← Hồi 162 | Hồi 164 → |
Thành bắc, vùng Vạn Thọ Quan là khu vực nạn dân do bọn Trần Khác chịu trách nhiệm. Nói như vậy có chút khoa trương, vì sự vụ cụ thể đều là do quan viên phụ trách, các Thái Học Sinh là theo bên cạnh trợ giúp để hoàn thành nhiệm vụ giao phó mà thôi.
Bởi vì Trần Khác có chức quan trên người nên liền trở thành người liên lạc giữa quan viên và nhóm Thái Học Sinh. Mỗi ngày vào lúc này hắn đều tới Quan Trung báo cáo với quan viên về sức khỏe, cảm xúc của nạn dân, cùng với các tình hình mà nhóm Thái Học Sinh quan sát được. Các quan viên cũng sẽ truyền đạt mệnh lệnh mới nhất cho hắn.
Hôm nay, hắn vừa đi tới biệt điện làm việc, thì nghe thấy bên trong truyền đến tiếng cãi vã. Đang do dự nên đi về không thì cửa đột nhiên mở ra, hắn thấy Quần mục ti đô giám Hàn Bình nổi giận xông ra quát to:
- Vương giới phủ, ngươi không được quá đáng! Bản quan nhường nha môn cho ngươi, ta đi chỗ Phú tướng công tìm chỗ khác ở.
Nói xong, bỏ qua những quan viên đang ngăn cản xung quanh, đầu cũng không quay lại nhìn mà rời khỏi.
Bọn quan viên vội vàng theo ra ngoài, còn mồm năm miệng mười nói:
- Người này quá ngạo mạn rồi, thật là cuồng ngạo vô cùng.
- Mới tới mấy ngày, thì muốn chúng ta nghe lời ông ta, cái này không phải tu hú chiếm tổ sáo sao?
- Phải đấy, chúng ta trước vốn làm rất tốt, dựa vào cái gì phải nghe theo sư chỉ huy mù quáng của ông ta.
- Xem ông ta làm sao mà kết thúc, ta thấy hôm nay nhất định phải cuốn gói cút đi!
Trần Khác nghe vậy không khỏi cười khổ, vị đại ca bên trong này, sức sát thương quả nhiên kinh người.
Ngược lại với các quan viên, hắn cất bước vào biệt điện. Chỉ thấy một phía khác của cuộc cãi vã, đang ngồi ngay ngắn lật xem hồ sơ bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
Nghe thấy có người đi vào, người đó cũng không ngẩng đầu, chỉ là lạnh lùng nói:
- Sao không cùng đi với cấp trên của các ngươi, không sợ bị cô lập sao?
Âm thanh sang sảng lạnh lùng, hết sức mang tinh thần giải vây.
- Bởi vì hạ quan không phải là người của bọn họ.
Trần Khác cười khổ nói:
- Hạ quan tham kiến Ký phán.
Người đó lúc này mới ngẩng đầu lên, lộ ra khuôn mặt có góc, mặt mày rõ ràng, tuyệt đối đáng được gọi tướng mạo đường đường. Nhưng chính là quá không chú ý vệ sinh cá nhân, cổ và mặt rõ ràng hai màu. Quan bào trên người cũng màu sắc biến thành đen, cổ tay áo, cổ áo đều chuyển màu. Trong quan viên Đại Tống vô cùng chú trọng vẻ bề ngoài, thì người này tuyệt đối thuộc loại dị tộc.
Nhưng cách nghĩ của người ở niên đại này chính là khá kỳ quái. Áo bẩn không thay, mặt đen không rửa, thế nhân không cho là lạ, lại xưng "hiền" nhiều hơn... Đúng rồi, người này tên Vương An Thạch.
Mấy ngày trước, lần đầu tiên nhìn thấy anh ta, tròng mắt của Trần Khác đều sắp trừng lên. Vương tướng công Ngưu nhân (quan hàm) đầu tiên của triều Đại Tống, coi thường thiên địa nhân thần quỷ, dám khiến nhật nguyệt đổi màu mới, đã lơ đãng như vậy xuất hiện trước mặt mình.
Trung Quốc ngàn năm sau, chỉ cần là đọc qua sách, thì không thể không biết đồng chí Lenin khen ngợi Vương An Thạch nhà cải cách thế kỷ 11. Trong tài liệu lịch sử, hình tượng ông ta được miêu tả cao to, thậm chí vượt cả Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận. Trong quan niệm của Trần Khác, Vương tướng công cho dù không như cây ngọc đón gió, cũng cổ trắng mặt sạch, nhìn qua giống như vĩ nhân. Không ngờ bộ dạng lôi thôi này thật sự là không giống người.
Nhưng lại không phải cưới vợ, Vương tướng công bẩn chút thì có bẩn chút đấy, cách xa anh ta một chút thì không sao.
Vương An Thạch lúc này đã nổi danh khắp thiên hạ rồi, anh ta là hư truyền bảng vàng năm Khánh Lịch thứ hai. Vốn quan chấm bài thi là thứ nhất, nhưng khi Quan gia chấm bài, thấy văn chương của anh rất tốt nhưng Vương An Thạch dùng điển tích, gọi "Nhụ tử kỳ bằng" khiến Triệu Trinh cảm thấy không vui.
Điển tích này xuất phát từ "Thượng Thư" - "Nhụ tử kỳ bằng, kỳ vãng", đây là năm đó khi Chu Công phụ tá cháu trai của mình là Thành Vương, chỉ dạy quốc quân phải thành tâm xem các đại thần là các bạn... Lúc đó Triệu Trinh trẻ tuổi ngạo mạn, tự nhiên không thích loại mồm miệng này, cho rằng người này không thể làm trạng nguyên, cả Tam Đỉnh Giáp cũng không được phép vào, cho rớt xuống thứ tư.
Thứ tư thì thứ tư, dù sao Vương An Thạch căn bản không quan tâm cái này, cả đời cũng không nhắc qua với người ta chuyện mình đã từng thi trạng nguyên. Cái này không phải không ăn được nho nói là nho xanh, mà là anh ta vốn không màng danh lợi, trong những ngày tháng sau này, có thể thể hiện rõ ràng ra ngoài.
Triều Tống quy định tiến sĩ tân khoa nhất định toàn bộ ra ngoài làm quan, tiến sĩ giáp khoa cũng không ngoại lệ. Nhưng tiến sĩ giáp khoa có một đặc quyền, chính là sau khi ở địa phương làm quan thì mặc sức thỏa mãn, có thể vào kinh tham gia thi Quán các. Cái này chính là tiền thân của cuộc thi Thứ các sĩ của triều Minh sau này. Một khi qua chức này, toại nguyện lưu danh. Tiếp sau đó từ Quán các làm lưỡng chế, từ lưỡng chế làm lưỡng phủ, gọi là một con đường tốc hành lên mây xanh.
Đổi là ai, được cơ hội thế này cũng phải nắm chắc lấy nó, huống hồ Vương An Thạch lúc ở khoa cử, còn "được hạng thứ tư". Mọi người cho rằng, anh ta sẽ mượn cơ hội lần này để chứng minh mình mới là trạng nguyên tài năng thực sự, nhưng Vương An Thạch lần lượt đều không báo, tiếp tục ở khu vùng núi xa xôi làm Tri huyện.
Năm đó Vương An Thạch hai mươi lăm tuổi.
Vương An Thạch cũng vì hành động không giống bình thường như lần này mà thanh danh nổi như cồn, cộng thêm việc anh ta làm quan thanh liêm, rất có uy tín chính trị, sau ba năm, một Vương An Thạch đã làm Thư Châu Thông phán, lại nhận được khen ngợi của Tể tướng Văn Ngạn Bác, cho rằng người này năng lực xuất chúng, chiến tích trác tuyệt, phẩm đức cao thượng, không màng danh lợi nên tiến cử vào kinh làm quan... Ngẫm nghĩ đối với đồng chí Tô Tuân cầu không được này, càng biết đây là cơ hội hiếm có cỡ nào.
Quan gia liền triệu Vương An Thạch vào kinh kiểm tra, muốn xem xem anh ta thế nào, rốt cuộc có tốt như Tể tướng nói, nhưng Vương An Thạch lại cự tuyệt. Trong "Khuất miễn thi trạng"của anh ta dâng cho Hoàng đế nói rằng, Văn tướng công nói thần là người không ham công lợi, đó là khen sai rồi, trên thực tế không phải chuyện như vậy. Mà là trong nhà thần điều kiện kinh tế quá kém, trên có tổ mẫu, mẫu thân phải phụng dưỡng, dưới có đám con phải nuôi dưỡng, ở giữa còn có đệ đệ muội muội phải thành thân, toàn dựa tiền lương của một mình thần. Nếu ở kinh thành, vật giá quá cao, tiêu tốn quá nhiều, hoàn toàn không chịu được, hy vọng triều đình hiểu cho.
Cuối cùng triều đình cũng hiểu, chuyện này không giải quyết được gì. Năm nay Vương An Thạch hai mươi tám tuổi.
Qua hai lần từ chối không đi, Vương An Thạch do là danh trọng thiên hạ, sĩ đại phu hận không nhìn được mặt, triều đình lấy mỹ quan dụ dỗ, cũng không chịu đi... Triều đình luôn muốn tốt với anh ta, chỉ sợ anh ta không chịu.
Cũng chính là vì có hiền danh này, Vương An Thạch không nói vệ sinh, mới có thể được xem là phong phạm danh sĩ. Mù quáng bắt chước người, chỉ có thể tự chuốc lấy nhục.
Chớp mắt lại ba năm, Vương An Thạch lại mãn nhiệm rồi, triều đình bổ nhiệm anh ta làm Tập hiền viện giáo lý... Văn Ngạn Bác sợ anh ta lại tiếp tục từ chối, trực tiếp miễn thi vào Quán các, cái này cũng không khác gì quang vinh đặc biệt. Hưởng thụ đãi ngộ này, khai quốc cũng rất ít người, hơn nữa là phá cách để thăng.
Văn tướng công người ta đã là làm Tể tướng hai nhiệm kỳ rồi, mưu tính một hậu bối như ngươi làm gì? Không phải là tiếc tài trọng tài, muốn bồi dưỡng trụ cột tương lai cho quốc gia sao?
Nhưng Vương An Thạch vẫn kiên quyết từ chối. Lần này ngoại trừ nhà nghèo ra, anh ta nói, triều đình mấy lần lệnh ta vào Quán, ta lại mấy lần từ chối không nhận. Nếu làm đi làm lại, ta cuối cùng vẫn vào Quán các, còn làm quan lớn, người ta sẽ cho rằng ta lạt mềm buộc chặt, mua danh chuộc tiếng, cái này bất lợi cho phong khí quan trường, ta không thể trở thành tội nhân.
Văn Ngạn Bác xem tấu chương của ông ta, cười khổ nói:
- Được rồi, không vào Quán thì không vào Quán. Nếu cứ luôn cường điệu trong kinh sống không nổi, thì cho ngươi một chức quan béo bở vậy. Một miếng mồi tốt như vậy, sao có thể để vấn đề kinh tế ngăn cản con đường làm quan của anh ta chứ?
Cái gọi là phong độ Tể tướng không ngoài như vậy, chỉ là sao không thể dung nổi Địch Thanh này chứ?
Tể tướng vừa nói ra, rất nhanh liền có bổ nhiệm mới xuống, trao cho Vương An Thạch chức Quần mục ti phán quan. Quần mục ti là cái gì? Lo nuôi ngựa khắp cả nước, trước đã nói qua, chiến mã ở triều Tống ý nghĩa thế nào, cái này béo không thể béo hơn được nữa.
Vương An Thạch lúc này quả thực không thể chối từ rồi, chối từ nữa thì không biết suy xét thế nào. Thế là anh ta về kinh chờ đợi, ai ngờ còn chưa lên chức, thì gặp trận lụt lớn trước giờ chưa từng có. Dưới tình hình này thì ai cũng không để ý anh ta nữa rồi, Vương An Thạch cũng không thèm để ý, lẳng lặng nhậm chức.
Lúc đầu nhậm chức, vì thanh danh của anh ta quá lớn, cấp trên đối với anh ta vẫn là cực kỳ khách khí, bước đầu cũng quả thật tường an vô sự, chỉ là không biết hôm nay sao lại nổi giận như thế.
Trần Khác và Vương An Thạch tiếp xúc không nhiều, tổng cộng gặp không được mấy lần. Đối với người thanh niên ánh mặt trời cao to này, Vương An Thạch tự nhiên có chút ấn tượng, gật đầu, nghiêm túc nói:
- Trình báo cáo à? Người phụ trách không có ở đây, ngươi đặt ở chỗ ta, bản quan chuyển giúp cho ngươi.
- Dạ.
Trần Khác đặt cái trát lên bàn, vâng dạ nói:
- Hạ quan cáo lui.
Vương An Thạch nhận lấy cái trát đó, quét nhìn ngoài bì thư, ngẩng đầu nói:
- Ngươi tên Trần Khác?
- Phải.
Trần Khác gật đầu nói.
- Quen biết với Tằng Tử Cố thế nào?
Vương An Thạch hỏi.
- Đó là sư huynh của hạ quan.
Trần Khác hạ giọng nói.
- Ha ha...
Trên mặt Vương An Thạch lộ ra nụ cười khó khăn nói:
- Ta với Tử Cố cùng tình huynh đệ.
Vương An Thạch và Tằng Tử Cố là đồng hương hai người xưa nay rất tốt với nhau.
- Có nghe Tử Cố huynh nói qua.
Trần Khác gật đầu nói:
- Tiểu đệ cũng rất ngưỡng mộ Kỳ phán.
- Ây, không có gì.
Vương An Thạch bảo hắn ngồi xuống nói:
- Tự điển của ngươi, ta mua hai cuốn, bọn trẻ đều rất thích. Dùng cách đơn giản để nói, quả thực là trọng bảo của văn hóa giáo dục.
- Ký phán quá khen.
Trần Khác lắc đầu nói.
- Khách khí như vậy làm gì?
Vương An Thạch kỳ quái nói.
Trần Khác thầm nói, ta đây không phải là gặp vĩ nhân rồi thì không dám thở mạnh sao.
Hai người hàn huyên mấy câu, Trần Khác cảm thấy, nếu từng có quan hệ, mình không làm tốt cũng không xảy ra cái gì, liền hỏi:
- Lúc nãy, tiểu đệ thấy Hà đô giám nổi giận đùng đùng đi.
- Ừ.
Vương An Thạch vuốt cằm nói:
- Xảy ra chút tranh cãi.
- Sự việc dường như không nhỏ.
Thông thường mà nói, đấu khí giữa nhân vật số một và số hai thuộc hạ thông thường là giả câm vờ điếc, chí ít trên mặt là như vậy.
- Quả thật không nhỏ.
Vương An Thạch thản nhiên nói:
- Ta đề nghị thừa dịp công việc đình trệ, đem các khoản thu chi của Quần mục ti xử lý rõ ràng, đợi tới khi hồng thủy rút đi, dễ dàng để chúng ta xác định tổn thất từng cái.
← Hồi 162 | Hồi 164 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác