← Hồi 252 | Hồi 254 → |
Lúc này, Lão Quân đi lên bẩm báo, đã có thể khai tiệc. Trương Phương Bình lúc này liền mời mọi người phân chủ khách an vị.
Mặc dù cùng ngồi cùng bàn, nhưng thức ăn phân biệt rõ ràng, Vương Khuê, Trần Khác phía trước mặt bày những món ăn và rượu được chế biến rất tinh xảo, còn nhóm thổ quan không ưa món ăn quý và lạ này thì ở trước mặt mỗi người bày một cái đùi dê, một cái chân chó, còn có một cái móng heo béo ngậy. Rượu không cần dùng đến chén, trước mặt mỗi người là một vò rượu lớn, bên trong là loại rượu đục mà quân đội hay uống.
Một đám quan thổ ty cũng không dùng đũa, liền tiện tay cầm lấy một cái chân, hất đầu xé một miếng thịt lợn to ngậy, một tay còn lại giơ bình rượu lên, ừng ực từng ngụm một, rượu thịt đầy mồm, liền quên hết tất cả, trông giống như trò hề.
Bộ dạng của bọn chúng lúc ăn giống như quỷ đói đầu thai, nhìn thấy vậy Vương Khuê nhíu mày, trong lòng không khỏi trách giận Trương Phương Bình, để cho chúng ta và một đám người cùng ăn cơm như thế, không phải là tra tấn chúng ta sao.
Trái lại Trần Khác thần thái rất tự nhiên, vẫn chủ động bắt chuyện cùng các thủ lĩnh này, hỏi chút chuyện phong cảnh nhân tình không ảnh hưởng tới toàn cục, một lát đã thân quen.
Trương Phương Bình luôn luôn mời rượu, đợi những người thủ lĩnh này ợ một cái, mơ mơ màng màng, rồi mới bắt đầu chủ đề chính:
- Lần này cùng phiền các chư vị đến, là vì các vị cung cấp thông tin tình báo rất kịp thời và trọng yếu. Nhưng tin tức này rất sơ lược, bản quan không có cách nào khác báo lên triều đình, cho nên mời chư vị nào biết sẽ nói, đã nói là nói hết. Giúp lão phu hoàn thành bản thượng tấu này.
Nói xong hả hả cười.
- Đương nhiên không thể thiếu công của hai vị.
Năm người cầm đầu đã uống đến say khướt. Nghe đến kể công lao, nhất thời mắt sáng quắc lên, người một lời ta một câu, e sợ bị người khác đoạt trước.
Nhưng nghe sự miêu tả của bọn họ, trước sau mâu thuẫn, sơ hở đầy rẫy, Vương Khuê và Trần Khác đều nhíu mày. Có người nói, quân đội của Mã Chí Thư có ba đến năm ngàn, có người nói là ba đến năm mươi ngàn. Có người nói y đã ở Lê Châu. Có người lại nói vẫn chưa qua sông. Có người nói có thể miêu tả tướng mạo của Mã Chí Thư, nhưng ngay cả Mã Chí Thư là tộc nào cũng không ai biết rõ...
Toàn nói nhăng nói cuội, nói chuyện không đâu, nhưng Trương Phương Bình không những soi xét toàn bộ, mà còn vẻ mặt cảm kích nói:
- Các vị cung cấp tình báo quá trọng yếu, ta sửa sang lại chút ít, rồi lập tức gửi về triều đình!
Đúng lúc này, mấy hũ rượu mới xuống tới bụng của mấy thủ lĩnh. Say đến mức ngủ quên, nhưng vẫn chưa quên phần thưởng, phun ra toàn mùi rượu, nhe răng nói.
- Nạn đói vào mùa xuân năm nay, các tộc nhân sắp đói... ợ... đến chết.
- Không thành vấn đề.
Trương Phương Bình hào sảng vung tay lên nói.
- Ba ngày sau, có một đám quân lương vận chuyển đến. Toàn bộ cho các vị!
Các thủ lĩnh hoan hô, tranh nhau cảm tạ sự hào phóng của Trương tướng công.
- Các vị trở về rồi lại quay lại, thật sự là phiền phức.
Trương Phương Bình tốt bụng nói.
- Không bằng các vị ở lại đây thêm vài ngày, bản quan có rượu ngon, thịt thơm đầy đủ, các vị chỉ cần phái người trở về sai một vài tráng đinh đến vận chuyển lương thực là được rồi.
- Tốt tốt.
Các thủ lĩnh đang ước gì được ở thành Nhã An hưởng thụ thêm vài hôm, tất cả đều lập tức đáp ứng.
Chờ những thủ lĩnh say bí tỷ được đỡ đưa xuống nghỉ ngơi, Trương Phương Bình mới mời Vương Khuê vào phòng khách riêng dùng trà.
Vưa ngồi xuống, Vương Khuê không nhịn được liền nói.
- An Đạo Công, đối với những ngữ ấy cần gì phải nịnh.
- Ha ha...
Trương Phương Bình vê râu nói.
- Ngoại tộc như Cung Bộ Xuyên rất đặc thù đấy.
- Làm sao lại đặc thù?
- Cái gọi là 'Cung Bộ Xuyên" là chỉ người ngoại tộc Công Bộ sống ở Thập Vạn Đại Sơn phía nam Nhã Châu, bọn họ cũng là cường hãn nhất trong số các ngoại tộc. Thường xuyên chặn đường buôn bán, làm những chuyện như "nếu muốn qua đoạn đường này thì phải để lại tiền tài". Nhưng bởi vì lúc trước triều đình bình định nước Thục, không một phát giành lấy Đại Lý, hiện giờ muốn tiêu diệt bọn chúng là điều không thể, một khi đại quân tới tiêu diệt, bọn chúng liền trốn sâu vào lãnh thổ Đại Lý, đợi cho gió yên biển lặng mới quay lại, về căn bản không thể bắt được chúng.
- Cho nên quan phủ phải dụ dỗ, ban thưởng tiền, lương thưởng, thụ chức quan này nọ để trói buộc. Hơn nữa, triều đình cũng cần bọn chúng để giám sát Đại Lý..
Bởi vì Đường Triều giáo huấn uốn cong thành thẳng, đối với Đại Lý nhất mực cảnh giác, vì vậy quan địa phương lợi dụng bọn chúng có thể tùy ý xâm nhập Đại Lý, bọn họ có thể thu thập những thông tin tình báo quân sự trọng yếu của Đại Lý.
Vừa nhe Trương Phương Bình giải thích, liền nói:
- Nhưng Cung Bộ Xuyên cũng không đơn thuần phục vụ vì Đại Tống, bọn họ đồng thời cũng được Đại Lý sử dụng, thường đảm đương nhiệm vụ sứ thần của Đại Lý, chọn tuyến đường đi Tây Thục tiến cống cho Đại Tống, còn trợ gúp Đại Lý thư tín qua lại, còn thay mặt Đại Lý thỉnh sắc phong, có thể nói bọn chúng là gián điệp hai mang. Kể từ đó, sự đáng tin cậy của bọn chúng đã thành nghi ngờ rồi, một khi bọn họ cung cấp tin tức tình báo không thực tế, bất kể là Tống Triều hay nước Đại Lý đối với người quyết định đều tạo những phán xét sai lầm vô cùng nghiêm trọng.
- Cho nên Trương Công phải gọi bọn họ tới, tự mình hỏi. Vương Khuê đã rõ.
- Vì sao lại phải uống rượu trước mới hỏi?
- Uống rượu say rồi mới nói thật.
Trương Phương Bình cười nói:
- Chớ nhìn bọn họ bề ngoài hào phóng, trên thực tế bọn họ là đám quỷ kế đa đoan. Nếu người nghe họ nói lúc tỉnh thì thế nào cũng bị lừa gạt đưa lên tận chín tầng mây.
- Uống rượu say sẽ nói thật sao?
Vương Khuê như ngọc quân tử, thật khó lí giải lời nói của một kẻ lõi đời như Trương Phương Bình.
- Uống rượu say cũng nói dối, nhưng trong lòng mơ hồ không ngừng được. Hơn nữa bọn họ còn muốn thỉnh công lao, tranh nhau thể hiện, kết quả là nói sai nhiều.
Trương Phương Bình thản nhiên nói:
- Ít nhất cũng có thể xác định bọn họ là quỷ nói dối.
- Bọn họ vì sao phải nói dối?
- Một mặt, bọn họ giả dối tham lam, luôn muốn thay đổi phương pháp từ triều đình bên này mà kiếm chút lợi ích, bên kia đặt truyện phóng đại quân tình, khiến triều đình không thể không nể trọng bọn họ, ban thưởng cho bọn hắn vũ khí, chính là phương pháp xử lí tốt nhất.
Trương Phương Bình nói:
- Mặt khác, làm loạn trên con đường buôn bán, bọn họ mới dễ hóa trang thành quân Mã, mượn gió bẻ măng.
- Qủa nhiên là một đám lang sói nuôi mãi mà không thuần. Vương Khuê nhổ ra một ngụm lãnh khí nói:
- Giao thiệp cùng với loại người đó, nếu tâm nhãn không đủ thì không thể được.
- Cũng không cần đề cao bọn họ.
Trương Phương Bình cười lạnh nói:
- Chẳng qua chỉ là một đám khôn vặt hại dân hại nước mà thôi, hãy xem chúng ta thu nạp bọn chúng!
Nói xong, nhìn Vương Khuê và Trần Khác nói:
- Ở thành Nhã An ba ngày rồi đi, ngồi mài đao cũng không làm mất đi kỹ thuật đốn củi, ba ngày sau đi đảm bảo thoải mái hơn so với đi bây giờ.
Nghe An Đạo Công sắp xếp. Vương Khuê gật đầu đồng ý.
Thời gian chớp mắt đã qua, ngày hôm đó, Trần Khác đang cùng đám người Lã Huệ Khanh, Tăng Bố nghiên cứu tuyến đường vào Điền (tên riêng của tỉnh Vân Nam). Chợt nghe thấy tiếng trống thăng đường ở tiền nha vang lên, lại có tiếng quan lại đến mời, liền vội vàng thay đổi quan phục đi về hướng đại sảnh.
Chờ đến lúc hắn và Vương Khuê đến, Trương Phương Bình đã ngồi ở vị trí Soái Quân, ở trong đại đường văn võ phân tả hữu rõ ràng, lại có dũng sỹ mặc áo giáp đứng cảnh giới, trông rất quyền thế, nghiêm túc.
Ra hiệu hai người bọn họ ngồi xuống, Trương Phương Bình lúc này nghiêm mặt nói:
- Mang vào.
Liền nhìn thấy mười tên lính cao lớn, lôi năm người Phiên bị trói tiến vào, không nói lời gì, ấn quỳ trên mặt đất.
Trần Khác và Vương Khuê vừa thấy, không ngờ lại là thương khách hôm đó, năm tên thủ lĩnh Cung Bộ Xuyên.
Năm người vừa nhìn thấy Trương Phương Bình, hoặc uất ức, hoặc là tức giận, lớn tiếng kêu ca, cho dù nghe không hểu bọn họ nói cái gì, nhưng ngẫm lại thì biết là đang chất vấn ông ta là vì sao trở mặt.
- Câm miệng!
Trương Phương Bình đập mạnh bàn, cả giận nói:
- Tai họa sắp xảy ra, các ngươi ở nơi này không biết sắp chết sao?
- ...
Năm tên thủ lĩnh ngây người, một tên thủ lĩnh được cử làm Lê Châu Phán quan hỏi:
- Chúng tôi đối với triều đình trung thành tận tâm mà báo tin, sao lại phải gặp tai họa như thế này?
- Nếu thật sự là trung tâm, nhất định có lợi chứ không có hại.
Trương Phương Bình lạnh lùng nói.
- Nhưng các ngươi nói dối quân tình làm dao động tình hình Lưỡng Xuyên, nhất định phải nghiêm trị!
- Oan uổng quá đại nhân ạ, chúng tôi đúng là đã gặp quân Mã.
Tên thủ lĩnh kêu lên nói:
- Mới dám báo với triều đình tin ấy.
- Vậy tại sao thám báo triều đình lục soát hơn mười ngày vẫn không thấy một binh một tốt của quân Mã nào?
Trương Phương Bình chất vấn tiếp:
- Hay là những tên đó chỉ tìm đến các ngươi, quan binh vừa xuất hiện liền biến mất?
- Thập Vạn Đại Sơn, nơi nơi có thể giấu mấy vạn đại quân, sợ thám báo trong lúc nhất thời không thể gắng hết sức lục soát...
Kẻ đảm nhận Phán quan bao biện nói.
- Các người đã nói quân Mã đã vào Tứ Xuyên, tốt lắm, chúng ta không ngần ngại lập quân lệnh trạng.
Trương Phương Bình cười lạnh nói:
- Nếu như trong vòng một tháng bọn chúng xuất hiện tại bất cứ thành trấn nào của Đại Tống, lão phu sẽ thỉnh phong Tuyên úy sứ cho các ngươi. Ngược lại, tịch thu tài sản cả nhà, giết kẻ phạm tội! Như thế nào?
- Tịch thu tài sản cả nhà, giết kẻ phạm tội?
Mấy tên thủ lĩnh sợ ngây người ra, bọn chúng không nghĩ rằng có thể xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy.
- Hiện giờ triều đình vì câu nói của ngươi, điều động mấy chục vạn đại quân vào Tứ Xuyên, các phủ trong đất Thục cũng lệ binh mạt mã, gối giáo chờ sáng, tất cả hao phí tiền lương tính toán lên con số vô cùng lớn, nếu các ngươi nói dối quân tình...
Trương Phương Bình đầy vẻ hung dữ nói:
- Có phải vạn chết không từ?
Nói xong vung tay lên, cười gằn nói:
- Còn có tộc nhận của các người đến lĩnh tưởng! Tất cả bản quan cũng đã tóm gọn rồi, đến lúc đó nhất định xử trảm cả thảy!
- Có dám lập hay không?
Trong tiếng chất vấn từng từ từng câu của Trương Phương Bình, trong lòng năm tên thủ lĩnh hoàn toàn sụp đổ. Bọn họ nghe nói Mã Chí Thư hiện tại đang ở Đại Lý, liền tung tin đồn; nhằm nhân cơ hội mưu lợi, âm mưu bất chính.
Quả nhiên, tin Mã Chí Thư dẫn quân ra khỏi Tứ Xuyên chính là do bọn họ đồn thổi, đều là tin ảo. Trương Phương Bình sau khi chửi rủa thậm tệ năm người một phen, liền cho thuộc hạ đưa bốn người trong số đó đi Ích Châu để tiêu trừ tin đồn nhảm ở từng châu từng huyện, đồng thời lệnh cho viên phán quan cùng sứ đoàn đi vào Đại Lý, hỏi han tin tức thực sự về Mã Chí Thư.
Để những người này không giở trò, Trương Phương Bình cho giam giữ người nhà của bọn họ, chỉ khi nhiệm vụ hoàn thành mới thả ra.
Để cho bọn Trần Khác đợi vài ngày ở Nhã An, Trương Phương Bình dành thời gian chuẩn bị cho họ 500 hộ vệ tinh nhuệ, 500 dân phu, 2000 con ngựa Đại Lý...Trong đó 1000 con để cưỡi, 500 con kéo xe và 500 con dự phòng. Trên xe chở đủ lương thảo quân giới để họ đủ dùng vừa đi vừa về. Tài chỉ đạo của Trương tướng công quả là danh bất hư truyền.
Ngày xuất phát, lão đích thân tiễn sứ đoàn xuôi xuống phía Nam, trên đường ân cần dặn dò:
- Viên phán quan này có mối liên hệ với thượng cấp Đại Lý, quan trọng hơn nữa là, y rất quen thuộc với các bộ tộc trên đường đi, có thể dẫn các ngươi tới Đại Lý thuận lợi. Nghe nói trong nước Đại Lý cũng không yên bình, nhưng tình hình cụ thể thế nào thì đến nơi rồi mới biết được. Ta sẽ tiếp tục bố trí binh lực ở biên giới để phối hợp với các ngươi, tất cả những gì ta làm được chỉ có vậy, còn lại chỉ có thể dựa vào các ngươi tùy cơ ứng biến.
- An Đạo Công đã làm quá nhiều rồi.
Vương Khuê và Trần Khác khoanh tay thật lòng nói:
- Trước khi ra khỏi biên giới, có thể được ngài trợ giúp lớn đến như vậy thực là chúng ta may mắn bằng trời.
Trương Phương Bình nghiêm mặt nói:
- Đâu có. Lần này chỉ là trận sợ bóng sợ gió làm cho đất Thục náo loạn không yên. Mã Chí Thư kia thực sự nếu nghe nói rằng, người Thục giờ giống như con chim sợ cành cong thì không chừng sẽ tới thật. Đến lúc đó thì coi như lâm đại nạn rồi.
Nói rồi lão vòng tay thi lễ:
- Ta thay mặt bá tánh đất Thục, nhờ cả vào các vị!
- Chúng ta nhất định sẽ không phụ sứ mệnh!
Hai người cung kính đáp lễ.
Quân sĩ mang rượu ngon tới, tướng sĩ xuất chinh mỗi người cầm một bát, Trương Phương Bình nâng cao bát rượu, nói to:
- Trời phù hộ Đại Tống! Trời phù hộ các vị!
- Trời phù hộ Đại Tống!
Các tướng sĩ uống một hơi cạn sạch, rồi ném bát xuống bên dòng sông nước đang chảy cuồn cuộn, xoay người bước lên cầu tạm làm bằng xích sắt.
Trước khi lên cầu, Trần Khác nhìn thấy Tống Đoan Bình dẫn theo một người quen thuộc chạy tới:
- Trọng Phương, mau nhìn xem ai tới đây!
- Tiểu Ngọc Nhi!
Trần Khác mừng rỡ xuống ngựa, vui vẻ nói:
- Cuối cùng ngươi cũng tới rồi!
- Xin thí chủ gọi tiểu tăng là Huyền Ngọc, hoặc kêu một tiếng đại sư.
Huyền Ngọc mặc áo tăng màu lam, đầu đội nón tre, trong tay cầm thiền trượng, chân đi guốc gỗ, khuôn mặt bình thản đứng bên dòng sông đang chảy xiết, nói:
- Tiểu Ngọc Nhi là tên của con gái tiểu tăng.
Trần Khác cất tiếng cười to:
- Ha ha ha... ngươi đã làm cha rồi, sao còn làm hòa thượng?
Huyền Ngọc chắp tay trước ngực, nghiêm mặt nói:
- A Di Đà Phật, hoàn tục để làm trọn đạo làm người, xong việc rồi lại quay về với Đức Phật.
Trần Khác khen:
- Không đơn giản nhỉ, mới có hai năm mà đã có con gái rồi.
- Một trai một gái.
Huyền Ngọc vẻ mặt bình thản nói.
Trần Khác giơ thẳng ngón tay cái nói:
- Tốt tốt tốt, ngươi lợi hại! Ta vốn cho rằng ngươi ở nhà làm vú em, cho nên lần này đi Đại Lý mới gọi ngươi, kêu ngươi ra ngoài hít thở không khí.
Huyền Ngọc nói:
- Phật học ở Đại Lý còn thịnh hơn ở Trung Nguyên. Tiểu tăng lần này đi vừa hay thỉnh giáo một phen.
- Tốt tốt, chúng ta lên đường thôi.
Gặp lại bạn cũ khiến tâm trạng Trần Khác rất vui vẻ thoải mái, bước lên lãnh địa 'dị quốc' với ý chí chiến đấu sục sôi.
......
Sau khi qua sông, khảo nghiệm ác liệt đầu tiên mà sứ đoàn gặp phải, đó là làm thế nào để đến được Đại Lý, hoặc là đi đường Trà Mã, qua phủ Kiến Xương, phủ Thiện Cự để đến Đại Lý; hoặc là đi độc đạo của đất Thục, qua phủ Kiến Xương, phủ Hội Xuyên, phủ Lộng Đống để đến Đại Lý. Cách đi thứ hai gần hơn rất nhiều nhưng vì buôn bán không thịnh hành, đường đi không tốt nên cũng không tiết kiệm được nhiều thời gian.
Thảo luận một hồi, vì lý do an toàn nên quyết định vẫn là đi đường Trà Mã. Đợi lúc về sẽ đi đường độc đạo ven sườn đất Thục... Bọn Trần Khác còn có một nhiệm vụ bí mật, đó là thăm dò địa hình núi sông của Đại Lý để phòng lúc cần đến.
Nhưng sau khi trên đường đi mới phát hiện ra rằng, thì ra cái gọi là dễ đi cũng chỉ là cách nói tương đối. Ngoại trừ đường xá xa xôi, mưa gió bão bùng ra, họ còn phải đi qua rất nhiều thảo nguyên thưa thớt người, những khu rừng rậm rạp, những bình nguyên rộng lớn, phải đi qua hạ lưu của con sông nước cuộn hung dữ, qua đỉnh núi tuyết cao ngất, còn phải trèo lên cả những vách đá dựng đứng.
Người ngựa buộc phải dán chặt lấy vách đá mới dám vượt qua được con đường chỉ rộng ba thước ở trên vách đá cheo leo, chỉ sơ sảy một chút là rơi ngay xuống vực sâu vạn trượng. Nếu hai đội gặp nhau thì không có đường tiến lui, hai bên buộc phải ra giá thương lượng, đem ngựa gầy yếu vứt xuống vực sâu để nhường đường cho ngựa của đối phương đi qua.
Còn phải để ý những hòn đá lăn xuống từ trên đỉnh đầu, bọn Trần Khác đã gặp phải vô số lần bị đá lăn như vậy, hơn mười binh lính bị chèn chết tại chỗ, hàng chục người bị thương.
Ngoại trừ nơi hiểm yếu bên ngoài, khi đi qua rừng rậm còn bị côn trùng độc cắn, hàng đàn muỗi phủ kín trời đất, cho dù Trần Khác đã chuẩn bị màn chống muỗi, thuốc đuổi muỗi nhưng vẫn có không ít người bị phát bệnh do muỗi đốt, không đi ra khỏi rừng được.
Ngoài côn trùng độc, còn những mối đe dọa đến từ con người. Phải nói là người Phiên thật sự là cần tiền chứ không cần mạng, sứ đoàn đã mang theo nhiều hộ vệ đến như vậy nhưng vẫn gặp cướp. Ngươi có tự giới thiệu cũng vô dụng, qua được sông lớn, trên lý thuyết là địa giới của nước Đại Lý nhưng trên thực tế thì là mảnh đất không ai quản lý. Dân mọi Phiên ở đất này chỉ nhận tiền chứ không nhận người, những thương nhân thường qua lại con đường này đều phải chuẩn bị tiền cống nạp hàng năm mới có thể đi lại yên ổn, giờ nhìn thấy những người lạ mặt, tất nhiên là phải xông lên mà hỏi: 'Đã nộp lộ phí chưa?'!
Theo ý của Vương Khuê, tất nhiên là của đi thay người, lại nhờ viên phán quan giúp mặc cả giá, chi ít tiền là xong. Trần Khác không đồng ý, nói rằng làm như vậy chỉ càng gọi đến nhiều cướp hơn mà thôi, nếu như cứ hơi một tí phải đưa hối lộ thì đến được Đại Lý, ngay cả khố chúng ta cũng không còn. Huống chi chúng ta đại diện cho triều đình đi sứ, gặp phải lũ hại dân hại nước đã bị khuất phục thì làm sao có thể khiến người dân Đại Lý coi trọng được?
Nhưng Vương Khuê có truyền thống tốt đẹp là để cho quan viên Đại Tống bỏ tiền ra mua sự bình an, cứ nhất quyết làm như vậy. Y là chánh sứ, Trần Khác không thể không nể mặt y.
Nhưng chẳng may Trần Khác nói đúng. Sau khi dùng tiền và lương thực đuổi được bọn cướp đi, chúng lại không lấy làm hài lòng, ngược lại còn hô hào đồng bọn: 'Gặp được dê béo rồi, mau đi cướp đi!'
Thế là mấy ngày kế tiếp, hầu như ngày nào cũng có bọn cướp đến hỏi thăm, hơn nữa lần sau lại tham lam hơn lần trước, thậm chí chúng còn muốn bọn họ phải bỏ lại tất cả vật tư và cả vũ khí mang theo người, tay không lên đường.
Vương Khuê hoàn toàn bất ngờ, sao lại có thể như thế được, thật đúng là không quân tử! Y đành phải cầu cứu Trần Khác giúp đỡ.
Trần Khác không nói năng gì, hắn hướng về phía bọn thị vệ mấy ngày qua đã chịu quá đủ nhục nhã, sớm đã bí bách đến mức phát nội thương phất tay một cái, một loạt tên nỏ được bắn ra, trong tiếng kêu gào thê thảm, bọn Phiên mọi quần áo tả tơi ngã xuống hàng loạt.
- Ngươi dám xuống tay sao?
Nhìn đám Phiên mọi kêu la thảm thiết dưới đất, Vương Khuê run giọng hỏi.
- Vũ khí hoàn mỹ chớ nên chỉ để trang trí.
Trần Khác thản nhiên nói, còn chưa dứt lời thì một viên quan mặc áo bào trắng giơ cao súng trường, thúc ngựa lao ra ngoài, đó chính là Vương Thiều.
Huyền Ngọc và Tống Đoan Bình đuổi sát, ba người ba ngựa chạy vào trong đám Phiên mọi đang hỗn loạn, bắt tên thủ lĩnh đầu đội mũ da khoác áo choàng rồi trở về, không hề bị thương tổn chút nào, giống như vào chỗ không người vậy.
- Nếu không muốn chết thì mau cho người của ngươi cút mau, chúng ta tới Đại Lý rồi sẽ thả ngươi trở về.
Trần Khác đe dọa nhìn gã nói.
Viên phán quan phiên dịch làu làu, tên kia tỏ vẻ mặt ngoan cố, còn buông vài câu cay độc.
Chỉ thấy một ánh sáng lạnh lẽo lóe lên, một chiếc tai của gã liền rời khỏi đầu.
Trần Khác giơ thanh bảo kiếm còn đang nhỏ máu, lạnh lùng nói:
- Đây không phải là thương lượng, mà là mệnh lệnh.
Tên kia sợ ngây người, gã cực kỳ hiếm gặp người Hán nào lại ghê gớm như vậy.
Viên phán quan cũng ngây người ra, y đã gặp qua nhiều quan viên Đại Tống, đại đa số đều là hạng người nhát như cáy nhưng lại cố làm ra vẻ, giống như Vương chánh sứ vậy. Không ngờ viên phó sứ cao to này lại là nhân vật hoàn toàn hung tợn.
Thương lượng trở nên thuận lợi, bộ hạ của tên kia đã rút khỏi, chỉ để lại vài tên hầu hạ chăm sóc gã, cùng sứ đoàn lên đường.
- Như vậy liệu có lỗ mãng quá không?
Sau khi lên đường, Vương Khuê vẫn có vẻ lo lắng không yên:
- Bị chúng báo thù thì làm thế nào?
- Vương công có biết vì sao bọn lái buôn ven đường sau khi nộp lộ phí rồi mỗi người còn đeo theo vũ khí không? Chính là để liều mạng bảo vệ hàng hóa vào bất cứ lúc nào!
Trần Khác trầm giọng nói:
- Sói không bao giờ biết no, ngài phải để cho chúng biết ngài sống chết cũng phải kháng cự thì chúng mới biết điều.
Hai ngày sau, bọn họ lại đánh lùi hai tốp tập kích. Cung nỏ của quân Tống vẫn có sức sát thương chí mạng ở ngoài trăm bước. Cung tên trong tay bọn Phiên mọi lại chỉ có tầm bắn chưa tới ba mươi bước, muốn bắn phải tiến lên trước bảy mươi bước, nên tất nhiên mức tử thương là rất lớn. Bọn Phiên mọi chỉ là chống đỡ để cướp bóc mà thôi, chứ không phải muốn liều mạng, thấy không kiếm chác được lại vô cùng nguy hiểm nên những bộ tộc để ý đến bọn họ đột nhiên giảm bớt.
Công này thuộc về Vương Thiều, gã thư sinh bạo lực này không ngờ am hiểu sâu binh pháp, dưới sự chỉ huy của gã, quân đội hành quân hạ trại, tấn công phòng phủ bày binh bố trận đều có chương có pháp, mạnh hơn nhiều so với võ quan cầm quân. Chính nhờ có người trâu bò như gã tồn tại thì Trần Khác mới có tự tin để cứng rắn.
Cứ ban ngày hành quân, ban đêm hạ trại như vậy, mỗi ngày tối đa hành quân được năm mươi sáu mươi dặm, ròng rã trên đường đã hơn hai mươi ngày, khó khăn gian khổ, tội lỗi chồng chất khiến Vương Khuê vô cùng hối hận.
Một ngày kia, họ bỗng nhiên đi tới trước một cửa ải hiểm yếu, Vương Khuê ngửa mặt nhìn trời một lúc lâu rồi buông một câu:
- Lần này cũng phải nộp lộ phí chứ nhỉ?
Trần Khác dùng ánh mắt 'đầu óc ngươi hồ đồ rồi' nhìn y, nói:
- Đây là biên ải của nước Đại Lý.
Còn chưa dứt lời, trên hai sườn núi bỗng xuất hiện binh lính dày đặc, còn có cả ngọn cờ màu vàng mơ, bên trên viết hai chữ 'Đại Lý'.
- Phô trương thanh thế.
Cả sứ đoàn trên dưới đều rất khẩn trương, Vương Thiều lại cười rộ lên nói:
- Phô trương thanh thế, nếu bọn họ muốn đánh nhau với chúng ta thì không cần thiết phải lộ liễu thế.
- Chúng ta cũng cắm cờ của chúng ta lên!
Trần Khác khoát tay, một lá cờ đỏ từ từ kéo thẳng lên, bên trên viết một hàng chữ lớn: 'Khâm mệnh Hoàng đế Đại Tống đi sứ nước Đại Lý'.
Phải nói rằng, chẳng phải vỏ quýt dày có móng tay nhọn hay sao?
Lá cờ không hề có tác dụng lúc đối mặt với bọn Phiên mọi, nhưng trước mặt đại đội kia lại có hiệu quả nhanh chóng.
Sau khi nhìn rõ cờ xí, lập tức có quan chỉ huy dẫn theo một đội sĩ binh tới tra hỏi. Sĩ binh mặc áo giáp da bán thân ngắn tay, đầu đội nón trụ đồng, sĩ quan chỉ huy thì mặc áo giáp minh quang, đội mũ sắt, nhìn như đám quan lính bước ra từ trong tranh vậy, nếu không phải là vóc dáng thấp bé đặc trưng của họ thì sứ đoàn Đại Tống thực sự có cảm giác đang từ thời kỳ hoang dã xuyên việt đến triều Đường.
- Chư vị thật sự là sứ đoàn thượng quốc?
Viên sĩ quan đứng lại, đánh giá đám người ngựa này tuy nhếch nhác nhưng lại trang bị hoàn hảo, khí chất tao nhã... Cũng không biết y nhìn ra được từ chỗ nào, vội vòng tay thi lễ, nói tiếng Hán, thi lễ kiểu Hán, khiến sứ đoàn Đại Tống vốn nghe quen tiếng chim 'bô lô ba la' trên đường đi lập tức cảm thấy thân thiết.
- Đúng vậy!
Lã Huệ Khanh thúc ngựa tiến lên, thông báo danh tính với viên sĩ quan, rồi xuất trình sứ tiết và quan bằng, đối phương tuy là quân coi giữ biên ải nhưng Đại Tống xưa nay chưa hề phái sứ giả tới Đại Lý, nên đương nhiên y cũng không thể phân biệt được thật giả.
Nhưng nhận thức thông thường mách bảo y rằng, chắc chắn không thể sai được. Sứ giả của triều Đại Tống thì lũ Phiên mọi không thể giả trang được, y vội ra lệnh mở cổng thành để sứ đoàn đi vào. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, y chỉ cho họ mang theo một trăm người hộ vệ, những người còn lại ở ngoài cổng thành, sẽ được lo rượu thịt đầy đủ.
Đây vốn là lễ nghĩa nên có, huống hồ nơi đây là trong cổng thành 'Trấn Bắc quan', dĩ nhiên vì hành động quân sự của Đại Tống, mà tăng binh lên tới hơn hai mươi vạn người, nếu muốn tiêu diệt bọn họ thì hoàn toàn không cần phải phí công quanh co như vậy.
Trần Khác và Vương Khuê cùng tính toán, Vương Khuê sẽ đưa người vào trong cổng thành, Trần Khác ở lại ngoài cổng thành, cùng đội thị vệ dựng lán cắm trại trên sườn núi.
Nghỉ ngơi và chỉnh đốn hơn mười ngày như vậy, thể lực và tinh lực của toàn bộ sứ đoàn đều đã khôi phục tương đối, quan viên mà bên nước Đại Lý phái tới nghênh tiếp cũng đã tới.
Phục sức của quan Đại Lý cũng rất hợp với quy chế triều Đường... Mà sứ Tống cũng cơ bản ăn vận theo quy chế triều Đường, nên nhìn qua vô cùng thân thiết.
Chỉ thấy hai người cầm đầu đều chưa tới ba mươi tuổi, đầu đội mũ tiến hiền, mặc trường bào ống tay rộng màu tía, vạt trước che đầu gối, thắt đai ngọc quanh eo, chân đi giày đế dày, cách phục sức hoàn toàn không hề khác biệt gì so với quan viên Đại Tống, điểm khác biệt duy nhất đó là mũ tiến hiền của họ rất cao... Không chỉ mũ tiến hiền, mũ của văn quan võ tướng Đại Lý đều cao hơn một thước (khoảng 1/3 mét), trông rất buồn cười.
- Đây đúng là đất nước thích đội mũ cao.
Vương Khuê và Trần Khác dự tiệc thân mật ở phía trước, bọn Tống Đoan Bình xì xầm ở phía sau.
- Ngươi xem mũ tiến hiền của hai người này sao lại đều là thất lương (7 gờ nổi) trên mũ nhỉ?
Lã Huệ Khanh nhìn chằm chằm số lương đại diện cho cấp bậc, nói:
- Hay là ở nước Đại Lý này, số lương càng nhiều thì càng không đáng giá?
Nhưng lại nhanh chóng chứng minh rằng y đã lầm, nước Đại Lý cũng là số lương càng nhiều thì càng đáng giá. Bởi vì hai người được cử đến nghênh đón thì một người là con trai của thái sư Đại Lý Dương Doãn Hiền là Dương Nghĩa Trinh, người kia là con trai tướng quốc Đại Lý Cao Trí Thăng là Cao Thăng Thái... Hai nước vẫn có điểm khác biệt, ví dụ như nước Đại Lý không kiêng kỵ phạm húy tên của tổ tiên.
Dương thị và Cao thị đều là hai nhà quan thần có quyền thế của Đại Lý, địa vị ngang bằng với Vương tộc Đoàn thị, bởi vậy hai người trẻ tuổi này đều có phẩm hàm cao như vậy cũng không phải là hiếm.
Hai vị này tuổi tác ngang nhau, Dương Nghĩa Trinh mày rậm mắt ưng, tướng mạo hào kiệt. Cao Thăng Thái thì mặt vuông miệng rộng, tướng mạo quý nhân, đều không phải là người tầm thường. Trong hai người thì người cầm đầu là Dương Nghĩa Trinh, gã vòng tay thi lễ kiểu Hán với Vương Khuê, nói:
- Thượng quốc thiên sứ giá lâm, hạ quốc tiểu thần không tiếp đón từ xa được, xin thứ tội thứ tội.
Đối phương thái độ nhã nhặn, Vương Khuê rốt cục đã có đất dụng võ, y mặc áo bào tía sạch không vướng một hạt bụi, toàn thân lộ ra khí chất sang trọng, nói:
- Thế tử miễn lễ, bổn quan phụng mệnh thiên tử Đại Tống đến bái kiến quốc vương quý quốc, dọc đường đi trèo non lội suối, lại đợi nửa tháng ở Trấn Bắc quan này rồi, không biết khi nào mới có thể được gặp quốc vương quý quốc?
Dương Nghĩa Trinh cười nói:
- Giờ có thể lên đường được rồi. Chủ yếu là hạ quốc chưa từng tiếp đãi sứ giả thượng quốc, nên có phần lộn xộn và thất lễ, xin thứ tội.
- Không dám không dám!
.... .
Dưới sự dẫn đường của Dương Nghĩa Trinh và Cao Thăng Thái, sứ đoàn bắt đầu tiến vào bên trong biên giới Đại Lý, khởi điểm vẫn là núi non trùng điệp, đường xá nguy hiểm, nhưng bọn Trần Khác đã khôi phục được thể lực, thêm vào đó không cần phải lo lắng về an toàn nên việc đi đường xem ra nhẹ nhàng hơn so với đoạn đường trước rất nhiều, cuối cùng cũng có tâm trạng để thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ bên trong biên giới Đại Lý rồi.
Đây là một đất nước vô cùng tươi đẹp. Ngẩng đầu nhìn lên là bầu trời xanh thẳm đến nao lòng người, cho dù bầu không khí trong biên giới Đại Tống cũng trong lành không hề ô nhiễm nhưng tuyệt không có được màu xanh thẳm thuần khiết như vậy.
Gần bầu trời xanh nhất là đỉnh núi tuyết được chiếu sáng rực rỡ, dù đã là tháng năm nhưng trên đỉnh núi cao ngất đó vẫn lóng lánh như dát ngọc, thanh khiết tao nhã khiến người ta cứ mải ngắm mãi không thôi. Dưới núi tuyết trắng thuần khiết là thảo nguyên xanh ngắt, dưới thảo nguyên là rừng rậm um tùm màu xanh lục, trong rừng có hồ nước xanh biếc. Bóng cây in xuống mặt hồ trong vắt, màn sương mờ ảo trên mặt hồ buổi sớm bồng bềnh, như hư như thực, đẹp như trong thơ, trong tranh.
Dọc theo sông từ rừng rậm đi ra, trước mắt chợt rộng mở thông suốt, là một thảo nguyên lớn nở đầy hoa dại nhìn hút tầm mắt. Cao Thăng Thái giới thiệu:
- Thảo nguyên này gọi là 'Đập tử', thành trấn của nước Đại Lý chính là được xây dựng trên những cái đập lớn nhỏ rải rác trong núi non trùng điệp.
Nhìn con đường rộng lớn, hai bên đường nở đầy hoa dại, đám người phát hiện ra rằng, đất nước xinh đẹp đến ngạt thở này đến cả đất cũng đều là màu đỏ. Ông trời thật quá thiên vị mảnh đất này, sao lại khiến cho nàng xinh đẹp đến nhường này? Các quan văn Đại Tống không kìm lòng nổi, xuất khẩu thành thơ hết bài này nối tiếp bài kia, ca tụng chốn bồng lai tiên cảnh trước mắt.
Mà ngay cả Vương Khuê cũng cho rằng, có thể tới được đất nước xinh đẹp này thì mọi gian khổ trên đường đi cũng là xứng đáng!
Bên ngoài đập, vẻ đẹp thiên nhiên làm bọn họ kinh ngạc thì vào đến trong đập, điều thu hút họ là phong cách đa dạng của người dân... Đại Lý có nhiều bộ tộc, hầu như mỗi đập là một bộ tộc, mỗi bộ tộc đều có văn hóa, kiến trúc, phục sức, tập tục và ẩm thực riêng. Điều này thực sự là bài học không thể tốt hơn khiến cho những con mọt sách Đại Tống vốn chỉ 'một lòng đọc sách thánh hiền' mở rộng tầm mắt và thay đổi tư duy.
Điều khiến bọn họ cảm động và tự hào là, người Đại Lý vô cùng có thiện cảm với Đại Tống. Sứ đoàn mỗi khi đến một nơi nào đó đều nhận được sự tiếp đãi long trọng nhất, khi rời đi, những bộ tộc đó còn biếu tặng những đặc sản quý giá nhất... Đương nhiên thể diện quốc gia từ xưa tới nay là 'cho ta trái đu đủ, ta báo đáp quỳnh cư', khiến quà đáp lễ của sứ đoàn là đặc sản của Đại Tống như lá trà, tơ lụa đều hậu hĩnh hơn nhiều tặng phẩm của bọn họ.
Lúc này, bọn Trần Khác mới hiểu được, vì sao Trương Phương Bình muốn bọn họ mang theo nhiều vật tư đến như vậy, nếu không như vậy thì không thể đủ quà tặng. Điều này cũng khiến các quan viên Đại Lý tháp tùng âm thầm tán thưởng: 'Thiên triều thượng bang thật hào phóng...'
Đám quan viên Đại Lý sớm đã bị tài văn chương của sứ Tống thuyết phục, ngày nào cũng như đám học sinh đi theo bọn họ, một khi họ làm thơ phú liền lập tức phái người sao chép lại, không chỉ để bản thân thưởng thức mà còn mang vào trong thành Đại Lý để dâng lên quân vương công khanh thưởng thức.
Giờ đây lại thấy sứ giả Đại Tống đối đãi với người dân các bộ lạc rất khoan thai lễ độ, được dân yêu quý thật lòng thì quả thực bọn họ đã trở thành bột tẩy não của Triều Tống.
Nhưng Dương Nghĩa Trinh và Cao Thăng Thái tuy tươi cười ngoài mặt nhưng u ám trong mắt lại ngày càng nhiều.
Trần Khác thờ ơ lạnh nhạt, có phán đoán bước đầu về tâm tư của hai người này. Hắn ngấm ngầm bàn tính với Lã Huệ Khanh, phát hiện thấy mọi người đều nghĩ giống nhau, xem ra không ổn rồi.
Phải nói rằng nước Đại Lý cơ bản kế thừa lãnh thổ của nước Nam Chiếu, cũng kế tục được quan chế và hoạch định khu vực của họ. Trung tâm chính trị của nước này ở dải Nhị Hải. Khu vực biên cương đại khái là Vân Nam sau này; Quý Châu, vùng tây nam Tứ Xuyên, khu vực miền bắc Miến Điện và khu vực thiểu số của Lào có diện tích lớn gấp ba lần Vân Nam ở đời sau này.
Nhưng nó và nước Nam Chiếu không phải là một chuyện, thay đổi lớn nhất của nó chính là dân tộc thống trị thay đổi. Dân tộc sinh sống trên mảnh đất này chủ yếu là hai dân tộc Ô Man và Bạch Man, nhưng rồi tới những năm cuối, sau khi Trịnh quyền thần giết vua đoạt ngôi, chỉ trong vòng ba năm ngắn ngủi, quyền lực của nhà vua dễ dàng rơi vào tay kẻ khác, thế lực của Ô Man nhanh chóng suy yếu, Bạch Man thừa cơ lên ngôi.
Hoàng tộc hai triều trước Trịnh thị là Triệu thị và Dương thị đều là Bạch Man, bản thân Trịnh thị cũng là Bạch Man. Tống Thái Tổ sinh ra trước một năm, thủ lĩnh của Dương thị là Dương Can Trinh cướp ngôi đăng cơ, lúc đó thủ lĩnh Đoàn thị là Đoàn Tư Bình đảm nhiệm Thông Hải Tiết Độ sứ. Bởi vì có tin đồn rằng y có tướng đế vương, nên Dương Can Trinh lo sợ xuống tay hạ sát Đoàn Tư Bình.
Cả nhà Đoàn Tư Bình bị giết, sau khi một mình trốn được về Thông Hải, y liên kết với đại tộc Bạch Man, mượn binh của 37 bộ tộc Ô Man ở phương đông, đánh dẹp Dương Can Trinh, buộc Dương Can Trinh thoái vị, cuối cùng thành lập nên nước Đại Lý. Nhưng Dương thị vẫn là đại tộc Ô Man, hơn nữa Đoạn Tư Bình chủ yếu dựa vào mượn lực của Ô Man để khởi sự, bản thân lại không có ưu thế mang tính áp đảo, lo lắng rằng một khi Dương thị bị tiêu diệt thì bản thân mình sẽ bị Ô Man thôn tính.
Cho nên y không hủy diệt Dương thị, ngược lại đối xử tốt với bọn họ, điều này khiến y được tiếng cao thượng, cũng khiến Đại Lý vẫn luôn là thiên hạ của Bạch Man. Nhưng để ăn nói với Ô Man, y lại phân phong cho chư hầu, ngoại trừ thủ đô Đại Lý, y chia đất nước thành hai đô đốc, sáu tiết độ, phân phong cho Bạch Man đã từng cùng y khởi sự, thế gia vọng tộc của Ô Man là Dương thị cũng có phần, cuối cùng đã ổn định được chính quyền, truyền quốc cho đến nay.
Nhưng kiểu chính sách nhân nhượng chỉ lo trước mắt này cũng để lại mầm mống tai họa cho con cháu, đến nay ở nước Đại Lý là quyền thần cầm quyền, hơn nữa đều có binh có địa bàn, trong đó ngang ngược nhất là hai nhà họ Cao và họ Dương.
Cao gia là thủ lĩnh 37 bộ tộc Ô Man, được phong làm hậu thế của Cao Phương nhạc hầu; Dương gia chính là hậu thế của hoàng tộc triều đình trước, vài chục năm trước, sau khi đại tộc Bạch Man Đổng thị phản loạn thất bại, hai nhà này vì có công với Cần vương liền trổ hết tài năng, hoàn toàn vượt qua sáu nhà khác. Để áp chế được một phương trong đó, quốc vương Đại Lý buộc phải dựa vào một nhà trong số đó, đợi sau khi nhà này thế lực lớn mạnh thì lại dựa vào nhà đó, kết quả là tạo nên hai nhà quyền thần đuôi to khó vẫy.
Hoàn toàn là uống rượu độc giải khát.
Dọc theo đường đi, đội ngũ cứ đi được một đoạn thời gian lại ngừng lại, đường đi lại rất quanh co khúc khuỷu, làm cho Tống Sứ có thể lãnh hội hết được phong thái của nước Đại Lý, hưởng thụ đến mức tôn sùng vô cùng. Nhưng Sứ đoàn đi hơn nửa tháng vẫn chưa đến được thành Đại Lý, điều này khiến cho Trần Khác và mọi người đều cảm thấy lo lắng trong lòng.
- Tốc độ này thật sự quá chậm!
Một ngày sau khi ăn xong, Trần Khác và mấy đồng niên tản bộ trên ruộng hoang bên ngoài trấn, phong cảnh có diễm lệ hơn nữa thì nhìn mãi cũng có ngày chán.
- Ta thấy rõ ràng bọn họ đang cố tình kéo dài thời gian!
Lã Huệ Khanh nói
- Nhất định có một bí mật gì đó không muốn cho người khác biết!
- Điều này không cần ngươi nói!
Tăng Bố cười mắng:
- Kỳ thật bọn họ đang tranh luận hai việc, một là sẽ nói gì với chúng ta, hai là xử lý Mã Chí Thư như thế nào. Ngẫm lại là biết ngay, khẳng định ba gia tộc đã có lập trường của mình.
- Ý ngươi nói là bọn họ đã có lập trường rồi sao?
Lã Huệ Khanh trừng mắt nhìn một cái rồi nói.
- Xem thế này là đủ biết bọn họ đang muốn làm gì rồi.
Tăng Bố giải thích:
- Nhưng mặc kệ hai nhà Cao, Dương có lòng thần phục hay không, khẳng định bọn họ cũng không nguyện ý nhìn Đoàn Thị quá thân cận với Đại Tống.
- Đó là điều đương nhiên.
Vương Thiều gật đầu
- Hai nhà đó, ai cũng không muốn Đoàn thị có chỗ dựa vững chắc sau lưng, đáng tiếc bọn họ không biết rằng chỗ dựa này chỉ có thể lên tiếng ủng hộ, trên thực tế thì hoàn toàn không đáng tin cậy chút nào.
- Đừng có nghĩ nhiều như vậy.
Lã Huệ Khanh lắc đầu nói:
- Ngươi đã đi dọc con đường này, hơn một ngàn tám trăm dặm phải trèo non lội suối, địa thế nơi nơi đều hiểm yếu, không thể khai thông, triều đình căn bản không thể với tới được. Giờ ta cũng đã hiểu vì sao Thái Tổ đánh tới biên giới sông Đại Độ cũng không đồng ý tiếp tục xuôi nam nữa. Cái giá phải trả để tấn công Đại Lý thật sự quá cao.
- Làm gì có nơi hiểm yếu nào lại có thể bảo vệ nổi giang sơn.
Vương Thiều lại mỉm cười nói:
- Đất Thục không phải là một ví dụ sao?
- Nơi đó không giống với nơi đây...
- Sao lại không giống?
- Đừng cãi nhau nữa.
Trần Khác vội tách hai tên luôn cãi nhau ra rồi nói:
- Chờ đến lúc hai người các ngươi, một người lên làm Tể tướng, một người lên làm Xu Mật Sứ, sau đó lại thảo luận chuyện quan trọng như thế này cũng không muộn.
Câu Trần Khác nói chọc cho mọi người cười lên ha ha.
- Bất kể thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng phải giục bọn họ khẩn trương lên đường.
Trần Khác trầm giọng nói:
- Đại Tống đối với việc thâm nhập sâu vào Đại Lý đúng là đã rất bất lực rồi, chúng ta phải tự mình khai thông cục diện này. Như vậy thì lúc tới Đại Lý, tình hình mới có thể khá hơn được.
- Làm sao lại nghe được, hình như ngươi rất nắm chắc chuyện này sao?
- Tới đó các ngươi xem rồi sẽ biết.
Trần Khác cười cười:
- Ta cũng không khẳng định.
Dưới sự thúc giục của mấy người Trần Khác, cuối cùng đội ngũ cũng không vừa đi vừa nghỉ nữa, năm ngày sau đã tới bên bờ Nhị Hải, bước lên lâu thuyền đã chờ đợi sẵn ở đây.
Thuyền đi trên Nhị Hải, mặt nước xanh biếc như ngọc, nhìn thấu tới tận đáy, Nhị Hải không bờ không bến, sóng gợn lăn tăn, những con hải âu chao liệng, mây trắng lượn lờ trên sườn núi giống như những cô gái xinh đẹp, nõn nà đang dựa vào đỉnh núi tuyết trắng, nơi đây quả là một nơi tạo hóa thanh tú.
Sau khi tới ban đêm, nước lặng gió nhẹ, ánh trăng sóng sánh, cả Nhị Hải biến thành một khối ngọc bích, đẹp tới mức khiến cho người ta phải nghẹn thở.
- Đây mới thực sự là tuyết trên Thương Sơn, trăng trên Nhị Hải.
Đứng trên đầu thuyền, Trần Khác nhìn cảnh đẹp đất trời, không kìm lòng được mà cất lên lời khen ngợi.
V
← Hồi 252 | Hồi 254 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác