← Hồi 322 | Hồi 324 → |
'Cách vật" chính là truy đến cái lý cuối cùng của sự vật. Cho rằng trên từ vũ trụ thiên địa dưới đến những vật nhỏ như cọng cây ngọn cỏ hay côn trùng nhỏ nhất, đều có "lý", cũng cần phải "cách", "lý" của vật hiểu càng sâu, ta cũng sẽ hiểu được càng rộng. Từ "Cách vật" đến chí tri có một quá trình tích lũy từng chút một cho tới khi thông suốt.
Muốn thông suốt, nhất định phải bỏ công, "Cách" một vật, "Lý"một chuyện, đều phải đi tới tận cùng, từ gần đến xa, từ nông đến sâu, từ thô đến tinh. Bác học, tra vấn, suy nghĩ, phân biệt, chia làm tứ lễ, lần lượt tiếp nhận, từng lớp tiếp nhận mà cầu đạo lý.
Cái gọi là " cùng lý phải truy đến cùng" (Cùng lý), vỏ bên ngoài là biểu, thấy tới mức sâu sắc là lý. Mỗi người nhất định phải trải qua quá trình nhận thức từ ngoài vào trong mới có thể nhìn thấy rõ "lý".
Xét về phương pháp luận, cơ bản đều là quan điểm của Chu Tử, Trần Khác gần như rập khuôn nguyên mẫu. Nhưng ở vào thế giới khác nhau, phương pháp luận này cũng sẽ có giới hạn nhất định với lý học Trình Chu, biến thành "Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, vận dụng lối suy nghĩ lý tính, từ hiện tượng mà rút ra lý luận, lấy thực tiễn kiểm nghiệm lý luận. Trải qua quá trình như vậy sẽ đạt được lý".
Khi ngươi hiểu được "Lý" của vạn vật rồi, có thể từ trong "lý" mà thăng hoa xuất đạo.
Khi ngươi nhận thức được đạo, thì mọi sự vạn vật trong mắt ngươi đều không có bí mật gì nữa, ngươi đã tu thành đạo.
"Tắc duy thiên hạ chí thành, năng tận kỳ tính; năng tận kỳ tính, tắc năng tận nhân chi tính; năng tận nhân chi tính, tắc năng tận vật chi tính; năng tận vật chi tính, tắc khả tán thiên hạ chi hóa dục; khả dĩ tán thiên hạ chi hóa dục, tắc khả dĩ dữ thiên địa tham hĩ..."
(chỉ có những bậc thánh nhân trong thiên hạ mới có thể hiểu được trọn vẹn bản tính của mình; có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của mình mới có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của người; có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của người mới có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của vật; có thể hiểu biết trọn vẹn bản tính của vật rồi mới có thể giúp vào việc nuôi dưỡng chuyển hóa đất trời' có thể giúp vào việc nuôi dưỡng chuyển hóa đất trời mới có thể cùng tham dự với đất trời.
Học thuyết này của Trần Khác có thể nói là vì đứng trên vai người khổng lồ, một câu đã hoàn chỉnh tinh tế, khiến người ta tin phục.
Cộng thêm hình tượng kinh học đại sư hắn đã xây dựng nên, cho nên hắn chỉ cần giảng một chương "Trung dung" ở Kinh Diên đã nhận được hưởng ứng mãnh liệt.
Năm ngoái hắn nghiên cứu "Thượng thư" là Ngụy kinh, các sĩ phu liền chỉ xem hắn là chí sĩ tài hoa học vấn uyên bác, hiểu rõ sâu sắc. Năm nay, nghe hắn giảng về "Trung dung" mới biết hóa ra sau khi Đại Tống triều kế thừa Đạo học, Tân học, lại ra đời một học thuyết nữa, lại sinh ra một gã đại Nho!
Hơn nữa, học thuyết này một khi được xuất bản, lại là một học thuyết đầy đủ như thế, tính khả thi như thế, vượt xa những học thuyết vẫn còn đang mò mẫm lắp ghép chưa hoàn thiện kia.
Chỉ có điều, Trần Khác thật sự còn quá trẻ, khiến các sĩ phu thật sự không thể chấp nhận, mấy đời người đau khổ tìm thừng mà không ra, nhưng bị tiểu tử không đến ba mươi tuổi này nói toạc ra rồi.
Vì thế, nghi vấn che trời phủ đất kéo đến, rất nhiều là phản đối chỉ vì phản đối, kết quả Kinh Diên nửa sau, thành ra cảnh tượng Trần Khác vì bảo vệ học thuyết của mình mà khẩu chiến Nho đàn.
Nhưng mặc kệ nói thế nào, ai cũng phải thừa nhận, trong Kinh Diên năm Gia Hữu thứ năm đã ra đời một học thuyết Nho gia tràn đầy sức sống. Sức sống mà nó ẩn chứa chắc chắn sẽ tấn công thế giới này!
Bởi vì Trần Khác xuất thân từ đất Thục, nên bình thường vẫn được gọi là "Thục học", nhưng bản thân hắn muốn gọi là "Lý học" hơn. Thứ nhất, là thể hiện sự kính trọng với Chu Tử. Thứ hai, đây vốn là trường phái học về đạo lý, gọi là Lý học là thỏa đáng nhất.
Kinh diên kết thúc chưa được nửa tháng, xã ấn thư Biện Kinh đã ban hành một nghìn đầu sách "Tập chú đại học chương cú" và "Tập chú trung dung chương cú", những cuốn sách này ngay sau đó nhanh chóng được xếp lên hàng nghìn các giá sách ở Biện Kinh, Lạc Dương, Hàng Châu, Ngạc Châu, Dương Châu hơn nữa tất cả đều được đặt ở những vị trí bắt mắt nhất.
Tốc độ in ấn của xã thư ấn Biện Kinh quá nhanh, chất lượng in ấn cao, phí in ấn cũng rất thấp, nên đã chiếm được hơn bảy mươi phần trăm các ấn xã tại Biện Kinh, tạo thành một dây chuyền in ấn cao cấp với bảy nghìn công nhân, chiếm hơn chín mươi phần trăm thị phần tại Biện Kinh, và chiếm trên sáu mươi phần trăm nghiệp vụ xuất bản cả nước.
Cho nên những cửa hàng sách này phải đổi mới, nếu không sẽ phải ngoan ngoãn nghe theo yêu cầu của các nhà xuất bản lớn.
Thực ra đây không phải là ý tưởng của Trần Khác, mà là những môn hạ của hắn nịnh bợ mà thôi. Theo ý của Trần Khác, trước tiên in với số lượng là hai mươi nghìn quyển, rồi dần dần bán ra, nếu xảy ra vấn đề gì, tự mình cũng có thể chỉnh lý.
Như thế mới tốt, chỉ trong mấy ngày, hai cuốn "Tập chú đại học chương cú" và "Tập chú trung dung chương cú" đã được ban hành khắp năm sông bốn bể. Nơi đâu cũng có, tiếng tăm lừng lẫy khắp nơi.
Trước hết dĩ nhiên đều được ca ngợi tán dương. Bởi vì lý học của Trần Thị cũng là một môn triết học tinh thông, học vấn như thế được bày ra trước mắt bạn, bạn dù có không tin cũng không thể không bái phục. Bởi vì từ thời Tiền Tần nền văn hóa của Trung Quốc sau khi bị gián đoạn, triết học vẫn là một bộ môn chưa được hình thành một cách đầy đủ. Đối với học thuyết Hán Nho, tư tưởng của đạo Phật sau khi không còn phù hợp, mọi người rất cần một hệ tư tưởng có thể dẫn lối cho họ.
Nhưng cũng chính bởi vì trải qua quá nhiều thất bại, nên bọn họ không còn tin vào bất kỳ học thuyết nào nữa, sau bao nhiêu thắc mắc thì mới có thể dần dần tiếp nhận nó.
Vì vậy cả mùa đông tại nhà của Trần Khác, trước các cửa viện võ học đều đông nghịt môn sinh, học giả tới lãnh giáo, bái sư, chất vấn. Thậm chí có người từ Quảng Đông cũng lặn lội đến, chỉ để nói vài câu phỉ nhổ... Dĩ nhiên, những người như thế đều là những người cá biệt.
Trần Khác chỉ có thể giải thích những thắc mắc đó trong một khoảng thời gian nhất định, thậm chí phải lập luận. Cả ngày đều bị truy vấn như vậy, cho dù người hắn làm bằng sắt đi nữa cũng không thể tiêu nổi, cuối cùng đành phải tuyên bố, cứ năm ngày một lần, trong giảng võ đường tại viện võ học, chỉ tập trung một nhóm người tới bái lĩnh.
Giảng võ đường là học viện võ học hoàng gia, giống như lễ đường sau này. Giảng đường mới được xây bằng bê tông và xi măng, có thể chứa được tối đa hơn hai nghìn người. Được trang bị thiết bị khuếch đại âm thanh đầu tiên, phục vụ các buổi học tại học viện võ học.
Trần Khác tập trung những người này lại, lợi thế lớn nhất chính là có thể tránh trả lời những câu hỏi trùng lặp. Trên thực tế, hắn mỗi ngày trả lời hết lần này đến lần khác, quanh quẩn cũng chỉ mười mấy vấn đề như thế.
Ví dụ như:
- Ngài nói phải tìm hiểu cặn kẽ các nguyên lý, như vậy còn thánh nhân thì sao? Lẽ nào chúng ta chỉ cần tìm hiểu mà không cần học tập thánh nhân sao?
Trần Khác đáp lại rằng:
- Đương nhiên không phải, không có thánh nhân chỉ dẫn, ngươi nghiên cứu như thế nào? Tu thân, hay nghiên cứu tới cái vô cùng của sự vật, đều phải làm theo lời thánh nhân dạy bảo!
Lại có người hỏi:
- Ngài nói "Thế giới vạn vật là thực tại, những nhà lý luận trong các phân ngành phân loại đều có thể nhập đạo", lẽ nào tôi nghiên cứu về cây cỏ cũng coi là nhập đạo?
- Lý có ngàn vạn, nhưng đạo chỉ có một.
Trần Khác nói:
- Đạo ẩn chứa trong vạn vật, cho nên trong mỗi cái lý lại bao hàm một bộ phận của đạo. Thường thì phải nghiên cứu đến cùng những quy luật của vạn vật, mới có thể đạt tới đạo. Nhưng con người có trí tuệ, có thể tổng kết lại quy luật, có thể học một biết mười. Cho nên ngươi chỉ cần chuyên tâm nghiên cứu cặn kẽ ngọn nguồn của một loại nguyên lý, cũng có thể coi đã chạm được tới đạo rồi.
- Như vậy có thể phân ra thành những loại nào?
- Nhiều lắm, ví dụ như triết học, văn học, võ học, phật học, đạo học, sử học, y học, nông học, công học, toán học, tử vi số học, thiên văn học, địa lý học, quân sự học, động vật học, thực vật học...
- Chẳng lẽ nông dân cũng có thể đắc đạo?
Đây có thể là điều làm cho các sĩ phu cảm thấy khó chịu, bọn họ đòi hỏi sự ưu việt trong đó.
- Trên lý luận là như vậy, nhưng phải có kiến thức uyên thâm về nông học, như thế mới gọi là đắc đạo, ngươi đã trị được tất cả các bệnh do sâu hại chưa? Nếu phòng trừ được tất cả các loại sâu bệnh hại, thì còn phải có kỹ thuật làm vườn, trồng rừng, nuôi tằm, chăn nuôi, bác sỹ thú y, lai giống, sản xuất, nấu nướng, dự trù, cùng với các phương pháp chống bỏ hoang, cũng phải nắm vững như lòng bàn tay.
Trần Khác thản nhiên đáp:
- Ngươi cảm thấy một người nông dân không biết nhiều chữ có thể hiểu được nhiều như thế sao?
Mọi người dưới giảng đường đều lắc đầu cười rộ lên.
- Cho nên chỉ dựa vào thực tiễn thì không có cách nào đắc đạo, vẫn phải tìm hiểu thông qua các bộ sách của người xưa, mới nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau đó lại phải thông qua thực tiễn để kiểm nghiệm lại những tri thức của mình, như vậy mới đi đến tận cùng nguyên lý của nó, sau đó mới có đầy đủ thời gian để cầu đạo.
Trần Khác giải thích như vậy thật sự đáng ngưỡng mộ, chỉ có những người đọc sách mới có thể đắc đạo, nhưng hắn vẫn tự biện luận cho mình:
- Nếu một người nông dân có thể nắm vững được nhiều như thế, thì ngươi có cho rằng họ không đủ tư cách để nhập đạo không?
- Tiên sinh nói phải đọc sách, vậy xin hỏi ở đâu có sách về nông học?
Mọi người lại ồ lên cười:
- Từ trước đến giờ chưa bao giờ nghe thấy có người đắc đạo nhờ nông học.
- "Tề dân yếu thuật", "Sách về tỷ thắng", "Tứ thì toản yếu", "Lỗi tỷ kinh", "Triệu nhân bản nghiệp", "Bảo sinh nguyệt lục", "Thuật gieo trồng", "Tương mã kinh", "Bốn mùa ký", "Thừa dư nguyệt lệnh", "Kỷ lịch toát yếu", "Nông gia sự lược", "Canh thổ", "Tàm thư", "Sơn cư yếu thuật", "Ti mục an ký tập", "Vương thị tứ thì lục", "Tàm kinh"...
Trần Khác cười nói:
- Ta chỉ là liệt kê sơ qua như vậy, chứ nông thư cổ thì có rất nhiều, vì sao các vị lại nói như vậy chứ?
Bọn học sĩ xấu hổ tới đỏ mặt, bọn họ đọc sách chỉ vì khoa cử chức vị, ngoại trừ thập tam kinh thì bọn họ đọc rất ít sách, nếu có xem thì cũng là sách thuộc thể loại tiêu khiển truyền kỳ. Có ai nhàn rỗi không có việc gì làm, lại đi xem mấy cuốn nông thư này đâu?
- Đối với những người lấy nông nhập đạo, người nổi tiếng nhất có lẽ là Viêm Đế Thần Nông thị.
Trần Khác lại bổ sung thêm:
- Thực ra những học gia nông học thời cổ đại đâu đâu cũng có, chỉ có điều Hán Nho đã xóa bỏ trong bách gia, độc tôn Nho Giáo, hạn chế mọi người đi theo con đường lấy bách gia nhập đạo. Mà thực ra phải lấy Nho Gia làm thể, bách gia làm dụng, để Nho gia đi vào nội tâm, còn để bách gia đi vào vạn vật, như thế mới có thể đắc đạo!
- Vậy điều mà ngài nghiên cứu thuộc trường phái nào?
Có người đặt nghi vấn, thực ra người hỏi câu hỏi này cơ bản đã đồng ý học thuyết của hắn
- Ta nghiên cứu từ Nho học mà ra, ngoài ra nghiên cứu về các nguyên lý.
Trần Khác cũng nói luôn:
- Ta cũng từng thử tìm xem các quy luật hiện hữu đằng sau các hiện tượng trong thế giới này. Ví dụ như, tại sao đồ vật lại rơi xuống đất, thuyến tại sao có thể chạy trên mặt nước, tại sao cầu vồng lại có bảy mầu; mặt trời, mặt trăng và các tinh thể cuối cùng vận động theo quy luật nào?
- Nếu có thể am hiểu hết về các quy luật này, đương nhiên có thể giải thích được cả thế giới.
Trần Khác lại nói:
- Nhưng trước mắt ta cũng chỉ đạt được một bộ phận của lý mà thôi, hơn nữa một bộ phận trong đó vẫn còn chưa được thực nghiệm trên thực tế, nên có chỗ vẫn chưa xác đáng.
Những lời này của hắn, quả nhiên kích thích mãnh liệt trí tò mò của các học sĩ, bọn họ vội hỏi:
- Vì sao đồ vật lại rơi xuống đất?
- Bởi vì trọng tâm của Trái Đất tồn tại một lực hút.
Trần Khác đáp:
- Cho nên con người có thể trọng, vì vậy con người nhảy lên cao, lại rơi xuống đất, cho nên mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao đều chuyển động quay quanh Trái Đất.
- Cầu vồng vì sao có bảy màu?
So với hiện tượng thứ nhất, thì bọn họ quan tâm hiện tượng này hơn. Bởi vì hiện tượng cầu vồng trong thời đại này được cho là "đòn gánh nước", "rồng hút nước", mọi người đều cho rằng cầu vồng sẽ hút cạn những chỗ có nước. Cho nên mọi người khi thấy cầu vồng xuất hiện, sẽ gõ nồi gõ chén để dọa cầu vồng.
Đối với những hiện tượng chưa biết, người xưa gán cho nó những câu chuyện mang màu sắc thần thoại, để phủ nhận những câu chuyện thần thoại này, đương nhiên phải lập luận vô cùng thuyết phục, sắc sảo.
Trần Khác liền giải thích rằng:
- Cầu vồng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước mưa trong không trung, ánh sáng bị khúc xạ và phản xạ lên vòm trời, hình thành lên bảy màu quang phổ. Vì vậy sau khi mưa, cùng với điều kiện khí tượng lúc chạng vạng, là thời điểm tốt nhất để cầu vồng xuất hiện, cho nên mọi người sẽ thấy nó vào lúc đó.
Mọi người nghe vậy không nhịn nổi cười nói:
- Tiên sinh nói đùa rồi, ánh sáng của mặt trời là màu trắng, còn cầu vồng có tới bảy màu, làm sao lại liên quan tới nhau được?
- Ánh sáng mặt trời có bảy màu mới đúng,
Trần Khác điềm tĩnh nói:
- Chỉ cần hợp chúng lại sẽ trở thành màu trắng. Sau khi được khúc xạ và tán xạ, lại tách ra thành bảy màu.
Thấy các môn sinh không tin, hắn cười nói:
- Ta có thể kiểm nghiệm cho các ngươi thấy.
Từ trong một chiếc hộp, hắn lấy ra một lăng kính có ba mặt, để cho mọi người chuyền tay xem, mọi người đều nói:
- Đây chỉ là một khối thủy tinh bình thường thôi mà?
Tại thời điểm này, thủy tinh Tây Dương ở Đại Tống mặc dù bán rất đắt, nhưng cũng không phải là hiếm thấy. Các đồ đệ của Nho Gia đều là gia đình trung thượng... mà ngay cả những gia đình cơm không đủ no, không có tiền cho con cái đi học, đối với lăng kính cũng không lấy gì làm xa lạ, chỉ là biết được rằng khối thủy tinh trong suốt như thế này nhất định đắt rồi.
Để khối thủy tinh vào lỗ trống, Trần Khác áp dụng nguyên lý khúc xạ và phản xạ ánh sáng, vì đều là những kiến thức vật lý cơ bản nhất, đối với các bạn trẻ mà nói thì điều này vô cùng dễ hiểu, hơn nữa nghe xong sẽ mở mang đầu óc hơn. Hóa ra ngày xưa soi gương thấy chính mình, đem đôi đũa cắm vào trong nước, thấy chiếc đũa giống như bị gãy, tất cả đều có đạo lý của nó!
Chờ lăng kính chuyền trở lại, Trần Khác cho mọi người kéo một khe nhỏ trên chiếc mành cửa sổ bên trái, để cho chùm ánh sáng chiếu vào, Trần Khác dùng lăng kính hứng lấy chùm ánh sáng đó, các học sĩ nhìn thấy chùm ánh sáng mặt trời đi vào trong lăng kính, bị khúc xạ, một dải màu bảy sắc lập tức xuất hiện trên tường...
Chứng minh được ánh sáng mặt trời có bảy màu, Trần Khác lại dẫn mọi người đến sân luyện võ, cho thị vệ dựng vòi hoa sen đầu rồng về phía đối diện với mặt trời, dùng chân đạp mạnh bàn đạp, vô số các tia nước phun lên, khiến cho hơi nước phủ đầy khắp nơi.
Mọi người thấy cầu vồng hiện lên đẹp tuyệt vời, kéo dài thành một dải trên không sân tập.
Tất cả đều vô cùng kinh ngạc, bái phục Trần Khác sát đất, trong đó có tới hơn nửa người từ đó về sau trở thành những người ủng hộ hắn. Điều đó thì không có gì phải bàn cãi.
Đương nhiên, Trần Khác mỗi lần giảng bài, các thử nghiệm đều không giống nhau. Nhưng tất cả đều là những thí nghiệm vật lý học từ thời trung học ở kiếp trước.
Cho nên lúc còn nhỏ, phải ra sức làm các thí nghiệm nhỏ, nếu ngày nào đó phải xuyên việt, cũng coi như một kỹ năng phòng thân...
Năm Gia Hựu thứ năm, Hà Bắc vào tháng chạp, nước đóng thành băng, thở ra cả khói; gió bắc thổi vù vù, cây cối khô héo, cảnh vật vô cùng tiêu điều xơ xác.
Sông Hoàng Hà lúc này đã đóng băng, trông nó giống như một con rồng bạc nằm im lìm dưới chân đê, khung cảnh trước mặt khiến người ta liên tưởng tới một trận thiên tai nào đó. Hai bên bờ đê, ngàn vạn dân phu đang khuân gánh, kéo xe, người thì cầm thuổng, kẻ thì cầm xẻng giơ lên hạ xuống, chẳng khác nào đàn kiến tha cây, lao động vô cùng cực nhọc.
Vào những năm trước, công trình trị thủy muộn nhất sẽ không kéo dài qua tận đông chí, nhưng vì mấy ngày sau đông chí thời tiết lạnh giá, mọi người không chỉ dễ bị nhiễm phong hàn, mà còn hao tâm tổn sức lo đối phó với những con đê bị đóng băng, năm sau dễ xảy ra chuyện hơn.
Nhưng năm nay đông chí đã qua được nửa tháng, công trình trị thủy vẫn chưa có lệnh dừng lại, dân phu phải ngủ trong những túp lều đơn sơ, vừa đói vừa mệt, ngày nào cũng có rất nhiều người chết vì lạnh. Trời vừa sáng, lại thấy có người không tỉnh dậy nữa, đợi sau khi đôn đốc dân phu dậy, mấy tên lính mới chuẩn bị xe lôi người chết ra bên ngoài...Ở phía mặt trời mọc cách con đê về phía bắc chừng hai dặm có một viện tử mới xây, đây là chỗ làm việc của nha môn chịu trách nhiệm xây dựng công trình trị thủy.
Mặc dù là nơi tạm thời, nhưng được xây dựng khá kỹ càng, tường viện cao hàng mấy trượng, viện tử tam tiến từ ngoài vào trong đều được xây bằng gạch, các cửa sổ đều được đóng chốt chặt chẽ. Bên trong còn có cả lò sưởi ấm áp chẳng khác gì đang là mùa xuân, khác xa so với thế giới ngoài kia.
Trong thư phòng ở hậu viện, Triệu Tông Thực đang ngồi trên chiếc giường lò, nghe nói đêm qua lại có mười mấy người chết, trong lòng vô cùng thương xót:
- A Di Đà Phật, thật tội ngiệp...
- Thời tiết này lạnh quá.
Triệu Tòng Cổ từ bên ngoài đi vào, lần này y kiên trì đi tuần tra trên sông, mặc dù đã mặc một chiếc áo lông dày nhưng mặt và tai vẫn bị lạnh cóng, khiến mặt mày y có chút mất tự nhiên, y nói:
- Chi bằng chúng ta dừng thi công lại, đợi tới năm sau thực hiện tiếp?
- Làm sao có thể như thế được?
Triệu Tông Thực vẫn chưa lên tiếng, trợ thủ của y là Thượng thư thủy bộ lang trung Hàn Cương đã lắc đầu ngoay ngoảy nói:
- Lần này xem ra cũng sắp hoàn thành rồi, nếu bây giờ mà ngừng lại thì phải tới mùa thu năm sau mới xong!
- Nếu tiếp tục thì sẽ có thêm người phải chết!
Triệu Tòng Cổ tối sầm mặt lại, dáng người y cao lớn, có mấy tháng phơi nắng đã đen sạm đi, nhìn rất có phong thái của Thái Tổ.
Nhưng sau khi Hàn Cương có được chút chức vị, lại có Triệu Tông Thực làm chỗ dựa, lão ta không còn sợ y nữa.
Thấy hai người lặng im không nói gì nữa, Triệu Tông Thực mới nói:
- Nếu thời tiết ổn định, thì cần bao lâu mới có thể nối lại.
- Nhiều nhất là mười ngày.
Hàn Cương cướp lời.
- Phải mất nửa tháng!
Triệu Tòng Cổ cau mày nói.
- Mười ngày thì cũng gần nửa tháng...
Triệu Tông Thực đi giày vào, bước vài bước nói:
- Nếu lúc này cho dừng thi công lại, những thứ khác không nói tới, nhưng còn số vật liệu chất như núi bên ngoài, lại còn có mấy mươi vạn cân xi măng, không thể để tới sang năm mới thi công được, như thế phải vất đi cả rồi.
- Vâng...
Hàn Cương vội vàng gật đầu nói.
- Mấy năm nay ngân khố quốc gia eo hẹp, chiến sự nơi biên cương vô cùng căng thẳng, triều đình để có được khoản tiền trị thủy đã tốn bao nhiêu công sức rồi, điều này chúng ta ai cũng hiểu.
Triệu Tông Thực lắc đầu nói:
- Sang năm muốn trang bị thêm cho cấm quân phía nam thành, chiến sự ở vùng tây bắc cũng chưa biết chừng nào mới kết thúc? Làm sao còn có tiền làm lại một lần nữa?
- Vâng.
Hàm Cương phụ họa nói.
Triệu Tòng Cổ mặc dù gật đầu, nhưng trong lòng lại thầm cười khinh bỉ, y cuối cùng cũng đã hiểu được Triệu Tông Thực vì sao sau khi đắc tội với tập đoàn tướng gia, lại nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của bọn họ.
Hóa ra lúc trước đi thanh tra chỗ trống trong quân, Tông Thực có hứa hẹn với bọn họ, không lâu sau đó, sẽ quay lại bổ sung số người từ nơi khác vào. Quả nhiên, tháng trước trong triều nghe thấy tin đồn nói binh lực phía nam còn mỏng yếu, khi xảy ra chuyện gì thì sẽ tăng cường trang bị một số cấm vệ quân ở phía nam sông Trường Giang.
Xem ra việc tăng cường trang bị cho cấm vệ quân cũng là bởi vì sự xâm chiếm của nội quân Ấp La, điều này coi như hợp tình hợp lý. Nhưng khi Triệu Tòng Cổ biết được chính sách tăng cường trang bị cho cấm vệ quân phía nam, y thầm mắng đồ vô liêm sỉ.
Bảy cánh quân được tăng cường trang bị gồm có cánh quân Dương Châu thuộc tuyến đông Hoài Nam, cánh quân Lư Châu thuộc tuyến tây Hoài Nam, cánh quân Giang Ninh tuyến đông Giang Nam, quân Hồng Châu tuyến tây Giang Nam, quân Đàm Châu tuyến nam Kinh Hồ, cánh quân Việt Châu tuyến đông Chiết Giang, cánh quân Phúc Châu tuyến Phúc Kiến... Ở vùng Lĩnh Nam cần được tăng cường nhiều nhất, còn lại vẫn chưa có kế hoạch gì.
Lần này, theo lời giải thích của Xu Mật thì khoảng cách Lĩnh Nam quá xa, đường xá ghập ghềnh, rất khó khăn để tiếp tế. Quân đội đóng quân tại đây tiêu tốn quá cao, không bằng ở các tuyến quân khác như ở Phúc Kiến, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây...
Nhưng kỳ thực ai cũng biết rằng, đây chẳng qua do các môn tướng nuông chiều con cái từ bé nên không muốn cho con cháu mình làm quan ở những vùng đất xa xôi... Hồ Nam thời kỳ này là một vùng biên cương xa xôi hẻo lánh chưa được khai phá, còn Lĩnh Nam trong mắt của những người dân sinh sống gần biên ải thì là một khu vực có âm khí và độc trùng khắp nơi.
Xét cho cùng, những cấm quân này được chuẩn bị bởi những vị quan võ bị mất chức đang chờ sắp xếp việc làm trong số quân giải trừ. Trong điều khoản mà Xu Mật viện ban bố ngay sau đó cũng không phủ nhận chút nào, yêu cầu "tướng lĩnh tại các tuyến phòng ngự đã từng làm võ thần sẽ đảm nhiệm vị trí quan đô giám binh mã."
Dĩ nhiên, lúc mới có tin đồn này, Triệu Tông Thực đã ở Hà Bắc từ lâu rồi, ngay từ đầu không ai ngờ rằng y có liên quan. Nhưng Triệu Tòng Cổ sau khi tiếp nhận công vụ của Triệu Tông Tích thì ngày nào cũng chạm trán với y, dù đối phương trốn tránh mình, Tòng Cổ cũng thấy Đại Doanh phủ doãn Lý Chiêu Lượng có giao tình qua lại không ít với Triệu Tông Thực.
Bây giờ thấy Tông Thực vì không muốn ảnh hưởng tới kế hoạch tăng cường trang bị cấm quân vào năm tới, mà bắt dân phu chịu đói chịu lạnh để đẩy nhanh tốc độ thi công, Tòng Cổ càng thêm chắc chắn một điều, đằng sau chuyện này chắc chắn có sự trao đổi và hẹn ước gì đó.
Triệu Tòng Cổ cười khẩy lạnh lùng, có câu "quân dĩ thử hưng, tất dĩ thử vong" (hưng thịnh vì một người hoặc việc, cũng có thể chết vì người hoặc việc đó), cổ nhân quả nói không sai. Tên Triệu Tông Thực này có lẽ không có ai sánh kịp, toàn bộ đều dựa vào xây dựng mối quan hệ không ngừng giữa hai đời, liên kết thành một mạng lưới trong người có ta, trong ta có người.
Có tấm lưới lớn này ủng hộ, y mới có thể có tiếng nói như ngày hôm nay. Nhưng những người này ủng hộ y không phải vì nghĩa vụ mà là một hình thức đầu tư, tất cả mọi người đều hi vọng có thể nhận được những báo đáp từ phía y. Mặc dù kì vọng được báo đáp dài lâu, nhưng nếu có báo đáp ngắn hạn của "đại cục không chướng ngại" thì bọn họ cũng sẽ đề xuất không chút khách khí.
Triệu Tông Thực vì làm thỏa mãn đám người này, nên nhất định phải làm một số việc không hợp tình hợp lý. Những việc này thoạt nhìn tưởng nhỏ bé, không có ảnh hưởng gì tại thời điểm đó, nhưng chỉ vì một tổ kiến mà làm vỡ cả con đê dài nghìn dặm, một ngày nào đó trong tương lai sẽ xảy ra chuyện, đây cũng chính là giọt nước làm tràn ly... Triệu Tòng Cổ hơi thất thần một chút, khi nghe Triệu Tông Thực nói gì đó, y mới định thần lại hỏi:
- Huynh nói gì cơ?
- Ta nói, tất cả đều lấy đại cục làm trọng.
Triệu Tông Thực mất kiên nhẫn nói:
- Chỉ khổ cho bách tính, hãy đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công trình đi.
Rồi y quay ra nói với Hàn Cương:
- Đêm tới, hãy cho mỗi lều một chậu than để sưởi ấm, cấp cho bọn họ nhiều chăn nệm nữa, không thể để xảy ra tình trạng người chết nữa.
- Điện hạ thật nhân nghĩa.
Rồi Hàn Cương cung kính nói:
- Tuân lệnh điện hạ.
- Những người đã chết rồi thì phải làm thế nào?
Không thấy bọn họ đề cập tới, Triệu Tòng Cổ đành phải lên tiếng hỏi:
- Không ít gia quyến của người đã mất đến làm nhiễu, đều đã bị bắt về huyện, việc này truyền ra ngoài e rằng không hay cho lắm.
- Ngươi đi hỏi xem sao, nếu bắt bọn họ rồi thì mau thả họ ra.
Triệu Tông Thực vẫy tay một cái nói:
- Lấy ít tiền trích từ công trình bồi thường cho bọn họ.
- Vâng.
Triệu Tòng Cổ gật đầu, thấy mọi người không nói gì nữa, liền biết điều đi ra ngoài.
Rời khỏi nha môn, y trở lại tiểu viện nhỏ ở gần đó, nơi đây đều là thư phòng làm việc tạm thời để giám sát công trình thủy lợi. Điều kiện hiển nhiên không thể so bì với nơi ở của Triệu Tông Thực, nhưng vẫn có thể tránh được cái lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông.
Vừa tiến vào, Đô thủy giám thừa Giáp Đản vội tiếp đón nồng hậu, ra lệnh cho bọn thuộc hạ mang lò sưởi tới, đỡ lấy chiếc áo khoác của y nói:
- Thế nào đại nhân, có đình công không?
Triệu Tòng Cổ lắc đầu giận dữ nói:
- Ta đã trở mặt với y, y không thèm để ý tới ta.
Câu nói này nửa thật nửa đùa, khuyên cũng khuyên rồi, nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, thay vì khuyên can y, chi bằng tự hạ mình xuống:
- Y nói, chăm lo tới vấn đề giữ ấm cho dân phu là được, nhưng vẫn phải tiếp tục đẩy nhanh thi công công trình.
Giáp Đản dậm chân nói:
- Vấn đề ở đây không phải về dân phu, mà là về thời tiết, thời tiết bây giờ hoàn toàn không thể thi công được. Bây giờ cứ coi như dựng được cả đường sông lên, cũng không có cách nào tạo thành một thể thống nhất với phần đóng băng trước đó! Như vậy năm sau nhất định sẽ xảy ra chuyện lớn!
- Không thể nào, lần tu sửa này chúng ta còn có xi măng.
Triệu Tòng Cổ nói:
- Chẳng phải đã thử nghiệm ở sông Hồng Thủy sao, đê phòng thủy rất kiên cố rồi còn gì?
- Điện hạ đã nhìn thấy sông Hồng Thủy sửa chữa như thế nào chưa?
Giáp Đản thở dài nói:
- Thuộc hạ đã đích thân đi khảo sát, Trần Trọng Phương tu sửa sông Hồng Thủy đã sử dụng sọt sắt chất đầy đá, các sọt sắt được gắn chặt với nhau tạo thành một khối thống nhất, sau đó lại dùng xi măng lấp đầy các khe! Đương nhiên vô cùng kiên cố!
- Nhưng ở đây phải làm như thế nào?
Giáp Đản thở dài nói:
- Số xi măng trong bao chỉ là bột mịn, phần chân đê xây dựng trên lớp đá non, một khi mực nước dâng cao ngập kín, đê rất dễ bị tơi xốp. Lớp đất dưới chân đê sẽ bị nhão ra, khi gặp trận hồng thủy lớn rất dễ bị lún sụp!
Triệu Tòng Cổ không hiểu những thuật ngữ của Giáp Đản, nhưng y biết Triệu Tông Thực nghĩ mọi cách để đẩy nhanh tiến độ thi công. Vì ở nơi đồng bằng này, nội trong năm mươi dặm đều không có núi, việc lấy đá rất khó khăn, dùng đất đóng trong các bao thay cho đá cũng là một cách mà công trình trị thủy trước kia vẫn làm, nhưng rõ ràng nó không thể chắc chắn như đá được.
Hơn nữa, số xi măng ủy thác cho các thương nhân Hà Bắc sản xuất dường như chất lượng cũng không được tốt, đoạn đê được tu sửa đầu tiên cũng đã xuất hiện tình trạng bị nứt nhũn...
- Hơn nữa, để kịp tiến độ thi công, đoạn đê bị sửa quá hẹp.
Giáp Đản nói tiếp:
- Nếu xảy ra trận lũ lớn thì sức va đập vào mạn đê là rất lớn, với chất lượng trước mắt chỉ sợ rằng...
Gã là người của Triệu Tông Tích điều tới làm Đô thủy giám, sau này Triệu Tông Tích xuống phía nam, hỏi gã có muốn theo mình rời khỏi đây không.
Giáp Đản sau khi cân nhắc, thấy mình chỉ giỏi về vấn đề trị thủy, còn những lĩnh vực khác đều chẳng đâu vào đâu, gã liền từ chối ý tốt của Triệu Tông Tích, tiếp tục ở lại làm Đô giám thủy, muốn đem chút tài mọn này cống hiến cho các công trình thủy. Nhưng Triệu Tòng Cổ không bằng Triệu Tông Tích, người sau không dám đập bàn trừng mắt với Triệu Tông Thực, người trước lại càng không dám. Cho nên mấy tháng này, chức Đô thủy giám cũng chẳng có tác dụng gì, Giáp Đản gấp đến độ phát hỏa, y muốn tính kế hoãn binh, hi vọng công trình có thể tạm ngừng để trở về tìm Trần Khác thương lượng đối sách.
- Không cần phải nói nữa!
Nhưng Triệu Tòng Cổ dường như không muốn đắc tội với Triệu Tông Thực, lắc đầu nói:
- Chuyện này cứ tính như vây đi.
- Điện hạ...
Giáp Đản khó có thể nói tiếp.
- Ây,
Triệu Tòng Cổ thở dài nói:
- Ta hỏi ngươi một câu, nếu tồn tại nhiều vấn đề như vậy, sao không sớm bẩm báo?
- Cái này...
Giáp Đản trán đẫm mồ hôi nói:
- Bởi vì bọn họ không làm trái với chương trình đã định ra lúc đầu, mà trong khi đo đạc thử nghiệm mới phát hiện ra, bản thiết kế có chút vấn đề...
- Cho nên ngươi để việc xảy ra rồi mới nói với ta?
Triệu Tòng Cổ tối sầm mặt lại...
Cho dù Giáp Đản ra sức phản đối, nhưng chẳng khác nào trứng chọi với đá, đê lớn cũng phải đến tháng chạp mới hợp long (nối lại).
Ngự sử và các quan bộ Công phụ trách nghiệm thu, trong bản tấu cũng hết lời khen ngợi, nào là công trình phòng thủ kiên cố, có thể đạt tuổi thọ một trăm năm. Triệu Trinh nghe vậy vô cùng vui mừng, trọng thưởng cho những người có công, dưới lời đề nghị mạnh mẽ của các đại thần, cùng với tinh thần không quản khó khăn gian khổ, cần cù chính trực vì dân vì nước, lão đã phong cho Triệu Tông Thực làm quận vương Khánh Lăng.
Y là người đầu tiên trong số năm người con của hoàng thượng được phong vương giả, điều này đương nhiên khiến đám người của Triệu Tông Thực vui mừng phát cuồng lên, bọn họ đều cho rằng đường đi từ nay về sau sẽ bằng phẳng hơn. Nhưng chỉ có một việc không được thuận lợi lắm, đó là chỉ sau đó đúng hai ngày, Triệu Tòng Cổ nhờ có công trong việc giám sát công trình nên cũng được phong quận vương Nam Khang.
Cũng may bất luận thế nào đi nữa phần nước canh đầu cũng bị y ăn mất rồi, Triệu Tông Thực còn được biết Triệu Tông Tích ở nơi rừng sâu nước độc, núi cao hiểm trở tại Lĩnh Nam phải khổ sở vật lộn với bọn người man rợ Ấp La... Nghe nói đám người Ấp La này vô cùng giảo hoạt, quan quân tiến đánh, bọn chúng lại lùi sâu vào trong địa phận của mình, đợi cho quan quân sau khi rút về, lại kéo nhau trở ra. Nửa năm trôi qua, quân đội của triều đình cũng đã thấm mệt không thể chịu nổi, liền rút về Ung Châu dưỡng sức.
Nghĩ tới Triệu Tông Tích giây phút này đang phải bó tay không biết làm thế nào, chí khí ngày một hao mòn, trên khóe miệng của Triệu Tông Thực nở một nụ cười đắc chí.
Tuy nhiên Tết âm lịch năm Gia Hựu thứ sáu này, khuôn mặt tươi cười của y cũng chẳng thể tự đắc mãi được, bởi vì quân thần Đại Tống đều rơi vào trạng thái tâm tư này.
Bởi vì vị tể tướng cấp cao của tây Hạ là Một Tàng Ngoa Sủng gặp phải một chuyện lớn... Câu chuyện bắt đầu từ năm Gia Hựu thứ tư, Tư Mã Quang có "Bản tấu bàn luận về vấn đề muối giải và muối thanh" (*), trong bản tấu này gã đã đưa ra các giải pháp hạ thấp giá muối, chấm dứt nguồn lợi của Tây Tạng nhờ muối, những kiến nghị này vừa được đưa ra đã nhận được nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ cấp trên.
(*) Muối giải: muối lấy từ hồ Giải ở tỉnh Sơn Tây.
Muối thanh: muối lấy từ tỉnh Thanh Hải, nơi đây được xưng là "thế giới của muối", còn gọi là muối mỏ
Quân thần Đại Tống đều là những người yêu thích hòa bình, nếu giải quyết được vấn đề mà không cần đánh trận thì bọn họ tán thành cả hai tay, nhanh chóng bổ nhiệm Tiết Hướng thay thế cho Phạm Tường làm Phán quan chi độ, Phó sứ chuyển vận tuyến Thiểm Tây kiêm Chế trí giải diêm sử toàn quyền phụ trách việc này.
Lúc này giá muối thanh ở Tây Hạ rất thấp. Muối thanh được đem trộn cùng với một số loại muối buôn lậu khác, sau đó đem bán tại các vùng biên giới nước Tống, hơn nữa quan phủ Đại Tống độc quyền về muối giải khiến giá muối đắt đỏ, cho nên dân chúng thường mua muối thanh lậu của Tây Hạ mà không mua muối của quan phủ, khiến cho muối tồn ứ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất muối giải và tài chính của quốc gia. Sau khi Tiết Hướng nhận chức, giá muối giải giảm mạnh, thời điểm rẻ nhất chỉ bán được một phần mười ban đầu, rẻ hơn một nửa so với muối thanh.
Đồng thời, do số lượng sản xuất muối giải quá lớn, lượng sản xuất muối mỗi năm luôn vượt quá nhu cầu, cho nên muối giải ở các khu vực như Thiểm Tây, Hà Đông chưa bán ra vẫn có thể cung cấp đủ trong mười năm. Trong bản báo cáo của Tiết Hướng có nói, giá muối giải chỉ giảm xuống một năm, sau một năm, xem tình hình thế nào mới bàn tiếp được.
Vì thế trong vòng nửa năm số lượng tồn kho tiêu thụ gần như đã hết, dân chúng nhà nào cũng tích trữ muối, chí ít trong vài năm cũng không phải mua nữa.
Việc này có thể gây tổn hại cho một số thương nhân buôn lậu muối, rất nhiều người mất cả chì lẫn chài. Trong lúc nhất thời, cũng không có người nào dám mạo hiểm, cảnh buôn lậu muối không còn thấy tiếp tục tái diễn nữa. Tới năm Gia Hựu thứ năm, nguồn muối thanh từ Tây Hạ bị đoạn tuyệt khiến vật tư trong nước thiếu hụt, Một Tàng Ngoa Sủng buộc phải điều binh đoạt lại các vùng xung quanh, nhưng lại bị quân Tống bày binh bố trận đánh lui.
Đến mùa đông năm Gia Hựu thứ năm, Tây Hạ lại gặp phải nạn tuyết rơi nhiều chưa từng thấy trong một trăm năm qua, làm cho vố số gia súc bị chết cóng, các lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nỗi căm giận trong lòng Một Tàng Ngoa Sủng bốc lên ngút trời... Bởi vì nếu các cuộc mua bán này diễn ra, thì số gia súc này sớm đã được bán cho người Hán, người dân Tây Hạ có thể đổi lấy trà, bột mỳ, áo bông, chăn bông, trú đông trong lều trại thoải mái hưởng thụ như một con mèo, thế có phải tốt hơn không?
Nhưng các chợ giao dịch đều bị đóng cửa, không thể nào thông thương với Đại Tống! Hết thảy mọi chuyện này đều quy tội cho lão! Nếu không phải là vì lợi ích cá nhân mà phái quân xâm chiếm đất đai vùng phía tây sông Khuất Dã của đại Tống, sau đó đổi thành đất canh tác của gia tộc Một Tàng, thì sao có thể dẫn đến tình cảnh như hôm nay?
Càng làm cho người thêm phẫn uất, nếu lão vì Tây Hạ mở mang bờ cõi, mọi người cũng sẽ không bàn luận gì, nhưng phần đất mà lão xâm chiếm cũng chỉ có mấy mươi dặm mà thôi... Chỉ vì phần bằng đầu ngón tay này mà không để ý đến tình nghĩa giữa hai nước, mạch sống của bách tính Tây Hạ, điều này không biết phải mất bao nhiêu trí óc mới có thể đền bù lại được.
Người ngu xuẩn tất nhiên phải trả giá vì chính những hành vi ngu xuẩn của mình, bọn quý tộc Tây Hạ hận Một Tàng Ngoa Sủng tới cực điểm, và đã có một người nhìn thấy được cơ hội này
Đó chính là con của Lý Nguyên Hạo, Lý Lượng Tộ đã được đăng cơ ngay từ khi còn trong tã lót.
Lý Lượng Tộ từ nhỏ khá may mắn, vốn dĩ không đến lượt y làm hoàng đế. Nhưng hoàng huynh của y Ninh Lệnh Ca đã chém đứt cái mũi của cha y, khiến cho cha y bị trọng thương không thể cứu chữa được. Ninh Lệnh Ca chỉ vì bị Một Tàng Ngoa Sủng xúi giục mà bị khép vào tội chết dám hành thích vua, sau đó Một Tàng thị liền bế Lý Lượng Tộ mới một tuổi đăng cơ làm hoàng đế nước Tây Hạ.
Mới có năm trước, vị hoàng đế này tại vị được mấy năm thôi cảm thấy cuộc sống quá buồn chán, nhưng không có cách nào, ai bảo y còn quá nhỏ, lại chịu sự chấp chính của mẹ và cậu nữa?
So với thái hậu Đại Tống, thái hậu nước Liêu, Tây Hạ rõ ràng sướng hơn nhiều. Tiêu Yến Yến của nước Liêu có thể công khai sống chung với nhân tình, còn lấy lễ cha để gặp hoàng thượng, điều này người Hán nghe dĩ nhiên không thể tưởng tượng nổi.
Nhưng ở phương diện tìm đàn ông, so với vị thái hậu họ Một Tàng này, thì thái hậu họ Tiêu danh tiếng lẫy lừng kia quả thực còn kém lắm. Dù sao thì Hàn Đức Nhượng cũng là người tình cũ của Tiêu Yến Yến trước khi làm hoàng hậu, vẫn có thể coi như hai người ôn lại tình xưa nghĩa cũ. Còn vị thái hậu Một Tàng của Tây Hạ này lại có sở thích không biết mỏi mệt đối với nam sắc, thị vệ bên cạnh bà ta đều là những người có thân hình khỏe mạnh, dung mạo tuấn tú, và đều được bà ta sủng ái.
Trong mười năm làm thái hậu, Một Tàng thị đêm đêm đều trở thành cô dâu, làm không biết chán. Nhưng đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, cũng có ngày gặp báo ứng. Cuộc sống kiều diễm của nàng ta lại bị hủy trong tay một tên tiểu tình nhân.
Tên tình nhân đó là Lý Thủ Quý, quan tài vụ chồng trước của nàng. Người này có chút thú vị, nhưng chỉ là một tên quan thu chi nhỏ, lẽ ra có thể có thể ngủ một đêm với nữ nhân của Lý Nguyên Hạo và chủ nhân trước, cũng nên tự cho đó là mãn nguyện rồi? Ai ngờ sau khi bị Một Tàng thị bỡn cợt, gã bị tổn thương...
Một Tàng thị, ngươi sao lại có thể phản bội ta, phụ lòng người nhất định phải chết!
Vì thế lần này một màn kịch tàn khốc ở cung đình lại tái diễn rồi. Một lần nọ, Một Tàng Thị và tình nhân hiện tại trên đường đi săn thú ở núi Hạ Lan, Lý Thủ Quý đã dẫn người chặn giữa đường truy sát, giết chết thái hậu của Tây Hạ và tình nhân của ả...
Sau khi Một Tàng thị chết, Một Tàng Ngoa Sủng giết chết cả nhà Lý Thủ Quý, sau đó khống chế tiểu hoàng đế, gả con gái của mình cũng là em họ của Lý Lượng Tộ cho y.
Tiểu Một Tàng thị sau khi làm hoàng hậu, hoàn toàn không để hoàng thượng trong mắt, cả ngày mách lẻo với cha, cũng không cho Lý Lượng Tộ liếc mắt đưa tình với các cung nữ khác, cuộc sống của tiểu hoàng đế chỉ cần nghĩ tới thôi cũng đã rõ.
Hơn hai mươi năm trước, Triệu Trinh cũng gặp phải tình huống như vậy, ông vẫn nhẫn nhục chịu đựng tới khi Lưu Nga qua đời, nhẫn nhục mãi cuối cùng không chịu đựng được nữa mới phế nàng ta. Cho nên nói, chẳng những hoàng hậu của Đại Tống không sánh bằng hoàng hậu của Tây Hạ, mà ngay cả hoàng đế của Đại Tống cũng không bằng hoàng đế của Tây Hạ. Lý Lượng Tộ không hổ là dòng máu của Lý Nguyên Hạo và Một Tàng thị. Dưới cơn nóng giận, bản tính bừng lên, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của cha mẹ, lén lút qua lại với con dâu của cậu mình!
Có lẽ ở Tây Hạ, hiện tượng này xảy ra thường xuyên như uống nước ăn cơm vậy, Một Tàng Ngoa Sủng cũng không để ý tới con dâu mình có ngoại tình với cháu ngoại. Dù sao Lý Lượng Tộ mới có mười ba tuổi, chưa đủ lông đủ cánh, có thể ngoại tình được sao? Xem ra chỉ là muốn tìm kiếm tình thương của mẹ thôi.
← Hồi 322 | Hồi 324 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác