← Hồi 123 | Hồi 125 → |
Ngày thứ hai, lão Học dụ đó cầm một quyển "Tự điển", gọi Trần Khác đến bên ngoài học trai, hỏi hắn và tác giả có phải là cùng một người không.
Trần Khác gật đầu nói phải, học dụ chấn kinh nói:
- Ngươi làm sao lại trẻ như vậy?
- Năm mười tuổi ấy, nghĩ ra cách chú âm bằng phiên âm, lại dùng thời gian mười năm, dưới sự chỉ dẫn của sư trưởng, mang toàn bộ từ ngữ trong "Quảng vận" sắp xếp, chỉnh lí lại.
- Mười năm mài một kiếm! Hậu sinh khả úy, hổ thẹn, hổ thẹn!
Ngoài khâm phục, Học dụ hành lễ với hắn, thở dài nói:
- Ta không làm nổi sư phụ của trò.
Trần Khác sợ lặp lại số phận bi thảm năm đó của Tô Thức, cũng hành lễ với lão nói:
- Mỗi người có mỗi chuyên môn của mình, học trò những năm này, đều phí thời gian vào mặt này, còn về con đường ứng thí thì còn kém cạnh rất nhiều.
Học dụ thấy hắn khiêm tốn như vậy, vô cùng cảm động, gật đầu nói:
- Nhưng phàm là người học qua phiên âm, đều nên dùng lễ bái sư với trò. Học trò không dám tự xưng mình là thầy, hay là chúng ta xưng hô như bằng hữu đi.
- Lễ không thể phế bỏ.
Trần Khác kiên quyết nói:
- Học trò không dám làm ngược đạo lí.
- Cũng đúng.
Học dụ có vài phần vừa lòng, nghe vậy, gật mạnh đầu nói:
- Các trò là những học giả lớn, đều tôn sư trọng đạo, ta không thể làm tổn hại danh tiếng của trò...
-....
Trần Khác đổ mồ hôi, đây là cái nào với cái nào, hắn lúc nào biến thành học giả lớn rồi?
Bất luận thế nào, tin tức hắn là tác giả của "Tự điển" nhanh chóng lan truyền trong Thái học, không chỉ học trò Thái học cùng trai với hắn vô cùng hiếu kì, ngạc nhiên với hắn. Đến giờ nghỉ, học trò, lão sư của các trai khác cũng đi đến nhìn hắn. Nhưng mọi người đối với cái người có gương mặt trẻ măng này, không khỏi nghi ngờ. Một tác phẩm lớn, được viết một cách vô cùng chặt chẽ, cẩn thận như thế, có lẽ phải là hai lão đầu râu tóc bạc phơ, bụng đầy kinh sử, học vấn cao thâm cùng viết.... Ngay cả 'Tô tiểu muội' cũng bị bọn họ đoán mò là hóa danh của một vị đại học sĩ nào đó dùng trong dân gian. Tóm lại, tác giả trẻ tuổi như vậy, quả thật làm bọn họ khó tin.
Nhưng bốn tên học trò Thái học đứng lên, nói đó là thật, mọi người phải tin thôi... Bởi vì trong bốn người đó, có ba người họ Tăng, gọi là Tăng Bố, Tăng Mưu, Tăng Phụ...hai người đầu là thân huynh đệ của Tăng Củng, người sau là anh em chú bác. Người duy nhất không mang họ Tăng, mà là muội phu của Tăng Củng, gọi là Vương Phụ Chi.
Có ba tên họ Tăng làm chứng, mọi người đương nhiên không hoài nghi nữa, ùn ùn lấy Tự điển của mình ra, xin hắn ký tên ở trang bìa.
Trần Khác là một học trò mới đến, đương nhiên không thể làm cao, chỉ có thể không từ chối những người đã đến, vừa kí tên, còn phải vừa trả lời các câu hỏi nhảm nhí.
- Ngươi có thật là lúc mười tuổi sáng tạo ra bính âm không? Chẳng lẽ là có thần tiên trong mơ tương trợ?
- Quyển Tự điển này thật sự là ngươi và Tô tiểu muội hợp tác viết hả?
- Tô tiểu muội rốt cục là nam hay nữ?
Hỏi tới hỏi lui cũng là vấn đề này, trả lời lặp đi lặp lại, không khỏi cảm thấy phiền. Đại khái kí khoảng năm sáu chục quyển, trả lời một trăm tám mươi câu, hắn cuối cùng không còn kiên nhẫn, gác bút nói:
- Hôm nay đến đây thôi, còn lại để mai nói.
Nói xong, đột nhiên đứng lên, vỗ vỗ vai Tăng Bố, nắm lấy y chen chúc ra ngoài.
Đi đến bên ngoài, nhìn thấy Tô Thức, Tống Đoan Bình ở đó vui khi thấy người khác gặp họa, không ngừng cười khặc khặc:
- Danh nhân, thật phiền não!
- Cái rắm!
Trần Khác mắng một câu, kéo Tăng Bố qua:
- Nhìn xem, đây là ai?
- Ha ha, Tử Huyên, là các ngươi!
Tống Đoan Bình không lo chọc Trần Khác nữa, nhảy lên ôm hai huynh đệ Tăng Bố.
- Tử Huyên, hai huynh đệ này, chính là nhị Tô mà chúng ta nhắc suốt cả ngày.
Trần Khác giới thiệu hai bên, nói:
-Tử Chiêm, ba huynh đệ này, chính là ba người trong Nam Phong Thất Tăng chúng ta nhắc suốt, còn một vị là muội phu của Tử Cố huynh.
Nam Phong cách Lư Lăng rất gần, khi mấy người Trần Khác theo Âu Dương Tu học nghệ, Tằng Củng thường dẫn theo đám đệ đệ tới hỏi thăm, dần dần thành quen nhau.
- Được, được. Đội ngũ của chúng ta lại mở rộng rồi!
Tô Thức thích náo nhiệt nhất, lập tức vui vẻ cười nói:
- Nên đi ăn mừng một phen!
- Cái đó là đương nhiên...
Tăng Bố là người có vóc người nhỏ nhắn, nhưng ngũ quan rõ ràng, ánh mắt sáng ngời, quanh người tỏa đầy khí khái hào kiệt, hiển nhiên là người làm chủ trong mấy huynh đệ, y cũng cười lớn nói:
- Bọn ta tới sớm một bước, phải làm chủ khao!
Thế là mở rộng thành đội ngũ mười mấy người, bước đi hiên ngang ra khỏi Thái học. Những thanh niên trẻ tuổi khoảng độ hai mươi tuổi, mỗi người đều tinh lực có thừa, cười nói không cố kị...nhưng không ai nhìn bọn họ lấy một cái.
Không phải là các học trò tại Thái học thanh cao, mà là mọi người đều vội vàng đi ra ngoài, hình như trên phố có cảnh tượng gì kì lạ, hiếm có.
- Xảy ra chuyện gì rồi?
Trần Khác kéo lấy một Thái học sinh hỏi.
- Địch tướng công hôm nay về thành, lúc này đang đi qua Thái học chúng ta.
Người đó thuận miệng đáp một tiếng, liền hất tay đi mất.
- Địch tướng công?
Trong đầu của Trần Khác đột nhiên xoẹt qua vị chiến thần phong hoa cái thế...
- Sớm nghe nói Địch tướng công xuất môn, bá tánh kinh thành tranh nhau bu quanh xem, trên đường lớn có thể chật như nêm cối.
Tăng Phụ hưng phấn nói:
- Chúng ta mau đi xem đi.
Một đám người nhanh bước ra khỏi đại môn của Thái học, chỉ thấy mọi người đều đổ về ngự nhai phía tây. Nói không khoa trương, đó gọi là dòng người như nước thủy triều. Mọi người chen chút, xô đẩy nhau, hò hét, như cuồng như say. Tranh giành nhau, ngắm nhìn vị chấp trưởng bình dân với khuôn mặt có vết xăm đầu tiên từ khi lập quốc đến giờ!
Quan sai của phủ Khai Phong và binh lính tuần vệ hiển nhiên sớm có chuẩn bị. Bọn họ tay nắm chặt tay, người liên tiếp nhau, mở đường cho Địch tướng công, mỗi người đều mệt đến mồ hôi đầm đìa, nhưng không hề oán giận... Không như vậy, sao có thể đến gần thần tượng trong lòng đến vậy!
Địch Thanh vận một bộ áo màu lục đen, cưỡi trên một con ngựa cao lớn, trên khuôn mặt tuấn lãng tựa thiên thần mang theo nụ cười thành thục đầy mị lực, ngay cả kim ấn trên gò má ông ấy cũng làm mê mẩn mọi người!
Trên thực tế, điểm mà ông ấy làm dân chúng ở thành Khai Phong mê mẩn, sùng bái nhất là khối kim ấn đại biểu cho sự sỉ nhục này.
Triều Tống ở nhiều điểm tuyệt đại đa số đều văn minh hơn nhiều so với tiền triều, nhưng cũng còn những thói quen dã man kéo dài. Giống với năm đời trước, để đề phòng quân tốt và phạm nhân chạy trốn, phải xăm lên mặt bọn họ, cho nên đàn ông bình thường không đi lính!
Năm đó, bình định Lĩnh Nam khải hoàn, Địch Thanh vinh quang thăng vào Xu Mật sứ. Lúc tiến cung tạ ơn, hoàng thượng kích động nắm lấy tay ông ta, ngưng nhìn một lát, sau đó ôn hòa, thương xót nói:
- Ái khanh, quả nhân có thái y, có thể xóa kim ấn trên mặt, khôi phục nguyên mạo của ái khanh, đừng mãi mang kình tự (vết xăm) năm đó.
Địch Thanh cảm động lệ nóng lưng tròng, ông ta đương nhiên biết... Đại Tống khai quốc trăm năm, chưa bao giờ có một vị chấp chính Lưỡng phủ mặt mang kình văn, đây là sỉ nhục, cũng là dấu hiệu của sự ti tiện, thấp hèn. Hoàng thượng muốn xóa kim ấn cho ông ta, hoàn toàn là nghĩ cho ông ta, để ông ta có thể làm lại cuộc đời, thay đổi thân phận, từ đó không còn là người ở tầng lớp thấp kém!
Nhưng Địch Thanh cự tuyệt, ông ta nói với Hoàng thượng một câu, từ lúc này, ông ta ở trong lòng hoàng đế Đại Tống, trong lòng hàng vạn bá tánh bình dân trong thiên hạ càng lưu lại ấn tượng không bao giờ xóa nhòa.
Ông ấy nói:
- Bệ hạ đề bạt thần, không để ý đến thân phận, thần chính vì mang kim ấn trên mặt mới có thể báo quốc. Thần nguyện giữ lại kình tự trên má, để mọi tầng lớp thấp hèn trong thiên hạ biết, triều đình biết cách đối đãi với thần tử của mình!
Địch Thanh là người Hán, một người có xuất thân hèn mọn, đứng lên từ quân ngũ, dựa vào bản lĩnh của mình, từng bước trở nên hiển hách, công lớn đương thời, là người đứng đầu của quan cư tây phủ, danh tiếng kỳ thật đã đến đỉnh cao của đời người! Nhưng chưa từng quên xuất thân của mình, cũng không che dấu quá khứ hèn mọn, là một nam tử hán chân chính!
Ông ấy sống một cách tràn đầy hào khí, tình nghĩa, cùng với lý tưởng hào hùng, với công lao thực tại mà nói, sẽ không vùi thân vào chốn quan trường âm mưu, dơ bẩn, làm sao một người khoái hoạt, hào kiệt như vậy chịu được!
Nam tử hán mang đầy hào quang vạn trượng như vậy, được cả sự kính yêu ngưỡng mộ xuất phát ra từ nội tâm thực sự của toàn thể bá tánh Đại Tống, cũng không có gì là kì lạ. Trên người ông ấy, còn là nơi gửi gắm mộng tưởng của hàng bao nhiêu người dân thường. Câu chuyện của ông ấy sớm đã trở thành truyền kì vĩ đại nhất, khích lệ cả một thế hệ con người!
Càng không cần phải nói đến cấm quân trong kinh thành. Mỗi khi những lúc thế này, bọn họ đều kích động đến khó khống chế, đây là niềm kiêu ngạo của những người luyện võ, gần hơn trăm năm bị chèn ép, khuất nhục, cuối cùng cũng có thể hãnh diện!
Bên cạnh Địch Thanh còn có một vị tiểu tướng tuấn mỹ vô song, vận áo bào trắng, không biết biết bao cô nương, mang theo giỏ tung hoa, ném quả về phía y, kêu thét chói tai:
- Địch Vịnh, Địch Vịnh...
Nhìn thấy một màn nhân tâm cuồng nhiệt, kích động, trên mặt Trần Khác lại không có lấy một nụ cười: Nguyên soái, quả nhiên đã làm đến Xu Tướng rồi...
Tăng Bố đứng bên cạnh hắn, hai người không có chen đến gần, chỉ ở trước phủ học môn xa xa nhìn tới. Trên mặt Tăng Bố cũng không có lấy một nụ cười, ngược lại có chút bi thương nói:
- Địch nguyên soái, cái chết của ông ấy không còn xa nữa.
Trần Khác nghe vậy cả kinh, hắn cúi đầu nhìn Tăng Bố nói:
- Tử Tuyên, đừng có nói lời hù dọa người khác!
- Trọng Phương, ta không có nói lời hù dọa.
Tăng Bố lạnh giọng nói:
- Địch nguyên soái càng được yêu mến, có những người càng khó chịu!
- Người nào?
- Ta cũng chỉ nghe sao nói vậy.
Tăng Bố thản nhiên đáp:
- Chỉ là nghe nói Hàn tướng công thà chịu đi làm Tam ti sứ, cũng không muốn làm Xu Mật phó sứ...điều này là vì sao? Còn không phải là không thể chấp nhận việc than phận thấp hơn ông ấy sao?
- Hàn tướng công không làm, sẽ có người khác làm, tiếp nhận chức Xu Mật phó sứ là Vương Nghiêu Thần. Ông ta là vị mà năm đó Hàn tướng công nói với Địch nguyên soái "ngoài đông hoa môn, người được xướng danh trạng nguyên mới là hảo hán"! Bây giờ, ông ta lại do Địch nguyên soái cai quản, trong lòng có mùi vị gì? Nghe nói, mỗi sáng, ông ta thỉnh an Địch nguyên soái đều nhìn chằm chằm vào kim ấn nói: "Xu Tướng đại nhân, thật là ngày càng sáng ngời!"
- Thậm chí tể tướng đương triều Văn Ngạn Bác, phỏng chừng cũng hận ông ấy. Bởi vì luôn có người đem lão và Địch Thanh so sánh với nhau, năm đó thu phục thành Bối Châu, thì được nhậm chức tể tướng, lấy cái gì để so sánh với Địch Thanh bình phục cả nam phương? Lại đứng trên Địch Thanh, có e ngại hay không? Sợ chỉ cần có Địch nguyên soái một ngày, ông ta sẽ phải chịu một ngày.
Tăng Bố trầm giọng nói:
- Nói đến chuyện lớn, ông ấy đường đường là một võ tướng, lại khoan thai, bình đạm hơn so với mọi quan viên ở thành Biện Kinh, ai có thể thoải mái trong lòng chứ? Nếu đã có cả một tập thể như vậy, lại có người đứng đầu, cục diện nguy hiểm đã hình thành, ông ấy lại vẫn không biết kiềm chế như vậy, tuyệt đối đừng để kẻ khác nắm lấy được cơ hội, bằng không....
← Hồi 123 | Hồi 125 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác