Vay nóng Tinvay

Truyện:Phong vũ Thanh triều 2 - Hồi 035

Phong vũ Thanh triều 2
Trọn bộ 128 hồi
Hồi 035: Phúc thọ cao
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-128)

Siêu sale Shopee

Khí trời đêm xuân gió thổi mát rượi. Trăng non nửa vầng óng ả tựa rèm mi.

Cửu Dương khoanh tay bước đều đều trên phố, vừa đi vừa suy nghĩ "Dương Tiêu Phong nói phải. Cục diện hiện giờ biến chuyển, bang hội phục Minh gần như tan rã. Ta nên mở mắt ra mà nhìn tình hình thực tế một chút..."

Nghĩ thấu rồi nhớ đến ý trung nhân, Cửu Dương cảm thấy trong lòng như được an ủi phần nào bởi vì sư muội của chàng tuy rằng đang bị giam lỏng nơi cấm cung nhưng điều quan trọng là nàng vẫn còn sống.

Đương lúc tình ý tràn đầy, Cửu Dương không hay chàng đã đi đến cuối phố. Lầu Xuân Viễn hiện ra trước mắt.

Khi còn ở Giang Nam, Cửu Dương đã từng nghe nói lầu Xuân Viễn là tửu quán lớn nhất kinh thành với các món ăn truyền thống của người phương Bắc. Cho nên tối nay, chàng chọn nơi đó để vào hòng nghe ngóng tin tức của các chuyến tàu đang vận chuyển nha phiến.

Tửu quán lúc này chật kín khách, hơn trăm cái bàn giờ chỉ còn lại hai cái là có chỗ ngồi. Cửu Dương bèn đến ngồi tại một chiếc bàn đặt cạnh quầy tính tiền, quét mắt nhìn chung quanh. Chàng thấy hầu như tất cả thực khách đều là những thương nhân hoặc hiệp khách giang hồ. Ai cũng say sưa ăn uống và huyên thuyên mọi chuyện trên trời dưới đất.

- Thưa công tử muốn dùng chi? – Một tiểu nhị tuổi chừng mười ba mang bình trà Long Tĩnh lại rót vào chung, lễ phép hỏi.

Cửu Dương chưa kịp đáp thì tiểu nhị mỉm cười nói luôn:

- Ở đây bổn tiệm chủ yếu là nấu các món ăn đặc sản miền Bắc, đặc biệt có bánh chẻo, yến xào cải làng và thịt heo rừng kho củ cải trắng. Ngoài ra còn...

Cửu Dương để yên cho tiểu nhị bấm lóng tay kể tên từng món ăn. Chàng thong thả nâng chung trà lên uống một ngụm, đợi tiểu nhị giới thiệu xong thực đơn thì chọn ba món ăn truyền thống.

- Công tử chờ một chút sẽ có ngay - Tiểu nhị vâng dạ rồi bưng bình trà cáo lui.

Cửu Dương nhìn theo dáng người nhỏ thó, bất chợt ánh mắt lập tức bị thu hút bởi một dung mạo quen thuộc đứng chỗ quầy tính tiền.

Sau khi biết chắc người trung niên đó là ai, Cửu Dương thủng thỉnh tiến lại gần, thấp giọng nói:

- Địa chấn cao cương thiên cổ tại.

Chưởng quầy đang lui cui sử dụng bàn toán, nghe bảy âm đó liền giật nẩy mình ngẩng đầu lên. Ông nhận diện thất đương gia nhưng không dám tin. Cặp chân mày hơi chau lại, gương mặt hình chữ điền lộ thần sắc hoài nghi bất định.

Trầm ngâm một thoáng, chưởng quầy cũng hạ giọng đối đáp:

- Tam hợp hà thủy vạn niên lưu.

Xin giải thích rằng bang phái Đại Minh Triều đứng đầu là tổng đà chủ, tiếp theo gồm có tám đường. Tiền tứ phòng có bốn đường. Hậu tứ phòng bốn đường. Mỗi đường hoạt động tại một tỉnh ở Trung Nguyên do một vị đương gia lãnh đạo.

