← Hồi 214 | Hồi 216 → |
Vương Tố thấp giọng hỏi.
- Ta Bao Chửng dám vỗ ngực nói, đời này xử việc chứ không xử người, chưa bao giờ ngoại lệ.
- Xử việc chứ không xử người, lời này cũng chỉ do dân chúng nói mà thôi.
Vương Tố không cho là đúng:
- Ngài là Phủ doãn phủ Khai Phong, mọi cử động đều liên lụy tới hướng đi của triều đình. Vậy mà vẫn dùng quyền lực không có chừng mực, ngài muốn làm tội nhân của Đại Tống sao?!
- Ha ha ha...
Bao Chửng cất tiếng cười to nói:
- Một họ hàng gần của hoàng thất lại đứng sau một đám xã hội đen của Biện Kinh, tụ tập phi pháp, dự trữ nuôi dưỡng tử sĩ, bức người thành kỹ nữ, làm những chuyện thương thiên hại lý! Rõ ràng còn có kẻ cho y làm thuyết khách, thay y tô son trát phấn, thật là việc kỳ quái nhất trong thế gian này.
- Tại sao ngài lại không chịu hiểu...
Vương Tố gấp gáp, dậm chân nói:
- Một Triệu Tông Hán chết cũng chẳng ai tiếc, quan trọng là y còn có một người anh.
- Y có nhiều anh lắm...
Bao Chửng bĩu môi nói.
- Đừng có kiểu hiểu mà giả ngốc, ngài biết ta đang nói người nào mà!
Vương Tố vỗ bàn nói.
- Ta cũng không phải con giun trong bụng lão đệ.
Bao Chửng buông tay nói:
- Có cái gì mà không thể nói rõ?
- Có những lời không thể nói ra.
Vương Tố trợn mắt.
- Không nói sao ta hiểu.
Bao Chửng cũng trợn mắt.
Hai người đối mặt nhìn nhau, cuối cùng Vương Tố bại trận:
- Rồi rồi.
Vương Tố hoàn toàn phục rồi. Y chắp tay nói:
- Ngài lợi hại, ta nhượng bộ lui binh!
Y là con cháu quý tộc, am hiểu sâu sắc việc tiến thoái lấy bỏ của quan trường. Đơn giản là nếu hoàng đế không có con thì Triệu Tông Thực chính là người thừa kế độc nhất vô nhị. Lúc này đặt cược sớm, tương lai sẽ có lời.
Hôm nay Triệu Doãn Nhượng tìm mình, y không nói một lời liền đi luôn. Chỉ nghĩ ăn lời không làm thì sao gọi là đặt cược? Tương lai lấy đâu ra tiền lãi.
Nhưng nói đến nước này đã là giới hạn của y. Trước khi ván đã đóng thuyền, y sẽ không phạm vào những sai lầm thuộc về nguyên tắc. Không giúp được Triệu Doãn Nhượng thì nhiều nhất tương lai sẽ không có tiền lãi, nhưng nếu nói lung tung thì tương lai sẽ có nguy cơ cửa nát nhà tan.
Đừng nói ngôi vị hoàng đế chưa nhất định sẽ là của người đó, nếu chẳng may Quan Gia lại sinh thêm một đứa thì làm sao?
...
Tiễn Vương Tố đi, Bao Chửng quay lại trong phòng, vén rèm lên, thấy Trần Khác ngồi ngay ngắn sau bàn cờ.
- Tiểu tử ngươi có vụng trộm đổi quân cờ đi không?
Bao Chửng trừng to mắt, chậm rãi nhìn bàn cờ nói.
- Sao ngài lại không tin tưởng nhân phẩm của vãn sinh vậy.
Trần Khác buồn bực nói.
- Thói quen nghề nghiệp.
Bao Chửng cười ha hả:
- Đừng nghĩ nhiều, ta chiếu tướng rồi.
- Lão Long Đồ.
Trần Khác lên sĩ, nói:
- Ngài giữ vãn sinh lại rốt cục là có dụng ý gì?
- Cho ngươi xem cuộc vui mà thôi.
Bao Chửng cười nói:
- Loại kịch sống quan trường này nhiều người cả đời cũng không xem được đấy. Xem nhiều ngươi có thể trưởng thành hơn. Coi như ban thưởng ngươi vì đã giúp lão phu phá án đi.
- Bản thân vãn sinh luôn kín mồm kín miệng.
Trần Khác lại chiếu tướng ngược lại, thản nhiên nói:
- Chuyện xảy ra hôm nay sẽ không có người thứ ba biết.
- Vậy là được rồi.
Bao Chửng gật đầu nói:
- Họa từ mồm mà ra, mồm kín thì họa sẽ ít.
Hai người không nói lời nào, chỉ chơi cờ. Lại hết một ván, ván tiếp theo vừa mới bắt đầu thì Bao Miễn lại tiến vào nói:
- Đường tri gián và Phạm tri gián tới.
Gián viện, chuyên trách của nó cũng như tên, là nơi để buộc tội quan viên, đóng góp ý kiến cho Hoàng đế. Một nơi từ trước đến nay vẫn chứa chấp một đám những kẻ vừa nghèo dở vừa thối nát cứng nhắc. Mà hai người Đường Giới và Phạm Trấn chính là làm trong Gián viện, độ bảo thủ cao kinh người.
Hai người vừa đến không uống trà, cũng không nói lời thừa. Phạm Trấn đầu toàn tóc bạc trực tiếp nói thẳng:
- Lão Bao, ngài không phải muốn nói rõ sao, ta đến nói cho ngài hiểu.
Bao Chửng nhìn hai người, chà, đây không phải nói thẳng là họ cùng phe với Vương Tố sao?
Đang tạo áp lực sao!
Lão vuốt chòm râu, nhìn ánh sánh lập lòe của ngọn nến, từ từ nói:
- Tằm xuân đến chết tơ còn vướng, ngọn nến dẫu tàn lệ vẫn sa. Cảnh Nhân lão đệ, từ trước đến giờ lão phu đều khâm phục cách làm người của ngươi. Ý của ngươi không nói ta cũng biết.
- Hi Nhân huynh, ngu đệ luôn lấy huynh làm tấm gương mẫu mực.
Thấy thái độ của Bao Chửng khác hẳn so với sự miêu tả của Vương Tố, sắc mặt Phạm Trần liền dịu đi, động tình nói:
- Vài ngày trước ta dâng lên tấu chương thứ mười chín, sầu trắng tóc, nhưng không hề có chút phản ứng nào. Ta biết mình là người ưa nói lời nhỏ nhẹ, may có Tử Phương huynh, Vĩnh Thúc huynh bênh vực lẽ phải, cùng nhau hỗ trợ mới có được cục diện hôm nay.
- Hiện giờ đại thế đã thành, việc định hoàng tử kế nhiệm như tên đã lên dây, không bắn không được.
Phạm Trấn nói tiếp:
- Khó khăn lắm Quan Gia mới gật đầu, đồng ý sắp tới sẽ thảo luận việc lập thái tử. Không dám gạt ngài, Gián viện của chúng ta đã thương lượng xong với Ngự sử đài, ngày mai lâm triều sẽ nhanh chóng mời Quan Gia quyết định việc này, không thể trì hoãn nữa!
Y còn một câu không thể nói: Mấu chốt là không được để Quan Gia kiếm cớ. Nếu Quan Gia tìm được lí do thì không biết còn xảy ra việc lằng nhằng gì nữa – Trần Khác có thể hiểu được điểm này, những đại thần càng có thể hiểu được.
Bao Chửng gật đầu, vẫn ngồi nghiêm chỉnh trên ghế như pho tượng, hai mắt khép hờ. Sau khi nghe Phạm Trấn nói xong, lão vẫn đang trầm tư. Thật ra tâm tình của lão cũng rất mâu thuẫn... Lão tiên sinh lúc tuổi trẻ có thể còn có chỗ không hiểu, nhưng giờ có gì mà không nhìn ra.
Chính vì hiểu được lão mới cảm thấy mâu thuẫn. Lão cũng biết lập hoàng tử kế thừa là việc lớn của quốc gia, nhưng về phương diện khác, lão kiên trì cho rằng chuyện này không nên để lẫn với vụ án của đám Cái Bang. Nhưng thật có thể rạch ròi một là một, hai là hai được sao? Bao Chửng cũng không tin.
Vậy rốt cuộc phải làm sao bây giờ? Là mở một mắt để Triệu Tông Hán nhơn nhơn ngoài vòng pháp luật? Thế thì chỉ sợ về sau chẳng còn Phủ doãn Khai Phong nữa rồi. Vụ án có thể trị mà không đụng được vào, như vậy không biết còn bao nhiêu dân chúng vô tội phải chịu khổ bởi đám Cái Bang. Chẳng lẽ đây là cái giá phải trả của việc kế thừa hoàng thống sao.
Nếu có thêm một người để chọn thì tốt... Bao Chửng không khỏi thầm than thở, nhưng lão biết điều này không thực tế. Triệu Tông Thực được nhiều người ủng hộ, bối cảnh thâm hậu, hiện giờ chỉ mới lộ một góc của tảng băng, đã làm nổi sóng gió khắp triều đình, ép quan gia đến mức không thể không gật đầu. Có thể nghĩ mà biết rằng, chỉ cần y một ngày làm Hoàng tử, hoặc là ứng cử viên Hoàng tử không phải là y, trong triều nhất định sẽ không có ngày yên tĩnh.
Phạm Trấn thấy bộ dạng lão như vậy liền biết lão đang đấu tranh tư tưởng, kiên trì ngồi chờ đợi.
Người không an tĩnh ngược lại là Đường Giới. Gã hiểu được theo như lời của Phạm Trấn nói thì quả thật liên quan rất trọng yếu, lại lo lắng chưa chắc Bao Chửng đã đồng ý. Hai người là chiến hữu nhiều năm, gã tự nhiên biết tính cách của Bao Chửng, lão tiên sinh một khi đã quyết thì rất khó thay đổi.
Bởi vậy chờ giây lát, thấy lão Bao vẫn ngồi im không nói một lời, gã nhịn không được, trầm giọng nói:
- Hi Nhân huynh còn nghĩ nhiều gì nữa. Ngài là người cương trực, trên lo xã tắc dưới lo dân! Nhưng Đại Tống triều ta cũng không phải chỉ có mình ngài lo cho nước cho dân! Văn võ toàn triều đương nhiên có kẻ tiểu nhân nịnh nọt đầu cơ, nhưng phần lớn vẫn là công tâm, đơn thuần chăm lo cho xã tắc!
- Vừa rồi ngài cũng nói là "ngọn nến dẫu tàn lệ vẫn sa", Phạm hiền đệ lấy cái chết để can ngăn, lo lắng ngày đêm đến bạc đầu như vậy. Chúng ta bao nhiêu người chạy đến kêu khóc, mạo hiểm cho con cháu chịu liên lụy để thuyết phục Quan Gia đồng ý lập thái tử, đổi lấy là công lao muôn đời. Giờ cơ hội chỉ còn cách một bước ngắn, một lần là xong. Vì căn cơ lập nước của Đại Tống, đây là lần chiến đấu cuối cùng rồi! Nghe lời Phạm hiền đệ đi, chúng ta phải đồng lòng hợp sức!
Bao Chửng rốt cục mở mắt, trong cặp mắt già nua kia lại lộ ra ánh sáng trong suốt. Lão chậm rãi nói:
- Vì xây dựng nền tảng Đại Tống, lão phu không thể từ chối.
- Nói vậy là ngài đồng ý?
Phạm Trấn vui mừng hỏi.
- Ta còn chưa nói xong...
Bao Chửng lắc đầu nói:
- Nhưng lão phu lại nghĩ trên nền tảng lập nước còn có quốc pháp. Nếu vì nền tảng đất nước mà tổn hại quốc pháp thì ta hỏi hai vị, nền tảng như vậy có thể coi như gốc rễ quốc gia được hay sao?
- Ta biết lão huynh ngài coi quốc pháp còn lớn hơn trời, nhưng sao ta thấy không hẳn?
Phạm Trấn thở dài:
- Nhưng việc này và người nọ không liên quan, không thể để cho người đó chịu tội thay. Án điều tra này của ngài bắt buộc không thể làm liên lụy đến người đó! Ngài phải biết rằng quan gia vốn cũng không muốn. Một khi để liên lụy đến người đó thì chắc chắn người sẽ mượn cớ để nói. Như vậy khác chi kiếm củi ba năm thiêu một giờ, mộng tưởng căn cơ đất nước sẽ hóa thành hư vô!
- Trước khi điều tra rõ ràng thì có tội hay không vô tội không phải nói suông là được.
Bao Chửng trầm giọng nói:
- Nếu quả thật trong lòng không có quỷ, cây ngay không sợ chết đứng thì cần gì lo lắng.
Đây đúng là lý luận ngược lại, làm Phạm Trấn vừa hùng hồn khi nãy giờ lại lúng túng xấu hổ.
Đường Giới không thể không lên tiếng:
- Phạm hiền đệ nói về mưu toàn cục, Hi Nhân huynh nói về con đường chính nghĩa. Hi Nhân huynh, có thể làm việc theo lẽ thường, nhưng cũng có thể linh hoạt xử lý. Nếu vì Đại Tống, vì triều đình, thì sao lại không tìm biện pháp thỏa mãn cả đôi đường?
- Làm sao có biện pháp vẹn toàn?
Bao Chửng nhìn gã, giọng buồn bã nói:
- Chẳng lẽ vừa gặp phải việc khó thì đã định hi sinh lợi ích của nhân dân. Dân nhỏ dễ bắt nạt nhưng thần quỷ khó trêu vào, Đại Tống triều sẽ phải gặp báo ứng mất!
- Hi Nhân huynh nói rất đúng.
Đường Giới chen vào:
- Chức trách của gián quan chúng ta chẳng lẽ không vì dân sinh mà làm sao? Chắc chắn sẽ không làm chuyện thất đức đó.
Nói xong gã nhìn Bao Chửng:
- Ngài xem thế này được sao. Đôi ta cả gan bảo đảm, trước tiên ngài đè vụ này xuống... Hi Nhân huynh cũng lão làng rồi, tự nhiên biết biện pháp hợp lí nhất. Đợi đến khi việc người nọ xong thì bắt đầu xử lý việc này không có vấn đề gì. Chúng ta toàn lực ủng hộ ngài truy tra. Chỉ cần ngài có chứng cứ xác thực, cho dù là Thiên Vương hay Lão Tử chúng ta liều cái mạng để buộc tội hắn!
- Bao gồm cả người nọ?
Bao Chửng trầm giọng nói.
- Bao gồm cả người nọ!
Đường Giới gật đầu.
- Bao gồm cả người nọ!
Phạm Trấn cũng gật đầu.
- Ta hiện tại không thể nói đáp ứng hay không đáp ứng.
Bao Chửng lại tiếp tục suy tư, thật lâu sau mới ngẩng đầu chậm rãi nói:
- Thẩm tra xong đêm nay rồi nói sau.
Nói xong, lão đứng lên:
- Chỉ cần thật sự vì xã tắc vì dân chúng, ta biết nên làm thế nào.
- Hi Nhân huynh...
Phạm Trấn còn muốn nói thêm lại bị Đường Giới ngăn lại, nhìn Bao Chửng nói:
- Nếu vậy ta sẽ không nói nhiều nữa. Vẫn là câu nói kia, ta cùng ngài là chiến hữu. Nếu ngài có đầy đủ lí do để làm thì chúng ta vẫn kề vai chiến đấu như cũ.
Bao Chửng nghiêm túc gật đầu.
- Hi Nhân huynh ngài yên tâm.
Lúc này Đường Giới cũng không khuyên nữa, sửa lời nói:
- Ta không phải chó săn của người kia. Nếu ngài có chứng cớ, ta nguyện ý làm người dẫn đầu!
Bao Chửng lại gật đầu, vỗ vai hai người nói:
- Lòng của hai vị, ta hiểu!
Tiễn hai người kia đi, Bao Chửng hoàn toàn hết hứng chơi cờ. Lão đứng trong sân phủ, chậm rãi ngẩng đầu nhìn không trung. Đêm nay không trăng, chỉ có ánh sao lấp lánh ngập trời...
- Có một vị hiền triết từng nói: Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu ta và quy luật luân lý ở trong ta. (1)
- Lời đó của ai thế?
Bao Chửng nghe xong liền nổi lên nhiều cảm nhận. Lão nhẹ giọng lặp lại mấy lần, hỏi:
- Có vẻ giống như lời của Trang Chu.
- Không phải của người Hoa Hạ, là của một người nước ngoài.
- Xem ra bên Di Địch cũng có người tài.
Bao Chửng cảm thán:
- Chắc cậu cũng nghe được cuộc đối thoại khi nãy. Có câu là người ngoài cuộc tỉnh, người trong cuộc thì u mê. Theo như cậu, ta nên làm thế nào?
- Lời của vãn sinh không khách quan!
Trần Khác cười nói:
- Ngài cũng biết mà, ân oán của vãn sinh với bọn họ càng lúc càng lớn.
- Cậu cứ nói đừng ngại, lão phu cũng không phải kẻ bừa bãi.
Bao Chửng cười rộ lên, nói:
- Chỉ nghe đạo lý, không nghe quan điểm.
- Cái cần nói cũng đã nói rồi. Đúng là trong số họ hàng hoàng thất trong kinh thành thì người nọ tài giỏi nhất. Nhưng đưa y lên vị trí thái tử liệu thật ổn thỏa chăng?
Trần Khác gật đầu, nghiêm túc nói:
- Có thể lập thái tử chính là bảo toàn căn cơ đất nước, nói nó là việc chính lớn nhất của nước ta bây giờ cũng không sai. Cho nên ứng cử viên này không thể không xem xét kĩ lưỡng, không thể vội vã sớm chiều. Mới vừa rồi Đương Gián nói công lao muôn đời cách một bước ngắn, vãn sinh lại muốn khẳng định: quá vội!
- Ha hả.
Bao Chửng lắc đầu:
- Tam Lang chỉ biết một phần thôi. Tuy việc bàn bạc lập thái tử mới cách đây gần hai năm, nhưng đại thần trong triều có thể nói đều theo dõi y từ nhỏ tới lớn. Mọi nhân phẩm bản tính hay tài học năng lực của y đều được hiểu rõ vô cùng.
- Y đã làm gì khiến ngài dám nói lên những lời này?
- Này...
Bao Chửng vuốt râu:
- Đúng là chưa làm gì, tuy nhiên nghe nói hẳn là không kém.
- Vãn sinh không nói những lời đả thương người như "Vương Mãng trước khi soán vị tỏ ra khiêm tốn", chỉ cần nói lý luận suông như Triệu Quát. Trước khi chưa ra chiến trường, trừ cha của y, còn lại cả nước cũng đều coi trọng y đó!
Trần Khác trầm giọng nói:
- Được rồi, cho dù y trước sau như một, chúng ta lại xem đến một vấn đề: ưu điểm y biểu hiện ra là như thế nào.
Nói xong bấm đốt ngón tay đếm:
- Khiêm tốn hiếu học, lễ nghĩa, không màng danh lợi, trầm mặc nhã nhặn... Còn nữa không?
- Cậu tổng kết khá toàn diện.
Bao Chửng gật đầu nói.
- Ngài cảm thấy trong Đại Tống triều còn ai tốt hơn y không?
- Quan Gia.
Bao Chửng thành thật nói.
- Đúng, bởi vì căn bản các ngài dựa trên khuôn mẫu của Quan Gia hiện tại để tìm kiếm Quan Gia kế tiếp!
Trần Khác nói đúng chỗ mấu chốt.
- Ừ.
Bao Chửng gật đầu nói:
- Chẳng lẽ có gì không đúng sao?
- Mấu chốt chính là chỗ đó!
Trần Khác trầm giọng nói:
- Mười hai năm trước vì sao triều đình lại cải cách thì lão Long đồ còn rõ hơn vãn sinh. Nguyên nhân chính là vì lúc ấy quốc gia tồn tại vấn đề rất lớn đến nỗi gần như không xử lí được. Dù Quan Gia đã thực hiện cải cách nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Xin hỏi lão Long Đồ, đã vài chục năm trôi qua, bây giờ ngài cảm thấy vấn đề này giảm bớt, tăng lên hay vẫn duy trì không đổi?
- Chính trị Triều đình tạm coi là thanh minh, nếu may mắn không có thiên tai chiến tranh gì thì còn có thể giữ gìn.
- Vậy là phải nghe theo mệnh trời rồi.
- Đây đã là tình trạng tốt nhất rồi.
Bao Chửng thở dài nặng nề, vẻ mặt ưu tư:
- Tam Lang, nói thật cho cậu, tình huống hiện tại còn khó khăn hơn cậu nghĩ nhiều lắm. Cho dù là Quan Gia bây giờ cũng chỉ giữ được nhiều nhất là mười năm. Cuối cùng, vấn đề phiền phức sẽ bùng nổ.
- Đến Quan Gia còn như vậy, thế nếu đổi lại là một cái bản sao còn kém hơn thì sẽ như thế nào?
Trần Khác trầm giọng nói:
- Cho nên vãn sinh nói, nếu y chỉ có chút bản lĩnh vậy thôi đã để y cầm lái đế quốc này chắc chắn sẽ đụng phải đá ngầm!
- Trọng Phương không công bằng rồi. Chuyện "Vương Mãng trươc khi soán vị tỏ ra khiêm tốn" vừa rồi cậu nói sao có thể không rõ, còn một câu "Chu Công cũng có khi bị lời đồn đại làm tổn thương, bị mọi người hoài nghi."
Bao Chửng lắc đầu cười nói:
- Lớn lên trong hoàn cảnh đó thật ra cũng khá lúng túng đấy. Tài cán thế nào đi nữa cũng chỉ thể hiện ba hay năm phần. Tài không nói hết được bằng lời, đương nhiên không thể kết luận.
- Dân gian có một biện pháp gọi là "Xem ngựa hay la dùng tốt thì phải thử mới biết".
Trần Khác từ từ nói:
- Triều đình có quy định "quan chưa có kinh nghiệm không được cầm quyền". Cho dù là tiến sĩ tân khoa cũng phải đi các nơi thực tập để kiểm tra năng lực mới có thể tiếp tục phân công. Vì sao tuyển một trụ cột quốc gia lại phải trông cậy vào may mắn.
- Ha ha ha...
Bao Chửng cười ha hả nói:
- Ý của cậu là để Quan Gia cho y làm quan trước để kiểm tra năng lực của y?
- Có gì mà không thể? Những người thuộc hoàng thất như bọn họ vốn đã treo một cái chức giả rồi, triều đình chỉ cần biến nó thành thật là sai đến địa phương nào đó nhậm chức là được.
Trần Khác buồn cười nói:
- Như vậy vừa có thể cho y tăng kinh nghiệm thực tế, vừa khảo sát năng lực của y, hiểu hướng đi cầm quyền của y. Mà coi như giả sử tương lai Quan Gia có Long tử hoặc y không hợp tâm ý của triều đình, thì chỉ cần để y tiếp tục làm chức quan địa phương đó, không cho y về kinh là được. Như vậy vừa không làm mất mặt kẻ nào và ảnh hưởng đối với triều đình cũng giảm xuống nhỏ nhất.
Kỳ thật Trần Khác còn có phương pháp tốt hơn, nhưng đây là đàm luận về việc lập thái tử, nếu biểu hiện ra những suy nghĩ quá cặn kẽ thì chỉ có hại mà không lợi. Dù sao chỉ cần biểu đạt quan điểm là được. Dùng biện pháp không thành thục này là đủ.
- Biện pháp này của cậu mặc dù không thực tế lắm.
Bao Chửng cẩn thận ngẫm lại, trầm giọng nói:
- Nhưng ít ra có chút nhắc nhở ta. Sự kiện tuyển thái tử tương lai ảnh hưởng đến tiền đồ của quốc gia, đúng là không thể vội được!
- Đúng, tuyệt đối không vội được!
Trần Khác gật đầu nói.
...
Cùng dưới một khoảng sao trời, trong thư phòng của Hàn Kỳ, Hàn phủ nằm ở ngoài Tây Hoa môn.
Hàn tướng công có thói quen ngủ sớm dậy sớm. Nhưng giờ y bị đánh thức, gọi dậy từ trên giường. Mãi đến khi ăn mặc chỉnh tề, xốc lại tinh thần cho tỉnh táo thì y mới đến thư phòng gặp Nhữ Nam quận vương.
- Lão vương gia sao đến lúc đêm khuya thế này.
Sau khi dọn chỗ, Hàn Kỳ thản nhiên nói:
- Chẳng lẽ không sợ bị người khác chê trách hay sao.
- Quan tâm làm gì.
Triệu Doãn Nhượng vẫn một bộ dáng nửa chết nửa sống, vẻ mặt khổ sở:
- Tục ngữ nói "nhiều con nhiều cháu thì nhiều thù". Lão hủ đúng là đã sinh ra mấy đứa chỉ biết gây họa, biết làm sao được?
- Còn có câu tục ngữ gọi là "Giả câm giả điếc không làm gia ông".
Hàn Kỳ hiểu nhưng vẫn giả bộ, khẽ cười nói:
- Có một số việc cứ nhắm một mắt mở một mắt là được. Ai làm ầm ĩ thì kệ chúng, nếu lão vương gia cứ quan tâm thế thì khó mà thanh nhàn được.
Những lời này tuy cố ý nói xàm nhưng vẫn khiến Triệu Doãn Nhượng cảm thán vô cùng, thổn thức:
- "Thi kinh" nói "Đau khổ cha mẹ, sinh ta mệt nhọc". Làm cha mẹ trời sinh đã nợ con rồi, biết làm sao được?
Chỉ trong chốc lát lão đã nói hai lần "Biết làm sao được", Hàn Kỳ sao lại không hiểu lão đang cầu viện mình, vì thế không nói một lời mà chỉ nhìn.
Triệu Doãn Nhượng cũng nhìn Hàn Kỳ, chờ y tiếp lời để dẫn chủ đề. Nhưng bất đắc dĩ thay Hàn tướng công chỉ vê râu ngồi ngay ngắn, bộ dáng như đang chăm chú lắng nghe.
Triệu Doãn Nhượng biết y không muốn dính đến vũng nước đục này, như vậy cũng chẳng lạ gì. Hàn Kỳ là đại thần tối cao, hoàn toàn không cần nghiêng về bên nào... Tương lai cho dù là ai lên làm hoàng đế cũng phải trông cậy vào y, thậm chí lấy lòng.
Vả lại làm quan đến đỉnh cao như vậy, cho dù công lao nhiều thế nào cũng chẳng lên thêm được. Nói thẳng việc lập thái tử này có thể tự dưng đắc tội Quan Gia, dù là tương lai ai khác lên làm hoàng đế thì mình cũng không gánh nổi. Đổi là ai cũng sẽ không làm loại việc mạo hiểm cao mà thù lao lại thấp này.
Đây cũng là nguyên nhân mà những người Văn Ngạn Bác, Phú Bật không xen vào vụ lập thái tử.
Nhưng Triệu Doãn Nhượng bắt buộc phải dụ dỗ được y, thực sự không phải vì nguy cơ hôm nay. Lão tin tưởng Vương Tố, Đường Giới và Phạm Trấn đủ để thuyết phục Bao Chửng rồi. Sở dĩ muốn xin Hàn Kỳ giúp thật ra là vì muốn thừa cơ kéo y vào phe mình.
Vì chỉ khi có vị đại thần quyền thế này hộ tống thì con đường lên đỉnh tương lai của Thập Tam mới trở nên bằng phẳng.
- Đứa con Hàn tướng công tài giỏi như vậy, làm sao ngài biết được nỗi khổ của lão phu.
Triệu Doãn nhượng đánh trống lảng:
- Vậy chúng ta nói chuyện khác vậy.
- Vương gia nửa đêm tới tìm ta chắc không phải chỉ để nói chuyện phiếm đúng không.
Hàn Kỳ nói một câu thản nhiên suýt làm người ta nghẹn chết.
- Hàn công à.
Triệu Doãn Nhượng nói kèm theo tiếng thở dài:
- Lão phu mang theo tấm lòng thành, ngài cần gì phải đề phòng mạnh như thế? Ta bất quá là một người cha vì con mà không quản chạy suốt đêm. Đây chỉ là chuyện bình thường, không ai có thể gièm pha được.
Hàn Kỳ đương nhiên biết, nhưng vẫn tiếp tục giả bộ, ngồi nghiêm chỉnh nói:
- Vậy vương gia muốn nói cái gì.
- Ta nói về chuyện vài ngày trước.
Triệu Doãn Nhượng buồn bã nói:
- Ở gần phố Lam Mạo đã xảy ra một vụ ám sát. Hung thủ dùng cung nỏ quân dụng, mục tiêu là một tên tiểu tử họ Trần.
- Đã từng nghe qua.
Hàn Kỳ mặt không đổi nói.
- Chuyện này rất kỳ quặc, ai cũng đoán là mấy đứa con nhà ta làm. Nhưng không ai biết con bằng cha, chúng có to gan mấy đi nữa cũng không dám dùng cung nỏ giết người. Nhưng thật ra lại có kẻ định đục nước béo cò, vu oan cho Cổ Xương Triều Cổ tướng công, lại hất bát nước bẩn vào ta, để ta chịu thay tiếng xấu cho hắn. Đúng là giỏi tính toán.
Triệu Doãn Nhượng ho khan hai tiếng, ánh mắt lạnh lùng nhìn Hàn Kỳ:
- Hàn công, ngài nói xem kẻ này là ai?
Hàn Kỳ không nói. Y đúng là kẻ chủ mưu trong vụ ám sát phố Lam Mạo. Triệu Doãn Nhượng nói không sai, đúng là y muốn đục nước béo cò để đuổi Cổ Xương Triều ra khỏi trung tâm triều đình, còn mình thì quay lại làm Xu Mật Sứ. Im lặng thật lâu, Hàn Kỳ rốt cục mở miệng:
- Ngài muốn ta làm gì?
Trên mặt Triệu Doãn Nhượng không hề có vẻ tươi cười của người thắng, chỉ có thương tâm buồn đau chồng chất:
- Bệnh tật của lão hủ chữa lâu vẫn chưa khỏi, sợ không sống được mấy năm nữa...
Hàn Kỳ mím môi, nghe lão ta tiếp tục nói.
- Chết thì chết, ai không có ngày phải chết. Chỉ một điều là ta vẫn lo lắng Thập Tam nhà ta. Hàn Công, sau khi ta chết, ngài có thể thay ta giúp đỡ nó không?
Lời nói đột ngột khiến người nghe tim đập thình thịch. Đây đúng là khiến Triệu Tông Thực nâng y lên bối phận ngang bạn của cha a. Quan hệ này hoàn toàn khác biệt so với quan hệ quân thần. Nếu Triệu Tông Thực có thể thuận lợi lên làm hoàng đế thì chính y sẽ có vị thế gần như vô địch.
Cái hấp dẫn này quá lớn, khiến Hàn tướng công gan lớn từ xưa đến nay cũng không thể không rung động.
Triệu Doãn Nhượng đã suy nghĩ rất cặn kẽ mới quyết định làm vậy. Đầu tiên lão không lừa Hàn Kỳ, thân thể lão không chống đỡ được nhiều thời gian nữa. Không tìm được một chỗ dựa vững chắc cho Triệu Tông Thực thì lão ở dưới suối vàng cũng không yên ổn. Chọn tới chọn lui trong đám trọng thần thì lão lựa chọn Hàn Kỳ. Thật ra Văn Ngạn Bác là lựa chọn tốt hơn, nhưng hoàng đế đã mất lòng tin với lão tiên sinh ấy rồi. Tuy bình thường không có gì, nhưng càng ở thời khắc quan trọng xe càng dễ tuột xích, cho nên không chọn Văn Ngạn Bác được.
Về phần Phú Bật, đó là một vị quân tử có đức, nguyện trung với hoàng đế, coi trọng lương tâm. Huống chi ông ta sắp tiếp nhận chức vụ thủ tướng, về tình hay lý đều không thể trông chờ gì.
Chỉ có Hàn Kỳ, năng lực, mạng lưới quan hệ, danh vọng đều là cao nhất, còn có dục vọng về quyền lực mạnh mẽ. Người như vậy lại chỉ làm Tam Ti sử, có khả năng lôi kéo rất cao.
Quả nhiên, sau một lúc suy nghĩ, Hàn tướng công khẽ gật đầu:
- Được!
- Ân đức của Hàn công ta sẽ không quên, con ta cũng không quên.
Triệu Doãn Nhương vui vẻ, đứng dậy ôm quyền nói:
- Tương lai về sau phải kính nhờ ngài rồi.
- Đừng nói trước tương lai.
Nếu đã tham gia vào chuyện này, Hàn Kỳ phải nhập đúng bổn phận. Âm thanh của y lạnh lùng truyền đến:
- Phải qua được cửa này hẵng nói.
- Haiz.
Đây là sự cao minh của Triệu Doãn Nhượng. Ta có cầu xin ngươi làm gì đâu, ta chỉ hạ đúng ngươi, chuyện của ta sẽ là chuyện của ngươi, đương nhiên khỏi cần phí võ mồm.
- Mà sao ngài lại để Triệu Tông Hán đi với đám xã hội đen đó vậy?
- Ta có hai mươi tám đứa con trai...
Triệu Doãn Nhượng bất đắc dĩ:
- Đến tên còn nhớ không đủ chứ đừng nói quản lí bọn chúng làm trò khỉ gió gì.
- Nếu nhiều con trai quá...
Hàn Kỳ là một kẻ ngoan độc, ngoan độc với chính mình, càng ác hơn đối với người khác:
- Vậy coi như không có đứa con trai đó đi.
- Hả...
Cổ họng Triệu Doãn Nhượng run lên, miệng đầy khổ sở nói:
- Cần đến mức đó sao?
- Nó ở trong tay của lão Bao, chạy sao được nữa?
Hàn Kỳ cười lạnh nói:
- Ngài làm cha, không thể trốn tội quản con không nghiêm. Theo đó mà suy diễn thì những đứa con khác mà ngài dạy dỗ sợ cũng không thể làm ai đó hài lòng.
- Đó là chuyện khác.
Triệu Doãn Nhượng hoảng hồn nói:
- Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Ta có mười mấy đứa nhỏ, đương nhiên sẽ không giống nhau.
- Trong nồi có cứt chuột. Ngài nói trừ cứt chuột ra thì trong cháo rất sạch, thế thì ai tin? Mà ai dám uống?
Hàn Kỳ không nể mặt nói:
- Lão vương gia, che chở con là thiên tính, nhưng đừng làm liên lụy tới những đứa con khác, sẽ làm hại đứa con tốt đó.
Sáng sớm ngày thu mờ mịt và lạnh đến thấu xương, rét căm tới mức người rụt cổ ngựa phun mũi. Tiếng hắt xì vang lên liên tục kèm theo âm thanh quát nháo hỗn loạn, âm thanh hô tránh kiệu, tiếng vó ngựa, tiếng dạ vâng. Tất cả nhắc nhở cho dân chúng nửa tỉnh nửa ngủ thành Biện Kinh rằng, hôm nay là buổi chầu triều.
Từng cỗ kiệu quan, từng chiếc xe ngựa từ bốn phương tám hướng tràn đến Đãi Lậu viện nằm ở cửa chính hoàng thành. Ngoài Đãi Lậu viện, đèn đuốc đã đốt sáng trưng từ sớm. Những quầy hàng dựng lên, người mua kẻ bán, âm thanh huyên náo tới lui hỗn tạp.
Trong Đãi lậu viện lại không giống so với mọi khi, ồn ào chẳng khác gì bên ngoài. Đám quan viên lụi hụi trong phòng tìm hiểu tin tức mới nhất, thảo luận tình trạng sẽ xuất hiện trong buổi chầu triều. Không ai quát bảo trật tự, bởi vì đến cả Ngự Sử trực tại đó cũng đang tò mò hứng cái lỗ tai lên để nghe ngóng...
Bỗng tiếng huyên náo dần lắng xuống. Bình thường có ba loại tình huống nếu xảy ra việc này, thứ nhất là lãnh đạo đến, thứ hai là người phụ trách kỷ luật đến, thứ ba là nhân vật chínhtrong đề tài đang thảo luận đến.
Bây giờ là loại tình huống thứ ba. Một lão già gầy yếu mặc bộ áo bào tím ánh vàng đang dựa vào một viên quan trẻ nâng đỡ, run rẩy bước vào Đãi Lậu viện. Lão già kia chính là quận vương Nhữ Nam, Triệu Doãn Nhượng.
- Vương gia.
- Sao hôm nay vương gia lại đích thân đến vậy?
Mọi người khẩn trương nghênh đón, đúng là khách quý ít khi đến. Từ năm trước cáo ốm đến giờ đã gần một năm, lão vương gia vẫn chưa từng lên triều.
- Thật xấu hổ với mọi người.
Triệu Doãn nhượng ôm quyền với mọi người, thở dài nói:
- Có gì trên triều xin nói sau.
Mọi người cũng không hỏi nhiều, đưa lão đỡ vào trong phòng nghỉ tạm.
Tất cả vừa xong, Đường Giới và Phạm Trấn cũng tới. Chưa kịp vào trong, hai người đã bị Vương Tố gọi lại, nhỏ giọng hỏi:
- Tình huống thế nào rồi?
- Lão Bao nói sáng nay sẽ đưa tin.
Đường Giới nhìn xung quanh:
- Ông ta còn chưa tới à?
- Vẫn chưa.
Vương Tố nói:
- Việc này không giống với phong cách làm việc của ông ta.
Mỗi lần lâm triều Bao Chửng luôn là một trong những người đến sớm nhất.
- Sớm muộn gì ông ta cũng sẽ đến thôi.
Đường Giới nhìn Vương Tố, đột nhiên thở dài:
- Nên chuẩn bị tốt hai tay là vừa.
- Ta biết.
Vương Tố cười khổ nói:
- Lão Quan đó, rất miễn cưỡng.
Giờ dần trôi qua, mặt trời mọc dần từ phía đông. Đợi chư vị tướng công đến đông đủ, trên cổng thành vang lên tiếng chuông du dương không kém phần uy nghiêm.
Đám quan viên khẩn trương dưới sự dẫn dắt của Ngự sử rồng rắn đến chầu viện, xếp thành hàng ngoài Tuyên Đức môn. Đại môn sơn son dát vàng của hoàng cung cũng dần được mở ra.
← Hồi 214 | Hồi 216 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác