Vay nóng Homecredit

Truyện:Tào tặc - Hồi 505

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 505: Đó chỉ là một lão tướng?
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Siêu sale Lazada

Hành động của Lưu Bị thật nhanh!

Tào Bằng không khỏi nhíu mày, quay tay thành hình chữ "trạng". Hắn liên tục lắc đầu, có vẻ không hài lòng. Hắn cũng không ngờ Lưu Bị lại có quyết đoán như vậy, đánh mất hai tòa thành không chút do dự. Ban đầu Tào Bằng còn tính toán để Ngụy Diên chống chọi với hai người Trần Đáo và Lã Cát, sau đó mang binh ra Nam Sơn, tập trung ở Dục Thủy để uy hiếp tình hình của Uyển thành.

Trên lý thuyết, Tào Bằng cũng không thực sự muốn sống mái với Lưu Bị.

Hắn chỉ muốn mượn cơ hội này để chứng tỏ thái độ của mình. Vì thế hắn muốn tấn công Uyển thành.

Sau khi Lưu Bị tổn thất hết ba mươi vây lương thảo thì sẽ rơi vào cục diện thiếu thốn lương thảo. Đến lúc đó hắn chỉ cần thêm một mồi lửa thì thế cục của Uyển thành có thể bị động dễ dàng, quân của Lưu Bị sẽ bị dao động. Đồng thời, hắn đóng quân ở Dục Thủy có thể khiến cho đường nối lương thảo giữa Uyển thành và Bác Vọng gặp thêm nhiều vấn đề. Cho dù Tào Bằng không tấn công Uyển thành thì Lưu Bị cũng khó lòng chống đỡ lâu dài được.

Không ai có thể ngờ được là Lưu Bị lại buông bỏ Bác Vọng và Tây Ngạc.

Rốt cuộc Lưu Bị lại rụt cổ lại trong Uyển thành, tăng thêm binh lực bố trí ở bên bờ Cức Thủy.

Không chỉ rút ngắn khoảng cách đường lương thảo, tiết kiệm lộ trình vận chuyển lương thực mà đồng thời còn tăng thêm sức mạnh cho Uyển thành.

Thật đúng là một tráng sĩ chặt tay.

Lưu Bị thật đúng là đủ quả quyết.

Ngược lại nếu là Tào Bằng, nếu hắn đứng ở vị trí của Lưu Bị thì tự mình nhận thấy là không thể quyết đoán như vậy.

Không cần tính toán đất thành bị mất, đây mới là người làm đại sự. Hai tòa thành có hơn mười vạn nhân khẩu. Người này nói không cần thì thật không đúng. Tào Bằng không khỏi chua xót lắc đầu. Một chiêu của Lưu Bị tung ra đã khiến mọi tính toán của hắn rối loạn.

- Bảo Văn Trường tạm thời ngừng tiến công.

Lệnh cho hắn tạm thời đóng ở Tịch Dương Tụ, hạ trại ở bờ phía bắc Dục Thủy. Bây giờ Uyển thành là cái xác rùa chết. Muốn tấn công rất khó khăn.

Thậm chí khả năng sẽ dẫn đến tổn hao binh tướng. Tào Bằng không muốn hậu quả này.

Đóng quân ở Tịch Dương Tụ, phong tỏa bến đò Dục Thủy thì tiến có thể công kích Uyển thành, mà lui thì có thể trấn thủ ở Bác Vọng. Dựa vào khả năng của Ngụy Diên thì có thể gây ra nhiều phiền toái cho Lưu Bị. Tuy nhiên, chỉ dựa vào một mình binh mã của Ngụy Diên thì chắc chắn không thể đối phó với Lưu Bị. Sau khi Tào Bằng an bài ổn thỏa thì ra lệnh cho Vũ Âm lệnh và Lã Thường dẫn ba nghìn binh mã ra Nam Sơn và Tịch Dương Tụ để tiếp ứng, tạo thành thế giáp công với Uyển thành.

- Vũ Âm hiện nay có bao nhiêu quân lương?

- Có thể góp cho ba vạn binh mã trong vòng ba tháng.

- Không đủ.

Tào Bằng tính toán trong đầu một chút.

- Lập tức trình báo về Hứa Đô xin Tuân Sĩ ở Dĩnh Xuyên cấp cho mười vây lương thảo trữ ở Lỗ Dương.

Tử Lộ, ngươi lập tức truyền lệnh ta triệp tập lao dịch.

Nếu khai chiến với Lưu Huyền Đức thì sẽ dẫn đến nhiễu loạn Nam Dương đầu tiên. Phải trưng dụng toàn bộ binh mã của Nam Dương. Ta sẽ bảo Tử Gia toàn lực phối hợp với ngươi. Báo Chân Lý của Nam Dương từ ngày hôm nay, trong vòng mười ngày đổi hành ba ngày một kỳ, số lượng từ năm trăm tờ phải tăng thành một ngàn tờ, phủ khắp toàn bộ Kinh Châu. Ta muốn từ việc này tạo ra thanh thế, khiến tất cả mọi người đều biết

Dương Hàng nghe xong thì vội vàng khom người tuân mệnh.

Sau khi Dương Hàng đi rồi thì Tào Bằng ngồi xuống, xoa trán nhè nhẹ, lộ ra vẻ mệt mỏi.

- Cậu lại muốn đi đánh trận?

Tiếng của Đặng Ngải vang lên bên tai Tào Bằng.

Hắn đột nhiên mở mắt, ngẩng đầu nhìn qua Đặng Ngải, một lúc sau nhẹ nhàng gật đầu:

- Tiểu Ngải, ngày mai cháu theo mợ Nguyệt Anh và mợ Hạ Hầu rời khỏi Vũ Âm, tạm thời ở trấn Trung Dương. Sắp tới Vũ Âm sẽ rối ren, không được an bình, không thể ở được. Sau khi cháu đến trấn Trung Dương thì phải đọc sách cho tốt. Ta sẽ đưa Bạch Đà binh giao cho cháu. Nhất định cháu phải bảo vệ cho tốt hai mợ. Cháu có dám nhận lệnh không?

Thật sự Tào Bằng không hy vọng Đặng Ngải tiếp tục tham gia vào chiến sự.

Hơn nữa, như lời hắn vừa nói, một khi triệu tập toàn bộ lao dịch thì đã tuyên chiến với Lưu Bị một cách toàn diện.

Đến lúc đó, đủ mọi loại người pha trộn ở Vũ Âm sẽ rất hỗn loạn. Tào Bằng cảm thấy là để hai ngươi Hoàng Nguyệt Anh ở Vũ Âm thật không hề an toàn. Chi bằng để các nàng ấy đi Trung Dương. Nơi đó dù sao cũng là địa bàn của Tào Bằng nên tương đối đỡ phức tạp.

Chỉ có điều, Tào Bằng không muốn để Đặng Ngải đi ngay như vậy.

Tào Bằng dứt khoát giao Bạch Đà binh cho Đặng Ngải quản lý, chỉ giữ lại Phi Đà binh.

Đặng Ngải nghe thấy Tào Bằng giao Bạch Đà binh cho mình thì rất phấn khích, gật đầu liên tục.

Tháng năm năm Kiến An thứ mười một, Tào Bằng lấy danh nghĩa là Thái thú quận Nam Dương, trưng dụng toàn bộ binh của quận Nam Dương.

Lần trưng dụng binh mã này có không thể có nhiều người hưởng ứng nhưng nhất định phải tạo ra thanh thế. Cùng lúc đó, báo Chân Lý ở Nam Dương liên tục phát hành đặc san trong ba ngày tố cáo hành vi ác liệt của Lưu Bị. Lưu Dục tự mình chắp bút, đem sự tình chân tướng giải thích ra rõ ràng. Y nói rõ trên báo Chân Lý ở Nam Dương rằng không phải là thái thú hiếu chiến mà là do tiểu nhân khai chiến. Từ khi Tào thái thú nhận chức đến nay luôn cố gắng duy trì thế hòa bình cho Nam Dương. Nhưng bây giờ Lưu Bị một mình làm chi sĩ, tự tiện tuyên chiến, gây nên thương vong vô số cho dân chúng.

Tào thái thú bất đắc dĩ đành phải tuyên bố ứng chiến.

Vì quận Nam Dương đang hưởng hòa bình nên Tào thái thú hy vọng các anh hùng hào kiệt hưởng ứng kêu gọi, gia nhập hàng ngũ đại quân của triều đình, thảo phạt quân phản nghịch.

Bài báo vừa xuất bản thì gây chấn động Nam Dương. Tiếng nói của trưởng quản như vậy thì mọi người không thể nghi ngờ được.

Lưu Bị thu hẹp binh lực lại, tuy rằng duy trì cục diện ổn định của Uyển thành nhưng lại không thể khống chế cường hào tại những khu vực bên trong như Đan Thủy, Vũ Đương, Nhương huyện đều đáp lại tỏ ý phục tùng lời triệu tập của triều đình, thảo phạt phản nghịch. Đồng thời ở Cức Dương, các nhà Sầm Thiệu, Bang Địch dẫn đầu cả ngàn thanh niên cường tráng trong cuộc chiêu binh, gộp lại thành một đạo minh mã nghe theo sự điều khiển của Tào Bằng. Tào Bằng cũng không khách khí, lập tức nhập hai ngàn binh mã nhập vào dưới trướng Đặng Chi. Sau đó hắn lệnh cho Hứa Nghi làm chủ tướng, Đặng Chi và Đỗ Kỳ làm chủ bộ trong quân tư mã, đóng quân ở Nam Tựu.

Hắn còn lệnh cho Điển Mãn dẫn quân đội bản bộ tập hợp cùng với quân của Lã Thường ở chân núi Nam Sơn.

Tiếp đó Tào Bằng thân chinh dẫn năm nghìn quân lính xuất phát khỏi Vũ Âm, tiến thẳng đến núi Nam Sơn.

Tới đầu tháng sáu, quân Tào đóng bên sông Dục Thủy đã lên tới một vạn năm nghìn người. Còn Lưu Bị thì tự mình trấn thủ ở Uyển thành, lệnh cho Trần Đáo đóng quân ở Ngư Lương Cơ, tạo thành thế đối chọi với quân Tào. Binh mã hai bên tổng cộng gần bốn vạn người, lấy Dục Thủy làm trung tâm, trải dài ra đến miền nam Cức Thủy hơn mười dặm. Tuy rằng Lưu Bị không thể phản bác dư luận mà Tào Bằng tung ra trong chiến tranh nhưng y không hề yếu thế. Y trấn thủ vững chắc Uyển thành, lệnh cho Quan Vũ đóng quân ở Niết Dương, Mi Chúc thống lĩnh Tân Dã, nắm chắc khu vực Uyển thành trong tay, thanh thế không hề kém cỏi Tào Bằng.

Tinh thần hai bên cao ngút trời, nhưng vẫn trong thế kìm nhau.

Lưu Bị đang đợi phản ứng của Lưu Biểu. Còn đồng thời lúc đó Tào Bằng cũng thăm dò thành Tương Dương, là tòa thành mấu chốt của Lưu Biểu.

Đám người Thái Mạo và tập đoàn thế tộc Kinh Tương đang có va chạm xích mích với Sơn Dương Cựu Bộ của Lưu Biểu. Một bên muốn ủng hộ Lưu Bị. Bên kia thì cho rằng Lưu Bị tự tiện khai mào chiến tranh, tội không thể tha thứ, cần phải triệu hồi y lại không để cho Kinh Châu chịu cảnh chiến loạn.

Lưu Biểu bị kẹt ở giữa, do dự.

Trước mặt thì đám người Khoái Việt đến đề nghị với hắn là phải triệu hồi Lưu Bị lại. Sau lưng thì Y Tịch đến khuyên Lưu Biểu ủng hộ Lưu Bị.

Hai bên đều có lý do đầy đủ khiến cho Lưu Biểu rơi vào thế khó xử.

Lưu Biểu đã già rồi!

Nếu đổi là là hắn năm xưa vừa mới làm chủ Kinh Châu thì rất dễ dàng có thể đưa ra quyết đoán.

Hoặc là đánh, hoặc là đàm. Đơn giản như vậy.

Nhưng Lưu Biểu bây giờ muốn đánh để chiếm lĩnh hoàn toàn quận Nam Dương, lại đồng thời không muốn có chiến sự gì lớn với Tào Tháo.

Kết quả là hai bên đấu khẩu không ngớt khiến Lưu Biểu cảm thấy đầu óc choáng váng.

Nhưng tranh cãi trong thành Tương Dương không kéo dài lâu.

Tháng sáu năm Kiến An thứ mười một, giáo úy Chương Lăng là Lưu Hổ đột nhiên phát động đánh lén từ phía Hồ Dương.

Với sự hợp sức khuyên bảo của hai người Lý Giai và Lưu Kỳ, rốt cục Lưu Hổ cũng hạ quyết tâm. Ngày năm tháng sáu, Lưu Hổ tiến vào chiếm giữ Tương Hương.

Kế đó, hắn hắn cho Hoàng Trung làm trung lang tướng, xuất binh công chiếm Đường Tử Hương.

Đường Tử Hương là một nơi có ngàn hộ nhân khẩu.

Ở phía tây của Đường Tử Hương là hơn mười dặm đồi núi, sau đó dẫn vào phía dưới của Tân Dã. Hướng đông là núi Đồng Bách trung điệp. Hướng nam là bình nguyên Dự Nam hàng ngàn dặm, nối tiếp với Tương Hương. Thời Đông Hán, nơi này là một quan ải trọng yếu nối tiếp nam bắc. Vì vùng này nằm cạnh núi Đường Tử nên có tên như vậy. Núi Đường Tử tuy rằng không cao nhưng từ dãy núi Đồng Bách thì nó như một con diều hâu nhìn xuống bình nguyên.

Thế núi nơi này dốc đứng, đá vụn dọc sườn núi, dễ thủ khó công.

Nó vừa vặn nằm giữa ba vùng Hồ Dương, Tương Hương, Tân Dã. Thời đầu Đông Hán, lục lâm quân Xích Mi khởi nghĩa, Lưu Tú từng chỉ huy đại quân giao chiến với quân Xuân Lăng của Vương Mãng, giành được thắng lợi. Theo vị trí địa lý mà nói thì Đường Tử Hương thuộc về Hồ Dương, cũng là cửa ngõ và phía bắc của Hồ Dương.

Sau khi Khoái Chính nhậm chức ở Hồ Dương thì lệnh cho Lý Nghiêm lãnh binh đóng ở Đường Tử Trà.

Lại tiếp, cũng vì Khoái Chính quá tin tưởng ảnh hưởng của gia tộc Lưu Biểu nên gã cho rằng quân Kinh Châu tuyệt đối sẽ không có khả năng dụng binh với Hồ Dương.

Vậy mà Lưu Hổ đột nhiên lại xuất binh khiến cho Lý Nghiêm bị đánh trở tay không kịp, chật vật trở về.

- Ngươi vừa nói là Hoàng Trung dẫn binh?

- Đúng vậy!

Trong phủ Hồ Dương, vẻ mặt Lý Nghiêm thảm hại, vẻ mặt chua xót.

Bàng Đức ở bên cạnh nghe rõ, không khỏi tò mò:

- Bá Bình, Hoàng Trung là ai?

Khoái Chính cười khổ nói:

- Thật không ngờ là Hoàng Trung cầm binh, lần này thật là phiền toái.

Ồ, chắc Lệnh Minh không biết. Hoàng Trung này tự là Hán Thăng, là người Đan Thủy, ở quận Nam Dương, là mãnh tướng hiếm có của cả khắp Kinh Châu.

Thời loạn Thái Bình, Hoàng Hán Thăng giữ chức giáo úy Uyển huyện, là ái tướng yêu thích của thái thú Nam Dương lúc đó.

Lúc Trương Mạn Thành bị giặc Khăn vàng vây thành, Hoàng Trung trong đám loạn quân đã chém lấy thủ cấp của tên thượng tướng như lấy đồ trong túi, lập nên chiến công hiển hách. Vốn sau khi loạn Thái Bình kết thúc thì Hoàng Trung sẽ được phong thưởng. Nhưng vì con trai hắn sinh bệnh nên không còn lòng nào xuất binh, đã từ quan về nhà. Sau này con trai hắn không thể sống sót, hắn lại đầu quân trở lại, Nam Dương đã thay đổi. Tần thái thú ốm chết. Thái thú mới nhậm chức lại không muốn trọng dụng hắn. Mãi cho đến khi Cảnh Thăng Công quản lý Kinh Châu, xét thấy hắn đã lớn tuổi nên cho hắn làm phụ tá Lưu Bàn công tử.

Trong hội Toan Tảo, thái thú Nam Dương là Trương Tư từng nói rằng: "nếu như Hán Thăng mười bốn tuổi thì cho dù là Lã Bố cũng không so kịp tài năng".

- Chậm đã, chậm đã!

Bàng Đức đột nhiên ngắt lời Khoái Chính, kinh ngạc hỏi:

- Nghe lời Bá Bình nói thì Hoàng Hán Thăng này đã là một lão tướng rồi?


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-607)


<