Vay nóng Tima

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 195

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 195: Tình thế nguy hiểm
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Siêu sale Shopee

Biểu hiện lần này của Lý Trung làm Trần Khác rất lo lắng. Cũng không phải là do bản thân người này như thế nào, mà là thái độ của anh ta đối với Triệu Tông Thực và Triệu Tông Tích khác nhau... Ngay cả một người là binh lính thô lỗ, đều có thể cảm nhận được tiền đồ của hai người tốt xấu ra sao, nói gì những người khác?

Có thể thấy rõ ràng tình huống đã đến mức độ nào rồi.

Việc này cũng khó trách được, bởi vì nạn lũ lụt đã cắt ngang vấn đề của người thừa kế đế quốc. Hiện tại, lũ lụt đã rút lui, dường như không muốn quyết định cũng không được.

Hay là do lão Phạm Chẩn. Lão này từ đầu năm đã khởi xướng việc lập trữ. Trước sau đã dâng lên tổng cộng mười chín tấu chương, cũng đã kiên trì hơn nửa năm. Sau này, thấy tấu sớ không dùng được, lão liền trực tiếp can gián trước mặt. Bắt đầu từ tháng bảy năm nay, chỉ cần vừa lên triều, lão sẽ bắt đầu nói chuyện lập trữ. Chỉ cần Hoàng thượng không nghe lão khuyên, lão liền giống như truyền thống từ trước đến nay của của đời Tống, đi lên giữ chặt vạt áo của Hoàng thượng, không thể nói là không buông tha, nhưng cứ gây sức ép liên tục.

Triệu Trinh cũng không có biện pháp nào khác, đành phải cho lão thăng quan, sau đó chuyển đến địa phương khác làm tri châu... Chiêu này dùng lúc nào cũng có hiệu quả, ai ngờ lại không có tác dụng với Phạm Chẩn, bởi vì lão từ chối không đổi chức vị.

Phạm Chẩn nói mình có bệnh, liền ngang ngược nằm ở nhà một trăm ngày. Cho đến khi mọi người gặp lại lão đều nhận không ra. Chỉ thấy Phạm Chẩn mới năm mươi tuổi, đã râu tóc bạc trắng, giống như Ngũ Tử Tư.

Tình hình đã như vậy, thì đã không còn trong phạm vi khống chế của người nào. Phạm Chẩn chấp nhất khiến rất nhiều quan viên có chí cũng bị cảm động, bọn họ cũng bắt đầu dâng tấu chương dồn dập, trong đó cũng không thiếu những nhân vật quan trọng.

Đầu tiên là Thị Ngự Sử Triệu Biên dâng tấu, lấy việc lũ lụt vừa rồi nói, ông trời đã cảnh cáo đối với chúng ta. Trong dân gian cũng phát sinh ra những thuyết pháp tà giáo mê hoặc người khác, tất cả đều là vì quốc gia của chúng ta không có Thái tử! Hy vọng Hoàng Thượng chí công vô tư, nhanh chóng tìm một người để nối nghiệp, để người đó được đưa vào trong cung tiếp nhận sự giáo dục của đế vương. Hoặc là để người đó ở một chức vị nào đó rèn luyện, nói chung là không nên trì hoãn thêm một khắc nào nữa.

Ngay lập tức Tri Chế Cáo Ngô Khuê, Ngự Sử Lã Cảnh Sơ cũng dâng tấu chương lên phụ họa. Mà ngay cả Tư Mã Quang ở nơi xa xôi lo việc đê đập cũng lo cho triều đình, cũng tham gia náo nhiệt, dâng tấu xin lập trữ. Đương nhiên, anh ta tuy rất đang nổi danh nhưng dù sao cũng ở nơi xa xôi phía Tây Bắc Tình Châu làm thông phán, cũng không ảnh hưởng bao nhiêu tới triều đình, có thể nói là không đáng kể.

Ba người thực sự có thể ảnh hưởng, người thứ nhất chính là 'Thập xử hưởng la, cửu xử hữu tha' lão đại Âu Dương. Minh chủ trong giới văn học, bị sự trung nghĩa của Phạm Chẩn cảm động, nhưng lão rất tuân thủ đạo quân thần. Chưa bao giờ nói nặng lời với Hoàng đế, chẳng qua chỉ lấy việc nhà nói với giọng điệu khuyên can:

- Hoàng thượng vốn không có Hoàng tử, nhưng còn có công chúa làm bạn, cho nên sẽ không cảm thấy cô độc. Hiện tai công chúa đã xuất giá, người bên cạnh người càng ngày càng ít. Công việc quốc sự ngày càng bề bộn, người trở lại hậu cung thì còn có thể cùng ai trò chuyện? Những dân chúng bá tánh bình thường còn có thể hưởng hạnh phúc gia đình. Người làm vua một nước làm sao có thể thiếu thốn được? Cho nên lão thần cảm thấy người nên tìm trong hoàng tộc một người vừa ý làm con, để cho anh ta có thể bầu bạn với người, hiếu kính với người.

Hoàng thượng cũng chỉ nhìn rồi nói với lão ba chữ:

- Ta không buồn...

Âu Dương Tu không có thành công. Người thứ hai có sức ảnh hưởng ra mặt, lão cấp trên của Phạm Chẩn, Tri Gián viện Đường Giới. Thanh danh người này vang động thiên hạ, có thể nói là ngôn quan có lực ảnh hướng nhất của triều Tống. Văn Ngạn Bác bị rớt khỏi vị trí đầu cũng là do ông ta ban tặng. Mà đem Trương Nghiêu Tá, bá phụ của Trương Quý Phi được hoàng thượng sủng ái kéo xuống ngựa, đã khiến uy danh của ông ta càng thêm hiển hách. Triều thần đều gọi là "Chân Ngự Sử tất viết đường tử phương" mà không dám gọi thẳng tên.

Năm đó, Đường Giới vì buộc tội hai vị lão đại quá cứng rắn, cuối cùng lại bị đưa đến một địa phương khác. Năm ngoái, Văn Ngạn Bác lên chấp chính không lâu, đưa ông ta trở về kinh thành, còn cho lão làm trưởng quan Gián viện, ra vẻ mình là một người chí khí, rộng lượng, không so đo với hiềm khích lúc trước, hơn nữa còn bảo vệ được kiến nghị thông suốt.

Chiêu thức đó của ông ta đúng là rất hay, mặc kệ Đường Giới có đồng ý hay không cũng đều thiếu nợ ân tình của ông ta. Nếu lại tiếp tục đối nghịch với ông ta, không chỉ bị mọi người xem thường, mà còn tự mình cảm thấy áy náy không yên.

Văn Ngạn Bác không tính sai, Đường Giới trở về kinh lần này khá im lặng. Ngay cả đối với người đã hỗ trợ, Đường Giới cũng đều thờ ơ lạnh nhạt, không hé răng nửa lời. Thế nên mọi người rất nhanh chóng quên sự tồn tại của một cổ đại pháo này.

Nhưng chức năng của đại pháo chính là nổ súng, một khi đã nổ thì đất núi sẽ rung chuyển. Đó là vào một ngày lên triều, kẻ thù cũ của ông ta và Bao Chửng là Trương Nghiêu Tá cuối cùng cũng chết rồi. Hoàng thượng biết được tin này thì trong lòng trăm mối cảm xúc, cảm khái nói với các vị đại thần một câu:

- Trước kia các khanh đều nói Trương Nghiêu Tá là Dương Quốc Trung của bổn triều, nếu trẫm dùng ông ta thì sẽ trở thành Đường Minh Hoàng thứ hai. Nước mất nhà tan, trốn về Tây Thục xa xôi. Thật ra cũng không có nghiêm trọng như vậy a?

Quần thần cũng hơi hơi xấu hổ, dù sao Trương Nghiêu Tá cả đời cũng chưa làm việc ác gì, chỉ bởi vì ông ta là thân thích bên ngoại, cho nên mới trở thành đối tượng công kích của mọi người. Hiện tại trong lòng bọn họ đã bình thản rồi, tự nhủ xem như là tôn trọng người đã chết.

Nhưng Đường Giới đột nhiên nói:

- Vâng, Hoàng Thượng nói đúng. Trương Nghiêu Tá so với Dương Quốc Trung còn mạnh hơn.

Thấy người năm đó buộc tội Trương Nghiêu Tá gắt gao nhất, thừa nhận mình đã nói đúng thì Hoàng Thượng cảm thấy rất vui mừng, hứng thú nghe lão nói tiếp.

Chỉ nghe Đường Giới không nhanh không chậm nói:

- Lúc trước nếu dùng Trương Nghiêu Tá, quả thật chưa chắc sẽ có loạn An Sử. Nhưng một khi nếu xảy ra nhiễu loạn, thì bệ hạ mới không bằng Đường Minh Hoàng!

Nói xong ánh mắt ông ta buồn bã nhìn đỉnh điện nói:

- Đường Minh Hoàng còn có con mình tới thu thập cục diện, chấn chỉnh lại non sông. Xin hỏi Hoàng Thượng dựa vào ai? Người có đứa con nào sao?

Triệu Trinh lúc ấy bực tức muốn xỉu. Người ta thường nói vuốt mặt phải nể mũi, mắng chửi người cũng không được mắng vào chỗ yếu, huống chi đây là nói chuyện với Hoàng đế! Đây thực sự đúng là người hiền bị bắt nạt, ngựa hiền bị cưỡi mà! Nếu là Hoàng đế khác thì cho ông ta ăn gan trời lão cũng không dám nói ẩu nói tả như vậy. Nhưng mà Triệu Trinh dù sao cũng là Triệu Trinh, ông mặc dù tức giận nhưng cũng chỉ phất tay áo bỏ đi, sẽ không mắng chửi, cũng không xử phạt.

Đương nhiên Hoàng Đế đã tức giận như vậy, việc lập trữ đương nhiên sẽ hoãn lại không quyết. Lúc này, Bao Chửng, người có sức ảnh hưởng thứ ba cũng ra mặt.

Cùng với trong ấn tượng của người đời sau, ban ngày xử phán chuyện dương gian, ban đêm xử phán chuyện âm phủ, tư pháp quan thanh thiên khác nhau. Bao Chửng khi sống trong cuộc sống chính trị, thật ra phần lớn đều lấy từ thân phận xuất hiện lúc làm quan của ông. Chiến tích tích buộc tội của lão cũng không ít hơn so với Đường Giới, cứng rắn cũng không kém nhiều. Năm đó, Trương Nghiêu Tá bị xuống đài chính là kết quả do hai vị vừa đen lại vừa cứng này cùng ra tay hợp tác.

Hiện tại, Đường tráng sĩ đã xuất kiếm rồi, Bao đại nhân đương nhiên muốn theo vào. Không lâu sau, ông trực tiếp đi gặp Triệu Trinh. Cũng không có biện pháp nào, phủ doãn Khai Phong có quyền bất cứ lúc nào cũng có thể yết kiến, thái giám đều không thể ngăn lại.

Triệu Trinh đành phải gặp lão, hỏi có chuyện gì.

Bao Chửng cũng không có mở miệng cay độc như Đường Giới, cũng không mềm mỏng giống như Âu Dương Tu. Ông chỉ nói những lời lẽ bình thường. Nói về tầm quan trọng của Thái Tử có quan hệ đến sự an ổn của quốc gia, đến toàn thể hạnh phúc của dân chúng trong nước đều có quan hệ đến Thái Tử... Trên thực tế, mỗi đại thần đều tấu lên như vậy, đều lặp lại tám chín phần của Phạm Chẩn, không có bất kì ý tưởng gì mới.

Hoàng Thượng lúc đầu còn kiên trì bình tĩnh nghe, nhưng càng nghe càng thấy giọng điệu cũ rích cứ nhai đi nhai lại. Trong lòng không nén được lửa giận, oán niệm của ông đối với Phạm Chẩn, Triệu Bân và Đường Giới. Cuối cùng trút hết lên người lão Bao, Triệu Trinh bỗng nhiên đứng lên, lạnh lùng nhìn Bao Chửng đe dọa, nói từng chữ từng chữ một:

- Khanh muốn lập ai?

Thần tử mà muốn lập Thái Tử có thể nói là đại nghịch bất đạo.

Trên cơ bản, vừa ra chiêu này thì các đại thần chỉ có thể thành thật ngậm miệng lại, ngoan ngoãn nhận tội. Nhưng Bao Chửng lại không để ý, ông chỉ thoáng kinh ngạc một chút rồi bình tĩnh đáp:

- Lão thần nói lời này là vì quốc gia xã tắc, hoàng thượng lại hỏi thần muốn lập ai. Điều này có nghĩa là trong lòng nghi ngờ thần a! Hoàng Thượng, thần đã bảy mươi tuổi, lại không có con cháu, căn bản là không có lợi ích ngày sau. Sở dĩ thần liều chết khuyên ngăn, hoàn toàn là suy nghĩ cho quốc gia xã tắc. Người hỏi thần muốn lập ai, có phải hoài nghi lời nói của thần có thật tâm hay không.

Triệu Trinh hơi ngượng ngùng mỉm cười, phất tay nói:

- Quả nhân không có hoài nghi khanh, khanh hãy về nghỉ ngơi trước đi. Việc này sẽ từ từ nghị luận sau.

Dưới sự tấn công mãnh liệt của hai người, Triệu Trinh cuối cùng cũng nới lỏng... Mọi người không để ý đến chữ 'từ từ' trong miệng hoàng đế mà chỉ hứng phấn đến việc 'nghị luận'. Vì thế những tấu chương phát biểu lập trữ, lại càng tăng gấp mười. Không chỉ là quan lại, còn có các nha môn trong kinh, các châu các lộ trong cả nước, các quan viên tranh nhau trước tiên, cứ như sợ sẽ là người bị rớt lại phía sau.

Tuy nhiên, một câu rống giận 'Khanh muốn lập ai?' của Hoàng đế cũng không phải hoàn toàn không có tác dụng. Câu này đã dọa sợ nhưng tiểu nhân muốn lấn lượt tranh công với Triệu Tông Thực. Bởi vậy tất cả tấu chương đều là phát biểu ý kiến về việc lập trữ, vẫn chưa đề cập đến việc muốn lập ai. Nếu có quan viên nào can đảm, cũng chỉ đề cập mơ hồ qua, là chuyện cũ năm đó Hoàng Thượng từng thu dưỡng tôn thất...

Việc này tới vừa nhanh lại vừa mạnh, tuy chỉ hơn hai mươi ngày ngắn ngủi nhưng đã phát triển thành cục diện này, khiến Trần Khác không kịp chuẩn bị.

Ở trong nhà suy nghĩ mọi việc tới trưa, hắn ra cửa nói với thị vệ:

- Chuẩn bị xe, ta muốn đi ra ngoài.

- Đại nhân muốn đi đâu?

Lý Trung nghe xong hỏi rất nhanh.

- Vương phủ quận Bắc Hải.

Trần Khác bình tĩnh nói:

- Ngày hôm qua, Triệu Tông Tích đã đến thỉnh giáo ta về 'Toàn Cơ Đồ', hôm nay ta qua phủ để dạy cậu ấy.

- Còn đi tìm anh ta?

Lý Trung nhất thời thất lễ nói.

- Ngươi không đưa, ta tự mình đi.

Trần Khác lạnh lùng nói:

- Ngũ Lang, đi gọi một chiếc xe tới!

- Đừng đừng, ty chức đưa, ty chức đưa.

Lý Trung buồn bực, trong lòng tự nhủ, ngươi làm như vậy giống 'Chó cắn Lữ Đông Tân, không biết được người tốt' vậy?

Chưa tới một giây, xe ngựa đã được chuẩn bị tốt. Trần Khác đi lên trước, Lý Trung cố gắng nói lần cuối cùng:

- Đai nhân có thể nghĩ lại, hiện tại có ba đám người đang dòm ngó người.

- Ba nhóm?

Trần Khác khẽ cau mày nói.

- Đó là tai mắt của Nhữ Nam vương phủ, mật thám Hoàng Thành ti, còn có bộ khoái của phủ Khai Phong.

Nghe nói về hai người trước Trần Khác cũng không thấy gì lạ, nhưng nghe được người cuối cùng hắn không khỏi cảm thấy nhức đầu. Lão Bao làm gì mà tới góp thêm phiên phức vậy?

Vỗ vỗ bả vai Lý Trung, hắn hạ giọng nói:

- Đa tạ người huynh đệ, nhưng đó cũng là huynh đệ của ta...

Lý Trung ngây ngẩn người, lắc đầu thở dài nói:

- Vậy ty chức đi...


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-355)


<