Vay nóng Tima

Truyện:Tào tặc - Hồi 207

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 207: Gàu múc nước
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Siêu sale Lazada

Trong phòng nhìn khá lộn xộn. Trên mặt đất bày đủ loại thẻ tre, sách cùng rất nhiều bản vẽ được bày bừa ra. Người nào lần đầu vào sẽ không nghĩ đây là phòng của một nữ tử. Trên thực tế, như Hoàng Nguyệt Anh nói thì ở quê nhà nơi Giang Hạ, nàng có sáu thị tỳ. Vốn dĩ ban đầu Tào Bằng không hiểu rõ nàng cần nhiều thị tỳ như vậy để làm gì? Nhưng sau đó, nhìn cách sinh sống của Hoàng Nguyệt Anh ở Hải Lăng, Tào Bằng cuối cùng đã hiểu được sự kỳ lạ trong đó.

Nếu không được huấn luyện cẩn thận, kỹ càng, e rằng sáu thị tỳ này vẫn còn chưa đủ!

Cách sinh hoạt của Hoàng Nguyệt Anh có phần khá tùy tiện, đừng thấy nàng bình thường rất thông minh, cơ trí, đời sống của nàng khi thường lại rất lộn xộn. Đặc biệt khi hỏi nàng về vấn đề giờ giấc, thì nàng lại càng mơ hồ hơn, mơ hồ đến mức tức cười. Nếu như không có tỳ nữ nào đi theo, thì đây quả là vấn đề thực sự.

Cũng may mà Quách Hoàn và Bộ Loan đều biết chữ, hơn nữa cũng đều rất thông minh.

Có hai người này đi theo, Hoàng Nguyệt Anh cũng không lôi thôi lắm. Nhưng khả năng bày bừa của nàng rất cao, hai người kia vừa mới vất vả dọn dẹp, trong phòng đã lại bị nàng làm lộn xộn lên. Bản thân Hoàng Nguyệt Anh dường như không hề có chút suy nghĩ gì về chuyện này. Nàng như đang khiêu vũ, nhảy qua nhảy lại trong căn phòng bừa bộn, chẳng mấy chốc đã tới được bên bàn, ngồi xuống.

-A Phúc, mau tới đây.

Tào Bằng đi qua, ngồi đối diện với Hoàng Nguyệt Anh.

Trên bàn cũng rất lộn xộn, có giấy trắng, có giấy than Tào Bằng từng làm ở Cức Dương...

-Nguyệt Anh, nàng làm gì vậy?

-Huynh đừng nói gì hết, xem cái này đi.

Nàng mở một tấm bàn đồ ra trước mặt Tào Bằng, gương mặt đầy vẻ chờ đợi.

Tào Bằng cầm lên, nhìn kỹ trong chốc lát, rồi ngẩng đầu hỏi:

-Đây là cái gì?

-Xe nước!

-A?

Hoàng Nguyệt Anh phấn khởi nói:

-Còn nhớ lúc ban ngày, ta nói chuyện Tất Lam với huynh không?

-A, là Thập Thường Thị.

-Đúng, chính là y!

Hoàng Nguyệt Anh nói:

-Thật ra, người tên Tất Lam này vốn dĩ cũng không có gì nổi bật như người ta vẫn thường đồn đại. Nhưng ít ra, y có một cơ quan thuật có thể nói là tuyệt diệu, ngay đến cha ta cũng vô cùng tán thưởng. Cha ta nói nếu nhưng không có được bản lĩnh này, Tất Lam không thể giành được vị trí Thập Thường Thị được. Nhờ có thứ kỳ diệu này, Tất Lam có thể sánh với với đại sư cơ quan thuật Mặc Địch của thời Chiến Quốc. Nhưng đức hạnh của người này thực sự không hề tốt chút nào.

-Khoan đã, khoan đã, rốt cuộc nàng muốn nói chuyện gì vậy?

Thấy Hoàng Nguyệt Anh càng nói càng hưng phấn hơn, nhưng trọng tâm câu chuyện càng lúc càng xa xôi, Tào Bằng vội vàng xua tay, ngăn nàng lại.

Hoàng Nguyệt Anh xấu hổ cười, nhẹ giọng nói:

-Giữa năm thứ ba Bình Nguyên (tức năm Chiêu Niên công nguyên), Tất Lam vì mua vui cho tiên đế từng thiết kế ra một dụng cụ để đẩy nước, còn gọi là guồng nước. Có người nói với thứ dụng cụ này, người ta có thể vận chuyển nước sông đến khắp nơi, mất ít công sức hơn nhiều. Cha ta nghe được chuyện này liền sai người đi hỏi thăm. Thế nhưng thứ này là "xe nước" do Tất Lam cẩn thận chế tạo để dâng cho tiên đế, thế nên cuối cùng cha ta đã phải mất mười vạn quan tiền mới có được bản vẽ này. Lúc đó, ta nhớ rất rõ ràng, cha đã hết lời khen ngợi thứ xe nước này. Cha còn nói, tài năng của Tất Lam quả là đáng nể, chỉ tiếc là bị dùng sai chỗ. Sau này, cha ta căn cứ theo bản vẽ của xe nước rồi thay đổi chút ít, áp dụng lên ruộng đồng của nhà ta. Nhờ vậy, nước sông được lấy ra rất dễ dàng, chuyển đến khắp ruộng đồng. Nhưng huynh cũng biết Giang Hạ không thiếu nước, chính vì thế, tác dụng của nó cũng không lớn lắm. Sau này, cha lại thấy không thích nữa, bèn bỏ thứ xe nước này đi. Nhưng hình dạng và cách cấu tạo như thế nào đến giờ ta vẫn còn nhớ kỹ.

-Khoan đã, khoan đã nào, nàng nói bá phụ từng tạo ra guồng nước sao?

-Đây không phải là guồng nước, là xe nước!

Tào Bằng lần nữa nhìn lại bản vẽ, cẩn thận quan sát kỹ lưỡng.

Khả năng vẽ của Hoàng Nguyệt Anh vô cùng xuất sắc, Tào Bằng cảm thấy xe nước này quả thật nhìn rất quen mắt.

Khổng Minh xa!

Không sai, đây chính là hình dạng ban đầu của Khổng Minh xa.

Tào Bằng còn nhớ kỹ kiếp trước hắn từng du ngoạn ở Thành đô. Cụ thể là ở khu di tích cổ nào thì hắn không nhớ rõ lắm, nhưng lúc đó, quả thật hắn đã được thấy xe nước này.

Căn cứ theo lời người hướng dẫn du lịch giới thiệu thì xe nước này là do Gia Cát Lượng - Khổng Minh cải tiến, được sử dụng rộng rãi ở nước Thục, gọi là Khổng Minh xa.

Hình dáng hắn đã từng thấy và bản vẽ trước mắt quả thực có vài phần giống nhau.

Tào Bằng không thể không lắc đầu, chợt mỉm cười.

-Nguyệt Anh, nàng muốn làm guồng nước ư?

-Đã nói rồi, cái này gọi là xe nước. Ừ nhưng cái tên guồng nước này cũng không đến nỗi nào.

Hoàng Nguyệt Anh rất cao hứng, đôi má lúm đồng tiền rất xinh, để lộ ra nụ cười rạng rỡ:

-Huynh nói xem, nếu như làm ra loại xe nước này thì có thể giải quyết được tình hình hạn hán hay không?

-Chuyện này...

Tào Bằng trầm tư.

Trung Quốc từ xưa đã dùng nông nghiệp để xây dựng nước nhà, thủy lợi là yếu tố không thể thiếu khi làm nông nghiệp, chính vì thế số thiết kế về các công trình thủy lợi ở Trung Quốc có rất nhiều.

Trong đó, phát minh về guồng nước hiển nhiên là một bước sáng tạo rất lớn của trí tuệ Trung Hoa.

Tương truyền, dụng cụ dùng cho các công trình thủy lợi xuất hiện đầu tiên trong dân gian có tên là gàu múc nước.

Trong "Trang Tử nhất ngoại thiên nhất thiên địa thiên" từng ghi chép lại rằng, học sinh của Khổng Tử là Tử Cống đi về phía nam, trên đường đi có ngang qua Hán Âm, thấy một lão trượng đang vất vả tưới nước cho cây. Vì vậy, Tử Cống sinh lòng thương cảm, liền thiết kế một loạt dụng cụ ít dùng đến sức người. Phương thức chế tạo chính là tận dụng gỗ, sau nặng trước nhẹ, hất nước lên ruộng. Vật này còn dùng một cây gậy đặt trên một giá gỗ, một đầu có một thùng chứa nước, đầu còn lại có một vật nặng, lợi dụng nguyên lý đòn bẩy để tiết kiệm sức lấy nước.

Thứ gàu múc nước này chính là hình dạng ban đầu của guồng nước.

Nhưng guồng nước thực sự xuất hiện là ở những năm cuối thời Đông Hán, do Tất Lam sáng chế ra.

Sau này, Gia Cát Lượng cải tạo, cũng có bản ghi chép nói là do Mã Quân sửa đổi. Nhưng bất luận là ai đã cải tạo, thứ xe guồng nước này cũng đã chính thức ra đời.

Nhưng chính bởi hoàn cảnh sinh sống của Mã Quân hoàn toàn không giống với của Gia Cát Lượng, nên đôi bên cũng có sự khác biệt nhất định.

Ví như Khổng Minh xa giúp cấp nước cho Giang Nam, còn xe guồng nước Long Cốt lại thích hợp với vùng đất phương Bắc hơn.

Sau đó, ở thời Đường Tống, xuất hiện xe đồng phối hợp ao và ống đồng giúp đưa nước lên cao hơn, công suất lớn hơn nữa, mà lại tiết kiệm nhân lực.

Đến thời Nguyên Minh, guồng nước tiếp tục phát triển, xuất hiện thêm linh kiện là các bánh răng, rồi được căn cứ theo địa thế đất đai mà phát triển ra các loại guồng nước vận chuyển nước. Kể từ đó đến nay, sự phát triển của guồng nước ở Trung Quốc chậm dần, rồi ngừng lại. Còn nguyên nhân thì....

-Nguyệt Anh.

-Hả?

-Thật ra, chúng ta có thể làm rất tốt đấy.

Hoàng Nguyệt Anh nghe thấy thế, đôi mắt sáng rực.

-Làm như thế nào?

Tào Bằng cầm lấy cây bút than, vẽ hai vòng.

Cây bút than này đã được Hoàng Nguyệt Anh cải tiến, lấy than từ trong ruột than, rồi dùng một khúc gỗ rỗng ruột dài nửa thước chịu được nặng. Bên trong có một đường dẫn, dẫn tới đầu bút. Khi nào than ở đầu bút hết, than sẽ được tiếp tục truyền qua đường dẫn đó, ra khỏi phần gỗ chứa, người viết có thể viết tiếp được.

Vật này chính do Hoàng Nguyệt Anh tạo ra.

Tào Bằng ngắm nghía chốc lát rồi thầm khen ngợi Nguyệt Anh quả là người thông minh, cơ trí.

Hắn nhắm mắt lại, trầm ngâm một lát, rồi vẽ lên bản vẽ. Nhưng khả năng vẽ vời của hắn chắc chắn là không sánh được với tài năng xuất chúng của Hoàng Nguyệt Anh. Cũng may Tào Bằng còn có thể giải thích cho nàng hiểu.

Kiếp trước, khi mới bắt đầu hành nghề, Tào Bằng từng có một lần đến huyện Cao Lan, thị trấn Lan Châu áp giải phạm nhân.

Khi chuyển giao phạm nhân, người bạn đồng nghiệp ở địa phương đó dẫn hắn đi du ngoạn Cao Lan, thưởng thức phong thổ của Cao Lan. Người đồng nghiệp này từng dẫn Tào Bằng tham quan một cọong nước. Cọong nước cũng là guồng nước, nhưng là tên cần chuyển nước đất Lan Châu. Người kia từng tự hào giới thiệu thứ được gọi là cọong nước này là sản phẩm chuyển nước đầu tiên trong nước. Người sáng chế ra vật này chính là người sống thời Gia Tĩnh, tên là Đoạn Tục.

Đoạn Tục từng đỗ tiến sĩ, là bác học đa tài.

Sau khi Đoạn Tục đi du ngoạn mấy tỉnh phía nam, từng tham khảo tình hình ở phía nam, rồi tạo ra guồng nước Lan Châu lấy nước Hoàng Hà tưới ruộng đồng.

Hình dạng không giống với guồng nước Long Cốt ở phía nam, mà giống một cỗ bánh xe khổng lồ.

Đường kính của các nan hoa xe lớn chừng hai mươi thước, có thể đẩy nước lên chỗ cao từ 15-18 thước.

Tào Bằng nghe thấy người bạn đồng nghiệp lúc đó tự hào giới thiệu cũng không khỏi hiếu kỳ. Sau khi rời khỏi huyện Lan Cao, người bạn kia từng tặng cho hắn mô hình guồng nước Lan Châu, còn có cả phần giới thiệu về mô hình này nữa. Sau này bản mô hình đó cũng theo nhà cửa hắn tan nát mà hóa thành tro tàn theo.

Những số liệu cụ thể trong đó, Tào Bằng nhớ không rõ lắm.

Thế nhưng đường viền cùng ngoại hình bên ngoài, một số chỗ cấu tạo đơn giản thì Tào Bằng vẫn nhớ được đại khái.

Hắn dựa theo ngoại hình của guồng nước Lan Châu, vẽ ra bản phác thảo đơn giản, sau đó giải thích cho Hoàng Nguyệt Anh. Gặp phải chỗ hắn không nhớ rõ, hắn cũng ăn nói hàm hồ đi. Nhưng dù thế, cũng đủ khiến cho đôi mắt Hoàng Nguyệt Anh sáng rực lên. Nàng hết sức hưng phấn.

-A Phúc, sao huynh nghĩ ra được thứ này?

-Thứ này a, nàng cũng biết là quanh núi Trung Dương không có nước, có đôi khi ta nhìn thấy người ta lấy nước rất vất vả, nên mới nghĩ ra thứ này thôi.

-A, bản thiết kế này của huynh còn tốt hơn của ta nhiều.

Nhưng Hoàng Nguyệt Anh vừa dứt lời, đã lại lộ vẻ buồn phiền:

-Chỉ là vật này chế tạo rất phức tạp, nhất thời cũng không thể làm ra được. Hơn nữa, guồng xe lớn như thế, hình như có chút, có chút...

Giọng Hoàng Nguyệt Anh nhỏ dần.

Thiết kế guồng nước của Lan Châu căn cứ theo phát minh của Đoạn Tục, dựa theo đặc điểm thiết kế của Cao Lan mà thành.

Lan Châu hiện đại không giống với Lan Châu của thời kỳ Tam Quốc.

Những năm cuối thời kỳ Đông Hán, Lan Châu được gọi là quận Kim Thành, tuy rằng cũng rất hoang vắng, nhưng đồng cỏ và nguồn nước dồi dào, là nơi tập trung của người Khương Hán. Cái lạnh khủng khiếp, điều kiện sinh sống cũng không tốt chút nào. Phải biết rằng, quận Kim Thành tuy ở phía tây, lạnh lẽo nhưng vẫn nằm ở khu vực Quan Trung. Tần Xuyên cách đó tám trăm dặm lại rất giàu có và đông đúc người qua lại. Người Quan Trung nổi danh khắp nơi. Mãi cho đến thời Đường mạt, Quan Trung mới hoàn toàn tàn lụi, bởi vậy mới đến giai đoạn Nam Bắc giao tranh. Trước đó, thiên hạ tranh giành, khắp nơi đều có cảnh chiến tranh, từ thời Hán đến Tùy Đường đều là như vậy.

Tào Bằng suy nghĩ một chút:

-Cái xe nước này cũng không nhất thiết phải tạo ra ngay. Việc cấp bách là có thể hoàn thiện được bản guồng nước cho hoàn thiện, nếu như thực sự gặp hạn hán cũng có thể bắt đầu sử dụng ngay để hóa giải hậu quả thiên tai. Sau đó, chúng ta có thể từ từ cải tiến được.

Hoàng Nguyệt Anh suy nghĩ một chút, rồi gật đầu.

-Ta quả nóng vội quá rồi!

Nàng nói xong, cầm bản vẽ lên nhìn một chút, thận trọng suy nghĩ.

Sau đó, nàng đem bản vẽ Khổng Minh xa trải lên trên bàn.

-A Phúc, huynh giúp ta xem thử xem thế nào?

Tào Bằng giờ men rượu đã bốc lên, mí mắt của hắn đã díp cả lại.

Nhưng thấy Hoàng Nguyệt Anh hăng hái như thế, hắn cũng không muốn từ chối nàng. Vì vậy, hắn sốc lại tinh thần, cùng nàng bàn luận về cách cải tiến cái guồng nước.

Thật ra, Tào Bằng đâu hiểu được những thứ này?

Ban đầu, Hoàng Nguyệt Anh còn hỏi ý kiến của hắn liên tục, sau đó, về cơ bản nàng không để ý tới hắn nữa.

Rốt cuộc, Tào Bằng không kìm được cơn buồn ngủ, gục lên bàn ngủ luôn. Nhưng khi hắn vừa tỉnh lại, đã phát hiện trên người được khoác một lớp đại bào. Hoàng Nguyệt Anh gối đầu lên đùi hắn ngủ say sưa. Trên bản vẽ trên mặt bàn viết chằng chịt chữ.

Trời đã sáng rỡ.

Thấy gương mặt say ngủ của Hoàng Nguyệt Anh, Tào Bằng không kìm được tình cảm thương yêu.

Hắn vươn tay, nhẹ nhàng vuốt tóc nàng. Chợt thấy Nguyệt Anh giật mình, trở mình một chút, rồi lại phủ phục trên đùi Tào Bằng ngủ say sưa tiếp.

Nha đầu này chắc hẳn đã có một đêm không ngủ!

Tào Bằng đỡ đại bào trên người xuống, đắp lên người Hoàng Nguyệt Anh.

Sau đó, hắn cầm lấy bản vẽ trên bàn, tỉ mỉ quan sát.

Cửa phòng nhẹ nhàng kêu lên, Bộ Loan đi vào.

Thấy cảnh tượng trước mắt, nàng không khỏi đỏ mặt, thiếu chút nữa đã kêu lên.

Chỉ thấy Tào Bằng đặt một ngón tay lên miệng:

-Suỵt, nhỏ tiếng thôi.

-Tỷ tỷ một đêm rồi không ngủ, để nàng ngủ thêm chút nữa.

-Dạ.

Bộ Loan đỏ mặt, nhẹ nhàng gật đầu.

-Thu dọn những thứ này vào. Loan, nhớ chuẩn bị một chén cháo, một lúc nữa nàng dậy cho nàng ăn.

Còn nữa, đừng bỏ mấy thứ này, nhất định phải giữ cẩn thận. Toàn bộ tâm huyết của Nguyệt Anh đêm qua đều được ghi trong đó, đừng làm bừa.

-Nô tỳ biết.

Bộ Loan vừa nhẹ chân bước đi thu thập bản vẽ và thẻ tre cùng sách trên mặt đất, vừa len lén quan sát Tào Bằng và Hoàng Nguyệt Anh.

Chỉ thấy gương mặt của Nguyệt Anh hồng hào, mỉm cười ngọt ngào.

Còn Tào Bằng rất thận trọng vén mấy sợi tóc lòa xòa trên trán nàng, gương mặt hết sức dịu dàng.

Công tử đối đãi với Nguyệt Anh tỷ thật là tốt!

Bộ Loan ngơ ngẩn, bất ngờ va phải giường.

Tào Bằng ngẩng đầu:

-Suỵt, nhỏ tiếng một chút.

Hắn khẽ lắc đầu nhìn Bộ Loan. Dáng điệu của hắn khiến hai gò má Bộ Loan nhất thời đỏ bừng.

Gần giờ thìn, Tào Bằng nhận được lệnh lão phu nhân chuẩn bị xuất hành.

Hắn vội vã hạ lệnh chuẩn bị xe ngựa, mặc khôi giáp, ngồi lên Chiếu Dạ Bạch.

Hoàng Nguyệt Anh dường như còn chưa tỉnh ngủ, nhìn vẫn còn đang ngơ ngác. Sau khi lên xe ngựa, nàng lại lấy ra bản vẽ, bắt đầu trầm tư suy nghĩ tiếp.

-A Phúc, Nguyệt Anh làm sao vậy?

Tào Nam không kìm được, nhẹ giọng hỏi.

-Nàng đang nghĩ vài chuyện. Tỷ chớ trách nàng.

Tào Bằng giải thích, nói:

-Nguyệt Anh vốn thế, một khi đã bắt đầu suy nghĩ chuyện gì thì luôn mơ mơ màng màng. Mọi chuyện khác nàng đều không để mắt tới nữa.

-Nha đầu này...

Tào Nam thở dài, ngoắc tay bảo Quách Hoàn.

-Ngươi và Bộ Loan theo Nguyệt Anh, đừng để nàng gặp rắc rối nào hết.

Sáng sớm, Tào Bằng đang rửa mặt, Hoàng Nguyệt Anh cầm bản vẻ xem, gần như mất hồn mất vía, thiếu chút nữa nàng đã ăn cả bút than.

Tào Bằng thấy thế cũng không biết làm thế nào.

Chỉ đành bảo Quách Hoàn và Bộ Loan theo dõi Hoàng Nguyệt Anh sát sao.

Bên ngoài thành Trần huyện, lão phu nhân đang được Tào Hồng cung kính đỡ lên xe ngựa.

-A Phúc, thẩm bà tuổi tác đã cao, đường đến Hứa đô còn phải nhờ ngươi chăm sóc bà nhiều.

Tào Hồng kéo tay Tào Bằng, trịnh trọng dặn dò.

Thấy bốn phía không có ai để ý, y chợt thấp giọng nói:

-Thẩm bà tính tình cương liệt, vốn không thích chuyện có người săn đón này kia. Bà có ấn tượng rất tốt với ngươi, ngày hôm qua bà rất tán thưởng ngươi đấy. Ngươi thấy nên làm gì thì làm, chỉ cần chăm sóc bà cho tốt là được, đừng để bà nghĩ rằng ngươi cố tình này kia...

Tào Hồng đúng là đối đãi với ta khá tốt!

Tào Bằng chắp tay vái chào, từ biệt Tào Hồng.

Hắn giơ tay lên, cao giọng quát:

-Truyền mệnh lệnh của ta, khởi hành!

....... .

Hạ Hầu Chân cũng là một mỹ nhân bẩm sinh đã đẹp.

Chỉ là nàng khiến người ta cảm giác có phần khác thường. So với sự phóng khoáng của Hoàng Nguyệt Anh, sự lanh lợi của Quách Hoàn, sự ôn nhu của Bộ Loan, thậm chí so với chút điêu ngoa và ngây thơ của Lã Lam thì Hạ Hầu Chân có vẻ trầm mặc hơn nhiều. Nàng có vẻ gì đó trầm mặc khó có thể diễn tả nổi. Ngô lão phu nói nàng sầu muộn cũng không phải nói bừa. Trên thực tế, khi tiếp xúc với Hạ Hầu Chân, người ta sẽ đều cảm thấy áp lực.

-Thật ra Chân tỷ rất đáng thương.

Trên đường đi, Tào Tràng cùng trò chuyện với Tào Bằng.

So về tuổi tác, Tào Tràng lớn hơn Tào Bằng, nhưng về năng lực thì y lại không có gì nổi trội cả. Chính vì vậy, dù là người của Tào thị ở Tiếu huyện nhưng công danh của y cũng không tốt đẹp lắm. Hơn hai mươi tuổi, y vẫn chỉ là một Quân Hầu. Nhưng những con cháu thuộc dòng họ Tào thị như Tào Tràng còn có rất nhiều người nữa.

Tào Bằng hỏi:

-Xin chỉ giáo cho?

Nhìn xung quanh một chút, Tào Tràng thấp giọng nói:

-Tào đô úy, ngựa của ngài hẳn là Chiếu Dạ Bạch của tướng quân Hạ Hầu đúng không?

-Đúng.

-Vậy ngài chắc hẳn không xa lạ với tướng quân Hạ Hầu Uyên.

A, lão tử còn chưa gặp Hạ Hầu Uyên đâu!

Nhưng Tào Bằng cũng không phủ nhận, chỉ quay qua nhìn Tào Tràng.

Tào Tràng nói:

-Chân tỷ là chất nữ của tướng quân Hạ Hầu. Tướng quân Hạ Hầu năm xưa có một người huynh trưởng mất sớm, chỉ còn lại mẹ con Chân tỷ mà thôi. Khi đó, tình hình của tướng quân Hạ Hầu cũng không tốt lắm, nhưng để có thể trông nom được mẹ con Chân tỷ, thậm chí ông ấy còn phải nhờ người nuôi đứa con đầu lòng của mình. Đó không phải là Hạ Hầu Bá. Lại nói, Hạ Hầu Bá là con thứ của ông ấy. Con trưởng thậm chí đến tên còn chẳng có, hiện sinh tử cũng không rõ nữa. Vì thế, Chân tỷ luôn phải chịu áp lực rất lớn, Hạ Hầu phu nhân vốn vẫn oán hận mẹ con nàng.

-Thì ra là thế!

-Nhưng tướng quân Hạ Hầu đối đãi với mẹ con Chân tỷ rất tốt. Nhưng càng là như vậy thì Chân tỷ càng...

Tào Bằng thở dài nhìn thoáng qua chiếc xe đi phía trước.

-Nương của Chân tỷ hiện đã mất, chỉ còn lại mình Chân tỷ, ngày sau tỷ ấy tất nhiên càng thêm vất vả hơn. Con người Chân tỷ rất tốt, cũng rất lương thiện, tài năng và học vấn cũng tốt. Nhưng cứ như thế này khó tránh khỏi sẽ xảy ra chuyện, chung quy cũng không phải là cách lâu dài.

Có thể thấy được, Tào Tràng rất có thiện cảm với Hạ Hầu Chân.

Y nói những chuyện này cũng là do cảm xúc từ trong lòng, nguyên nhân vốn rất đơn giản.

Trước đây, lão nương của Hạ Hầu Chân còn sống, nàng còn có chỗ mà dựa vào. Nhưng hiện tại, mẫu thân đã mất, nàng biến thành người thân cô thế cô. Hạ Hầu Uyên dù yêu thương nàng nhưng cũng không tránh khỏi có lúc không chu toàn. Hơn nữa, quanh năm suốt tháng Hạ Hầu Uyên đều ở bên ngoài, người cả ngày Hạ Hầu Chân tiếp xúc là phu nhân của Hạ Hầu Uyên, cũng là muội muội của Hoàn phu nhân. Nhưng Hạ Hầu phu nhân lại luôn oán hận Hạ Hầu Chân, cuộc sống của nàng sao có thể thoải mái được đây?

Đáng tiếc chuyện này Tào Bằng cũng không thể giúp được gì.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-607)


<