Và sở dĩ chưởng quầy đáp thế là vì các thành viên của bang hội Đại Minh Triều nếu không cẩn thận sẽ bị bắt. Thành ra để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động, Cửu Nạn Sư Thái đã soạn một số câu ám hiệu để các hội viên có thể nhận ra nhau khi liên lạc. Các câu ám hiệu có rất nhiều loại nhưng câu nói được phổ biến rộng rãi nhất là hai câu trên.

Khi các thành viên gặp nhau, một người sẽ đọc nửa vế đầu "địa chấn cao cương thiên cổ tại." Người kia sẽ đọc vế còn lại "tam hợp hà thủy vạn niên lưu."

Quay lại chuyện Cửu Dương...

Cặp chân mày đang chau lại từ từ giãn ra, chưởng quầy hỏi:

- Huynh đài từ đâu tới?

Cửu Dương nói ngắn gọn:

- Minh.

Chưởng quầy lại hỏi:

- Vậy huynh đài muốn đi đâu?

Cửu Dương trả lời:

- Thanh.

Nghe cách đối đáp với hàm nghĩa trừ bỏ nhà Thanh, chưởng quầy có đôi ba phần tin tưởng người nam tử đứng đối diện chính là thất đương gia tuy nhiên vẫn muốn chứng minh thân phận thực sự.

- Thế huynh đài có biết rằng trăng đêm nay vì sao không sáng? - Chưởng quầy khẽ liếc trần nhà, hỏi câu cuối cùng.

Cửu Dương trầm giọng:

- Vì phục Minh mới chính là thời điểm đoàn tụ.

Hai người đối thoại đến đây, chưởng quầy rưng rưng nước mắt. Ông nắm tay Cửu Dương mời lên lầu, nơi có hai dãy phòng trọ, mỗi dãy gồm ba mươi căn.

Cửu Dương bước qua ngạch cửa, tiến vào một căn phòng có lối trang trí thanh nhã, chính giữa đặt bộ bàn ghế đóng bằng gỗ lim, ở góc phòng có tấm bình phong năm cánh in hình dương liễu.

Chưởng quầy nối gót theo sau, huơ tay đóng hai cánh cửa và kéo ghế:

- Mời thất đương gia an tọa.

Chưởng quầy nói rồi rót trà dâng Giang Nam thất hiệp. Cửu Dương cầm tách sứ, gật đầu cảm tạ. Đoạn, chàng nói:

- Chắc ông đã nghe tin cố đà chủ bị Khẩu Tâm sát hại?

Chưởng quầy đặt bình trà lên trên bàn, tay nâng vạt áo chặm nước mắt, tiếng nói đứt quãng:

- Thế... còn... Tần tổng đà chủ và các vị đương gia?

Cửu Dương thở dài:

- Bang phái Đại Minh Triều bây giờ không còn nữa. Các vị đương gia ngoài ta, tổng đà chủ cùng bát đương gia thì đều tử trận ở đồn Bạch Nhật, ngay cả lão Tôn.

Ngưng độ mươi giây, Cửu Dương tiếp lời:

- Nếu các phân đà còn hoạt động thì họa chăng là vài nhóm nhỏ nằm rải rác ở các tỉnh Cam Túc, Tân Cương và Chiết Giang.

Chưởng quầy ngậm ngùi nói:

- Thuộc hạ nhớ năm xưa Tần tổng đà chủ và Nữ Thần Y cô nương có ân với gia quyến của thuộc hạ...

Cửu Dương nghe nhắc biệt danh sư muội, tim chợt đau nhói như đang có hàng nghìn hàng vạn mũi kim đâm vào.

- Ông đến kinh thành bao lâu? – Chàng lập tức lảng sang chuyện khác.

Chưởng quầy đáp:

- Ngay sau khi thuộc hạ hay tin Giang Nam thất thủ liền mang gia quyến rời khỏi.

Cửu Dương nghe đáp vậy thì gật gù thầm nhủ chưởng quầy rất thông minh. Để tránh kiếp nạn tru di cửu tộc, ông đưa gia đình tới định cư tại kinh thành, ngay dưới chân thiên tử, bởi vì nơi nguy hiểm nhất cũng chính là nơi an toàn nhất.

Chưởng quầy đứng đối diện Cửu Dương. Ông nhận thấy cặp mắt của người thanh niên nhìn đăm đăm lên sàn nhà thì ngỡ y đang trách cứ.

Lòng ngập tràn hổ thẹn, chưởng quầy định mở lời tạ lỗi vì đã bỏ rơi bang hội trong cơn hoạn nạn thì Cửu Dương chớp mắt hỏi:

- Không biết ông có nghe nói về tệ nạn nha phiến đang lan rộng khắp kinh thành?

Tai nghe Cửu Dương hỏi một câu chẳng ăn nhập gì với việc phục quốc, chưởng quầy trố mắt ngạc nhiên.

Rồi sau khi ngẩn ngơ có đến vài phút, ông gật đầu đáp:

- Thưa thất đương gia! Thuộc hạ không những chỉ nghe nói mà còn chính mắt chứng kiến tệ nạn hút sách đang lan tràn khắp nơi. Ngặt nỗi, những người dám lên tiếng chỉ trích đều không có kết quả tốt.

Cửu Dương nâng tách trà lên uống một ngụm:

- Ông hãy nói ra nghe thử!

- Dạ! – Chưởng quầy kể - Mấy hôm trước ở Quốc Tử Giám có một vị tú tài viết hai bài văn chỉ trích chất độc tố đó. Bài thứ nhất, y bảo nó có thể tàn phá con người từ thể xác đến tâm hồn. Sức tàn hại của nó là biến con nguời thành loài súc vật mất hết nhân tính, phá hủy các giá trị chân lý và ý thức đạo đức của nhân sinh. Bài thứ hai, y lên án thói đời thường hay tệ hại. Hễ mà cái gì cấm đoán thì nó lại bộc phát ngấm ngầm mạnh mẽ. Thành ra giá trị mua bán nha phiến ngày càng cao, và sức mạnh siêu lợi nhuận càng hấp dẫn. Cho nên, vị tú tài kết luận, ma tuý hiện nay được coi như là một thứ vàng trắng lén lút mua bán trong môi trường....

Chưởng quầy đang nói ngon trớn thì bỏ dở.

- Điểm này ta đã biết rồi – Cửu Dương lấy làm lạ bèn tiếp lời - Chính vì vậy nên triều đình mới quyết tâm tuyên chiến với ma tuý. Khang Hi hoàng đế muốn tiêu diệt tất cả các hạt giống Anh Túc trên trái đất nầy.

- Dạ!

Chưởng quầy gật đầu xác định lời của Cửu Dương là có thật. Dương Tiêu Phong đã từng sai thuộc hạ dán cáo thị khắp kinh đô, viết rằng hoàng thượng lập luật pháp răn đe rất gắt gao. Những bản án dành cho kẻ trồng cây, gây giống, thu hoạch chế biến, tàng trữ hoặc vận chuyển và mua bán ma túy là trảm thủ.

- Nhưng thưa thất đương gia! – Chưởng quầy chợt nhớ một điều. Ông hạ giọng - Có một chuyện này rất bí hiểm.

Cửu Dương đặt tách sứ lên trên mặt bàn. Chưởng quầy liền rót thêm trà nhân sâm, vừa rót vừa nói:

- Sau khi tam mệnh đại thần xem qua bài kết án đó thì vị tú tài nọ lập tức biến mất khỏi Quốc Tử Giám. Hắn y như giọt nước bị bốc hơi.

Cửu Dương cau mày, trí óc sực nhớ những gì bá tánh đồn đãi về ba vị công thần khai quốc là Ngao Bái, Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp. Ác danh lẫn binh lực hùng hậu của họ chàng đương nhiên nghe qua.

- Hơn nữa tuần rồi – Giọng của chưởng quầy tức tưởi - Ngao Bái khơi khơi chém đầu thị chúng tổng đốc Trực Khang Sơn Đông là Chu Xương Tô, tuần phủ Vương Đăng Liên cùng tổng đốc Lưỡng Quảng Lương Hóa Phong.

- Sao lại vậy? – Cửu Dương tròn mắt.

Chưởng quầy trả lời:

- Bởi vì ba vị quan đó dâng sớ tâu rằng chất ma túy đang tàn hại nhân dân. Và nếu cái đà tai hạ nầy tiếp diễn, chừng vài chục năm nữa Trung Nguyên sẽ không còn một người lính nào cầm giáo bảo vệ đất nước. Thế nên họ cầu mong Khang Hi hoàng đế giao quyền hành để họ đi thực hiện những cuộc cải cách cương quyết như chém những người dính líu đến ma tuý, kể cả người ngoại quốc, xong tịch thu và đốt bỏ các thùng nha phiến của thương nhân Âu Châu mỗi lần tàu nhập cảng...

- Vậy ông có biết khi nào tàu nhập cảng? – Cửu Dương đột ngột hỏi.

Chưởng quầy nhíu mày.

- Thuộc hạ không biết – Ông lắc đầu – Vì bến cảng là địa bàn của Tô Khắc Táp Cáp.

Cửu Dương thở dài tỏ vẻ thất vọng. Chưởng quầy thấy vậy thì giơ tay vỗ vỗ trán ra chiều suy ngẫm.

- Nhưng... – Ông đột nhiên nghĩ ra điều gì đó liền đấm hai tay vào nhau – Thuộc hạ đoán viên bút toán của Tô Khắc Táp Cáp là người rành rẽ về số lượng và ngày giờ của các chuyến tàu vận chuyển nha phiến đến Thiên Tân.

- Viên bút toán đó tên gì? – Cửu Dương sáng mắt – Hình dáng ra sao?

- Viên bút toán này họ Trương tên Khánh. Thuộc hạ có gặp y vài lần trong tửu quán. Y có tướng dị tật, một chân đi cà thọt, ưa đến khách điếm là Phẩm hoa lầu tìm cô nương tên Vạn Xuân Liên.

- Phẩm Hoa lầu? – Cửu Dương nhướng mày - Không phải là lầu Mỹ Tửu hay sao? Ta đã từng nghe ngũ ca Tàu Chánh Khê tâm sự rằng huynh ấy quen một kĩ nữ tên Vạn Xuân Liên ở lầu Mỹ Tửu.

Chưởng quầy cười:

- Lầu Mỹ Tửu được đổi tên từ khi Hoa đại tỷ, vị chủ nhân mướn được hai cô nương chuyên gia nấu rượu và thử rượu.

Nghe nhắc đến rượu, Cửu Dương cũng cười:

- Hai nàng đó có tài lắm sao?

- Thuộc hạ không biết – Chưởng quầy so vai – Nhưng thuộc hạ nghe các công tử và đại gia chốn kinh thành bảo họ là hai tỷ muội xinh đẹp như hoa như ngọc, lại đến từ Giang Nam.

Cửu Dương hỏi:

- Phẩm Hoa lầu là nơi như thế nào?

Chưởng quầy nói:

- Phẩm Hoa lầu lúc trước là một kỹ viện khá nổi danh về mỹ nữ, nhưng gần đây được thêm rất nhiều vị quan lớn lui tới vì nơi đó chứa đầy các loại rượu lạ, từ thượng hạng cho đến mỹ tửu của các vùng thôn quê hẻo lánh. Hoa đại tỷ cũng kể từ khi hai vị cô nương đó đến Phẩm Hoa lầu thì càng ngồi mát ăn bát vàng, kiếm ra hoàng kim bạc trắng. Vòng vàng châu báu chất đống như núi.

Cửu Dương gật gật đầu, lại hỏi:

- Thế Phẩm Hoa lầu nằm ở đâu?

Chưởng quầy dùng ngón trỏ kẻ vài đường ngoằn ngoèo lên mặt bàn, giúp Cửu Dương định hướng:

- Phẩm Hoa lầu nằm ở khu nội thị của Thiên Tân, dọc theo sông Bạch Hà. Bến cảng của Thiên Tân thì nằm xa thành phố khoảng chừng năm dặm, bên bờ biển Bột Hải.

"Hèn chi viên bút toán của Tô Khắc Táp Cáp ưa đến Phẩm Hoa lầu vui chơi, " Cửu Dương nhìn theo ngón tay của chưởng quầy, thầm nhủ "thì ra hắn cố ý trụ tại đó để chờ các chuyến tàu nha phiến..."

Trong khi Cửu Dương trầm tư mặc tưởng thì chưởng quầy chỉ đường xong, cúi đầu nhìn xuống sàn. Lòng vẫn cảm thấy ngập tràn xấu hổ vì việc ông đã bỏ bê bang hội trong cơn hoạn nạn để đưa gia quyến rời khỏi Giang Nam.

- Thất đương gia... – Chưởng quầy suy nghĩ một lúc bèn hít sâu một hơi, rụt rè lên tiếng phá tan bầu không khí yên tịnh - Ngài có... trách thuộc hạ?

- Trách chuyện gì? – Cửu Dương ngơ ngác hỏi lại.

Chưởng quầy rưng rưng nước mắt, thốt không nên lời:

- Vì... vì...

- Chuyện đó không sao – Cửu Dương quan sát thái độ lạ lùng của người đối diện. Rồi chàng sực hiểu, vội xua tay - Ông còn vợ trẻ con thơ. Ta không trách ông!

Cửu Dương nói rồi đứng bật dậy khỏi ghế:

- Ta phải rời khỏi nơi này. Ông bảo trọng, xin cáo từ!

- Thất đương gia... – Chưởng quầy xúc động nói - Nếu như thuộc hạ muốn đi tìm ngài thì phải đến đâu?

Cửu Dương toan bỏ đi thì khựng lại nhìn người trung niên có gương mặt hình chữ điền, dịu giọng:

- Ông còn gia quyến phải săn sóc, kể từ nay cứ an phận tại kinh thành. Mai này đừng liên lạc với ta nữa hòng tránh họa sát thân.

Cửu Dương dứt lời thì gật đầu chào người thuộc hạ xong bước nhanh ra khỏi căn phòng trọ của lầu Xuân Viễn.

Từ đằng sau lưng chàng, chưởng quầy hớt hải với tay:

- Thất đương gia!

Cửu Dương nghe rõ mồn một tiếng người thuộc hạ tâm đắc của nhị ca chàng gọi nhưng không quay mình, duy chỉ có tiếng nói là vọng lại:

- Ông hãy nghe lời ta khuyên, con đường khởi nghĩa rất nghiệt ngã. Ông nên vì vợ con mà từ bỏ phong trào kháng chiến đó đi!

- Thất đương gia! – Chưởng quầy tiếp tục gọi – Cho dù phong trào cách mạng hiện giờ như đống tro tàn, thuộc hạ vẫn thề chết tận trung với nước nhà, một lòng phò trợ ngài và tổng đà chủ lãnh đạo bang phái, cùng nhau tiếp tục cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm!

Cửu Dương lúc này sắp sửa bước chân qua ngạch cửa, nghe người thuộc hạ cương quyết nói vậy thì thốt nhiên dừng chân, nhưng chỉ trong chốc lát đã khuất mình sau dãy hành lang thoáng đãng.

Bên trong căn phòng trọ, chưởng quầy không cam lòng. Ông quỳ xuống xá ba cái, nước mắt ròng ròng, miệng khẽ đọc:

- Tam điểm ám tàng cách mệnh tông

Nhập ngã Hồng môn mạc thống phong

Dưỡng thành nhuệ thế tùng cừu nhật

Thệ diệt Thanh triều nhất tảo không!


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-128)


<