← Hồi 087 | Hồi 089 → |
Trận đấu giữa Hổ Bôn và Hổ Vệ càng lúc càng tới gần.
Trên khắp các nẻo đường của Hứa Đô lúc này cũng đều bàn tán về trận đấu đó.
Điển Vi và Hứa Chử đều có thể nói là hổ tướng. Một người có tên Ác Lai còn một người được gọi là Hổ Điên. Hơn nữa, cả hai đều là người được Tào Tháo tin tưởng.
Trận chiến này sẽ quyết định ra ai là người số một trong đám cận vệ vì vậy mà thu hút sự chú ý của nhiều người.
Có người nói Hổ Bôn vô địch.
Có người lại cho rằng Hổ Vệ dũng mãnh.
Tóm lại tất cả mọi việc đều khiến cho trận tranh giành này thêm hứng thú.
Đồng thời Tào Tháo còn tuyên bố sau khi luận võ sẽ có thưởng. Nhưng thưởng gì thì y không nói rõ khiến cho mọi người lại càng thêm tò mò.
Ngày mùng mười tháng bảy là ngày diễn võ.
Mới sáng sớm, Tào Bằng đã tới bên ngoài Tây Uyển.
- A Phúc!
Từ xa, hắn thấy Tào Chân mặc trang phục nhung đang vẫy mình.
Tào Bằng vội vàng lên tiếng rồi thúc ngựa tới chào Tào Chân.
- A Phúc! Ta đã tìm hiểu được.
- Tìm hiểu được cái gì?
- Đám người ở lầu Dục Tú đó là sứ giả của Lã Bố. Đệ có còn nhớ cái người húc phải ta bị ngã không? Y chính là Trần Nguyên Long.
Tại dịch quán ở Hứa Đô.
Trần Đăng nằm trên giường mãi cho tới khi ánh sáng mặt trời lên cao mà vẫn chưa thèm dậy.
- Nguyên Long! Ngày hôm nay chúng ta làm gì?
Một nam tử ăn mặc kiểu văn sĩ đẩy cửa đi vào phòng. Trần Đăng quay lưng về phía cửa phòng hơi nhíu mày rồi từ từ ngồi dậy.
- Hôm nay chỉ nghỉ tại dịch quán, không có chỗ để đi.
- Việc Ôn Hầu nhờ... - Nam tử kia vội vàng nói:
- Hai chúng ta tới Hứa Đô bao nhiêu ngày mà vẫn chưa thể gặp Tào công. Ngày đó người và Ôn Hầu có nói kết thân với Tào công, từ chối hôn ước với Viên Công Lộ. Nhưng hiện tại Tào công không triệu kiến chúng ta là cớ làm sao?
Trần Cung không hề có lấy một chút hoang mang, xoay người hơi nhếch miệng, nở nụ cười lạnh. Có điều nụ cười của y nhanh chóng trở lại bình thường. Y mở miệng nói:
- Trọng Lễ! Ngươi nôn nóng vậy thì có tác dụng gì? Ngươi phải nhớ là lần này Ôn Hầu cầu lấy chức Từ Châu mục không phải chuyện tầm thường. Công văn chúng ta đã đưa, người cần gặp cũng đã gặp. Trong hai ngày qua ngươi đi theo ta đều thấy rõ.
- Nhưng...
- Trọng Lễ! Có một số việc không thể nóng vội được. - Trần Cung làm như hiểu rõ mà lên giọng chỉ bảo nam tử kia vài câu. Sau đó, y lại nhẹ nhàng nói tiếp:
- Việc cầu chức này không phải như đánh giặc mà cần phải có quan hệ và sự kiên nhẫn. Người cần gặp chúng ta đều đã gặp. Văn Nhược và Công Đạt thì không cần phải nói. Cho dù cả Chung Do, Khổng Dung, Lưu Diệp ngươi cũng đều đã thấy. Ta còn có thể làm thế nào?
Nam tử kia có chút thẹn thùng, chắp tay nói:
- Nguyên Long! Ngụy Tục là người thô thiển, vừa rồi ăn nói có chỗ bất kính, xin hãy tha lỗi. Chỉ có điều nếu cứ phải chờ thế này thì chúng ta phải chờ tới bao giờ?
Ngụy Tục là thân thích của Lã Bố cũng là một trong tám tướng dưới trướng của Lã Bố.
Trần Cung cười nói:
- Trọng Lễ không nên lo lắng, cứ thoải mái dạo chơi. Sắp tới Tào công xuất binh thảo phạt Viên Thuật sẽ cho Ôn hầu một câu trả lời hài lòng. Nghe nói hôm nay hai viên hổ tướng dưới trướng của Tào công là Điển Vi và Hứa Chử luận võ, chỉ tiếc là chúng ta không đi được. Nếu không thì cũng có thể nhân cơ hội thám thính tình hình.
Tây Uyển nằm bên cạnh Hoàng thành là một trong những cấm địa.
Quân Hổ Bôn và quân Hổ Vệ cơ bản đóng quanh đây, phụ trách bảo vệ Hoàng thành.
Nguy Tục lạnh lùng cười:
- Có cái gì mà xem? Chỉ là bại tướng dưới tay Ôn Hầu... Nếu Nguyên Long nói vậy thì đợi thêm hai ngày nữa. Ta đi tìm chỗ uống rượu, Nguyên Long có hứng thì đi cùng.
Trần Cung chắp tay:
- Ý tốt của Trọng Lễ, Trần Cung xin nhận. Có điều hôm nay Trần Đăng có hẹn với Tử Tự, chuẩn bị tới Long Sơn thưởng ngoạn, sợ là không thể đi cùng. Một thời gian nữa, Tử Tự sẽ tới Trường An. Ta muốn nhân cơ hội này dạo chơi với Tử Tự một chút.
Tử Tự chính là Đỗ tập.
Lúc trước, Nguy Tục và Trần Đăng từng tới bái phòng Đổ Tập biết rằng Đỗ Tử Tự cũng không ưa y.
Thời điểm làm khách ở nhà Đỗ Tập, thậm chỉ ngay cả tiệc rượu y cũng không thèm khoản đãi. Mặc dù sau đó có sắp đặt một chút ở lầu Dục Tú nhưng chủ nhân bữa tiệc là Đỗ Tập lại không xuất hiện. Nguyên nhân thì vô cùng đơn giản. Đỗ Tập không vừa mắt với Lã Bố, nên không thể ngồi cùng bàn với Ngụy Tục. Có lẽ nếu không có Trần Đăng thì cơ bản Đỗ Tập cũng chẳng cho Ngụy Tục bước chân vào cửa nhà y.
Lúc đó, Trần Đăng làm bạn với Ngụy Tục ăn cơm ở lầu Dục Tú, lúc cuối cùng phải nhẫn nhịn cơn tức của gã.
Cứ nghĩ tới nét mặt của Đỗ Tập, Ngụy Tục lại cảm thấy ngán. Sau khi nói khách khí hai câu với Trần Đăng, y liền rời khỏi dịch trạm.
Chờ khi Ngụy Tục đi rời, Trần Đăng mới rửa mặt, mặc một chiếc áo chẽn rồi khoác áo khoác, sau đó mới ra ngoài.
Vào thời kỳ Đông Hán, trang phục của kẻ sĩ phần lớn đều có quy định của nó.
Một năm có bốn mùa nhưng ăn mặc theo năm tiết. Mùa xuân thì dùng màu xanh. Mùa hạ màu đỏ. Tháng cuối mùa hạ thì mặc màu vàng. Còn tới mùa thu thì phần lớn là màu trắng. Mùa đông là màu đen.
Người bình thường ăn mặc không phải chú ý nhiều như vậy, có khi cả bốn mùa chỉ mặc một bộ. Nhưng kẻ sĩ mà mặc lầm màu sắc thì sẽ bị coi là hành động vô lễ.
Ra khỏi cửa thành, Trần Đăng liền thấy Đỗ Tập đứng ở phía xa.
- Tử Tự.
Y vội vàng xuống ngựa chắp tay vấn an.
Đỗ Tập mỉm cười. Khi hai người tới gần, y nhỏ giọng nói:
- Ta đã hẹn với Nguyên Thường tới giữa trưa chúng ta gặp nhau ở đình Phong Vũ.
- Đa tạ Tử Tự.
Đỗ Tập liên tục xua tay rồi sau đó lên ngựa. Trần Đăng cũng sóng vai mà đi.
Hai người đi không lâu thì thấy Ngụy Tục thò mặt ra bên cạnh tường. Y nhìn theo bóng lưng Trần Đăng mà gật đầu, sau đó mới xoay người đi vào cửa thành.
Trước khi tới đây, quân sư Trần Cung đã từng dặn với Ngụy Tục là không thể tin được Trần Đăng.
Trần Đăng là người Quảng Lăng, không chỉ là gia tộc quyền thế ở địa phương mà còn là gia tộc số một ở Từ Châu. Tổ phụ của Trần Đăng là Trần Cầu - Một thấy thuốc vào những năm cuối thời Đông Hán.
Mà phụ thân của Trần Đăng là Trần Khuê, tự Hán Du. Khi còn trẻ, y và đám người Viên Thuật, Viên Thiệu có giao du nên rất có danh vọng.
Năm Trần Đăng mười tám tuổi, đọc rất nhiều sách vở nên có thể nói là người có tài học và phong độ. Năm hai mươi lăm tuổi y đỗ hiếu liêm, trở thành huyện lệnh, đồng thời cũng lập được chiến tích.
Lữ Bố là một người ở nơi khác tới. Hơn nữa, y chiếm lấy Từ Châu cũng không phải danh chính ngôn thuận. Vốn Từ Châu không phải là chỗ của y. Trước khi Từ Châu mục Đào Khiêm chết, phó thác Từ Châu cho Lưu Bị. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại ở Duyện Châu thì bỏ chạy tới nương tựa Lưu Bị. Lưu Bị nhận y nhưng rồi Lã Bố lập tức cướp lấy Từ Châu.
Đó là lý do tại sao Lã Bố nóng lòng có được chức Từ Châu mục. Y cần một cái thân phận danh chính ngôn thuận. Mà chính đáng nhất đó là được Hán đế phong tặng.
Từ Châu mục...
Cái chức này đối với Lã Bố vô cùng quan trọng. Y biết Trần Đăng có quen nhiều người bên quân Tào liền nhờ y tới cầu Tào Tháo.
Còn mưu sĩ của Lã Bố là Trần Cung thì không yên tâm lắm về Trần Đăng.
Gã lệnh cho Ngụy Tục âm thầm giám sát hành động của Trần Đăng. Vì vậy mà sau khi tới Hứa Đô, biểu hiện của Trần Đăng hết sức bình thường khiến cho Ngụy Tục cũng từ từ an tâm.
Rừng phong Long Sơn?
Ngụy Tục vừa đi vừa suy nghĩ.
Y nhìn quanh thì thấy cách đó không xa có một cái tửu quán.
Ngụy Tục trong lòng mừng rõ. So với việc đi tới núi hoang để ngắm cảnh thì chẳng bằng ở đây uống rươu, ăn thịt.
Nghĩ vậy, Ngụy Tục liền bước chân vào trong tửu quán.
U... u... u
Trên bầu trời Tây Uyển vang lên tiếng kèn.
Ở đây, tinh kỳ bay phất phới. Xung quanh giáo trường có một đám lính mang binh khí bảo vệ.
Từng đoàn xe nhanh chóng chạy vào trong giáo trường khiến cho bầu không khí nóng lên.
Trên tòa vọng lâu, Tào Tháo ngồi ở chỗ cao nhất.
Hai bên vọng lâu còn có những vọng lâu nhỏ, bên trong là các tướng lĩnh của quân Tào.
Từ phía Đông, theo thứ tự là tướng của dòng họ Tào Tháo, bao gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn.
Thái thú Trần Lưu là Hạ Hầu Uyên do có công việc nên không về được.
Tuy nhiên Tào Tháo vẫn dựng cho y một cái vọng lâu. Chỉ có điều, trên vọng lâu đó phủ một tấm màn, đứng bên trong thấp thoáng có thể thấy được bóng người nhưng không nhìn rõ.
Mà gia quyến của Hạ Hầu Uyên đều ở Hứa Đô nên chẳng lẽ là người nhà của y.
Còn các vọng lâu phía Tây phần lớn là tướng lĩnh mang họ khác.
Những thành viên quan trọng trong quân Tào nhưng không phải người họ Tào đều tập trung tại đây.
Chẳng hạn như Thái thú Lý Điển, tướng quân Từ Hoảng, Bình Lỗ hiệu úy Vu Cấm đều ngồi ở đây. Ngoại trừ đám người đó ra là mấy người Tuân Du, Quách Gia, Mao Giới cũng đều là những thành viên quan trọng. Tất cả đều tập trung xem cuộc chiến.
Có điều, vì vị mưu sĩ cực kỳ quan trọng dưới trướng Tào Tháo lại không có ở đây.
Tuân Úc có công việc không thể thoát ra được. Trình Dục thì đóng quân tại Đông quận không có mặt ở Hứa Đô.
Còn Chung Do thì chuẩn bị tới Trường An cho nên cũng không tới xem cuộc chiến. Bản thân Chung Do cũng tinh thông binh pháp. Có lẽ trong suy nghĩ của y, trấn đấu giữa Hứa Chử và Điển Vĩ cũng chẳng có ý nghĩa.
Trên thực tế trong số các tướng người được Chung Do coi trọng cũng rất ít.
Tào Tháo mặc áo sam đen, ngồi chỉnh tề tại lầu chính.
Đáng nhẽ y phải mặc trang phục màu trắng mới đúng. Nhưng do màu da của Tào Tháo hơi đen cho nên không hợp với màu trắng.
Còn trang phục màu đen lại càng lảm nổi bật lên khí chất uy nghiêm của y.
Ngồi vào vị trí như Tào Tháo, một số việc cũng không cần phải để ý.
Mà ngược lại, những người càng ở dưới tầng lớp thấp thì lại càng coi trọng chi tiết.
Tào Tháo trong uy nghi, danh sĩ trọng lễ nghi... Cái chuyện này rất khó nói ai đúng ai sai. Chỉ có thể xét theo thân phận và địa vị khác nhau mà thôi.
Tào Bằng cũng thấy nếu để cho Tào Tháo mặc trang phục màu trắng mà ngồi ở đây thì đúng là không giống ai.
Tào Cấp yên vị ngồi ở một cái án nhỏ phía dưới lầu chính. Hiện giờ, thân phận của Tào Cấp không còn như trước. Được sự chấp nhận của Tào Tháo, y đã có thể tới được Tây Uyển xem cuộc chiến. Hơn nữa còn được phân ở vị trí quan khách dưới lầu chính. Chỉ bằng đó đủ chứng tỏ sự coi trọng của Tào Tháo đối với y.
Tào Bằng và Tào Chân đi vào giáo trường cũng không tới ngồi cùng với Tào Cấp.
Chuyện nhà mình thì nhà mình biết...
Tào Tháo coi trọng Tào Cấp chứ không phải là Tào Bằng. Nói một cách khác, Tào Bằng không có tư cách ngồi ở đó. Hắn cũng chỉ có thể đi theo Tào chân tới dưới lầu xem cuộc chiến, thậm chí ngay cả tư cách ngồi trong lầu cũng không có.
Nơi này là giáo trường hoàn toàn tuân theo quy tắc trong tuân. Ngươi không có tước vị, không có chiến công, không có thanh danh thì chỉ có thể ngồi ở bên dưới.
Tào Bằng có thể vào được giáo trường phải nói là dựa phúc của Tào Chân. Nếu như y không có cái danh tiểu bát nghĩa thì có lẽ ngay cả cánh cửa của Giáo trường cũng không được tới gần.
Thùng... thùng... thùng...
Tiếng trống dồn dập vang lên làm cho nhiệt huyết của người khác sôi trào.
- A Phúc!
Tào Bằng đang tập trung tinh thần xem cuộc chiến chợt nghe trên đầu có tiếng ai đó gọi mình.
Hắn ngầng đầu lên thì thấy gương mặt lạnh lùng của Tào Hồng đang đưa tay vẫy, ý bảo Tào Bằng lên lầu cùng với y xem trận chiến.
Tào Chân nở nụ cười.
- A Phúc! Đệ lên đi. Có lẽ thúc phụ có chuyện muốn nói với đệ.
Tào Bằng gật đầu rồi xoay người xuống ngựa, trao dây cương cho Hạ Hầu Lan.
Sau đó y nhìn Vương Mãi và Đặng Phạm gật đầu, ý bảo họ đi theo Tào Chân không được làm loạn.
Vương Mãi và Đặng Phạm tỏ ý hiểu.
Tào Hồng đột nhiên gọi Tào Bằng khiến cho rất nhiều người chú ý.
Tào Tháo cũng cảm thấy ngạc nhiên.
Mọi người đều biết rằng Tào Hồng không giao tiếp rộng.
Đặc biệt là tính tình keo kiệt của y, ngay cả tướng lĩnh dòng họ Tào cũng không thích y. Hơn nữa, Tào Hồng cũng không kéo bè két phái, tôn chỉ của y là lão tử kiếm tiền của lão tử, tên nào dám ngăn cản ta thì ta không khách khí. Với tính tình tham lam keo kiệt như vậy thì duyên của người này có thể nói là rất ít.
Nhưng mặc dù Tào Hồng có tật xấu vậy tuy nhiên lại rất trung thành và tận tâm với Tào Tháo. Y càng tham, càng keo kiệt thì càng chứng tỏ y không có dã tâm mà Tào Tháo lại càng tin tưởng y, dễ dàng tha thứ cho những tật xấu của y.
Tuy nhiên từ trước tới giờ, Tào Hồng chưa bao giờ chủ động gọi một đứa bé như vậy. Cho dù là Tào Ngang, Tào Phi thì thái độ của Tào hồng cũng không nhiệt tình lắm. Còn hiện tại, Tào Hồng lại nhiệt tình đón tiếp Tào Bằng thì làm sao mà Tào Tháo không chú ý?
- Công Nhân! Đó là người của nhà ai?
Tào Tháo ngồi thẳng dậy nhìn về phía Tào Bằng.
Cũng chẳng còn cách nào khác, do y quá thấp, nếu không ngồi thẳng thì chỉ sợ không thấy mặt.
Bên cạnh Tào Tháo là một nam tử gần năm mươi tuổi. Y rất cao, ước chừng một mét tám mươi. A... Ít nhất đứng bên cạnh Tào Tháo thì đúng là rất cao.
Tướng mạo của y khá tuấn tú cộng với một chòm râu dài.
Nghe Tào Tháo hỏi vậy, nam tử quay ra ngoài nhìn.
- Chủ công! Đứa bé đó là một trong tiểu bát nghĩa.
- A!
- Nhìn tuổi thì hình như là con trai của Tào đại sư. Ta nghe nói con trai của Tào đại sư nhỏ tuổi nhất nhưng lại là người rất thông minh. Tử Đan đãi nó rất hậu.
Nam tử đó tên là Đổng Chiêu. Vốn y là bộ hạ của Viên Thiệu, có rất nhiều công lao. Nhưng do Viên Thiệu nhiều mưu mà không quyết đoán, tâm tư của mưu sĩ dưới trướng cũng không đồng nhất, kéo bè kết phái.
Đổng Chiêu bị người ta dèm pha nên bắt buộc phải bỏ đi, tìm tới nương tựa Tào Tháo. Sau đó y lại cùng với Tào Tháo nghênh đón Hán Đế được thăng làm Nghị Lang. Đúng là Đổng Chiêu đã đề nghị Tào Tháo đón Hán đế tới Hứa Đô.
Sau đó, Tào Tháo được phong làm Tư Không. Đổng Chiêu là mưu sĩ được Tào Tháo rất tin cậy.
Điểm này thì chỉ cần nhìn Tào Tháo có rất nhiều mưu sĩ nhưng chỉ có Đổng Chiêu được tới lầu chính là có thể nhận ra.
Đương nhiên cũng không phải là Tào Tháo không tin những người khác.
Chẳng hạn như Quách Gia, Trình Dục thì sự tin tưởng của Tào Tháo đối với họ hơn xa đổng Chiêu. Chỉ có điều Trình Dục không ở Hứa Đô, còn Quách gia thì lại lười nhác, không muốn tới lầu chính cho người khác để ý.
Kết quả là chỉ còn có mình Đổng Chiêu tới lầu chính để bồi tiếp.
"Con của Tào đại sư?"
Ánh mắt của Tào Tháo liếc nhìn sang hàng ghế của khách ở bên cạnh.
Tào Cấp đang trong tình trọng nôn nóng nhìn Tào Tháo đi lên vọng lâu của Tào Hồng.
Nhìn nét mặt của y thậm chí có khả năng không biết người trong lầu kia là ai. Điều đó chứng tỏ Tào Cấp cũng không biết tại sao Tào Hồng lại tìm Tào Bằng.
Điều đó càng khiến cho Tào Tháo thêm tò mò.
Thùng... thùng... thùng....
Tiếng trống càng lúc càng vang.
Tào Tháo cũng bỏ qua sự chú ý tới phía Tào Hồng mà đứng dậy đi tới cửa sổ của vọng lâu.
- Quân Minh mới xây dựng Hổ Bôn, tranh chấp với Hổ vệ của Trọng Khang là tranh đấu trong túc vệ. Người thắng sẽ được theo ta chinh phạt Viên Thuật, còn người thua thì phải ở lại Hứa Đô. Tất cả các chư tướng đều có thể bình phán để phân thắng bại.
- Bây giờ luyện tập bắt đầu.
"Người thắng chinh phạt Viên Thuật còn người thua thì ở lại thủ Hứa Đô?"
Điều này đối với Điển Vi và Hứa Chử mà nói thì đúng là một kết quả khó chấp nhận nếu bị thua.
Đối với Điển Vi mà nói thì khi Tào Tháo tấn công Hồ Dương đã không cho y đi. Nếu lần này không được đi cùng thì cho dù có trở thành Hổ Bôn trung lang tướng, Điển Vi cũng chẳng có tâm tranh chấp với Hứa Chử.
Mà Hứa Chử cũng không thể chấp nhận thất bại. Nếu y thất bại thì ngày sau còn muốn tranh đoạt với Điển Vi sẽ rất khó khăn, thậm chí là không còn hy vọng.
Ngày đó, Tào Bằng ở lầu Dục Tú nói với Hứa Nghi, Hứa Chử cũng không để ý trong lòng. Trên thực tế, người Hứa Chử coi trọng cũng không phải là Tào Bằng, mà là Đặng Tắc. Còn về phần trách nhiệm hay vinh quang thì Hứa Chử chẳng thèm nghe. Kẻ làm tướng nếu không thể xông ra trước trận thì làm sao có thể gọi là đại tướng? Không thể chém tướng giết địch thì làm sao mà kiến công lập nghiệp?
Tình huống của y và Điển Vi không giống nhau. Sau lưng Hứa chử còn có một dòng họ khổng lồ. Như vậy mỗi một thành tựu của y đều liên quan tới sự phát triển của dòng họ.
Y tìm tới nương tựa Tào Tháo chẳng phải vì sự lớn mạnh của dòng họ hay sao? Nếu lâm chiến mà rút lại phía sau, không thể lập công thì làm sao cho dòng họ lớn mạnh được? Chẳng bằng đứng ở nhà cho sướng.
Còn Điển Vi thì không hề có áp lực đó.
Trong tiếng trống trận ầm ầm, quân Hổ Vệ vọt vào trong giáo trường Tây Uyển, nhanh chóng triển khai thế trận. Cùng lúc đó thì quân Hổ Bôn từ từ, chi thành nhiều đội tiếng vào giáo trường.
Sau khi tiến vào ở cửa Bắc, trong tiến trống trận, bọn họ chợt xếp thành một đội hình.
Điển Vi ngồi trên một con chiến mã, theo đội ngũ từ từ tiến vào trong giáo trường.
Đi theo sau y có hai người thanh niên. Một người hơi gầy nhưng cao tên là Hạ Hầu Hành, tự Bá Quyền là con cả của Hạ Hầu Uyên. Còn một người có thân thể tráng kiện là người trong họ Tào Tháo tên Tào Hưu.
Cả ba người đi theo phía sau cũng không có phát động công kích ngay.
*****
Tào Tháo ở trên lầu thấy rõ Hứa Chử bày trận theo hình chùy.
Còn trận của Điển Vi thì thuộc loại công thủ cân bằng. Nói cách khác, thế trận trong thủ có công.
Ở giữa có xếp tám trăm quân Trường mâu, hai bên có hai trăm quân đao thuẫn. Hậu quân là quân kỵ.
Bất cứ lúc nào, quân lính cũng có thể xuất chiến. Có điều, trang phục của quân kỵ dường như so với trong ấn tượng của Tào Tháo hơi khác.
- Công Nhân! Kỵ quân Hổ Bôn tị sao thấy có chút hơi khác?
Đổng Chiêu híp mắt, tập trung quan sát.
Người phát hiện ra điều đó cũng không chỉ có một mình Tào Tháo.
Các tướng trong vọng lâu cũng đều nhạy bén thấy được kỵ quân Hổ Bôn có sự khác biệt.
Yên ngựa của họ có chút quái dị, hai bên nhếch lên, kỵ sĩ ngồi trên dường như có tác dụng cố định.
Hơn nữa, dưới yên ngựa, mỗi bên còn có một cái dây buộc một cái hình tam giác để cho kỵ sĩ đặt chân vào đó, chứ không phải như trước, chỉ để hai chân kẹp bụng ngựa.
Những nhân vật lợi hại nhìn thấy đó, ánh mắt lập tức sáng ngời.
- A Phúc! Thứ Quân Minh trang bị là cái gì?
Tào Hồng đang thảo luận chuyện buôn bán với Tào Bằng cũng chú ý tới điểm đó liền lên tiếng hỏi.
- Đó là thứ đồ chơi nhỏ do cha ta thiết kết. Cái yên ngựa kia ngài xem hai bên nhô lên giống như là vòng bảo vệ không? Người ngồi trên yên đó không những thoải mái mà còn vững chãi hơn. Hai cái dưới yên gọi là bàn đạp có thể đặt chân mượn lựa, giảm bớt gánh nặng. Nếu trên chiến trường giao chiến, người cưỡi ngựa sẽ tăng sức chiến đấu lên nhiều.
- Thứ này do cha ngươi thiết kế?
Tào Bằng nói:
- Không phải do cha ta thiết kế thì là ai?
Tào Hồng không nhịn được lên tiếng khen:
- Tào đại sư đúng là kỳ nhân đương thời. Nếu không có Ẩn Mặc Cự Tử thì làm sao có tư tưởng kỳ diệu như vậy? Quân Minh đúng là có phúc. Ha ha! Trận chiến này ta thấy Trọng Khang sợ là đen đủi. A Phúc! Ngươi có biết ta đặt cược cho ai thắng không?
Tào Bằng lắc đầu, tỏ vẻ không rõ lắm.
- Ha ha! Ta đặt Quân Minh thắng. Ngươi có biết lý do tại sao không?
Tào Bằng lại lắc đầu...
Tào Hồng nở nụ cười đắc ý:
- Ngày đó sau khi ta về, xem kỹ sổ tay của ngươi... A Phúc! Ngươi lớn lên như thế nào mà có thể nghĩ ra nhiều mưu ma chước quỷ như vậy? Ha ha! Ta thấy ngươi lợi hại như vậy, cha ngươi đâu thể là kẻ đầu đường xó chợ? Cha ngươi và Quân Minh quan hệ tốt như thế làm sao mà có thể nhìn Quân Minh thua được, nhất định sẽ bày mưu tính kế. Trọng Khang có lẽ không phải là đối thủ của các ngươi. Vì vậy mà ngày hôm sau, ta cho người tăng thêm tiền cược cho Quân Minh thắng.
Tào Bằng nhìn Tào Hồng mà không nói được tiếng nào. Nếu người này sống vào đời sau thì hoàn toàn có thể kiếm được tiền...
Lúc này, trong giáo trường vang lên hai hồi trống, quân Hổ Vệ cũng bắt đầu chuyển động...
Dựa vào những gì mà Hứa Chử biết về Điển Vi thì khi hồi trống thứ hai vang lên, Điển Vi sẽ phát động công kích.
Y phải thừa nhận rằng đội hình của quân Hổ Bôn rất chình tề nhưng chỉnh tề thì sao? Đánh giặc phải có sự biến hóa, cần phải dựa vào sự dũng mành. Quân Hổ Vệ trải qua trăm trận chiến. Đặc biệt sau trận đại thắng tại huyện Hồ Dương, bọn họ hoàn toàn tự tin vào mình.
Đừng nói là Điển Vi, cho dù đối mặt với Vu Cấm, Tào Nhân, Từ Hoảng và Hạ Hầu Uyên, Hứa Chử cũng có lòng tin cắn cho họ một phát.
Tiếng trống bỗng nhiên dồn dập, nhưng quân Hổ Bôn vẫn đững nguyên.
Tiết thu, những cơn gió mang tới cảm giác hơi lạnh nhưng vầng thái dương thì lại độc ác khiến cho rất nhiều người đứng trong bóng râm đều cảm thấy nóng huống chi là quân Hổ Bôn đang mặc giáp được trong giáo trường?
Tào Tháo đứng bật dậy trên vọng lâu trong đôi mắt y có chút gì đó sợ hãi và vui mừng.
- Quân Minh có thể luyện được quân trầm ổn như vậy sao?
Cho dù đội hình của quân Hổ Vệ có thay đổi thế nào thì quân Hổ Bôn vẫn không hề có phản ứng.
Binh lính đứng vững trong trận nhìn như những pho tượng, không hề có tiếng động. Trong tiếng trống thùng thùng, một bên là những tiếng hô vang dội còn một bên thì lặng ngắt như tờ. Nhưng sự lặng ngắt đó khiến cho người ta sinh ra một sự sợ hãi khó hiểu chẳng khác nào một ngọn núi. Sự trầm tĩnh đó khiến cho nét mặt của những người ở đây đều thay đổi. Đặc biệt là mấy người Tào Nhân, Từ Hoảng, Vu Cấm cũng đều đứng dậy.
Vốn Tào Tháo đang nghĩ tới ba trăm quân kỵ của Điển Vi thì bây giờ nhìn thấy tình hình đó cũng tạm thời không để ý tới đám quân kỵ nữa. Đội quân của Điển Vi chắp vá lung tung, mới thành lập được hai tháng nhưng không ngờ lại mang tới cho y niềm vui như vậy.
Còn nét mặt Hứa Chử cũng thay đổi.
Bất động như núi!
Quách Gia đột nhiên nhớ tới một chuyện. Ngày đố, Tuân Úc từng nói với y rằng phương pháp luyện binh của Điển Vi vốn từ mấy cái hình vẽ của Tào Bằng. Lúc đó Quách Gia cũng không để ý. Nhưng sau đó nghe người ta nói, Điển Vi luyện binh rất nặng luật thì y còn tưởng rằng có Đặng Tắc ở bên giúp đỡ. Nhưng đám binh mã trước mắt này hiển nhiên là đã được thổi hồn vào đó.
Mặc dù không thể nói rõ nhưng Quách Gia biết chuyện này Đặng Tắc không thể làm được. Theo bản năng, Quách Gia nhìn sang phía vọng lâu bên kia. Mặc dù cách một cái vọng lâu chính của Tào Tháo nhưng Quách Gia vẫn có thể cảm nhận được Tào Bằng đang nở nụ cười.
- Quân nhanh như gió, thong thả như rừng rậm, lan rộng như lửa và bất động như núi.
Tào Bằng cười nói với Tào Hồng:
- Thúc phụ! Đội quân của Điển Trung lang có thể đánh được một trận này không?
Tào Hồng gật đầu:
- Hôm nay Trọng Khang gặp phải rắc rối.
Thời gian trôi qua, tình hình càng lúc càng nóng. Hứa Chử thử mấy lần liên tiếp cũng nhận ra điểm đặc biệt của Hổ Bôn. Còn quân Hổ Vệ thì có chút rối loạn. Hứa Chử trị quân cũng nghiêm khắc nhưng quân Hổ Vệ phẩn lớn lấy người trong họ Hứa là chính vì vậy mà có chút kiêu ngạo. Một khi thuận tay thì quân Hổ Vệ giống như một cơn lốc thổi bay tất cả. Nhưng nếu gặp phải tình hình giằng co thì lại thiếu mất một phần tính nhẫn nại. Đôi khi trên chiến trường không gặp phải mưu, vũ dũng hay phản ứng mà lại cần một chút nhẫn nại. Thứ khí chất đó cũng không phải một chốc một lát mà có thể tạo ra.
Hứa Chử là một người tính tình nóng nảy, nên không giữ được bình tĩnh. Ngay cả chiến mã dưới chân y cũng vậy thì nói gì tới những người bên cạnh.
- Trọng Khang! Xuất kích đi.
Hứa Định cũng không chịu nổi nữa. Đồng thời sự chậm chạp không chịu xuất kích của Hứa Chử khiến cho Hứa Định càng thêm mất kiên nhân. Chưa nói tới, đối diện với sự trầm tĩnh của quân Hổ Bôn làm cho y thêm sợ hãi. Y cũng không thể nói ra được nhưng đồng thời cũng có cảm giác xấu hổ. Nghĩ lại thì y đường đường là huynh trưởng của Hổ điên, cũng là nhân vật số hai trong quân Hổ Vệ nhưng tại sao vào lúc này lại có cảm giác sợ hãi?
- Thúc phụ! Hãy xuất kích đi.
Đám chúng tướng xung quanh đều lên tiếng.
Hứa Chử cắn răng, giơ đao lên không trung rồi chém mạnh xuống.
- Hổ Vệ! Xông trận.
Theo tiếng hét của y, tiếng trống trận cũng lập tức vang lên.
Có điều lúc này không chỉ có tiếng trống của quân Hổ Vệ mà ngay cả tiếng trống của quân Hổ Bôn cũng vang lên. Điển Vi ở trên ngựa khẽ gật đầu. Tào Hưu bên cạnh y lập tức giơ tay về phía trước, kéo đẩy ba cái.
Giết! Giết! Giết....
Tám trăm trường mâu thủ ở trung quân đồng thời bước lên ba bước.
Tám trăm người là một ngàn sáu trăm cái chân vậy mà chỉnh tề chẳng khác nào một người. Khi tám trăm cái chân cùng hạ xuống đất, sàn giáo trường vang lên một tiếng nổ như lấn át cả trống trận. Trường mâu trong tay họ nâng lên, chĩa về phía trước hết sức đồng đều.
Đây là cảnh tượng duyệt đội ngũ của hậu thế. Đã là quân nhân thì chắc chắn phải trải qua sự thao diễn này. Mỗi bước của họ bước ra cùng một cự ly, biên độ cánh tay đều có yêu cầu nghiêm khắc. Cách huấn luyện như thế này không chỉ là để huấn luyện tính hiệp đồng mà còn nâng cao cảm giác vinh dự, đồng thời cũng cực kỳ cần kỷ luật. Chỉ với ba bước đó mà Điển Vi mất tới cả tháng trời. Dưới sự giúp đỡ của Hạ Hầu Hành và Tào Hưu mới khiến cho quân Hổ Bôn có được hình thức ban đầu.
Đừng có coi thường sự huấn luyện đó, bởi không phải đám quân nào cũng có thể làm được.
Đầu tiên người chủ tướng phải lấn át được nhuệ khí trong quân. Nếu không phải là người đồng cam cộng khổ, người không đủ uy vọng, không đủ quyền bính thì đừng mơ làm được điều này. Phàm là quân tinh nhuệ sẽ có sự kiêu ngạo của mình. Cho dù ngươi có là hoàng thân quốc thích nếu không có thực lực mạnh thì đừng mơ điều khiển một ngàn năm trăm quân tinh nhuệ cúi đầu với ngươi.
Điển Vi là một dũng tướng hoàn toàn có thể khống chế được điều đó.
Còn Hạ Hầu Hành và Tào Hưu mặc dù danh vọng chưa đủ nhưng lại có thân phận. Một người là con của Hạ Hầu Uyên, cháu rể của Tào Tháo. Còn một người là cháu trong họ, lại được gọi là Thiên Lý câu của ta. Có hai người đó lại với hung danh của Điển Vi thì còn ai dám không phục?
Quân Hổ Bôn chuyển động khiến cho giáo trường vang lên những tiếng hô kinh ngạc.
Tào Tháo theo bản năng nắm chặt lấy lan can, nét mặt nở nụ cười thân thiện.
- Quân Minh đúng là một đại tướng.
Quân trường mâu bước lên ba bước, sát khí xuất hiện khiến cho quân Hổ Vệ bối rối.
Trước đó cho dù quân Hổ Bôn có mạnh nhưng không lộ ra sát khí. Đó là một sự thu liễm, súc tích sát khí. Một khi sát khí bùng nổ có thể nói là vô cùng khủng bố.
Hứa Chử thấy tình hình như vậy cũng không giữ được bình tĩnh.
- Xuất kích! Hổ Vệ xuất kích.
Tiếp theo, nếu quân Hổ Vệ không xuất kích mà chờ khi quân Hổ Bôn hành động thì rất có khả năng sẽ bị tan tác.
"Thua có thể được nhưng nhất quyết không được tan tác..."
Trong tình hình như vậy thì cách tốt nhất đó là xuất kích.
Dùng chiến đấu để loại bỏ sự sợ hãi... Hứa Chử tin rằng chỉ cần khi hai bên giao phong, đội hình của quân Hổ Bôn sẽ lập tức rối loạn.
Tám trăm quân Hổ Vệ hò hét nhằm về phía Hổ Bôn giống như một làn nước lũ, ập tới.
Nhưng khi quân Hổ Vệ phát động xung phong thì Tào Hưu đột nhiên lại gào lên:
- Hổ Bôn như núi.
Tám trăm trường mâu thủ liền dừng bước, đồng thời trong tiếng trống dồn dập bọn họ cong người, trường mâu nâng lên tạo ra sự phòng ngự.
- Núi! Núi! Núi....
Trường mâu thủ gào lên..
Điển Vi quay sang nhìn Hạ Hầu Hành ý hỏi có nên công kích hay không?
Hạ Hầu Hành lắc đầu. Quân Hổ Vệ còn chưa hỗn loạn, đội hình của họ lấy phòng ngự là chính.
- Tướng quân không cần nên nôn nóng cứ bình tĩnh quan sát.
Điển Vi chỉ tọa trấn trung quân, hàng ngày việc thao diễn là do Tào Hưu và Hạ Hầu Hành là chính.
Nếu Hạ Hầu Hành đã nói như vậy thì y cũng không phản đối.
Luận đánh nhau trên chiến trường thì mười Hạ Hầu Hành cũng không phải là đối thủ của Điển Vi.
Nhưng nếu bàn về việc nắm giữ thời cơ chiến đấu, thay đổi đội hình thì mười Điển Vi cũng không phải là đối thủ của Hạ Hầu Hành.
Lúc này, quân Hổ Bôn trầm tĩnh như một ngọn núi.
Dòng nước lũ màu đen va chạm với ngọn núi lớn cho dù mãnh liệt tới mấy cũng không làm cho ngọn núi lay chuyển.
- Một.
Tào Hưu thúc ngựa, khàn giọng gào lên.
Quân trường mâu đột nhiên thu mâu đứng thẳng lên. Xông vào trước tiên quả nhiên là quân trường mâu của Hổ Vệ. Chỉ thấy quân trường mâu của Hổ Bôn tránh sang bên cạnh. Không để cho quân Hổ Vệ kịp phản ứng, hàng mâu thủ thứ hai đã nâng trường mâu vượt lên chĩa đầu mâu về phía trước. Lập tức hàng trường mâu thứ ba bước lên đâm ra một mâu.
Quỳ, quét, đâm.
Cả ba động tác được ba người sử dụng lại như một người.
Đồng thời khi hàng trường mâu thứ ba đâm ra và bước về phía trước, trường mâu lại dựng thẳng ngăn lấy trường mâu của đối phương. Sau đó, hàng trường mâu thứ nhất lại quét ngang, sau đó hàng trường mâu thứ ba đâm tới. Cứ như vậy mà liên tục lặp lại.
Ba hàng trường mâu liên tục thay đổi, tiến lùi chẳng khác gì một người.
Đúng là quân Hổ Vệ hung hãn nhưng vào lúc đối mặt họ lại gặp phải cục diện, một đánh ba.
Trong không gian nhỏ hẹp của giáo trường, bọn họ không thể chiếm được lợi thế. Binh lực của hai bên lúc đầu có thể nói là ngang nhau. Nhưng nhìn tình hình này mà nói thì quân Hổ Vệ rơi vào hoàn cảnh xấu. Cũng may mắn bọn họ chỉ luyện tập võ nghệ, cho nên trường mâu đều dùng gỗ chắc để thay thế.
Nếu không thì quân Hổ Vệ đã chết rất nhiều...
- Đây là thế trận gì?
Tào Tháo không nhịn được mà thốt lên kinh hãi.
Quân Hổ Bôn tiến lùi xen kẽ, tám trăm người chỉnh tề như một không hề có sự rối loạn.
Trong tiếng trống ầm ầm cũng với những tiếng la hét khiến cho Tào Tháo cũng không còn giữ được sự bình tĩnh.
Mà các tướng lãnh trên vọng lâu khác bị trận hình của quân Hổ Bôn làm cho hoa cả mắt. Nhưng người đó có ai mà không trải qua trăm trận chiến nhưng chưa khi nào nhìn thấy tám trăm người cùng dùng một phương thức như vậy. Nhất thời tất cả đều trầm mặc.
Nếu ta lĩnh binh xuất kích thì có thắng được không?
Câu hỏi đó đều xuất hiện trong đầu đám người Tào Nhân, Từ Hoảng, Vu Cấm.
- Người đâu?
- Có.
Tào Nhân là người phản ứng đầu tiên, gọi người hầu tới rồi nói:
- Cầm danh thiếp của ta tới ngay phủ Hổ Bôn nói sau khi luyện võ mời Quân Minh tới lầu Dục Tú uống rượu.
Thân là người trong dòng họ Tào lại giỏi trị binh, Tào Nhân nhạy bén phát hiện ra phương pháp luyện binh của Điển Vi không hề tầm thường...
- Ca ca! - Người thanh niên vẫn ngồi bên cạnh Tào Nhân chợt đứng dậy nói:
- Hay là để đệ từ mình đi thể hiện sự thành ý?
Người thanh niên đó tên là Tào Thuần, tự Tử Hòa, cùng là đệ đệ của Tào Nhân. Khi Tào Tháo khởi binh chinh phạt Đổng Trác, Tào Thuần liền đi theo Tào Nhân Nam chinh Bắc chiến. Hiện giờ y giữ chức Nghị Lang, tham mưu cho Tư Không, cũng là một trong những tướng họ Tào được Tào Tháo coi trọng. Tào Thuần ít hơn Tào Nhân ba tuổi, năm nay vừa mới hai mươi lăm. Y rất thích cưỡi ngựa chiến, am hiểu nhất là việc tập kích. Sở dĩ Tào Thuần xung phong làm việc này là cũng có ý kiến của mình. Từ khi Tào Tháo phạt Đổng Trác, y đã được thấy sự lợi hại của quân Tây Lương cho nên vẫn suy nghĩ xây dựng một đội quân kỵ còn dũng mãnh hơn cả quân Tây Lương.
Bởi vì Trung Nguyên ít ngựa nên kỵ quân của Tào Tháo cũng không nhiều cho nên chưa làm được.
Mà nay Tào Tháo chiếm cứ ba châu, thông thường với Tây Vực, Quan Trung, lại đang thời loạn nên việc mua bán chiến mã cũng được nới lỏng.
Điều này khiến cho Tào Tháo lại xuất hiện ý tưởng xây dựng đội kỵ quân tinh nhuệ.
Tào Thuần là người ở bên cạnh Tào Tháo và được y tín nhiệm nhất nên đương nhiên hiểu được suy nghĩ của y. Trên thực tế, Tào Thuần cũng hy vọng xây dựng được một đội quân kỵ, lập nên sự nghiệp. Sau khi nhìn thấy trang bị của kỵ quân Hổ Bôn, Tào Thuần liền thấy trang bị này rất có thể làm cho kỵ quân có một sự thay đổi. Trước đây muốn xây dựng một đội kỵ quân tinh nhuệ có rất nhiều điều kiện hạn chế.
Ngựa không cần phải nói nhiều.
Nhưng người cưỡi ngựa cũng đòi hỏi rất cao. Nếu cưỡi ngựa không giỏi thì làm sao mà có thể chiến đấu?
Đó là lý do tại sao rất nhiều kỵ quân lại có người Hồ tham gia. Người Hồ hay người Hung Nô, người Tiên Ti, người Khương đều sống ở thảo nguyên, sinh ra trên lưng ngựa, nên thuật cưỡi ngựa hơn xa người Trung Nguyên. Mặc dù người Trung Nguyên cũng có người giỏi cười ngựa nhưng dù sao đó cũng chỉ là một con số ít. Trung Nguyên không giống như Mạc Bắc với người Hồ có ưu thế từ khi sinh ra.
Nhưng nếu như...
Tào Thuần cười nói:
- Ca ca! Lần gặp nạn vừa rồi của Quân Minh hình như lấy được bảo bối.
- Thật giận! Trong tay có nhiều bảo bối tốt như vậy mà không nói với chúng ta. Nếu không có lần diễn võ này thì không hiểu y còn giấu tới bao giờ. Chủ công muốn xây dững Hổ Báo kỵ đã từ lâu. Lần này, Quân Minh đúng là lập được công lớn.
- Nghe nói a Mãn đã mười sáu?
Tào Thuần giật mình rồi gật đầu:
- Đúng! Vừa qua mười sáu.
Tào Nhân vuốt nhẹ chòm râu, trầm ngâm một lát rồi nói:
- A Viện đã trưởng thành. Ta muốn tìm cho nó một thân gia, ngươi thấy có được không?
A Viện tên là Tào Viện, đó là con gái lớn của Tào Nhân, năm nay vừa mới mười ba tuổi. Thời cổ con gái thành thân rất sớm, mười hai mười ba tuổi xuất giá là chuyện bình thường.
Tào Thuần nở nụ cười.
- A Mãn là một người rất được, thân thủ tốt, tình tình lại chất phát. Cả nhà Quân Minh đều là người chất phát. Nếu gả a Viện tới đó thì đúng là chuyện tốt. Có điều ca ca nên bẩm chuyện này với chủ công. Có chủ công nói cho huynh thì chắc chắn sẽ thành công.
- Nếu vậy đệ tới phủ Hổ Bôn còn ta đi tìm chủ công.
Tào Nhân và Tào Thuần cùng đi xuống khỏi vọng lâu.
Trong giáo trường, quân Hổ Vệ đã thất bại liên tiếp. Ngay từ đầu, quân Hổ Vệ còn có thể chống cự. Nhưng khi nhịp trống của quân Hổ Bôn nhanh lên, sự tiếncông của họ cũng nhanh theo.
Khí thế quân Hổ Bôn chẳng khác nào dời non lấp biển khiến cho quân Hổ Vệ không thể chống cự.
Tới lúc này, Hứa Chử dường như đã hiểu được những lời mà Hứa Nghi nói với mình đêm hôm đó....
- Binh đao thuân, xuất kích đánh vào hai bên sườn...
Hứa Chử ra lệnh. Bốn trăm binh đao thuẫn ở hai bên liền lao lên.
Cùng lúc đó, Hạ Hầu Hành nở nụ cười.
- Tướng quân! Cho binh đao thuẫn xen kẽ với mâu binh và kỵ quân xuất kích.
Điển Vi gật đầu, khoát tay. Điển Vi chẳng khác gì một tên bù nhìn, từ đầu tới cuối y gần như không nói gì, chỉ làm vài động tác. Tuy nhiên quân Hổ Vệ trước mắt y chẳng khác nào một làn khói. Trên đời này có chuyện gì có thể sánh được với quạt lông, đầu chít khăn.
- Hà! A Phúc đúng là phúc tinh của ta...
← Hồi 087 | Hồi 089 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác