← Hồi 032 | Hồi 034 → |
Tháng giêng năm Kiến An thứ hai, cũng là ngày đầu tiên của năm mới.
Quan Tư Không Tào Tháo - Tào Mạnh Đức chia binh làm hai đường, chinh phạt Uyển Thành.
Đệ đệ trong tộc của Tào Tháo là Gián Nghị đại phu Tào Hồng tự mình xuất binh từ quận Côn Dương thuộc Dĩnh Xuyên, công phá Diệp huyện. Quân tiên phong tiến về Đổ Dương, Trĩ huyện. Tân nhậm Hà Nam là Hạ Hầu Đôn xuất binh từ huyện Phòng Sơn ở Nhữ Nam theo sông Nhữ thủy mà đi. Tới ngày mùng hai đã tới núi Trung Dương, tấn công huyện Vũ Âm.
Huyện lệnh Vũ Âm là Thành Nghiêu không đánh đầu hàng.
Tào Tháo tự mình lĩnh trung quân, tiến theo sau.
Bình Lỗ hiệu úy Vu Cấm giữ hậu quân, trông coi việc lương thảo quân nhu.
Trong lúc nhất thời, quận Nam Dương hỗn loạn, bầu không khí sặc mùi chiến tranh.
Đối với việc xuất binh lần này của Tào Tháo, Tào Bằng đã đoán trước.
Hơn nữa hắn cũng biết rõ, lần này Tào Tháo đánh tới Uyển thành sẽ nhận lấy thất bại, bởi vì bên cạnh Trương Tú còn có một nhân vật đáng sợ.
Người đó cũng là một thần tượng mà Tào Bằng hết sức sùng bái đó là Giả Hủ - Giả Văn Hòa.
Tào Bằng rất muốn nói cho Tào Tháo rằng sau khi tới Uyển thành thì đừng có tham sắc đẹp nếu không sẽ gặp phải chuyện không hay.
Nhưng vấn đề rằng làm sao mà hắn có thể báo cho Tào Tháo.
Ai có thể tin để cho hắn được tiếp cận với Tào Tháo?
Nên nhớ rằng hiện giờ Tào Tháo phụng mệnh thiên tử sai khiến chư hầu, có thể nói là một người đứng đầu cả nước. Ngay cả Hoàng Xạ mà Tào Bằng còn không gặp được thì làm sao có thể gặp Tào Tháo? Đó là lý do lúc trước hắn phản đối việc đi nương tựa vào Tào Tháo. Không có người tiến cử, bọn họ rất khó có được chỗ đứng. Tào Tháo cũng được xưng tụng là chiêu hiền đãi sĩ, hơn nữa dùng người không để ý tới xuất thân nhưng ít nhất thì người đó cũng phải có chút danh tiếng.
Hắn muốn tiếp cận với Tào Tháo quả thật là quá khó...
Đặng Tắc lĩnh một trăm bộ trang bị đầy đủ áo giáp và binh khí, trở về đồn Nghĩa Dương.
Thậm chí bản thân còn chưa kịp thở liền bị Ngụy Diên kéo vào trong trướng, bàn luận sự tình. Cho dù thế nào thì Đặng Tắc cũng là tiết tòng của Nghĩa Dương. Nếu Nghĩa Dương phải xuất chinh thì chuyện Đặng Tắc bận rộn là điều đương nhiên.
Trong binh pháp Tôn Tử đã nói: Một khi đã dùng binh thì chiến xa ngàn chiếc, xe vận chuyển ngàn chiếc. Quân đội mười vạn, vận lương đi xa ngàn dặm, chi phí tiền phương, hậu phương, chi phí đãi sứ thần, chi phí cho xe cộ quân trang thì ngày phải tốn tới nghìn vàng mới có thể duy trì được mười vạn quân hùng mạnh.... Đồn Nghĩa Dương không đủ trăm người, nhưng phải xuất chinh thì cũng cần chuẩn bị rất nhiều, các loại tài liệu cùng với các loại vật tư phải chuẩn bị cẩn thận mới có thể xuất phát. Cho dù là từ thành Cửu Nữ tới Uyển thành thì nhanh phải tới hai ngày mà chậm thì ba ngày đều tốn rất nhiều sức.
Đây chính là nhiệm vụ của tiết tòng.
Cuối cùng thì Ngụy Diên mới cảm nhận được tác dụng của một vị quan phụ tá.
Cái tình hình rối loạn không còn diễn ra nữa, không cần phải tới sự quan tâm của y mà Đặng Tắc sẽ thu xếp ổn thỏa.
Sau khi đăng ký binh khí áo giáp liền nhanh chóng phát ra, đồng thời thu hồi binh khí và áo giáp cũ, sau này sẽ trả lại cho cấp quân Tư Mã. Còn chuyện cấp quân Tư Mã sẽ sửa chữa hay vất bỏ thì không liên quan gì tới Đặng Tắc.
Sau khi nhanh chóng làm xong chuyện đó, Đặng Tắc lại bắt đầu chuẩn bị cho chuyện xuất chinh.
Từ việc nhổ trại như thế nào, trên đường đi nghỉ ngơi ra sao cùng với một loạt những công việc vụn vặt khác đều phải chuẩn bị cẩn thận.
Sau khi làm xong hết tất cả những việc đó, trở về được trướng thì cũng đã nửa đêm.
Đặng Tắc cảm thấy mỏi mệt, nên vừa mới ngả ra giường, hai mí mắt đã díu vào nhau.
- Tỷ phu tỉnh dậy đi.
- A Phúc à... Có chuyện gì vậy? Hôm nay ta hơi mệt, nếu không có việc gì quan trọng thì để ngày mai nói có được không?
Tào Bằng vừa mới thấy Đặng Tắc chuẩn bị nhắm mắt thì vội vàng kéo cánh tay của y mà lôi dậy.
- Tỷ phu! Việc này rất quan trọng. - Nét mặt của hắn hoàn toàn nghiêm túc. Đặng Tắc vốn đang mệt mỏi, nhưng khi thấy nét mặt của Tào Bằng như vậy, y liền tỉnh táo lại mà nhìn hắn. Tào Bằng nói:
- Tỷ phu! Ta nghĩ có thể đoán được quyết định của Hoàng Xạ.
- Đoán gì?
- Tỷ phu! Tào công xuất binh rồi.
Đặng Tắc ngáp một cái rồi gật đầu:
- Đúng vậy! Nghe nói tốc độ tiến quân rất nhanh đã vượt qua Lỗ sơn mà đánh vào Nam Dương.
- Có phải Hoàng Xạ muốn chúng ta áp tải lương thảo tới Uyển thành?
- Ừ! Sáng sớm ngày mai xuất phát. Đại khái chừng năm ngàn thạch gạo trong vòng ba ngày phải tới được Uyển thành.
- Vậy theo tốc độ của Tào Tháo thì khi chúng ta tới Uyển thành...
Tào Bằng không nói thêm gì nữa nhưng Đặng Tắc lập tức có phản ứng.
- Khi chúng ta tới Uyển thành, quân Tào cũng tới đó. Đến lúc đấy, chúng ta có muốn không tham chiến cũng không được.
- Mượn đao giết người.
- Đúng vậy! Chính là mượn đao giết người.
Đặng Tắc hít một hơi, nhìn Tào Bằng mà nở nụ cười chua xót.
- Hoàng Xạ đúng là độc ác.
Đến lúc này, cho dù Tào Bằng hay Đặng Tắc thì cũng đều đoán được tính toán của Hoàng Xạ.
Ban đầu, Hoàng Xạ đưa Đặng Tắc tới đây là tính toán tìm một cái cớ có thể vu oan giá họa, cuối cùng có thể liên lụy tới cả nhà. Không ngờ, Tào Bằng lại chủ động tới khiến cho Hoàng Xạ lại đỡ khó khăn. Tào Tháo xuất binh tới Uyển thành khiến cho y chẳng cần phải vu oan nữa, chỉ cần đưa đám Tào Bằng và Đặng Tắc tới đó rồi cứ để cho họ tự sinh tự diệt.
Nếu Trương Tú thắng, đám Tào Bằng chưa chắc đã có thể sống. Trương Tú thua, bọn họ cũng khó có thể sống sót.
- A Phúc! Chúng ta.... chạy đi.
Đặng Tắc không còn bối rối, ngẩng đầu nói.
Chạy?
Chỉ sợ không đơn giản như vậy...
Tào Bằng cười khổ:
- Tỷ phu! Huynh nói Hoàng Xạ không có hậu chiêu hay sao?
- Đệ nói là...
Tào Bằng cắn môi rồi nói nhỏ:
- Ta dám khẳng định, hiện tại Hoàng Xạ phái người giám sát chúng ta. Chỉ cần chúng ta có biểu hiện khác thường là cha mẹ, tỷ tỷ nhất định sẽ phải chịu liên lụy... Tỷ phu! Hiện tại chúng ta không thể chạy. Hoàng Xạ đang nắm đằng chuôi.
Đặng Tắc trầm mặc.
- Vậy đệ nói làm thế nào bây giờ?
- Đi bước nào hay bước đấy. - Tào Bằng đi lại trong trướng rồi đột nhiên dừng lại:
- Còn có một việc. Hôm nay đệ thấy Ngụy Bình và Mã Ngọc lén lút với nhau, không biết nói gì. Đồn Nghĩa Dương cũng không phải bền vững. Dường như giữa Ngụy Bình và Ngụy đồn trưởng có gì đó mâu thuẫn. Ta cảm thấy, nếu Hoàng Xạ muốn đối phó với chúng ta thì nhất định sẽ từ Ngụy Bình và Mã Ngọc... Ân oán giữa chúng ta và Mã Ngọc cũng không khó để điều tra. Loại người như Hoàng Xạ rất am hiểu mượn tay người khác. Lúc trước, y muốn mượn đồn Nghĩa Dương xung đột với chúng ta. Bây giờ, lại muốn nhân cơ hội Uyển thành đối phó chúng ta. Vì vậy cũng có thể y sẽ mượn Ngụy Bình, Mã Ngọc... Tỷ phu! Loại người như Hoàng Xạ chúng ta không thể khinh thường.
Ngón tay Đặng Tắc gõ nhè nhẹ lên thành giường.
- Như vậy đi! Bắt đầu từ ngày mai, ta nghĩ cách cho đệ đi theo Ngụy truân tướng. Văn Trường có võ nghệ cao cường, hơn nữa lại là người có tình nghĩa. Đệ ở bên cạnh hắn có thể được bảo vệ chu đáo. Chỉ có điều, chuyện Ngụy Bình có nên nói cho Văn Trường không?
- Tốt nhất là không nên nói. Quan hệ giữa chúng ta với Ngụy Văn Trường còn chưa tốt lắm. Nếu mạo muội nói chuyện đó, chưa chừng người ta lại cho chúng ta châm ngòi ly gián. Ta có ở bên cạnh Ngụy Diên hay không cũng không sao. Có điều, huynh lại có chút nguy hiểm, phải nghĩ cách điều Đầu Hổ lại đây. Còn có đội đao thủ của Ngụy Diên, cũng có bốn người ở bên cạnh huynh không yên tâm cho lắm.
Đặng Tắc nghĩ nghĩ, bình tĩnh cười.
- Chuyện này ngươi yên tâm. Ta sẽ nghĩ cách để điều họ đi.
Tào Bằng phát hiện, lúc này Đặng Tắc không còn mất bình tĩnh nên suy nghĩ dễ dàng hơn nhiều.
Cái cảm giác này hơi có chút bày mưu nghĩ kế quyết thằng ngoài nghìn dặm.
Hắn cũng cười.
Trải qua nhiều chuyện như vậy, tin rằng tính cách của Đặng Tắc trưởng thành hơn nhiều.
- Tóm lại, hiện tại chúng ta phải cẩn thận. - Âm thanh của Đặng Tắc cũng từ từ chậm lại, như đang nói với Tào Bằng mà cũng như nói với mình.
- Thực ra tình hình cũng không đến mức tệ lắm. Hoàng Xạ cho chúng ta tới Nghĩa Dương truân là một sai lầm lớn.
...................
Công tác chuẩn bị tiến hành khẩn trương, theo thời gian trôi đi, từ từ mọi việc trở nên ổn định.
Mặc dù đột nhiên xuất chinh nhưng đối với những người trải qua trăm trận như binh lính Nghĩa Dương thì không có ảnh hưởng nhiều, giống như câu nói thường xuyên của họ: Có địch tới thì binh lính xông lên. Có lẽ do kết quả của trận chiến ngày trước, khiến cho binh lính Nghĩa dương có được tinh thần như vậy.
Có địch tập kích, binh lính xông lên.
Đặng Tắc lấy cái cớ đó để cho Tào Bằng đi bên cạnh Ngụy Diên.
Sau đó gã yêu cầu Vương Mãi lại đó, đồng thời thương lượng với Đường Cát một chút, lấy lý do đao thủ đi theo mình không có nhiều tác dụng lắm mà trả lại. Đường cát cũng không nghĩ nhiều, triệu hồi bốn gã đao thủ, rồi lại cho hai tên trường mâu thủ đi theo hỗ trợ.
Thời gian một ngày, trong tình hình bận rộn nhanh chóng trôi qua.
Mới rạng sáng ngày hôm sau, Nghĩa Dương truân đã nhóm lửa nấu cơm, tới giờ Mùi điểm binh rồi chất năm nghìn thạch gạo lên bốn mươi mốt chiếc xe ngựa, từ từ xuất phát, nhanh chóng ra khỏi thành Cửu nữ. Ngụy Diên đi trước dẫn đầu, dẫn theo sáu gã kỵ binh. Ngụy Bình đái lĩnh hai mươi trường mâu thủ, cộng thêm hai mươi binh đao thuẫn đi giữa bảo vệ. Đường Cát ở hậu quân, dưới trướng có ba mươi bốn trường mâu thủ.
Dưới sự sắp xếp của Đặng Tắc, đám người Mã Ngọc với thân phận của trường mâu thủ đi ở hậu quân.
Hơn bốn mươi chiếc xe ngựa với tám mươi người đi dọc theo đường lớn...
Tào Bằng cưỡi ngựa đi chậm phía sau Ngụy Diên. Hắn mặc áo giáp khiến cho trong đám người hơi bắt mắt, trong tay còn cầm một cây đao, trên lưng ngựa cũng treo một cây Long Tước đại đao.
- A Phúc! Cây Long tước của người rất tốt đấy.
Ngụy Diên là một người biết hàng cho nên liếc mắt nhận ra cây đao của Tào Bằng là một cây đao tốt.
Y cũng dùng đại đao, có điều kém hơn so với Long tước của Tào Bằng. Phàm là đại tướng, thần binh là thứ mà họ thích nhất. Ngụy Diên liếc nhìn đại đao trên lưng ngựa của Tào Bằng mà thèm thuồng...
- Đây là do cha ta vì ta xuất chinh cho nên rèn Long tước cho.
Tào Bằng rút Long tước đưa cho Ngụy Diên.
- Cha ngươi rèn đao sao?
- Ừm! Ông là một thợ rèn... - Tào Bằng giục ngựa đi tới, làm ra vẻ thần bí mà thấp giọng nói:
- Ngụy đồn trưởng! Ngài thấy cây Long tước này có gì đặc biệt?
Ngụy Diên cầm Long tước trong tay mà suy nghĩ.
- Cha ngươi thật là... rèn một cây đao nặng thế này cho ngươi, chỉ sợ múa được hai ba cai thì ngươi đã làm cho mình bị thương. Ha ha! Đao tốt! Đao tốt. Ừm! Có điều tay nghề của cha ngươi đúng là rất tốt, do với cây đao của ta còn tốt hơn nhiều.
Vừa nói, Ngụy Diên vừa vung cây đao trong tay chém vào hư không.
Long Tước rít gió vang lên một tiếng.
- Đao tốt! Đúng là đao tốt.
Ngụy Diên liên tục khen và gật đầu.
Có thể thấy được rằng cân nặng của Long tước hoàn toàn phù hợp với ý của y.
Long tước đại đao vốn được chế tạo chuyên dụng, so với Long tước bình thường phải nặng gấp đôi. Loại đao này cần phải có lực cánh tay và lực eo rất mạnh. Người thường cơ bản không thể sử dụng. Ngụy Diên cầm cây Long tước này trong tay, tay kia cầm đại đao của mình, hai tay bắt đầu múa đao, chỉ thấy ánh đang lấp lánh trong không khí, còn Tào Bằng thì không thể nhìn thấy rõ bóng y.
"Người này đúng là một viên mãnh tướng của Tam quốc a!"
- Ngụy đại ca! Nếu huynh thích thì cây Long tước này ta tặng cho huynh.
Ngụy Diên sửng sốt:
- Cho ta?
- Vốn cha ta định tặng nó cho Đầu Hổ đại ca, nhưng ngài cũng thấy là Đầu Hổ ca không thích dùng đao, chỉ thích dùng xà mâu. Vì vậy mà cây Long tước này mới thuộc về ta. Ngài cũng biết, hiện tại ta không thể dùng được cây đao này. Nếu để nó cho ta thì đúng là người tài không được trọng dụng. Có câu phấn hồng tặng giai nhân, bảo đao tặng tráng sĩ. Cây Long tước này cũng chỉ có ở trong tay đại ca mới không bị oan ức.
- Chuyện này...
Ngụy Diên có chút do dự. Có thể thấy được hắn thực ra rất thích cây Long tước này.
- Đại trượng phu nên sảng khoái một chút. Nếu đại ca thích thì cần gì phải do dự? Ta đã nói rồi, ta không dùng được cây đao này, vừa lúc tặng đại ca để kiến công lập nghiệp.
Ngụy Diên nghe vậy liền cười to.
- A Phúc huynh đệ! Ngươi nói vậy thì ta không khích khí nữa.
Y nói xong liền hợp hai cây đao lại rồi giắt trên lưng ngựa.
Từ xa Đặng Tắc yên lặng nhìn hai người.
Thấy Ngụy Diện nhận cây đao đó, y mới thở phào nhẹ nhõm mà mỉm cười.
← Hồi 032 | Hồi 034 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác