quạt xếp. Cũng thấy được anh ta cũng rất khẩn trương, các đốt ngón tay càng trắng bệch thân hình nhẹ nhàng run rẩy.
- Hồn thuần, hồn thuần...
Giọng nói rất là êm tai.
Ở phía sau anh ta có hai người đàn ông ăn mặc như gia đinh, cũng rất khẩn trương.
Thông bảo Tuyên Hòa bên trong hộp gốm sứ dần dần có kết quả cuối cùng. Bốn miếng lật lên là Hồn thuần, còn một miếng vẫn đang xoay vòng.
Đây là một sòng bạc.
Nhưng mà ở đời Tống có rất nhiều người gọi loại đánh bạc này là quan phác.
Người Tống rất thích đánh bạc nên mới gọi là "Quan phác". Có tư liệu lịch sử ghi lại từng có một người hao tốn biết bao nhiêu vạn mà vẫn không thể mua được một quả cam, tuy nhiên đó cũng đã là chuyện ở Nam Tống. Nghe nói một tên là Lý Sinh ở Tuyên Giáo, vì ngưỡng mộ một bà chủ cho nên mỗi ngày đều đứng chờ ở ngoài cửa hàng kia.
Trên cửa cửa hiệu có một rèm cửa, cho nên chỉ có thể nhìn thấy một đôi chân đẹp làm động lòng người.
Một ngày kia, trong lúc Lý Sinh rảnh rỗi nên đã giữ chặt một người bán cam rong, và hỏi:
- Quả cam này bán bao nhiêu "bác"?
"Bác", đó là một cách gọi khác của quan phác.
Người bán hàng rong kia trả lời nói:
- Tiểu nhân đang muốn bác hai văn tiền, quan nhân tác thành cái?
Đúng là ta đã tính tìm người phác, ngươi có muốn cùng phác lần này với ta?
Vì thế hai người bắt đầu phác ngay trước cửa cửa hàng. Thế nhưng Lý Sinh này vừa phác vừa nhớ bà chủ của cửa hàng, thoáng một cái đã hai ba tiếng đồng hồ không ngờ lại thua vạn văn tiền cho người bán hàng rong, cuối cùng không thể không buồn rầu bỏ đi.
Mặc dù nói chính là chuyện cổ của Nam Tống, nhưng từ một khía cạnh khác cũng có trong thời kỳ Bắc Tống, quan phác rất thịnh hành.
Thậm chí khi ở Bắc Tống, quan phủ không thể không có văn bản rõ ràng để nghiêm cấm.
Tuy nhiên nếu nói về lý thì quan phác vẫn được lưu hành trên đường phố như trước, quan phủ cũng không thể làm gì được.
Giờ phút này trong Đại Tướng Quốc Tự đang đánh là một loại bạc vô cùng đơn giản. Một hộp gốm, năm miếng Tuyên Hoà thông bảo có thể xoay vòng vòng. Dựa theo luật quan phác, mặt chính của Tuyên Hoà thông bảo có chữ viết, được gọi là mạc tiền, mặt trái gọi là "thuần", nếu năm miếng đồng tiền đều là "thuần", tức được gọi là "hồn thuần". Văn sĩ và gã đàn ông kia đã chơi được mười bàn nhưng thua nhiều hơn thắng. Cuối cùng văn sĩ liền dồn hết để đánh "hồn thuần", nếu thắng, gã đàn ông kia sẽ thua trên vạn văn tiền cho văn sĩ. Đương nhiên văn sĩ cũng bác ngàn văn.
Bốn miếng đều đen, nói cách khác đều là mặt trái.
Chỉ cần miếng Tuyên Hoà thông bảo thứ năm cũng là mặt trái, chỉ sợ gã đàn ông kia chắc chắn sẽ bị táng gia bại sản.
Bất kể văn sĩ hay người đàn ông đều rất khẩn trương. Văn sĩ không kiềm nổi la lên "Hồn thuần", còn người đàn ông thì giậm chân đấm ngực hô to "Mạc tiền". Nhưng miếng Tuyên Hoà thông bảo kia cũng rất là nghịch ngợm, liên tiếp quay tròn đảo quanh vẫn chưa chịu ngã xuống khiến cho trán của hai người đầy mồ hôi, vô cùng khẩn trương.
- Chữ a!
Người đàn ông kêu to mặt đỏ bừng.
Miếng Tuyên Hoà thông bảo kia cuối cùng đã ngừng chuyển động, lật vào trong hộp gốm, đúng như kết quả mà gã đàn ông kia gào rú, là chữ.
Văn sĩ đập chân hét lớn:
- Chết tiệt, sao là một chữ?
Người đàn ông kia cả người mồ hôi cười theo nói:
- Cám ơn quan nhân nhiều... Nếu không ngại thì chơi thêm lần nữa?
Văn sĩ rờ túi tiền, rỗng tuếch.
- Triệu Lục có tiền dư không, cho ta mượn dùng chút?
Triệu Lục kia nghe thấy không khỏi cười khổ nói:
- Phu... Quan nhân, trên người tiểu nhân chỉ có trên dưới một trăm văn tiền, không đủ cho quan nhân đặt đâu.
- Chuyện này...
- Ngươi thì sao? Cửu ca có mang theo tiền dư không?
- Không có!
Lão đại Cửu ca kia, lắc đầu như trống bỏi.
- Thật không có?
- Thật không có!
Đôi mắt của Văn sĩ sáng lên nhìn chằm chằm Cửu ca, một lúc sau đột nhiên cười nói:
- Cửu ca chớ nói dối ta, ai cũng biết ngươi luôn luôn mang theo tiền trên người, làm sao mà không có được? Nếu gạt ta coi chừng trên đường về bị đánh.
- Ta...
- Có hay không?
Lập tức mặt Cửu ca sụp xuống.
Y lề mà lề mề lấy bạc ở ngực ra.
- Quan nhân, đây chính là tiền ta định gửi về quê để cho cha ta xây lại phòng ốc, nếu như...
- Sốt ruột quá, nếu như ta thắng ta sẽ trả lại cho ngươi liền.
Văn sĩ không nói thêm giơ tay lên giựt qua.
Của cải của Cửu ca không ít, mang theo hai xâu liền. Nhưng mà sắc mặt của Cửu ca lại vô cùng khó coi.
Tính cách của phu... quan nhân này rất tốt hơn nữa tài văn chương lại vô cùng tuyệt diệu, nhưng lại rất ham đánh bạc, vì đánh bạc nên không thèm để ý đến gì, ngay cả lão gia trong nhà cũng không làm gì được. Đừng nói chi lão gia nay có chức vị bên ngoài, càng không có ai có thể trói buộc được quan nhân nên sống sao cho tốt?
Một đôi mắt hung tợn nhìn chằm chằm vào mặt người đàn ông phía sau.
Nếu không phải người đàn ông kia xúi giục, làm sao quan nhân lại có thể đánh bạc trong này? Phải giáo huấn một chút người đàn ông kia, nhưng quan phác có quy định của phác, chuyện Chu Du đánh Hoàng Cái thì làm sao có thể dùng đến lực lượng của quan phủ?
Cửu ca rất không vui nhưng cũng không thể làm gì được!
- Hán Tử, một phác quyết định, ta muốn "bác" Hồn Thuần.
Gã đàn ông nghe được hít sâu một hơi, trong lòng âm thầm kêu khổ.
Lại muốn "bác" Hồn Thuần?
Nhìn túi tiền trong tay văn sĩ kia, anh ta thầm nhủ. Nếu như cho anh ta hoàn thành, cũng chỉ có hai vạn văn tiền thôi.
Nhưng nếu không bác thì không cam lòng.
Hồn Thuần cũng không phải là dễ dàng đạt được...
Ngay lúc người đàn ông vò đầu bứt tóc do dự không ngừng, chợt nghe một âm thanh thâm trầm mà bi tráng vang lên, khiến cho văn sĩ không khỏi ngẩn ra, xoay người nhìn ra xa, trên mặt có vẻ tò mò.
Tiếng đàn nức nở mang theo tia bi thương.
Khúc nhạc này là một khúc nhạc hoàn toàn xa lạ, nhưng lại có lực hấp dẫn khiến cho người ta khó lòng cự tuyệt được.
Văn sĩ vội hỏi:
- Ở đâu đang khãy đàn?
- Hình như ngoài điện Lưu Ly.
- Đi, chúng ta ra xem sao.
Tính ham đánh bạc của văn sĩ lập tức biến mất, ngược lại hưng thú bừng bừng, đi về phía quảng trường của điện Lưu Ly Bát Giác.
- Quan nhân không chơi nữa sao?
Người đàn ông vừa mới quyết định thì thấy văn sĩ muốn rời khỏi nên gọi.
Nhưng tâm tư của văn sĩ đã bị khúc đàn hoàn toàn hấp dẫn, đương nhiên không để ý đến người này. Nhưng tròng mắt của Cửu ca hơi híp, mắt trợn lên, lộ ra vẻ hung thần ác sát, lạnh lùng hừ một tiếng.
Người đàn ông giật mình lạnh toát không dám giằng co nữa.
Văn sĩ kia là một nữ nhi mà lại ăn mặc thành đàn ông, nhưng tránh không được ánh mắt từng trải của người đàn ông này. Tuy nhiên chuyện nữ cải trang thành nam trong thời nhà Tống này cũng là chuyện bình thường, đương nhiên hắn sẽ không vạch trần.
Nhìn trang phục của cô gái này cũng là một gia đình giàu có.
Đã thắng mấy ngàn văn tiền tất nhiên cũng được rồi... Nếu lòng tham không đáy chỉ sợ rước lấy tai hoạ!
Người đàn ông cũng sáng suốt, thấy tình hình không ổn vội xoay người chán nản bỏ đi.
*****
Ngọc Doãn chìm đắm trong khúc nhạc, không hề phát hiện ra người nghe xung quanh càng lúc càng đông. Hắn đang tấu khúc nhị hồ cũng là một khúc nhạc vô cùng nổi tiếng đời sau "nhị tuyền ánh nguyệt". Tiếng đàn ai oán hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của hắn khiến cho Ngọc Doãn hoàn toàn hòa nhập vào trong tiến đàn.
Nhị Tuyền Ánh Nguyệt ở vào thời kỳ Dân quốc sau này được Danh gia Hoa Ngạn Quân phổ vào Nhị Hồ ("Nhị hồ" là một loại đàn Hồ cầm, thuộc loại đàn cây. Âm sắc của nó dịu hòa, réo rắt, sức biểu cảm mạnh mà tinh tế). Đó có thể nói là một tác phẩm tiêu biểu của người mù A Bính.
Dưới chân núi Vô Tích ở Giang Tô có một dòng suối được mệnh danh là dòng suối đẹp thứ hai trong thiên hạ.
Nghe nói A Bính thường xuyên chơi đàn bên dòng suối này, lấy âm nhạc để thay tiếng người trong đêm khuya thanh vắng. Giữa cảnh trăng thanh suối mát, việc này càng thể hiện một sự ngoan cường của nghệ nhân, cả đời trải qua biết bao thăng trầm.
Tới lúc này, Ngọc Doãn dường như cũng cảm nhận được cảnh tượng lúc đó.
Trong Đại Tướng Quốc tự, đám đông càng lúc càng nhiều.
Tuy nhiên Ngọc Doãn hoàn toàn quên mất khung cảnh xung quanh. Dây đàn liên tục rung động dưới ngón tay của hắn. Những ngón tay của Ngọc Doãn lướt trên dây đàn một cách mượt mà tạo ra một tiếng đàn xao động lòng người.
Thật ra cuộc đời hắn đâu phải phẳng lặng?
Kiếp trước, sinh ra trong một gia đình tốt đẹp, được giáo dục tới nơi tới chốn... Nhưng ai có thể ngở được cha mẹ hắn lại đột ngột mất đi khiến cho hắn chẳng khác nào một cánh bèo trôi dạt không phương hướng. Tất cả những gì mà hắn học được lại không hợp với thời đại. Ngay cả tư tưởng, hành vi của hắn cũng không một ai có thể hiểu được.
Từng có một công ty muốn lôi kéo hắn. Nhưng lại lấy điều kiện bỏ thứ âm nhạc cổ điển ra.
Do cố chấp, Ngọc Doãn đã từ chối. Nhưng sau đó, hắn lại phải va chạm với đủ mọi chuyện, cố gắng giẫy dụa giữa hồng trần.
Kiên cường?
Nói thì dễ hơn làm.
Vào cái thời điểm mà mọi người chỉ nói về chuyện tiền và danh lợi thì sự cố gắng của hắn dường như không thể nào duy trì được.
Sống lại một cách ly kỳ khiến cho hắn về tới năm Tuyên Hòa thứ sáu.
Nhưng chào đón hắn không phải là hoa tươi và những tràng vỗ tay mà là sự áp bức của Quách Kinh... và sự lạnh lùng của Yến Nô. Điều này khiến cho hắn cảm thấy tuyệt vọng. Mặc dù thường ngày, hắn thể hiện rất kiên cường nhưng trong lòng lại cảm thụ một cách sâu sắc. Đưa tài sản cho Yến Nô... Có lẽ là chuyện mà hắn có thể làm duy nhất hiện này. Nhưng hắn làm sao có thể hy vọng từ nay về sau cùng với Yến Nô mỗi người một ngả?
Tiếng đàn dẫn dắt ban đầu nho nhỏ. Giai điệu tử âm Thương (Ở Trung Hoa, từ khoảng năm 2500 trước CN có học giả Linh Luân đã sáng chế hệ thống ngũ cung mà mỗi tên tượng trưng cho mỗi giai cấp trong xã hội, từ vua cho tới dân. Truyền thuyết kể rằng Linh Luân trong khi thổi những ống trúc đã chú ý đến tương quan giữa chiều dài các ống trúc và âm thanh phát ra. Ông nhận thấy từ ống trúc đầu tiên có một âm thanh, nếu cắt ống thứ hai thành hai phần ba thì sẽ có một quãng 5. Cứ như thế đối với ống trúc thứ ba, thứ tư, thứ năm... thì ông có một vòng quãng 5. Các âm đó tạo thành thang âm ngũ cung (đây chỉ là quy luật ngũ cung chứ chưa phải là nhạc ngũ cung). Các nhà âm nhạc học đã tìm thấy thang âm ngũ cung này trong nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Nhật Bản, các nước châu Á cho đến nước Mỹ, vùng Groenland và cả ở châu Âu nữa. Có phải đây là nét đặc thù của âm nhạc phương Đông chăng vì ở các nước này thang âm này xuất hiện nhiều hơn? Hay là thang âm ngũ cung là sự kéo dài của một hệ thống tam âm mà hiện chúng ta còn tìm thấy ở những bộ tộc nguyên thủy ở châu Phi và châu Mỹ?Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc và đã sử dụng năm âm "cung, thương, giốc, chủy, vũ" để hình thành thang âm ngũ cung) về tới âm Giốc rồi sau đó là âm Chủy, âm Giốc, lấy âm Cung làm kết, tạo thành một vòng điệu...
Văn Sĩ đi tới bên cạnh lẳng lặng lắng nghe.
Trước mắt y lúc này là một người đang hồi tưởng lại những chuyện cũ.
Âm luật bất ngờ trở nên cao vút, bắt đầu từ một cái quãng tám theo những cung âm cao thấp.
Tiếng đàn lúc trước đang rất tĩnh lập tức vọt lên cao.
Văn Sĩ đứng bên cũng cảm thấy bất ngờ.
Còn chủ nhân của Kê cầm thì tò mò nhìn Ngọc Doãn, phát hiện hắn hoàn toàn chìm đắm trong bản nhạc.
Vốn tưởng rằng Ngọc Doãn chỉ vui đùa một chút nhưng tới giờ có thể nói là một đại hành gia.
Nhà mình chỉ chuyên môn sửa chữa kê cầm chứ không phải là sử dụng. Mà ở hậu thế, kê cầm thuộc lại Nhị hồ không sử dụng để diễn tấu chính. Tuy nhiên trong tay Ngọc Doãn, không ngờ nó lại có thể vang lên những âm điệu cao thấp tuyệt vời như vậy. Có thể nói là chưa từng có ai làm được.
Ánh mắt của lão chợt híp lại.
Lão nhân chưa từng được nghe khúc nhạc này nhưng vẫn có thể cảm nhận được sự đau thương và kiên cường trong nó.
Từ từ, trong mắt của lão nhân trở nên ươn ướt...
.......
Yến Nô hấp tấp đi theo Thạch Tam vào Đại Tướng Quốc Tự.
- Tiểu Ất ca đang ở đâu?
Nàng cuống quýt hỏi khiến cho Thạch Tam chỉ biết lắc đầu cười khổ, tỏ vẻ không biết.
Cả hai người tới một cái đình ở phía đông gặp mặt Chu Lương. Chu Lương cũng không biết Ngọc Doãn đang đi đâu. Y đã tìm một vòng nhưng không thấy bóng dáng của Ngọc Doãn vì vậy mà cũng có phần nôn nóng.
- Nhị ca! Tiểu Ất ca không xảy ra chuyện gì chứ?
- Chắc không gặp chuyện gì không may đâu.
Chu Lương vội vàng lắc đầu, cười ha hả:
- Với thân thủ của tiểu Ất ca có lẽ chẳng có ai làm cho hắn e ngại.
- Nhưng...
- Cửu nhi tỷ đừng có nôn nóng. Tướng Quốc tự lớn như vậy cũng không thể tìm được ngay. Chúng ta đi vào trong, nói không chừng có thể tìm được hắn. Đúng rồi! Hôm nay Phong Nghi và Phong Hành ở tại trước điện Lưu Ly thể hiện tài nghệ, không chừng tiểu Ất ca tới đó. Chúng ta cũng đến đấy có khi tìm được.
Yến Nô cũng không còn cách nào khác đành phải gật đầu.
Lúc này có mấy người liền đi về phía điện Lưu Ly.
Hai người đi bên thì một người mặc áo màu lam cổ rộng, đầu đội khăn Đông Pha. Còn một người thì nước da trắng như tuyết, nhan sắc phải nói là đẹp tuyệt trần. Đặc biệt là ánh mắt thật sự hút hồn người khác.
- Tỷ tỷ! Tại sao lại muốn tới đây hiến nghệ?
Người thanh niên áo lam hỏi nhỏ.
Đi bên cạnh y là một thanh niên ăn mặc theo kiểu văn sĩ nhưng y lại gọi người đó là tỷ tỷ.
- Tại không thể từ chối được. Hôm nay không chỉ có vạn người tới Tướng quốc tự mà điện Quan Âm cũng đã được hoàn thành. Phương trượng đại sư mời ta tới... Trước kia ta từng nợ người một chút ân tình nên không thể từ chối.
Người thanh niên áo lam cười nói:
- Thì ra là vậy. Nhưng phật duyên của tỷ tỷ rất sâu, tương lai chắc chắn có vận may lớn.
Vị văn sĩ cười nhưng không nói gì.
Dưới gầm trời này số phận lớn nhất đã rơi xuống người ngươi.
Chút số phận của chúng ta làm sao so sánh được với ngươi?" Trong ánh mắt hâm một của người thanh niên áo lam còn có một chút ghen tị. Có điều người thanh niên áo lam vẫn hứng trí bừng bừng nhìn xung quanh.
- Bên kia đông người thật.
- A? - Văn sĩ ngẩn người:
- Đó chẳng phải là điện Lưu Ly hay sao?
- Tỷ tỷ nghe kìa... tiếng đàn hay quá. A? Đây là khúc gì mà sao đệ chưa bao giờ được nghe?
Tiếng đàn kê cầm lại thay đổi âm thanh lưu chuyển ở cung bậc cao.
Sự chuyển đổi của nó lại sinh ra một thứ tiết tấu mới. Trong nhu có cương khiến cho người nghe nảy sinh rất nhiều cảm xúc.
Ngọc Doãn quên tất cả, đưa toàn bộ buồn phiền và đau thương vào trong tiếng đàn.
Năm đó khi hắn tập Nhị Tuyền Ánh Nguyệt, cha hắn từng nói rằng khi Hoa Ngạn Quân diễn tấu khúc nhạc này có kỹ thuật rất cao. Những tiếng đàn dứt khoát cao thấp tạo ra âm thanh mạnh mẽ. Chỉ thấy Ngọc Doãn nhắm mắt lại, hai tay phối hợp với nhau tạo ra những âm thanh khỏe mạnh. Tay trái của hắn lướt thẳng cực nhanh tay phải bấm xuống khiến cho âm thanh ngừng ngắt rõ ràng, thể hiện một tính cách cương nghị.
Những người đứng quanh nghe liên tục thốt lên những tiếng thán phục.
Mà vị văn sĩ đi tới bên cạnh lại càng kích động, hai má ửng hồng và liên tục gật đầu.
- Đàn hay. Đàn hay lắm.
Cửu ca và Triệu Lục nghe biết nghe. Tuy nhiên từ tiếng đàn vẫn có thể cảm nhận được sự cương nghị.
Phu... quan nhân bác học đa tài, nếu đã nói thì chắc chắn là hay... Quan trọng hơn là, quan nhân dường như quên mất chuyện của mình. Điều này đối với Cửu ca mà nói là cũng là tiết kiệm được một chút thời gian.
- Nhị ca! Bên kia có người chơi đàn.
- Thì sao?
- Huynh nói tiểu Ất ca có thể ở đó không?
Chu Lương nghe thấy vậy thì nở nụ cười:
- Tam ca nói đùa! Tiểu Ất ca hứng thú với những chuyện như vậy từ bao giờ?
Chu Lương nói vậy cũng là điều bình thường.
Trước kia Ngọc Doãn chỉ thích đánh nhau, nếu không đấu với người khác thì luyện quyền cước. Nếu là chuyện đánh quyền, làm xiếc thì hắn còn có hứng thú. Nhưng những chuyện nho nhã như thế này thì chưa bao giờ hắn để ý.
Nói cách khác, Ngọc Doãn không phải là một kẻ nho nhã.
Nhưng Yến Nô lại nhíu mày, đột nhiên lên tiếng:
- Nhị ca! Tam ca! Hay là chúng ta cứ tới đó tìm xem.
Nàng còn nhớ mang máng, ngày đó khi Quách Kinh tới tìm, có một Thái học sinh đứng ra bảo đảm cho Ngọc Doãn. Nhưng sao đó vị Thái học sinh đó cũng không hề xuất hiện vì vậy mà mọi người quên mất.
Nhưng Yến Nô lai nhớ rõ, ngày đó khi vị Thái học sinh đi rồi, nàng có hỏi Ngọc Doãn tại sao người đó lại giúp?
Khi đó, Ngọc Doãn trả lời:
- Vì người đó thấy ta có chút nho nhã.
Lúc đó, Yến Nô chỉ cười nhạt.
Có điều chuyện này khiến cho nàng nhớ rất kỹ. Mặc dù Thạch Tam chỉ nói một cách vô tình, nhưng Yến Nô lại nghe thấy có lý.
Nói không chừng tiểu Ất đang ở bên đó.
Đại Tướng Quốc tự thật sự quá rộng, hơn nữa l có một cái đại hội như vậy mà muốn tìm trong biển người thì chẳng khác nào tìm kim dưới đáy biển. Yến Nô lo lắng vì nàng nghe Thạch Tam nói Ngọc Doãn uống rất nhiều rượu.
Thường ngày, Ngọc Doãn không hề uống rượu.
Nay hắn say, nếu gây ra chuyện gì thì thực sự là rắc rối.
Nói không chừng hắn thực sự tao nhã thì sao?
Trong lòng Yến Nô có chút mong đợi.
Nếu Yến Nô đã nói thế thì Chu Lương và Thạch Tam sẽ không phản đối. Thật ra hai người họ rất muốn tới xem... Dù sao thì mục đích của họ tới đây cũng là để xem Phong Nghi nô hiến nghệ. Chuyện của Ngọc Doãn xảy ra bất ngờ nên hai người cũng không tiện mở miệng.
Mà nay Yến Nô chủ động nói tới đó khiến cho hai người liền gật đầu ngay lập tức.
Cả ba người lập tức bước đi. Chu Lương và Thạch Tam đi trước mở đường còn Yến Nô thì đi theo sau, chen qua đám đông lên phía trước.
Từ xa nhìn lại thì chỉ thấy đám đông quây thành một vòng tròn.
Những tiếng đàn thể hiện một sự đau thương và cương nghị khiến cho ba người Yến Nô cũng phải dừng chân.
Mặc dù cả ba người không phải là kẻ tao nhã nhưng cũng có thể nghe được tiếng đàn rất hay.
*****
Có thể nói bầu không khí của cả thời Đại Tống là một nền văn hóa khiến cho đời sau khó có thể phục chế. Cho dù là người buôn bán nhỏ cũng có thể nhận ra thơ ca hay dở.
Tiếng đàn ẩn chứa một sự đau thương khiến cho người ta phải cảm động.
Yến Nô cắn môi đứng đó, ánh mắt hơi ươn ướt.
Trước mắt nàng như xuất hiện một người mà cả đời nàng phải vì hắn mà hò hét.
Tiếng đàn đột nhiên lại trở nên cao vút và dồn dập, tạo ra một bầu không khí khác lạ rồi dừng lại.
Ngay sau đó, trong đám đông vang lên tiếng khen ngợi:
- Chơi hay lắm. Khúc nhạc cũng hay.
Theo tiếng khen, bốn phía cũng lập tức vang lên những tiếng khen ngợi khác.
Âm nhạc là một thứ không có biên giới nó có thể xuyên qua không gian và thời gian.
Yến Nô cũng khen ngợi liên tục. Ngay cả Chu Thương và Thạch Tam là hai người thô lỗ nhưng cũng có thể cảm nhận được tình cảm trong đó.
- A?
Thạch Tam đột nhiên lên tiếng.
- Hình như đó là tiểu Ất ca.
Lúc này, Chu Yến Nô mới thoát khỏi ý của bản nhạc Nhị Tuyền Ánh Nguyệt, đang định xoay người thì chợt nghe thấy tiếng của Thạch Tam.
- Đúng thật.
Chu Lương cũng thốt lên.
Xoay người lại nhìn xuyên qua đám người thì có thể thấy được Ngọc Doãn đang thu đàn, nét mặt nhìn có chút mệt mỏi.
Diễn tấu vốn là một việc rất vất vả chưa nói là hoàn toàn chìm đắm vào đó, sử dụng linh hồn để diễn tấu.
Ngọc Doãn hoàn thành khúc nhạc cũng có phần mỏi mệt. Trong đầu hắn lúc này rất hỗn loạn, rất nhiều cảm xúc không thể diễn tả được.
Nhưng đúng lúc này, một âm thanh chợt vang lên.
- Cái tên khốn này ngươi kéo cái của nợ gì mà làm cho ta khó chịu... Nhìn ngươi cũng dễ coi mà tại sao lại lôi ra một cái khúc chết tiệt như thế. Ngươi xem có cái khúc nào khiến cho ta cảm thấy vui hơn không?
Mấy tên du thủ du thực lách khỏi đám người bước ra ngoài.
Một người dẫn đầu phanh ngực như muốn nói cho người ta biết mình là một tên lưu manh. Da mặt y đèn nhánh, mắt hình tam giác, mũi tẹt.
Y mặc một cái áo ngắn tay, bước đi loạng choạng.
Cái áo ngăn tay đó nói đúng ra thì là một chiếc áo chẽn, thứ trang phục này đám du thủ du thực thích mặc nhất. Mặc chúng rất thoải mái, một khi muốn động chân động tay thì không gây trở ngại.
- A! Đây chẳng phải là tiểu Ất ca ở phố Mã Hành hay sao? Ha ha! Sao không ở nhà bán thịt mà lại tới đây chơi nhạc...
Những người này mới đi ra đã biết là định sinh sự.
Chu Lương nhíu mày, nói nhỏ:
- Cái tên khốn này hình như là người của Quách thiếu tam. Ta nhớ đã gặp qua y.
- Ngưu bảo lượng, biệt hiệu Ngưu nhị.
Thạch Tam nhíu mày, trầm giọng nói:
- Cái tên khốn này sao lại ra đây? Cửu nhi tỷ! Chúng ta đi nhanh hơn đi. Cái tên khốn này là người của Quách Kinh... Quách tam thiếu chắc chắn ở gần đây. Người này cố tình tới gây sự, chúng ta phải ngăn lại.
Trong suy nghĩ của mấy người Yến Nô thì với tính của Ngọc Doãn, bị người ta nói vậy chắc chắn sẽ ra tay.
Nhưng thực tế thì sao?
Ngọc Doãn lại dường như không nghe thấy, không để ý tới Ngưu Bảo Lượng.
Vào lúc này, hắn đang chìm đắm trong một cảm giác khó hiểu. Kiếp trước, cha của hắn từng đánh giá khi Ngọc Doãn chơi đàn mặc dù kỹ thuật có chừa nhưng lại không có hồn. Cho nên mỗi khi chơi đàn quá nặng về hình thức...
Còn cái gọi là sử dụng tâm hồn để chơi đàn thì Ngọc Doãn mặc dù biết nhưng lại không hiểu.
Hoàn cảnh cuộc sống hậu thế bài xích và bóp méo truyền thống, với đủ mọi loại hạn chế khiến cho Ngọc Doãn không thể hiểu được phụ thân nói dùng tâm hồn để diễn tấu là như thế nào.
Có thể nói kỹ thuật của Ngọc Doãn tới mức xuất thần nhập hóa nhưng vẫn không thể trở thành một nhạc sư thực sự.
Hắn không cảm nhận được cảnh trong khúc nhạc nên không thể dùng tâm hồn để diễn tấu. Nhưng vừa rồi, hắn lại có một cảm giác kỳ diệu. Cái cảm giác không có gì cản trở trong khúc nhạc như hòa nhập với trời đất khiến cho hắn không kiềm chế được. Thậm chí hắn không nghe, cũng không biết những chuyện diễn ra xung quanh. Còn về phần Ngưu Bảo Lượng khiêu khích thì Ngọc Doãn đang đắm chìm trong cái cảm giác ảo diệu kia lại càng không nghe thấy.
Lão nhân đứng dậy ngăn Ngưu Bảo Lượng lại.
- Các ngươi định làm gì?
- Cái lão hán này cút ngay, đừng có cản đường gia gia.
Ngưu Bảo Lượng giơ tay đẩy lão nhân ngã ra đất.
Lão hán là một cách gọi miệt thì vào thời đại Tống. Ngưu Bảo Lượng mới ở trong nhà lao ra, phụng mệnh tìm Ngọc Doãn sinh sự thì làm sao có thể để cho lão nhân đó ngăn cản. Bình thường, thấy đám du côn, không ai dám lên tiếng.
Nhưng hôm nay, chẳng biết tại sao mọi người lập t nổi giận.
- Cái tên khốn kia đúng là không biết xấu hổ đi ức hiếp một lão nhân. Ngươi coi phủ Khai Phong không có người hay sao?
- Người nào vừa nói?
Ngưu Bảo Lượng trừng mắt lên nhìn xung quanh.
Cái tên này là một kẻ rất thích đánh nhau, hoàn toàn khác với Ngọc Doãn.
Trước kia, Ngọc Doãn đánh với người khác là để không còn kẻ hiếp người yếu. Nhưng Ngưu Bảo Lượng thì sao? Không cần biết đó là ai. Chỉ cần chọc vào lão tử thì người thân cũng không nhận. Cái tên này chính là thủ hạ của Quách Kinh, bình thường vô cùng hống hách và ương ngạnh.
Do từng luyện qua một chút đô vật nên cũng có được chút quyền cước, lại thêm lòng lang dạ sói.
Nhiều lần thằng nhãi này đả thương người rồi bị giam vào trong lao. Nhưng Quách Kinh có phần coi trọng y vì vậy mà mỗi khi gặp chuyện không may đều chuẩn bị sẵn. Cho nên sau khi bị nhốt không lâu y liền được thả ra. Thường xuyên như vậy khiến cho không một ai dám động vào Ngưu Bảo Lượng.
Thấy gã nhìn xung quanh, tất cả mọi người lập tức câm như hến.
Nhưng ngay vào lúc Ngưu Bảo Lượng định bước tới gây sự thì Ngọc Doãn đột nhiên đứng dậy.
Hắn cao hơn Ngưu Bảo Lương một cái đầu. Mặc dù cũng không phải là loại khôi ngô nhưng cũng có sự mạnh mẽ. Người có tên, cây có bóng... Ngọc Doãn được mệnh danh là "ngọc giao long" ở phố Mã Hành cũng không phải là không có nguyên nhân.
Mặc dù Ngưu Bảo Lượng hung ác nhưng cũng bị Ngọc Doãn sửa cho mấy lần.
Thấy Ngọc Doãn đứng dậy, Ngưu Bảo Lượng theo bản năng lùi lại mấy bước, bày ra một tư thế phòng ngự.
Nào ngờ, Ngọc Doãn không thèm để ý tới y mà ngửa mặt lên trời cười ha hả.
Chỉ thấy hắn đột nhiên vất bỏ đôi giầy, quay đầu cất bước nảy lên đài cao.
Ngưu Bảo Lượng thấy vậy thì nổi giận vì Ngọc Doãn không coi mình vào đâu.
- Thằng khốn vô lễ.
Ngưu Bảo Lượng lên tiếng rồi định đuổi theo làm nhục Ngọc Doãn.
Đúng lúc này, từ phía bên cạnh chợt vang lên một âm thanh lạnh lùng:
- Ở một nơi vui vẻ như thế này tại sao lại có kẻ tới đây khóc lóc?
Cửu ca! Không đuổi cái tên này đi, để đó cho bẩn mắt, bẩn tai mình ra.
Còn chưa dứt lời, một đại hán cường tráng đã từ trong đám người bước ra, chặn đường Ngưu Bảo Lượng.
Hôm nay đúng là bực mình.
"Gia gia ở trong nhà lao có mấy ngày mà sao có người dám tới ngăn cản ta?"
Ánh mắt của Ngưu Bảo Lượng chơt trở nên hung dữ. Y giơ tay định túm lấy hai vai của đại hán cường tráng kia. Cái này gọi là Bá vương tá giáp, là một chiêu của đô vật. Nếu bị Ngưu Bảo Lượng chộp được, không chừng hai cánh tay sẽ rơi xuống. Nhưng hai tay của y còn chưa chạm được tới người đối phương thì một tiếng động đã vang lên. Ngưu Bảo Lượng văng lên cao rồi rơi xuống đất. Máu miệng y trào ra mà hôn mê.
Cho tới lúc y bay đi cũng vẫn không nhìn rõ đối phương đã dùng chiêu gì.
Mấy tên còn lại hoảng sợ nhìn đại hán thì thấy trang phục của gã cũng hết sức bình thường. Tuy nhiên sát khí từ trong mắt của gã lại khiến cho mấy tên du côn sợ hãi.
- Đại quan nhân đã nói. Các ngươi lập tức cút ngay, nếu không đừng trách ta không khách khí. Cút!
Sau tiếng quát của đại hán, mấy tên du côn liền đỡ Ngưu Bảo Lượng mà quay đầu bước đi, không dám dừng lại.
Ba người Chu Yến Nô ở bên cạnh nhìn đám người Ngưu Bảo Lượng bị đổi.
Chu Lương nhìn hán tử rồi chợt giật mình ớn lạnh, thì thầm:
- Ông trời ơi! Tại sao lại là hắn?
- Ai?
- Triệu Cửu!
- Cái gì?
Thạch Tam ngẩn người rồi cũng run rẩy:
- Cửu ca của nhà Triệu tướng công hay sao?
← Hồi 007 | Hồi 009 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác