← Hồi 364 | Hồi 366 → |
Chiếu lệnh không đề cập đến chuyện việc Trịnh Ngôn Khánh bị phế bỏ chức Vân Kỵ Úy trước kia cũng không nhắc đến chuyện khác.
Tóm lại một câu công tội bù trừ, đem mọi chuyện nói ra rành mạch. Trịnh Thiện Quả sau khi nghe được liền không kìm được ngửa lên trời mà thở dài: Huỳnh Dương Trịnh Thị mấy trăm năm nay hôm nay bị Trịnh Ngôn Khánh làm cho hổ thẹn.
Trịnh Ngôn Khánh lập nhiều công lao như vậy kết quả công tội bù trừ, đóng cửa suy nghĩ.
Vậy còn Trịnh Tỉnh vu hãm thì sẽ có kết quả gì? Trịnh Thiện Quả không suy nghĩ cũng biết kết quả.
Chiếu lệnh bày ra, Trịnh Thiện Quả lập tức từ giã.
Ở trong nhà có một người như vậy, Trịnh Thiện Quả không dám ở Lạc Dương để bị người ta nhạo báng nữa.
Đồng thời Dương Quảng cũng mệnh cho Thiên Bảo tướng quân Vũ Văn Thành Đô suất lĩnh 300 thiên ngưu vệ rời khỏi Đông Đô tới Huỳnh Dương.
Đúng lúc Vũ Văn Thành Đô rời khỏi Huỳnh Dương, Trịnh Ngôn Khánh đám người đã vượt qua Tị Thủy Quan đi vội tới Củng huyện.
Huỳnh Dương, tại Kinh Đường.
Thiên Ngưu vệ khôi giáp sáng loáng tay cầm đao thương đứng ở trước cửa ra vào Kinh Đường.
Đầu mùa xuân ánh mặt trời chiếu vào khiến cho binh khí nổi lên từng lãnh mang ai cũng im lặng không dám tiến về phía trước nửa bước.
Kỳ thật cho dù bọn chúng muốn tới gần cũng không có khả năng.
Ở bên ngoài Kinh Đường đã có ba tầng thủ vệ, người đứng đầu là Thiên Bảo tướng quân Vũ Văn Thành Đô. Trịnh Thiện Quả đưa thư từ bên ngoài tới thì Vũ Văn Thành Đô cũng tới Lạc Dương.
Vũ Văn Thành Đô sắc mặt trầm lạnh không có chút biểu lộ nào.
Hắn đem thánh chỉ đọc xong liền trầm giọng nói với tam lão Kinh đường.
- Trịnh công, đừng để tiểu quan phải khó xử, xin hãy đưa Trịnh Tỉnh giao ra đây?
Trịnh Nguyên Thọ run giọng nói:
- Thiên Bảo tướng quân chẳng lẽ không còn biện pháp nào sao?
Vũ Văn Thành Đô cười khổ, hắn lắc lắc đầu, trước kia hắn đối với Trịnh Tỉnh rất chán ngán, nhưng sau khi Trịnh Tỉnh hỏa thiêu Nam Thủy giải cứu đồng đội Trịnh Tỉnh cũng có vài phần kính nể.
Lúc đó tam thúc của hắn là Vũ Văn Sĩ còn nói: Trịnh gia văn có Bán Duyến Quân, võ có Trịnh Tỉnh, Đông Sơn tái khởi nằm trong tầm tay.
Thật không ngờ trong nháy mắt Trịnh Ngôn Khánh lại biến thành theo địch làm phản khiến cho Vũ Văn Thành Đô không cách nào tiếp nhận.
Cũng vì nguyên nhân này mà hắn đối với Trịnh Tỉnh thêm coi trọng, tuy nhiên sau khi Trịnh Ngôn Khánh trở về Vũ Văn Thành Đô từ kính trọng trở nên có cảm giác bị dối gạt, trong lòng lửa giận hừng hực.
Từ Lạc Dương tới đây, Vũ Văn Thành Đô. sợ Trịnh gia ngăn cản cho nên đã điều quan binh tới.
Nhìn Trịnh Nguyên Thọ đầu tóc bạc trắng, Vũ Văn Thành Đô cũng cảm giác không đành lòng hắn và Trịnh Nguyên Thọ cũng quen biết nhau, từ khi lui khỏi Liêu Đông Vũ Văn Thành Đô với chuyện Trịnh Nguyên Thọ thích giác đấu có ấn tượng vô cùng sâu sắc.
Lúc đó tóc của Trịnh Nguyên Thọ còn đen nhưng hiện tại đã bạc trắng.
Vũ Văn Thành Đô không một chút biểu tình nhìn Trịnh Thiện Nguyện ở bên cạnh:
- Trịnh công, tiễn đưa Trịnh Tỉnh lên công đường tránh khỏi sau này đến Lạc Dương còn bị người khác nhạo báng lăng mạ, sống không bằng chết.
Đây là điều duy nhất hắn có thể làm.
Trịnh Nguyên Thọ lên rơi giàn dụa.
- Thiên Bảo tướng quân ân tình này, lão hủ cám ơn.
Nói xong hắn đứng lên, quay đầu về sau, Vũ Văn Thành Đô cũng hông đi qua chỉ yên lặng ngồi ở phòng chính.
Vào thời điểm này cho dù Trịnh Nguyên Thọ có làm ra chuyện gì hắn cũng không lo lắng.
- Thiên Bảo tướng quân gia môn bất hạnh, lão hủ lần này khó tránh khỏi hỗn loạn, xin cáo từ trước.
- Quy Xương công cứ tự tiện.
Tuy Trịnh Thiện Nguyện đã bị phế đi chức vị Quy Xương công như Vũ Văn Thành Đô đã thành thói quen nên vẫn gọi như vậy.
Trịnh Thiện Nguyên đứng dậy vỗ vỗ bả vai Lô phu nhân:
- Đệ muội nén bi thương.
- Nhìn lão già kia hả hê kìa.
Trịnh Nguyên Tống không nhịn được mà thấp giọng chửi bới, mọi chuyện sau khi diễn ra Trịnh Thiện Nguyện là người đầu tiên đòi phế bỏ tước vị tộc lão của Trịnh Thế An, hắn cũng là người đề nghị tịch thu điền sản của Trịnh Thế An, ném đá xuống giếng, vậy mà hiện tại lại lộ ra tư thái không liên quan.
Chỉ sợ ở trong lòng lão đã vui mừng, Trịnh Nguyên Tống hạ giọng hỏi:
- Vũ Văn tướng quân, Hoàng công có nói điều gì khác không?
- Lúc ta rời khỏi Lạc Dương thì Trịnh thượng thư cũng từ giã.
- A....
Trịnh Nguyên Tống giật mình há hốc mồm, thật lâu không nói nên lời.
- Chúng ta đã làm phiền hà Thiện Quả rồi.
Hắn thở dài nói:
- Cái tên Trịnh Ngôn Khánh kia thì sao?
- Trước mắt hạ chiếu, Trịnh Ngôn Khánh kháng chỉ bất tuân, lấy công bù tội, mệnh cho hắn ở Củng huyện đóng cửa suy nghĩ.
Trịnh Nguyên Tống cười khổ một tiếng:
- Không ngờ tên tiểu tử này lại can trường như vậy liều mạng lưỡng bại câu thương.
- Aizz, cũng là tâm tính thiếu niên việc này đổi lại ta chỉ sợ ta cũng làm thé, tuy nhiên trước khi rời khỏi Lạc Dương, Bùi công từng nhờ ta chuyển cáo đến Trịnh công một câu.
Trịnh Nguyên Tống cung kính nói:
- Xin lắng tai nghe.
Người có thể được Vũ Văn Thành Đô gọi là Bùi Công, phóng nhãn khắp triều đình văn võ cũng chỉ có một mình Bùi Thế Củ.
Vũ Văn Thành Đô nói:
- Bùi công nói, Bán Duyến Quân làm như vậy đối với Trịnh gia chưa hẳn là có lợi, hắn ở Cao Ly lập công, vô cùng hiển hách chưa hẳn là một chuyện tốt, mà Trịnh Tỉnh làm cho người ta tiếc nuối chưa hẳn là chuyện xấu, mong Trịnh công nghĩ lại.
Trịnh Nguyên Tống nếu như nói không có oán niệm gì với Trịnh Ngôn Khánh thì là nói dối.
Nhưng mà Bùi Thế Củ phó thác cho Vũ Văn Thành Đô truyền điều này tới khiến cho Trịnh Nguyên Tống phải suy nghĩ sâu xa.
Hắn không giống với Trịnh Nguyên Thọ không phải là người tâm tư kín đáo.
Do dự một chút rồi thấp giọng nói:
- Mong Thiên Bảo tướng quân chuyển cáo đến Bùi công, phần tình nghĩa này Trịnh gia cao thấp khắc ở trong lòng.
Vừa nói xong Trịnh Nguyên Thọ đã ở bên trong đi ra.
Trong tay hắn là một cái đầu người máu chảy đầm đìa, mang tới trước mặt Vũ Văn Thành Đô.
Lô phu nhân thấy cái đầu này thì nhịn không được mà thét lên một tiếng kinh hãi:
- Trịnh Nguyên Thọ này ngay cả thân sinh cốt nhục của mình mà ngươi cũng không bông tha sao? Ta liều mạng với ngươi.
Trịnh Nguyên Thọ mặt không biểu tình đẩy Lô phu nhân ra.
- Tiễn phu nhân trở về nghỉ ngơi.
← Hồi 364 | Hồi 366 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác