Vay nóng Tinvay

Truyện:Tống thì hành - Hồi 217

Tống thì hành
Trọn bộ 301 hồi
Hồi 217: Biến đổi bất ngờ
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-301)

Siêu sale Lazada

Cuối tháng sáu năm Tuyên Hòa thứ bảy, nắng gắt như lửa.

Trong thành Hàng Châu huyên náo, đầu Vọng Tiên Kiều có tiếng người ồn ào.

Người chen chúc, người lẫn người vô cùng náo nhiệt. Dân chúng Hàng Châu tụ tập hai bên Cầu Vọng Tiên nhìn một đội nhân mã đang hùng dũng oai vệ, khí phách hiên ngang từ trong quân đi ra. Ngọc Doãn cưỡi Ám Kim, nhưng lại chưa đội mũ quán giáp. Hổ Xuất trường đao cắm bên hông ngựa, chuôi hổ đao dưới ánh mắt trời khúc xạ tỏa ra kỳ quang. Ở phía sau lưng hắn là hai người Hà Nguyên Khánh và Cát Thanh, mặc giáp trụ, khí vũ hiên ngang.

Hà Nguyên Khánh cưỡi một con Vương truy, trên yên ngựa treo một đôi ngân trùy Hoa Mai.

Cát Thanh thì cưỡi một con Táo hồng mã, thương lớn ngang trước người. Cao Sủng lĩnh suất năm mươi kỵ quân đi theo sát sau Ngọc Doãn, nối đuôi nhau mà ra. Xa hơn, là hai trăm cung tiễn thủ thủ hạ của Vương Mẫn Cầu, cùng với bốn trăm bộ quân do Đổng Tiên suất lĩnh.

Trần Đông và Triệu Bất Vưu suất lĩnh bốn trăm tạp binh đi sau cùng.

Tạp binh này chưa nhập danh sách, chủ yếu là sung vào làm tạp dịch.

Nhưng không thể phủ nhận, những người này sức chiến đấu không hề yếu. Triệu Bất Vưu thật sự là người có bản lĩnh, bốn trăm tạp binh được y huấn luyện nhưng lại không hề kém so với quan quân của Quan Thắng Đô Giám Hàng Châu, thậm chí mơ hồ còn có khí thế áp chế quan quân.

Cũng khó trách, tạp binh trang bị hoàn mỹ, vượt xa quan quân có thể sánh với.

Có thể nói Ngọc Doãn hao tổn hết tâm huyết vào đội binh mã này, chi dùng một món tiền khổng lồ.

Hắn đầu tư vào hơn ba vạn quan thì không nói, lại còn được Bàng Vạn Xuân đưa tới năm vạn quan, toàn bộ đầu nhập trong quân.

Tháng ba năm Tuyên Hòa thứ bảy, Thái Kinh bị Hoàng đế Huy Tông trục xuất.

Cùng tháng, mười vạn quan sinh thần cương ở bên ngoài trấn Bôn Ngưu gần Thường Châu bị tai kiếp, hơn ba trăm quân cùng với Phan Thông sứ giả của Thái Phủ đã bị diệt toàn bộ, không một ai trốn thoát. Chuyện này vào lúc ấy đã tạo thành ảnh hưởng rất lớn. Tuy nói Thái Kinh bị bãi chức, nhưng lão ta quan trường nhiều năm, vây cánh đông, cho nên Sinh thần cương bị cướp đi đã tạo thành chấn động rất lớn.

Lưỡng Chiết lộ trên dưới đều náo loạn.

Các lộ quan quân thường xuyên xuất động, truy bắt, điều tra tung tích đạo phỉ. Sinh thần cương bị cướp đi ở Thường Châu, nhưng Hàng Châu cũng bị cuốn vào trong đó. Quan Thắng cũng phụng mệnh suất bộ nhập núi Mạc Can tiêu diệt phỉ, dưới sự trợ giúp của Ngọc Doãn, ông ta thành công tìm được doanh trại Bàng Vạn Xuân, thu hoạch được quân giới đồ quân nhu vứt bỏ lại trong doanh trại, coi như là có thành tích, lập công lớn.

Bàng Vạn Xuân đã sớm đến Khai Phong, liên kết với đám người Tiếu Khôn Lăng Chấn, xử lý xong xuôi, thuận lợi ngụ lại gần Mưu Đà Cương, bên ngoài thành Khai Phong.

Sở dĩ ngụ lại Mưu Đà Cương, là bởi vì nơi này là điền trang Liễu Thanh. Bàng Vạn Xuân từ Thường Châu cướp thọ lễ, ngoại trừ đưa cho Ngọc Doãn năm vạn quan ra, còn mình mang theo năm vạn quan, dùng ba vạn quan mua một khối đất từ trong tay Liễu Thanh, xem như là có nơi sống yên. Dùng một vạn quan để làm hộ quán cho hơn hai trăm Hắc Kỳ tiễn đội dưới tay mình, thuận lợi vào Ngự Doanh, trở thành quan quân Ngự Doanh, có thể nói là thần không biết, quỷ không hay.

Cho nên, Quan Thắng đánh hạ trại Bàng gia mà không hề phí chút sức lực.

Nhưng đối với phủ Hàng Châu mà nói, trại Bàng gia giống như một xương cá mắc họng, mà nay đi về đâu không rõ, vẫn là một cái họa tâm phúc khó lường. Lý Chuyết hứng trí bừng bừng báo cáo việc này, cũng chiếm được sự tán thưởng của cấp trên.

Trong khoảng thời gian này, dường như cũng chỉ có chuyện này là khiến y sung sướng.

Lý Chuyết xem như cũng hiểu, muốn đoạt lại binh quyền của Ứng Phụng Cục, chỉ sợ cũng không quá dễ dàng.

Trong Ứng Phụng Cục, có Triệu Bất Vưu là chỗ dựa cho Ngọc Doãn, lại được sự tán thành của Quan gia, chứ đừng nói chi là, binh doanh Cầu Vọng Tiên từ trên xuống dưới đã được Ngọc Doãn nắm chặt trong tay. Lý Chuyết muốn đoạt lại binh quyền, sợ là cũng không có năng lực nữa.

Cùng với như vậy, chẳng bằng tạo quan hệ tốt với Quan Thắng.

Lúc dâng tấu về chiến tích của Quan Thắng, Lý Chuyết thật sự phải thừa nhận.

Dù sao hoa kiệu này phải có nhiều người nâng, nâng càng cao, thì tất cả mọi người mới có cơ hội.

Kết quả là, Quan Thắng đã thắng được một tòa trại trống không, thì trong tấu biểu của Lý Chuyết liền biến thành giết địch hơn một trăm người, kẻ tặc chạy trối chết, tung tích không rõ.

Quan Thắng cũng có chút xấu hổ đối với việc này.

Nhưng đây là chuyện trong quan trường, ông ta cũng không thay đổi được.

Nếu Lý Chuyết có lòng tạo quan hệ tốt với ông, Quan Thắng đương nhiên sẽ không cự tuyệt. Đồng thời, ông thông qua chuyên này, xem như để Quan Linh ngồi vững vàng vị trí Đề cử Cung tiễn thủ, sao có thể cự tuyệt thiện ý của Lý Chuyết?

Mà hết thảy việc này lại không hề liên quan đến Ngọc Doãn!

o0o

Tháng tư, thương thế của Ngọc Doãn đã khỏi hẳn.

Đồng thời bởi vì khổ luyện Bát Đoạn Cầm và Sư Tử Hống, trải qua mấy tháng điều dưỡng, không chỉ khiến sức khỏe hắn bình phục hẳn mà còn đột phá bình cảnh, bước vào tiêu chuẩn công phu tầng thứ tư khiến Ngọc Doãn vô cùng mừng rỡ. Tuy nói là vừa mới đột phá công phu tầng thứ tư, còn cần phải củng cổ, nhưng công phu tầng thứ tư này là một đạo mấu chốt, điểm quyết định. Bước qua đạo mấu chốt, điểm quyết định này, xem như Ngọc Doãn mới là một cao thủ chân chính. Mặc dù vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tông sư, nhưng cũng không kém hơn Cao Sủng là bao.

Người gặp việc vui, tinh thần thoải mái.

Thương thế Ngọc Doãn bình phục không lâu, thương thế của Võ Tòng cũng có chuyển biến tốt đẹp.

Được An Đạo Toàn điều trị, thương thế của Võ Tòng bình phục rất nhanh. Tháng năm, đã có thể đi lại, vào tháng 6, có thể hoạt động quyền cước, luyện vài bộ công phu. Thương thế đã khôi phục được sáu bảy thành.

Trong Thủy Hử, Võ Tòng là một người đàn ông trọng tình nghĩa, thẳng thắn hào sảng.

Mà trong hiện thực, ông cũng vẫn như thế. Sau khi thương thế hồi phục, ông liền vội muốn đi Hoàn Châu.

Theo như thư mà Trương Trạch Đoan gửi tới, Lỗ Đạt đã đứng vững gót chân ở Hoàn Châu, được Tiểu Chủng tướng công coi trọng, đảm nhiệm Đô Ngu Hầu bộ quân Tấn Ninh Quân.

Đây cũng là kết quả mà Ngọc Doãn hy vọng ở Lỗ Đạt.

Vốn Chủng Sư Đạo muốn giữ Lỗ Đạt bên người.

Mà nay Tây Hạ đã không so được như trước, cho nên Chủng Sư Đạo cũng không để ý nhiều đến Tấn Ninh Quân.

Nhưng Lỗ Đạt kiên trì muốn đến Tấn Ninh Quân, cũng là xuất phát từ sự yêu quý Lỗ Đạt, Chủng Sư Đạo cuối cùng đáp ứng.

Dựa theo thiết kế của Ngọc Doãn, chỉ cần Lỗ Đạt có thể đứng vững ở Tấn Ninh Quân, coi như là khống chế được môn hộ thương lộ Tây Châu.

Lỗ Đạt cũng nhờ Trương Trạch Đoan mang hộ tin đến, nói cần nhiều người giúp đỡ.

Võ Tòng đã quyết định muốn đem mạng này cho Ngọc Doãn, để báo đáp ơn cứu mạng của Ngọc Doãn với ông. Cho nên ông không hề hỏi mục đích mở thương lộ Tây Châu của Ngọc Doãn, mà sau khi nhận được tin tức thì chủ động yêu cầu đi tới Tấn Ninh quân. Thấy không khuyên được Võ Tòng, Ngọc Doãn cũng không nói năng rườm rà. Đầu tháng sáu, Võ Tòng dẫn theo một nhà Thi Toàn từ trên xuống dưới mấy chục người trùng trùng điệp điệp lên đường đi tới Tấn Ninh Quân.

Thi Lão thái công vốn cũng không muốn rời khỏi Hàng Châu.

Nhưng dưới sự khuyên bảo của Thi Toàn cuối cùng cũng đã thay đổi chủ ý.

*****

- Phụ thân, cả nhà ta nay ở Hàng Châu đều là phản tặc, cuộc đời này chỉ sợ khó mà sửa lại án đã xử sai.

Ngọc Đô giám nói rất đúng, con người chuyển sống, cây chuyển thì chết. Nếu đã như vậy, chẳng bằng đi Tây Bắc. Hơn nữa lần này đi Tây Bắc cũng là vì tiền đồ sau này của con. Ngọc Đô giám nói, với bản lĩnh của con, hơn nữa có Lỗ Ngu Hầu, dù không làm được đại quan thì cũng có thể được một vị trí nào đó, chẳng phải là rạng rỡ tổ tông hay sao?

Thi lão Thái công nghe vậy cũng cảm thấy Thi Toàn nói có lý.

Huống chi, huynh đệ Thi Toàn đi Tây bắc còn có thể làm võ quan.

Đây đối với Thi lão Thái công mà nói, không thể nghi ngờ là có lực hấp dẫn rất lớn. Phải biết rằng, lúc trước ông tìm cách để Thi Toàn và làm việc trong nha môn chẳng phải là vì muốn có tiền đồ sao? Võ quan, mặc dù không coi là nhập lưu, nhưng cũng là chức quan nhỏ.

Vì thế, Thi lão thái công sau khi thương nghị cùng tộc nhân đã quyết nhị cả gia tộc dời đi Tây bắc.

Sản nghiệp tổ tiên Hàng Châu không thể lấy lại, tuy nhiên Thi gia ở Hàng Châu mấy đời nối tiếp kinh doanh, tuy không phải là danh môn vọng tộc, nhưng cũng được coi là gia đình giàu có.

Đất vườn không còn, bất động sản không lấy theo được, nhưng trong tay ít hoặc nhiều cũng có một chút ngân lượng, chỉ tính số nhỏ đã có mấy ngàn quan, Tây Bắc hoang vắng nhưng cũng có thể sinh sống được ở đó. Huống chi, Ngọc Doãn nói đã chuẩn bị mở ra thương lộ Tây Vực, Thi gia có thể nhân cơ hội này tham gia vào, không chừng có thể đạt được nhiều lợi nhuận.

Bởi vậy, Thi lão thái công mang người nhà theo Võ Tòng đi tới Tây Bắc.

Thương lộ Tây Châu trách nhiệm nặng nề, Ngọc Doãn cũng hiểu rõ trong đó cần có nhiều việc phải giải quyết, nhưng bất kể thế nào, dù gì cũng phải thử một lần. Chỉ mong Dư Lê Yến còn nhớ đến mình, nhớ đến Ngọc Tiểu Ất trước đây đã từng cùng nàng vượt qua cửa ải khó khăn.

Hơn nữa, Nhâm lão công cũng đã nói, tình cảnh của Dư Lê Yến ở Tây Chây cũng rất khó khăn.

Nếu có thể mở ra thương lộ Tây Châu, bất kể là đối với Dư Lê Yến hay là đối với Ngọc Doãn thì cũng là một chuyện có lợi. Ngọc Doãn cũng tin tưởng, Dư Lê Yến sẽ không cự tuyệt. Với sự thông minh của nàng, sao không nhìn thấu lợi ích ở phương diện này chứ.

Tuy rằng trong việc này còn có rất nhiều cần phải xử lý, nhưng mấu chốt nhất vẫn phải liên lạc được với Dư Lê Yến.

Hết thảy tựa hồ như rất tốt đẹp.

Lê gia bắt đầu thu nạp vật tư mà Ngọc Doãn cần, mà xa hơn là Liễu Thanh ở Khai Phong cũng bắt đầu tích cực chuẩn bị, chờ đợi thời cơ chín muồi.

Nhưng ngay lúc Ngọc Doãn hăng hái chuẩn bị giương quyền cước thì Lý Chuyết lại đột nhiên nhảy ra an bài một sự vụ.

Hóa ra, vì để lấy lòng Quan gi, đặc biệt là sau khi giao ra binh quyền, Lý Chuyết gia tăng trưng thu Hoa Thạch cương.

Gần năm trăm ngàn quan Hoa thạch cương đã chuẩn bị thỏa đáng để ngay trong ngày mang đến Khai Phong. Tuy nhiên, sau khi xảy ra sự việc Thái Kinh, Tô Châu Tuyên Phủ Tư không muốn tiếp tục áp giải Hoa Thạch cương nữa. Đây là việc ra sức không lấy lòng. Hoa Thạch cương đưa đến Khai Phong, công lao chín thành sẽ được quy về Ứng Phụng Cục; nếu Hoa thạch cương trên đường xảy ra vấn đề, vậy thì Cửu thành lại chịu tội, sẽ quy về Tuy Phủ Tư. Vị Sát Sứ Tô Châu kia cũng không phải là kẻ ngốc sao có thể may áo cho kẻ khác chứ?

Ứng Phụng cục các ngươi có binh mã, sao không đích thân áp giải?

Lý Chuyết vốn không muốn Ngọc Doãn nhúng tay vào trong đó, nhưng Tô Châu Quan sát sứ đã cự tuyệt rồi, nên y đành phải phái Ngọc Doãn phụ trách áp giải.

Lại nói tiếp, đây cũng vốn là chức trách của Ngọc Doãn.

Ngọc Doãn nhận được tin tức thì thật sự cũng không thể cự tuyệt.

Thứ nhất, hắn không có lý do để từ chối; thứ hai, Yến Nô sắp sinh nở rồi, Ngọc Doãn cũng muốn nhân cơ hội này quay về Khai Phong thăm nàng.

Cho nên, sau khi nhận được thủ lệnh của Lý Chuyết, Ngọc Doãn không nói hai lời lập tức điểm binh mã.

Vì vậy thái độ của Lý Chuyết đối với Ngọc Doãn cũng chuyển biến tốt lên nhiều.

Người này tuy nói đã đạt được binh quyền nhưng làm việc rất sảng khoái, không có nhiều phiền toái.

Cứ như vậy, Ngọc Doãn tận lực điểm binh mã Ứng Phụng Cục tổng cộng mấy ngàn người, chuẩn bị trở về Khai Phong. Vừa nghe nói sắp về Khai Phong, đám người Trần Đông, Triệu Bất Vưu, Cao Sủng đều vô cùng vui mừng. Rời khỏi Đông Kinh cũng đã hơn nửa năm rồi, nếu nói là không nhớ thì là gạt người. Đừng nói Cao Sủng còn có mẹ già ở Đông Kinh, nỗi nhớ nhà càng thêm mãnh liệt.

Ngày hai mươi tám tháng sáu năm Tuyên Hòa thứ bảy, Ngọc Doãn suất bộ rời khỏi Hàng Châu, áp giải năm trăm ngàn quan Hoa Thạch cương trở về Khai Phong.

Trên đường đi, binh mã trùng điệp cũng coi như thuận lợi.

Thật ra thỉnh thoảng gặp đám đạo phỉ nhỏ nhưng đều bị binh mã của Ngọc Doãn nghiền nát.

Giữa tháng bảy đại quân thuận lợi tiến đến Nam Kinh Ứng Thiên Phủ, tức là Thương Khâu tỉnh Hà Nam đời sau.

Ứng Thiên Phủ này xây dựng vào năm Tường Phù thứ bảy, đến nay đã có lịch sử 110 năm rồi. Đến Ứng Thiên Phủ cũng tạm coi là an toàn, khoảng cách đến phủ Khai Phong Đông Kinh chỉ còn có mấy ngày lộ trình, quê nhà càng lúc càng gần.

Nỗi nhớ nhà của Ngọc Doãn như dao cắt, chỉ muốn đi ngay lập tức.

Nhưng thấy các huynh đệ bôn ba vất vả, thật sự là mệt mỏi nên đã bảo Triệu Bất Vưu cầm lệnh bài đi trước thông tri cho trạm kiểm soát tiền phương nhường đường. Hắn lệnh cho quân tốt hạ trại ở bên ngoài Ưng Thiên Phủ, còn mình thì dẫn theo ba người Trần Đông, Hà Nguyên Khánh, Cát Thanh đi vào thành bái kiến Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ. Đêm đó, bốn người nghỉ ngơi trong quan dịch thuộc Ứng Thiên Phủ

Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ cũng rất khách sáo đối với Ngọc Doãn, trong lời nói nhiều lần nhắc tới Hoàng Thường.

Điều này cũng cho thấy giao tình của y đối với Hoàng Thường cũng không kém, cho nên cũng rất chiếu cố Ngọc Doãn.

Bình thường võ quan như Ngọc Doãn, y đường đường là Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ không cần phải tiếp đãi, nhưng bởi vì giao tình với Hoàng Thường, nên y vẫn mở yến tiệc, đón gió tẩy trần cho Ngọc Doãn. Tiệc rượu qua đi, Ngọc Doãn về quan dịch.

Vì trải qua đoạn đường mệt nhọc nên khi về tới quan dịch, hắn liền nghỉ ngơi ngay.

Ngủ đến nửa đêm, Ngọc Doãn bị tiếng ồn ào đánh thức.

Loáng thoáng, hắn nghe tiếng Hà Nguyên Khánh khắc khẩu với người bên ngoài liền vội vàng khoác áo đi ra ngoài.

- Nguyên Khánh, sao tranh cãi ầm ĩ vậy?

Ngọc Doãn đứng ở bậc cửa trầm giọng quát.

Lúc này Trần Đông cũng bị đánh thức, mơ màng ra khỏi phòng.

Chỉ thấy ở cửa đình viện, một người trung niên mặc trang phục người làm bước nhan lên trước:

- Tiểu nhân thật không dám quấy nhiễu mộng đẹp của Đô Giám, là lão gia nhà ta phái tiểu nhân đến, nói là có chuyện quan trọng muốn nói với Đô Giám.

Nhìn cách ăn mặc này thì hẳn là gia thần của Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ.

Đã muộn thế này chạy tới gọi mình, chẳng lẽ là xảy ra chuyện gì?

Ngọc Doãn đột nhiên giật nảy mình, trong đầu lóe lên, nay đã giữa tháng bảy, đáng chết, sao ta lại quên chuyện này chứ? Hay là...

Hắn vội vàng nói:

- Xin đợi một lát, ta thay y phục rồi lập tức tới ngay.

Ngọc Doãn nói xong quay lại phòng.

Trần Đông cũng theo vào:

- Tiểu Ất, rốt cuộc xảy ra chuyện gì, sắc mặt ngươi sao khó coi vậy?

- Ta cũng không dám khẳng định... Thiếu Dương còn nhớ lúc trước ta nói với ngươi, trận chiến Tống Kim là một hai năm này không?

- Ồ?

- Ta đột nhiên có một dự cảm, sợ là Lỗ tặc đã khai chiến với Đại Tống ta rồi.

Trần Đông trợn mắt há hốc mồm, nhìn Ngọc Doãn, thật lâu nói không ra lời.

Ngọc Doãn nhanh chóng thay đổi quan phục:

- Thiếu Dương, ngươi theo ta qua đó, chỉ mong là ta nghĩ ngợi lung tung, có lẽ là có chuyện khác thôi cho nên mới triệu tập muộn như vậy.

Trần Đông nghe vậy không dám do dự, vội vàng về phòng thay quần áo.

Hai người vội vàng đến Ứng Thiên phủ, khi vào đại sảnh, thấy Phủ Doãn Ứng Thiên Phủ đã đứng đó đón, vẻ mặt kích động.

- Tiểu Ất, xảy ra chuyện lớn rồi!

- Chuyện lớn?

- Ta vừa mới nhận được khoái báo Đông Kinh, Lỗ tặc lấy lý do Trương Giác để thay đổi, xé bỏ minh ước, khai chiến với Đại Tống ta. Hoàn Nhan Tông Vọng xuất binh từ Bình Châu, Hoàn Nhan Tông Hàn xuất binh từ Đại Đồng, binh chia làm hai đường, đang bức hai nơi Thái Nguyên và Yến Sơn chúng ta.

Ngọc Doãn nghe vậy sắc mặt lập tức thay đổi.

Mà sắc mặt Trần Đông tái nhợt, quay lại nhìn Ngọc Doãn.

Thật đúng là sợ điều gì thì gặp điều đó. Lần này lại để Tiểu Ất đoán đúng rồi!


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-301)


<