← Hồi 117 | Hồi 119 → |
Kỳ thực đề nghị của Âu Dương Tu, sở dĩ như đá chìm xuống biển, có quan hệ rất lớn đối với việc đi ngược dòng chảy của ông ta.
Trước khi xem xét kỹ, phương án "khôi phục lại con đường cũ" của Cổ Xương Triều, hay là
"hà nhập Lục Tháp", thực ra chỉ là tranh luận về phương pháp, còn mục đích thì rất rõ ràng, đều là khôi phục Hoàng Hà chảy về hướng đông.
Âu Dương Tu lại nói, các ông đều là mù gây sức ép, sông Hoàng Hà thay đổi dòng chảy, là vì đường sông ban đầu tắc nghẽn rất cao, nước chảy dồn vào chỗ thấp, mới thay đổi thành bắc lưu. Bây giờ chúng ta đem đường sông này sửa cho tốt, từ nay về sau không để nứớc tràn ra ngoài mới đúng.
Kỳ thật, mọi người đều biết, theo đạo lý những lời ông ta nói đểu không sai chút nào. Vấn đề Sông Hoàng Hà ở triều Tống, trước nay không chỉ là vấn đề dân sinh, mà còn là vấn đề quốc phòng rất quan trọng.
Thời Ngũ Đại, Thạch Kính Đường cắt mười sáu châu của U Vân cho Khiết Đan, vương triều Trung Nguyên đã mất đi bức bình phong Trường Thành và Yến Sơn, dẫn đến sau khi triều Tống lập quốc, bình nguyên Hà Bắc gần như không có nguy hiểm có thể phòng thủ, thiết kỵ Khiết Đan có thể tự do qua lại.
Ung Hi bắc phạt thất bại, sau khi khai quốc tinh nhuệ tổn thất hầu như không còn gì. Bắc Tống hoàn toàn vứt bỏ hi vọng giành lại vùng đất U Vân đã mất, chiến lượn của quốc gia từ tiến công điều chỉnh đến phòng thủ toàn diện.
Sau hiệp ước Thiền Uyên, hai nước Tống Liêu lấy tuyến ven sông Bạch Cầu làm ranh giới Tống Liêu, gọi là "giới hà", hiệp ước dừng binh qua, không dùng bất kỳ hành vi đối địch nào.
Nhưng mà ai mà dám đem sự an nguy, ủy thác lên trên tờ minh thư? Vì chống đỡ Liêu binh lại xâm lược một lần nữa, ngoài việc ở Hà Bắc lộ tập kết trọng binh ra, triều Tống còn lợi dụng địa hình ao hồ tự nhiên của Hà Bắc, hy vọng ở giới hà, tạo thành một trận địa phòng ngự nước sâu không thể đi thuyền, nước cạn không thể lội qua. Vì che dấu mục đích quân sự này, cách nói công khai là khai thác, phát triển nguồn nước...
Trải qua vất vả thiết kế và tổ chức vài chục năm, ở biên giới Tống Liêu, cuối cùng xuất hiện một vùng ao hồ phòng ngự từ sông Bạch Câu hướng về nam cho đến Thương Châu, từ chân Thái Hành Sơn hướng về đông cho đến biển lớn, hơn ba trăm dặm về hướng đông tây, hơn tám mươi dặm về hướng nam bắc.
Có được vùng phòng ngự bán nhân tạo này, triều Tống có thể tập trung lực lượng phòng ngự phía tây, cảm giác thực tại quá tốt rồi.
Tự nhiên luôn ưu ái cho người dũng cảm, chính sách rùa từ đầu chí cuối này, gặp phải sự giễu cợt của Thượng đế vô tình, trong khoảng mười năm sông Hoàng Hà đã đổi dòng hai lần, khiến cho dòng sông lớn chảy về đông lại đổi sang phía bắc, từ giới hà đổ ra biển. Phòng tuyến ao hồ mà Đại Tống lấy làm tự hào, lập tức trở thành trò cười.
Một lượng bùn vô cùng lớn mà Hoàng Hà đem lại, dễ dàng chon vùi ao hồ có độ sâu sáu bảy thước kia, đại quân như đi trên đất bằng. Vào mùa nước lớn, lại có thể lái những chiếc thuyền lớn, nguy hiểm của hồ không còn nữa rồi.
Điều làm cho triều Tống lo lắng nhất là, Hoàng Hà đã từ con sông trong nước, trở thành giới hà của hai nước cùng sở hữu. Nếu như tiếp tục đổi dòng về hướng bắc, thì sẽ đổ ra biển từ cảnh nội Liêu quốc, còn chỗ dựa cuối cùng của vương triều Tống – Hoàng Hà nơi hiểm yếu, cũng theo đó mất đi hoàn toàn. Đến khi đó, phía trước Khai Phong không còn hiểm trở, Đại Tống triều thật sự phải chịu bị người ta xâm lược rồi.
Cho nên hoàng đế và các tướng công đều biết rõ, mình đang hành sự trái ngược là đang đấu với tự nhiên, nhưng lại vẫn kiên trì đem Hoàng Hà khôi phục lại đường cũ.
Đây là dũng cảm sao? Không, đó là biểu hiện của nhát ngan, cách làm đem việc trị thủy nhường chỗ cho quân sự, chính là hậu quả xấu của việc trọng văn khinh võ qua nhiều thế hệ Hoàng đế của triều Tống. Tự cho là đám quan văn là đúng, thà rằng đem an nguy của quốc gia ký thác lên ao hồ, cũng không nguyện tín nhiệm võ tướng và quân đội của mình.
Nhưng kết quả thì sao? Lịch sử sớm đã cho chúng ta biết đáp án, lấy nơi nguy hiểm nhất làm nơi phòng ngự, chỉ có thể làm mình mất cảnh giác, mà không thể ngăn trở được kẻ thù. Đường biên giới quốc gia mấy nghìn dặm, kẻ địch làm sao không tìm thấy điểm công phá, mà phải dẫm lên cái ao bùn lầy của ngươi?
Quốc lực và dân tâm của Bắc Tống, cũng nhiều lần từ trong "trị thủy – thất bại- lại trị thủy – lại thất bại" bị tiêu hao đến tan tác, toàn Hà Bắc lộ cũng trở thành khu vực không người.
Mà quân thần Bắc Tống lần đầu tiên nếm thử việc hồi hà (tìm lại dòng chảy ban đầu), bèn bắt đầu từ sông Lục Tháp. Trong thời không ban đầu của Trần Khác, chính là trong đêm hôm đó chính thức hoàn công, nước sông tăng vọt, không thể ngăn chặn. Chỗ vỡ Thương Hồ vừa được đắp lại, khi hàng vạn dân phu binh sĩ chưa kịp từ trên đê lui xuống, thì lại bị sụp đổ...
Không chỉ có các châu phủ tại hạ du bị lũ lụt nhấn chìm, ngay cả kinh đô nơi thượng du và các vùng lân cận đều bị nước lũ chảy ngược trở về làm hại, kinh sư bị ngập, tổn thất về con người và của cải nhiều không kể hết.
Từ trong cơn ác mộng bỗng nhiên bừng tỉnh, Trần Khác mở to hai mắt, cảm giác trên người dính dính khó chịu, đưa tay sờ mới phát hiện chính mình đã chảy mồ hôi đầy đầu.
.
- Thực đáng chết.
Trần Khác há to mồm thở hổn hển:
- Sao thế nào mà ta lại nhớ lại việc đó?
Hắn đến thế giới này đã hơn mười năm, ký ức kiếp trước cơ bản đã bị chôn vùi, cũng ít khi suy nghĩ xem lịch sử có bộ dạng như thế nào nữa. Nhưng sau khi nhìn thấy trên công báo, Âu Dương Tu "Luận tu hà đệ tam trạng", sắp phát sinh 'khó khăn sông Lục Tháp', dường như mỗi khi ngủ ác mộng đều thường xuyên hiện lên trong đầu hắn.
Ngày hoàn thành công trình càng ngày càng gần, hắn càng bị ác mộng tra tấn mãnh liệt hơn, cứ thế bắt đầu từ ngày đầu tiên vào kinh, chưa có một đêm nào ngủ ngon đến sáng.
Nhưng mà ngay cả Âu Dương Tu cũng bị Hoàng thượng và nhóm tướng công cao cao tại thượng không thèm nhìn đến, hắn chỉ là một thanh niên trẻ tuổi bé nhỏ, không đáng kể gì, làm sao có năng lực, có chỗ lợi để cho bọn họ nhìn đến?
Tuy rằng nói như vậy nhưng rồi hắn lại dừng không suy nghĩ nữa, không có biện pháp nào ngăn cản bi kịch sắp phát sinh... Nan đề lớn nhất chính là chưa đến một khắc trời sụp đất nứt kia thì không ai có cách nào chứng minh 'Sông vào Lục Tháp' là sai, cũng không thể có cách nào từ ngay chính diện trên chiến trường mà có thể đánh bại, chiếm cứ ưu thế tuyệt đối trước quân địch.
Trần Khác không khỏi thầm than một tiếng, việc này Âu Dương Tu hoàn toàn không am hiểu gì hết...
Đại Tống Sảo giá vương (chỉ người tranh cãi), chỉ có trên chiến trường chính đại quang minh, thì mới có thể phát huy ra sức chiến đấu, nếu nói về âm mưu quỷ kế thì thực sự có thể bị người ta chống lại đến mức cặn bã cũng không thừa.
Suy đi nghĩ lại, trăm kế đều không dùng được, hắn uể oải nằm nghỉ trên giường:
- Liên quan gì đến ta chứ, sao lại dính sát vào ta, hà cớ Hoàng đế không vội thái giám đã cấp bách...
Cứ như vậy một đêm không ngủ, ngày hôm sau tự nhiên vẻ mặt mệt mỏi, các huynh đệ phát hiện vẻ mặt hắn dị thường, đều hỏi hắn gần đây bị làm sao vậy?
Nói cho bọn họ cũng không có tác dụng, chỉ làm cho bọn họ cũng phiền não theo, cho nên Trần Khác chỉ cười cười nói:
- Có thể không hợp với khí hậu, thân mình cũng không quá nhanh nhẹn, lúc thích ứng được sẽ tốt thôi.
- Hôm nay ngươi cũng đừng đi ra ngoài, ở nhà nghỉ ngơi cho thật tốt.
Tống Đoan Bình thân thiết nói:
- Dù sao ngày còn rất dài, đợi cho khỏe mạnh rồi tiếp tục đi chơi.
Vốn hôm nay có ước hẹn, mấy người con trai của Âu Dương Tu sẽ mang theo bọn họ đi đến chỗ vui chơi của thành Biện Lương.
- Cũng tốt,
Trần Khác tâm trạng không tốt, quả thật cũng không có hứng thú đi chơi.
Sau khi ăn điểm tâm, mọi người và Âu Dương đi ra ngoài hội họp, vốn dĩ Ngũ Lang muốn ở nhà bồi tiếp hắn, nhưng lại bị Trần Khác đuổi đi, đang muốn thanh tĩnh, chẳng lẽ dùng một tên Hắc hán tử như ngươi để bồi?
Đợi mọi người trong nhà đi hết, Trần Khác liền đem cái ghế trúc, ra ngoài sân ngồi phơi nắng. Suy nghĩ trong chốc lát cũng khó giải quyết vấn đề sông Lục Tháp, lại bắt đầu nhớ đến tiểu Vương gia đáng thương kia... làm cái túi dự phòng cũng không thật đáng buồn, nhưng khi sinh ra thành cái túi dự phòng của cái túi dự phòng thì làm cho người ta không nói được lời nào, đây là ông trời muốn đưa người sống ra mà đùa giỡn.
Nghĩ đến chính bản thân mình, người khác không biết tương lai ra sao, sống được thoải mái tự tại, chính mình cũng đang muốn quên đi trí nhớ kiếp trước, ở đời này tự nhiên, phóng khoáng mà sống, ai ngờ chuyện vẫn cứ tới trước mắt, không có cách nào quên đi được. Mắt thấy bi kịch sắp sửa phát sinh mà thống khổ, lại bất lực không làm gì được càng thống khổ hơn, tiểu Vương gia Triệu Tông Tích kia thực sự là đồng bệnh tương liên...
- Chắc là ta nên đi xem hắn,
Trần Khác đứng dậy, vừa đi vừa thẩm nhủ:
- Đến kinh thành nhiều ngày như vậy, ngay cả đến chào hỏi cũng không có, hắn mà biết khẳng định sẽ rất khó chịu.
Về phần Âu Dương Tu dặn dò, tất cả đều bị hắn ném ra sau đầu...
Nghĩ đến là phải làm, đây mới là tính cách của hắn, hắn liền đi rửa mặt, thay đồ sạch sẽ, trên đường phố tìm một người rảnh rỗi, nhờ hắn dẫn đường đến Bắc Hải quận vương phủ...
Bắc Hải quận vương phủ nằm trong nội thành, đi qua Thái học, qua cầu Long Tân, qua Chu Tước môn, cửa chính ngay trên phố Khai Ngự, bên cạnh Linh Tây cung.
Sau khi người dẫn đường rời đi, Trần Khác đứng trước cửa của vương phủ, quan sát tượng đá sư tử hùng tráng uy vũ, thở dài một tiếng:
- Đúng là hàng mẫu.
Rồi từ trong ngực lấy ra một phong thư, nhìn đám vệ sĩ đã sớm chú ý tới mình, nói:
- Ngươi, lại đây.
Cái gọi là trước cửa tướng phủ là quan thất phẩm, trước cửa vương phủ là vệ sĩ, tự nhiên cũng có phong phạm, nghe Trần Khác gọi chính mình mà cũng giống như gọi con chó nhỏ, nhất thời sống mũi cay cay. Nhưng cũng không biết đối phương là người thế nào, đành phải sa sầm mặt nói:
- Có gì phải làm sao?
- Đưa cái này cho nhị Công Tử nhà các ngươi,
Trần Khác cầm bức thư đưa cho tên vệ sĩ nói:
- Ta đợi y ở quán trà đối diện, sẽ đợi y thời gian một chén trà nhỏ, uống hết mà không thấy thì ta sẽ đi.
Nói xong liền tà tà rời khỏi.
- Ngươi là ai chứ...?
Vệ sĩ bị hắn dùng tư thế lên mặt, làm cho tức giận quá mức, nhìn bóng dáng của Trần Khác, nhỏ giọng than thở nói:
- Ngươi nghĩ đây là nơi nào vậy?
Hắn không biết nhiều chữ, đem bức thứ hỏi người bên cạnh hỏi:
- Nhìn xem viết cái gì vây?
- Trọng Phương huynh đích thân mở, tiểu đệ Tông Tích khấu đầu.
Người nọ đọc từng chữ một, thì thầm.
- Có nghe hắn nói không?
Vệ sĩ trợn to mắt nói.
- Ngươi nói cái gì?
Người bên cạnh trừng mắt liếc hắn một cái rồi nói:
- Câu đề tặng là tục danh nhị công tử nhà chúng ta đó.
Trần Khác đi vào quán trà đối diện với vương phủ, tìm một gian phòng đơn trên tầng hai.
Nói là nhà một gian, chính là dùng bình phong để ngăn cách, mặc dù không nhìn thấy khách ở bên vách, nhưng lời nói chuyện thì một câu cũng lọt đi không được.
Trần Khác tùy tiện gọi một ấm trà, mấy thứ bánh, lại bảo người hầu trà đưa lên cốc nước trắng, uống một ngụm rồi bắt đầu ăn điểm tâm. Sáng sớm không ăn cơm tử tế, bây giờ cảm giác rất đói bụng.
Vừa ăn, một bên nghe thấy khách nhân cách vách nói cười bằng tiếng kinh đô, thực tế nghe một lúc lâu, Trần Khác mới nghe hiểu được bọn họ nói cái gì. Sau khi nghe hiểu, hắn nhíu mày lại, bởi vì bọn họ đang bàn luận, đúng là nhị công tử Bắc hải quận vương Triệu Tông Tích.
- Hóa ra là tiểu tử thật tốt đó, khoảng hai năm nay bệnh lại tái phát...
- Thời điểm tốt, giống như con người tốt, những lúc không tốt, liền si ngốc ngơ ngơ ngác ngác, ở trên đường cái chạy đuổi theo một cô nương, ôi... Ngươi nói đây có phải là tạo nghiệt?
← Hồi 117 | Hồi 119 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác