Vay nóng Tinvay

Truyện:Ngưng Sương kiếm - Hồi 04

Ngưng Sương kiếm
Trọn bộ 19 hồi
Hồi 04: Châu Sinh Bách Mỵ
5.00
(một lượt)


Hồi (1-19)

Siêu sale Lazada

Chu Kỳ và Nam Hoài Nhân cùng tòng sư từ nhỏ, lớn lên lại cùng hành tẩu giang hồ, kết nghĩa kim lan, tình như cốt nhục, lúc này thấy nghĩa đệ mấy mươi năm như hình với bóng không rời của mình nằm dài trong quan tài thì lão vô cùng bi thương. Tuy nước mắt không ngừng nhỏ xuống nhưng lúc này song mục của lão chợt xạ hung quang.

Bạch Y Tẩu thở dài một hơi rồi nói:

- Quả thật là Nam lão nhị chết không nhắm mắt rồi, hắn thọ thương ở chỗ nào?

Chu Kỳ gạt lệ nói:

- Tại hạ đang muốn thỉnh giáo lão ca, sao lão ca lại hỏi tại hạ?

Yến Cửu Công chau mày nhìn Chu Kỳ và nói:

- Vậy thì phiền Chu huynh đệ tạm thời mở khăn liệm ra để xem thử.

Chu Kỳ ngẩn người giây lát rồi nói:

- Được!

Lão bước lại mở khăn liệm trên thi thể Nam Hoài Nhân.

Yến Cửu Công đưa tay sờ từ trên xuống dưới một lượt, động tác cực kỳ nhanh.

Sau đó lão cau mày nói:

- Lật thi thể lại!

Chu Kỳ theo lời lật thi thể Nam Hoài Nhân lại.

Yến Cửu Công cũng sờ từ trên xuống dưới một lượt nữa. Chu Kỳ thấy ngón tay của Yến Cửu Công án qua các huyệt đạo và mạch môn của Nam Hoài Nhân, ngay cả một khớp xương cũng không bỏ sót, bất giác lão ngầm tán dương vị Bạch Y Tẩu này hành sự quả nhiên rất chu đáo cẩn mật. Chu Kỳ liền hỏi:

- Lão ca ca, thương thế ở chỗ nào?

Yến Cửu Công lắc đầu rồi đưa hai tay sờ lên đầu và tai của Nam Hoài Nhân, sau đó lão buông tiếng thở dài và nói:

- Quái lạ! Sao trên thi thể không có thương tích gì cả?

Chu Kỳ tiếp lời:

- Quái là quái ở chỗ đó, không lẽ tiểu tử kia dùng công phu nội chấn?

Yến Cửu Công chau mày nói:

- Chu huynh đệ, ngươi soi đuốc gần lại một chút xem!

Chu Kỳ y theo lời, đưa ngọn đuốc vào trong quan tài, ánh đuốc lấp lánh soi chiếu khuôn mặt vàng vọt vô thần của Nam Hoài Nhân, cảnh tượng thật thê thảm.

Yến Cửu Công nâng đầu Nam Hoài Nhân lên, lão chú ý nhìn một lúc rồi vạch hai mắt tử thi ra xem, sau đó lão cười nhạt, nói:

- Lão đệ, cái chết của Nam lão nhị không liên quan gì đến nội tạng, chuyện này thật khó hiểu quá!

Chu Kỳ hỏi:

- Lão ca đã nhìn thấy không phải thương thế trong nội tạng chăng?

Yến Cửu Công đứng thẳng người lên và nói:

- Lẽ nào lão đệ ngươi không biết thuyết ngũ tạng thông mục?

Chu Kỳ hoang mang lắc đầu, Yến Cửu Công liền nói:

- Lúc vừa thụ thai trong bụng mẹ, khi thiên nhất sinh thủy thì đồng nhân (con ngươi) thông thận, địa nhị sinh hóa thì hai mặt trước sau của thân thể thông tâm, thiên tam sinh mộc thì hắc châu (tròng đen) thông can (gan), địa tứ sinh kim thì bạch châu (tròng trắng) thông phế (phổi), thiên ngũ sinh thổ thì trên dưới bào thai thông với tỳ (lá lách), do vậy mà tinh hoa của ngủ tạng đều tập trung ở mắt.

Lão chỉ Nam Hoài Nhân trong quan tài rồi nói tiếp:

- Mục quang của Nam lão nhị tuy ngưng trệ nhưng ngũ tạng không thọ thương, từ đó có thể khẳng định rằng, thủ pháp của đối phương quả thật là cao minh vô cùng.

Nói đến đây thì lão quay sang một quan tài khác, nắp áo quan vừa mở ra thì thấy người nằm bên trong là Thương hải khách Kiều Côn.

Sắc diện của Yến Cửu Công chợt lộ bi phẫn, lão cười nhạt nói:

- Thiếu niên này thật quá tàn độc, y thâm thù đại hận gì mà hắn không bỏ qua cho mấy lão nhân như thế này...

Lão ho một tiếng rồi nói tiếp:

- Nếu có cơ hội, ta phải gặp hắn mới được.

Chu Kỳ thở dài, nói:

- Lão ca ca, e rằng lão ca ca cũng chưa chắc là đối thủ của hắn.

Yến Cửu Công nói:

- Dù không phải là đối thủ của hắn nhưng cũng không đến nỗi rơi vào cảnh như huynh đệ các ngươi.

Chu Kỳ bất giác ngớ người, lão vốn có ý khích tướng nhưng không ngờ lại bị đối phương khích lại khiến lão đỏ mặt và chỉ biết lắc đầu thở dài.

Lúc này Yến Cửu Công đã thò hai tay vào quan tài, lão sờ sẫm kiểm tra trên thi thể Kiều Côn một hồi nhưng vẫn không tìm ra được manh mối gì. Ba cỗ quan tài tiếp theo cũng được kiểm tra nhưng cũng không tìm thấy thương tích, bất giác Yến Cửu Công hoài nghi hỏi:

- Thiếu niên họ Giang đó dùng binh khí gì?

Chu Kỳ gượng cười, nói:

- Nào có binh khí gì? Chẳng qua chỉ là một thanh kiếm gỗ mà thôi.

Yến Cửu Công nghe vậy thì kinh tâm, vì lão nghĩ đến một môn võ công cao minh, mượn vật để dùng nội lực đả thương đối phương, chuyện này vốn chẳng có gì kỳ lạ, nhưng thiếu niên kia dùng một thanh kiếm gỗ đối phó với những cao thủ thành danh trong võ lâm thì quả là chuyện quá kinh người. Tuy trong lòng không ngừng kinh động nhưng Yến Cửu Công không để lộ ra ngoài mặt, lão cười nhạt, nói:

- Trong võ lâm không ít người có thể dùng kiếm gỗ đả thương đối phương nên chuyện này chẳng có gì kỳ lạ. Chu huynh đệ ngươi đã đi cùng bọn họ mà không thấy rõ thiếu niên kia hạ thủ như thế nào sao?

Chu Kỳ thở dài rồi lắc đầu, nói:

- Thủ pháp quá nhanh, tại hạ không thể nhìn rõ được, thật là xấu hổ!

Yến Cửu Công đậy nắp các quan tài lại rồi nhìn qua Chu Kỳ, nói:

- Thủ pháp đả thương của thiếu niên đó vô cùng cao minh, ta cũng không đủ năng lực, hắn đã vào Trung Nguyên thì xem ra thiên hạ sắp đại loạn rồi, ngươi và ta không thể không đề phòng.

Nhất thời Chu Kỳ nghĩ đến bộ dạng tung người bạt kiếm của Giang Hải Phong thì bất giác rởn tóc gáy. Lão vừa theo Yến Cửu Công ra khỏi phòng đặt quan tài, vừa nói:

- Vì thế nên tại hạ mới đến đây thỉnh giáo lão ca, nếu chúng ta hợp lực thì cũng có thể...

Bỗng nhiên Yến Cửu Công dừng bước, lão từ từ quay người lại, mỉm cười và nói:

- Lão đệ, không phải ta nói lời tự khinh mình, nhưng chuyện này ngươi không thể dựa vào ta, ta...

Lời chưa dứt thì Chu Kỳ đã cắt lời:

- Lẽ nào lão huynh cũng sợ hắn?

Bạch Y Tẩu cười nhạt, nói:

- Ta và hắn chưa gặp nhau thì sao gọi là sợ hắn?

Chu Kỳ càng ngạc nhiên, lão nói:

- Nói vậy là lão huynh không muốn quán vào chuyện này của tại hạ phải không?

Việc này cũng chẳng có gì, chỉ trách Chu Kỳ ta nhìn lầm lão huynh ngươi thôi.

Nói đoạn lão quay người định bỏ đi, nhưng Yến Cửu Công vội bước theo giữ lại.

Chu Kỳ giật tay ra và nói:

- Đủ rồi, còn giữ tại hạ làm gì?

Yến Cửu Công cười hì hì, nói:

- Hà tất phải như thế! Chúng ta cũng không phải là trẻ con, đừng có làm bộ làm tịch nữa. Ngươi còn có điều gì không thể nói với ta phải không?

Chu Kỳ gượng cười, nói:

- Thật lòng mà nói, tại hạ đến đây là muốn thỉnh cầu lão huynh...

Vừa nói đến đây thì Yến Cửu Công gật đầu, cắt lời:

- Nói ra xem là chuyện gì? Không chuyện gì mà lão huynh ta không thể tận lực vì ngươi.

Chu Kỳ cúi đầu, nói:

- Không nói thì hay hơn.

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Phải chăng muốn ta báo thù cho ngươi?

Chu Kỳ chậm rãi nói:

- Tại hạ đến đây vốn có ý như vậy.

Yến Cửu Công phá lên cười ha ha rồi nói:

- Chu huynh đệ, ta rất cảm kích việc ngươi coi trọng ta như thế, nhất định ta sẽ tận lực giúp ngươi chuyện này...

Chu Kỳ vội cúi người hành lễ và nói:

- Đa tạ Yến huynh!

Yến Cửu Công trầm ngâm một lúc rồi nói:

- Chu huynh đệ, nhưng có một điều ngươi cần phải làm rõ.

Chu Kỳ ngước nhìn Yến Cửu Công với vẻ hoang mang. Yến Cửu Công nói tiếp:

- Chúng ta vào đại sảnh rồi hãy nói.

Nói đoạn lão sải bước đi rất nhanh, Chu Kỳ vội vàng theo sau. Hai người vừa an tọa thì Yến Cửu Công cười nhạt, nói:

- Ngươi đánh giá thiếu niên đó quá đơn giản rồi.

Chu Kỳ ngạc nhiên, nói:

- Nếu tại hạ khinh thị hắn thì đã không đến tìm lão huynh.

Yến Cửu Công lại mỉm cười, nói:

- Vậy thì ngươi đánh giá hắn quá cao rồi.

Chu Kỳ bất giác tức khí, bởi lẽ nhất thời lão không hiểu Bạch Y Tẩu định giở trò gì, lão chau mày hỏi:

- Lão huynh nói vậy là có ý gì?

Yến Cửu Công cười ha ha rồi nói:

- Huynh đệ, dù võ công của Liêu Đông nhị lão các ngươi không bằng ta, nhưng thực ra có hơn kém bao nhiêu? Huống hồ còn có Tương Tây Nhị Quỷ và Thương hải khách Kiều Côn. Các ngươi đều là những đại nhân vật như thế mà cũng không phải là đối thủ của thiếu niên họ Giang. Ngoài ngươi ra thì tất cả đều vong mạng, ngươi...

Lão thở dài một hơi rồi nói tiếp:

- Ngươi hà tất phải có thêm hành động, ngươi định đem mạng già của ta nạp cho đối phương chăng? Võ công của ta có cao cường hơn ngươi bao nhiêu đâu?

Trước đó Chu Kỳ chưa từng nghĩ đến điều này, bây giờ nghe xong thì bất giác chau mày và thầm phát sầu trong lòng.

Yến Cửu Công mỉm cười, nói tiếp:

- Vì thế, vấn đề hiện tại không ở chỗ ta muốn giúp ngươi hay không, mà ở chỗ ta có thể giúp cho ngươi được gì?

Chu Kỳ hơi phẫn nộ, lão lớn tiếng nói:

- Nói vậy có nghĩa là mối thù này không thể báo chăng?

Yến Cửu Công buông tiếng thở dài rồi nói:

- Không thể nói vậy, Chu huynh đệ, ngươi hãy bình tĩnh đã!

Chu Kỳ lạnh lùng nói:

- Tại hạ luôn luôn rất bình tĩnh!

Yến Cửu Công nhìn lên mặt Chu Kỳ và nói:

- Được! Vậy thì ngươi hãy nghe ta nói đây! Năm người kia đã chết như thế nào? Ngay cả thương thế mà chúng ta cũng không tìm ra thì báo thù nổi gì? Bằng vào điểm này, đủ thấy võ công của đối phương quả thực cao cường hơn chúng ta gấp trăm lần!

Chu Kỳ nghe vậy thì biến sắc, một luồng khí lạnh từ đáy lòng bất giác dâng lên.

Yến Cửu Công lại nói tiếp:

- Nhưng ngươi cũng chớ nhụt chí, chuyện này cũng chưa chắc là hết hy vọng.

Chu Kỳ gượng cười, nói:

- Theo lão huynh thì còn có hy vọng gì?

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Huynh đệ, ngươi nhầm rồi, tuy Yến Cửu Công ta không làm được nhưng ta có thể đề xuất một người khác.

Chu Kỳ lộ vẻ vui mừng, lão ngẩng đầu lên hỏi ngay:

- Là ai?

Yến Cửu Công nhấp một ngụm trà rồi chậm rãi nói:

- Có thể người này sẽ không đồng ý, nhưng đó là một nhân vật rất có nghĩa khí, chỉ cần có thể đánh động người này là được...

Chu Kỳ không nhẫn nại được nên vội hỏi:

- Nhưng rốt cuộc người đó là ai?

Bạch Y Tẩu trầm ngâm một lát rồi nói:

- Vừa nghe Chu huynh đệ ngươi nói đến hình tướng thiếu niên họ Giang là trong đầu ta đã nghĩ ngay đến người này, nhân vật này cũng là một quái nhân.

Chu Kỳ lại hỏi:

- Nhưng rốt cuộc là nhân vật nào?

Yến Cửu Công nói:

- Trước tiên ngươi chớ hỏi, ta hỏi ngươi nhé, ngươi đến đây còn có chuyện gì khác không?

Chu Kỳ gượng cười, nói:

- Chỉ một chuyện này cũng đã quá sức chịu đựng rồi.

Yến Cửu Công nói:

- Rất tốt, vậy thì ngày mai ta sẽ đưa ngươi đến tham kiến vị kỳ nhân đó.

Chu Kỳ chớp mắt và hỏi:

- Long trọng như vậy sao? Phải cần đến hai người đích thân tới bái phỏng sao?

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Đương nhiên! Bằng vào hai lão giang hồ chúng ta thì may ra mới đánh động được vị kỳ nhân đó.

Chu Kỳ thở dài, nói:

- Xin lão huynh hãy nói cho tại hạ biết, rốt cuộc đại danh của vị kỳ nhân đó là gì?

Yến Cửu Công cười nhạt, nói:

- Chẳng phải ta không muốn nói nhưng thực ra ta cũng không rõ về người này, chỉ biết người đó họ Tả, đến từ Thiên Sơn. Ngoài ra ta chẳng còn biết gì nữa.

Chu Kỳ ngạc nhiên, hỏi:

- Người này đã cao niên rồi phải không?

Yến Cửu Công phá ra cười rồi nói:

- Ngươi cho rằng bản lĩnh cao cường thì tất phải là một lão nhân chăng? Vậy thiếu niên họ Giang kia bao nhiêu tuổi?

Chu Kỳ há hốc miệng, tròn xoe mắt, lão nói:

- Nói thế có nghĩa là vị kỳ nhân họ Tả kia cũng là người trẻ tuổi à?

Yến Cửu Công gật đầu, nói:

- Một chút cũng không sai, ta nghĩ tuổi tác của người này không lớn hơn Giang Hải Phong bao nhiêu.

Chu Kỳ hơi thất vọng, lão nói:

- Lão huynh, không phải tại hạ xem thường người đó, nhưng quả thực tại hạ chưa nghe nói một nhân vật trẻ tuổi lợi hại nào có họ Tả cả.

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Thế trước kia Chu huynh đệ ngươi gặp Giang Hải Phong, ngươi có nghe nói về một thiếu niên như Giang Hải Phong không? Vậy mà công phu của hắn như thế nào?

Điều này có lẽ ngươi còn biết rõ hơn ta.

Chu Kỳ ngớ người, nhất thời chẳng biết phải nói gì.

Yến Cửu Công buông tiếng thở dài rồi nói tiếp:

- Trước khi ngươi đến, ta cho rằng họ Tả kia là kỳ nhân duy nhất trong thiên hạ, nhưng hiện tại ta lại biết có thêm Giang Hải Phong. Anh hùng xuất thiếu niên, xem ra câu này chẳng sai chút nào.

Chu Kỳ không nhịn được nên hỏi:

- Lão huynh, chúng ta nói thêm về chuyện họ Tả nhé! Thân thủ của người đó thế nào, lão huynh đã thấy chưa?

Bạch Y Tẩu lắc đầu. Chu Kỳ có vẻ thất vọng, lão nói:

- Vậy làm sao lão huynh biết công phu của hắn?

Yến Cửu Công thản nhiên mỉm cười và nói:

- Cần gì phải tận mắt trông thấy? Chỉ cần ta nói ra một chuyện thì ngươi có thể biết người đó là một kỳ nhân rồi.

Lão nhấp ngụm trà rồi nói tiếp:

- Có một hôm, khi ta trở về sau khi chơi cờ ở Bạch Hạc đạo quán thì thấy một tú sĩ đứng hóng mát dưới gốc cây. Một tay cầm quạt lông, tay kia xòe ngang trước ngực, trong lòng bàn tay có một con hoàng oanh. Con hoàng oanh đó xòe cánh cố gắng bay lên nhưng vẫn không thể rời khỏi bàn tay của tú sĩ đó...

Nghe đến đây thì Chu Kỳ càng thất vọng, lão xen vào:

- Chuyện này có gì khó? Huynh đệ chúng ta ai lại không làm được?

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Ngươi đừng vội, nghe ta nói hết thì ngươi sẽ biết.

Lão tựa người vào thành ghế và nói tiếp:

- Bỗng nhiên tú sĩ đó phát hiện ta đang chú ý nhìn hắn nên vội trở tay cho con hoàng oanh bay đi rồi hắn cũng quay người cất bước.

Chu Kỳ định lên tiếng hỏi thì Yến Cửu Công đã khoát tay và nói tiếp:

- Ngươi nghe ta nói đã. Đương thời vì hiếu kỳ nên ta vội truy theo, không ngờ tú sĩ trẻ tuổi đó rẽ qua một đỉnh núi khác mà đi.

Lão ngừng lại nhấp ngụm trà rồi chậm rãi nói tiếp:

- Khi đó ta cười thầm trong lòng và cho rằng, bằng vào ngươi mà cũng muốn tỉ thí cước trình với ta chăng? Ôi! Nào ngờ sự việc lại hoàn toàn ngoài tiên liệu của ta.

Chu Kỳ tròn xoe song mục, lão hỏi:

- Thế nào? Lão huynh không đuổi kịp hắn à?

Yến Cửu Công hơi đỏ mặt, lão khẽ thở dài rồi nói:

- Lão đệ, chúng ta là lão bằng hữu nên ta cũng không sợ ngươi chê cười, chuyện này quả thật là quá mất mặt. Ngươi thử phán đoán xem thế nào?

Chu Kỳ không phán đoán mà hỏi lại:

- Kết quả thế nào?

Yến Cửu Công lắc đầu, nói:

- Đương thời tuy ta thi triển khinh công tối thượng thừa Lục Địa Phong nhưng cước trình của vị Bạch Y Tú Sĩ kia quyết không thua kém, vĩnh viễn luôn ở trước ta chừng năm trượng... Nhất thời vì quá phẫn nộ nên ta quyết tâm tranh thắng phụ với hắn, nhưng chạy gần hết dãy Lao Sơn mà ta vẫn không rút ngắn khoảng cách được một bước, mãi đến tà dương tịch bóng thì tú sĩ đó quay đầu lại mỉm cười rồi phóng đi như bay.

Song mục của Yến Cửu Công lộ vẻ khâm phục, lão ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Ta còn nhớ, người này đạp trên lau lách cao quá người mà đi, thân pháp tuyệt đẹp, bước chân đến đâu thì lau lách đều cong rạp xuống, thân hình nhẹ như người giấy bay trong cuồng phong, chỉ chớp mắt đã mất bóng.

Nghe đến đây thì Chu Kỳ buột miệng nói:

- Đó là công phu Nhất Vĩ Độ Giang của Đạt Ma tổ sư, người này quả nhiên là một kỳ nhân rồi.

Yến Cửu Công lim dim song mục, dường như lão đang hồi tưởng lại tình cảnh lúc đó, lão nói:

- Đó là tuyệt kỹ mà lần đầu tiên ta thấy được trong tám mươi ba năm sống trên thế gian này, thật là kinh thế hãi tục!

Chu Kỳ cao hứng tiếp lời:

- Tại hạ nghĩ người này nhất định địch lại Giang Hải Phong, sau đó lão ca quen biết người đó như thế nào?

Yến Cửu Công mỉm cười tựa như người mới tỉnh mộng, lão nói:

- Từ đó về sau, ta bắt đầu để ý đến hắn, ngày ngày đều cất công đi tìm nhưng cuối cùng vẫn không thể như nguyện. Mãi đến một hôm, vô tình ta gặp lại hắn trong Bạch Hạc đạo quán.

Chu Kỳ liền hỏi:

- Hắn đối với lão huynh như thế nào?

Bạch Y Tẩu Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Hắn cũng đi tìm đạo nhân trong đạo quán để đánh cờ, sau khi phát hiện ra ta thì hắn vội quay người bỏ đi.

Chu Kỳ lại hỏi:

- Lão huynh có truy theo không?

Yến Cửu Công nói:

- Đương nhiên! Nhưng lần này truy theo không xa thì đã thấy hắn đứng đợi dưới một gốc cây, hai bên gặp nhau, ta thật vô cùng ngượng ngùng.

Nói đến đây thì song mục của Yến Cửu Công hơi khép lại, lão hồi tưởng:

- Hắn hỏi ta có việc gì? Tại sao phải truy đuổi hắn? Nhất thời ta không trả lời được nên chỉ đành mỉm cười, nói với hắn là ta muốn kết giao bằng hữu với hắn mà thôi.

Không ngờ tú sĩ đó lại biến sắc, hắn vung hữu chưởng lên nhưng dường như không nhẫn tâm hạ độc thủ.

Chu Kỳ ngạc nhiên hỏi:

- Hắn muốn đả thương lão huynh chăng?

Yến Cửu Công cúi đầu, lão thở dài rồi nói:

- Đương thời ta chưa cảm thấy có gì kỳ lạ, mãi đến tối ta mới phát hiện trước ngực bạch y của ta có một vết ố vàng in hình một bàn tay.

Chu Kỳ nghe mấy câu này thì lập tức cả kinh thất sắc, lão buột miệng kêu lên:

- Chuyện này...

Yến Cửu Công gượng cười, nói:

- Nếu không thay y phục thì có lẽ ta không thể phát hiện, y phục vừa thay ra thì dấu chưởng trên ngực áo lập tức rơi xuống đất, chiếc áo trở thành phế vật.

Lão ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Chuyện này đích thực khiến ta kinh tâm động phách, quan sát kỹ thì phát hiện trước buồng ngực của ta cũng có dấu ấn đỏ, lúc này ta mới biết là mình đã trúng chưởng lực của tú sĩ kia mà không nhận ra.

Chu Kỳ chau mày, hỏi:

- Sau đó thì sao?

Yến Cửu Công cười nhạt, nói:

- Chuyện này chỉ trách ta không biết tự lượng sức mình mà thôi, do đó ta quyết tâm không đi tìm hắn nữa. Nào ngờ ngày thứ ba, ta vừa nằm ngủ thì toàn thân phát nóng, trong người chẳng còn có chút lực khí...

Nói đến đây thì lão mỉm cười rồi nói tiếp:

- Nhưng trời cũng không làm tuyệt đường đối với con người, ngay lúc đó thì tôn nhi Kiếp Phi của ta vào bẩm báo, nói rằng có một lang trung đến cầu kiến. Đương thời vì bệnh phát nên ta lập tức lệnh người nhà đưa vị lang trung đó vào. Chu huynh đệ thử đoán xem vị lang trung đó là ai?

Chu Kỳ tròn xoe mắt và lắc đầu.

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Vị lang trung đó chính là bạch y tú sĩ kia cải trang thành.

Lão nhấp ngụm trà rồi lại nói tiếp:

- Khi đó, vị tú sĩ ra hiệu cho ta không cần khai khẩu, hắn cho ta uống một viên dược hoàn màu hồng. Rồi sau đó lại ấn song chưởng vào sau lưng ta một lúc rồi nói cho ta biết, đêm nay tất sẽ thổ ra một búng huyết, sau đó sẽ vô sự.

Chu Kỳ nói:

- Lẽ nào lão huynh cam tâm chịu như vậy?

Yến Cửu Công nói:

- Tuy ta không cam tâm, nhưng thái độ của vị tú sĩ đó đã thay đổi, hắn thành khẩn xin lỗi ta, nói rằng ngộ nhận ta là cừu nhân của hắn nên mới hạ độc thủ như vậy.

Nhưng sau khi nghe đạo trưởng trong đạo quán cho biết mọi chuyện về ta thì hắn hối hận vô cùng, vì thế mới lập tức tìm đến chữa trị cho ta và xin ta đừng ghi hận trong lòng.

Nói đến đây, lão buông tiếng thở dài rồi nói tiếp:

- Thương thế đã lành thì còn hận hắn làm gì nữa? Ta liền nói cho hắn biết, tuyệt đối ta không hận hắn. Vị tú sĩ nghe vậy thì vui mừng, nói cho ta biết hắn họ Tả, là người từ Thiên Sơn xa xôi đến đây, hiện đang trú tại Lạc Tinh Nhai thuộc dãy Lao Sơn.

Hắn còn nói, nếu ta có nhã hứng thì có thể tìm đến chỗ hắn chơi. Nói xong những điều đó thì hắn cáo biệt ra đi.

Chu Kỳ nói:

- Chuyện này thật là...

Yến Cửu Công ngắt lời, nói:

- Ta há có thể nói dối với ngươi sao? Quả nhiên theo lời hắn nói, tối hôm đó ta thổ ra một búng huyết bầm đen, trong vòng ba ngày sau thì nội thương hoàn toàn bình phục. Lão đệ, ngươi nói xem chuyện này có quái lạ hay không?

Chu Kỳ nói:

- Nếu người này chịu xuất diện thì tiểu tử Giang Hải Phong đó tất sẽ chết không nơi chôn thân.

Yến Cửu Công lắc đầu, nói:

- Tuy nói thế nhưng vị tú sĩ này tựa như thần long, chỉ thấy đầu mà không thấy đuôi, kể từ hôm đó thì ta không gặp lại hắn lần nào nữa. Đạo sĩ trong Bạch Hạc đạo quán cũng không gặp lại hắn luôn.

Chu Kỳ liền hỏi:

- Thế lão huynh có đi Lạc Tinh Nhai tìm hắn không?

Yến Cửu Công gật đầu, nói:

- Ta đi tổng cộng ba lần nhưng chẳng lần nào tìm được hắn, sau đó ta cũng nản chí không đi nữa.

Chu Kỳ bất giác thất vọng:

- Nói vậy thì chuyến đi ngày mai cũng uổng công thôi.

Bạch Y Tẩu lạnh lùng nói:

- Chuyện này cũng không nhất định, còn phải xem vận may của chúng ta nữa, thủy chung ta luôn cho rằng hắn là một kỳ nhân, nhất định không thể nói dối.

Chu Kỳ chau mày, nói:

- Nhưng nếu hắn nhất định không muốn xuất diện thì cũng chẳng có biện phát nào.

Yến Cửu Công trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:

- Ta có một kế, nếu y theo kế này mà làm thì chẳng lo việc hắn không chịu xuất diện, chỉ cần hắn xuất diện, chúng ta phí thêm vài lời khích tướng thì chẳng lo việc hắn không chịu trợ giúp.

*****

Một người đã rắp tâm mưu hạ một người thì đối phương rất dễ bị trúng kế, bởi một kẻ vô tâm, một kẻ hữu tâm, một kẻ ngoài sáng, một kẻ trong tối. Nếu kẻ mưu hại suy nghĩ chu đáo, sắp xếp ổn thỏa thì rất ít người có thể thoát được.

Bạch y tú sĩ ở Lạc Tinh Nhai thuộc dãy Lao Sơn cũng sắp lâm vào hoàn cảnh như vậy. Bình nhật, vị tú sẽ trẻ tuổi này không thích xen vào chuyện người khác, tuy chàng không tiềm tâm tu hành, cổ tĩnh vô ba như Giang Hải Phong nhưng tính khí cũng khá trầm tĩnh. Trước đây chàng thường đến Bạch Hạc đạo quán chơi cờ, nhưng kỳ nghệ của những đạo sĩ ở đây không phải là đối thủ của chàng. Vả lại những đạo nhân này khiến chàng không thuận mắt nên chàng cũng sinh ghét bọn họ.

Còn đối với lão nhân Yến Cửu Công, người mà chàng quen biết cách đây không lâu thì chàng cũng xử sự một cách thản nhiên. Vì từ ánh mắt của lão nhân này, chàng nhận thấy lão ta là nhân vật khá có tâm kế, mà trong đời chàng, điều khiến chàng sợ nhất là đấu tâm cơ với người khác.

Vì vậy, tuy Yến Cửu Công để lại ấn tượng không tồi đối với chàng nhưng chàng vẫn không muốn giao du với lão ta. Ba lần Yến Cửu Công lên Lạc Tịnh Nhai, chàng đều biết, nhưng thứ nhất là chàng muốn kiểm tra sự thành tâm và tính cách của lão ta, thứ hai là chàng cũng lười giao du nên không xuất diện tương kiến.

Sáng hôm nay, sau khi mặt trời mọc thì vị tú sĩ họ Tả này nhàn du đến tản bộ trước Lạc Tịnh Nhai. Ánh bình minh soi chiếu lên bạch y càng làm tăng thêm vẻ tuấn tú bất phàm của chàng. Từ dung diện mà đoán thì niên kỷ của chàng vào độ hai mươi, thân hình cao ráo mảnh khảnh, mũi cao trán rộng, đặc biệt là hàm bạnh thể hiện một cá tính quật cường. Hiện tại chàng đang thả bộ xuống gốc cổ tùng nơi cửa cốc. Nhưng đi chưa được bao xa thì có một chuyện khiến chàng kinh ngạc đến ngẩn người.

Thì ra trên một tảng đá lớn trước đỉnh núi có đặt một cỗ quan tài đen ngòm.

Tú sĩ họ Tả bất giác chau mày và cảm thấy nhã hứng bị quét sạch. Chàng do dự một lát rồi nghĩ:

- "Có lẽ người bản địa muốn mai táng thân nhân ở đây, hà tất phải tra hỏi."

Nghĩ thế nhưng chàng tiếp tục cất bước đi tiếp. Nào ngờ lúc này lại có tiếng khóc cất lên, chàng quay lại nhìn thì thấy một lão nhân đang gục đầu bên quan tài mà nhỏ lệ. Lão nhân này chí ít cũng trên thất tuần, toàn thân mặc tang phục, bộ dạng vô cùng bi thương tiều tụy. Tú sĩ họ Tả thở dài một hơi biểu lộ sự đồng cảm rồi tiếp tục bước đi.

Nhưng lần này chàng đi được năm bước thì bất giác kinh hãi đứng lại, sắc diện chợt biến. Chàng nghe lão nhân kia vừa khóc vừa kể:

- Yến Cửu Công ơi là Yến Cửu Công! Lão chết sao mà thảm thế này?

"Yến Cửu Công?" Tú sĩ họ Tả lẩm nhẩm trong miệng với vẻ hoài nghi, chàng tự nói:

- Lam sao lão ta có thể chết?

Nói đoạn chàng quay người lại, lúc này lão nhân kia lại khóc và kể tiếp:

- Lão không nên tin những lời của họ Tả đó, hắn đã đánh lão trọng thương thì làm sao có thể cứu lão? Thật là đáng thương, cái chết của lão thật là thảm quá!

Ngừng một lát, lão nhân lại kể tiếp:

- Bây giờ đã xong, lão đã chết nhưng hắn cũng không đến nhìn lão một lần, ôi, lão huynh đáng thương của ta...

Tú sĩ họ Tả tỏ ra khá trầm tĩnh, chàng chậm rãi bước đến sau lưng lão nhân nhưng dường như lão nhân đó không phát giác. Chàng nhìn thấy năm chữ "Yến Cửu Công chi linh" trên nắp quan tài thì sắc diện liên tục biến đổi. Chàng hắng giọng rồi nói:

- Này, lão trượng! Lão đừng khóc nữa, cho tại hạ hỏi vài câu đã!

Lão nhân quay lại nhìn tú sĩ họ Tả với bộ mặt đưa ma, lão ấp úng hỏi:

- Ngươi... ngươi là ai?

Tú sĩ họ Tả nói:

- Tại hạ họ Tả, xin hỏi lão trượng, người nằm trong quan tài có phải là lão Yến tiền bối ở dưới chân núi không?

Lão nhân bi thương nói:

- Một chút cũng không sai.

Tả tú sĩ nói:

- Vì sao lão ta chết?

Lão nhân thở dài rồi nói:

- Trước đây mấy tháng, lão huynh của ta bị một thiếu niên họ Tả dùng chưởng đánh trọng thương nên mới dẫn đến cái chết hôm nay.

Tả tú sĩ trừng mắt, nói:

- Hoang đường!

Lão nhân kinh ngạc, nói:

- Không lẽ ngươi là...

Tả tú sĩ cười nhạt, nói:

- Lão không cần hỏi nhiều, chờ tại hạ xem qua thi thể rồi chúng ta hãy nói, nhưng lão ta tuyệt đối không thể chết dưới chưởng của tại hạ.

Nói đoạn chàng bước tới dùng đơn chưởng đẩy nắp quan tài qua một bên, quả nhiên thấy Yến Cửu Công nằm thẳng đơ bên trong. Chàng định cúi người quan sát thì Yến Cửu Công trong quan tài bỗng nhiên ngồi bật dậy. Lão cười ha ha một tràng rồi nói:

- Tiểu huynh đệ, ngươi bị lừa rồi.

Tả tú sĩ kinh ngạc, chàng lui một bước và nói:

- Chuyện này là thế nào? Lão...

Yến Cửu Công ra khỏi quan tài, lão cung thủ hành lễ và nói:

- Tả thiếu hiệp chớ trách, quả thực vì lão phu muốn gặp thiếu hiệp nên bất đắc dĩ phải dùng hạ sách này.

Tả tú sĩ làm mặt lạnh, chàng nói:

- Há có lý này sao?

Nói đoạn chàng quay người bỏ đi.

Yến Cửu Công vội lớn tiếng nói:

- Xin thiếu hiệp dừng bước!

Tả tú sĩ quay lại nói:

- Lần này lão bày kế vất vả như vậy, rốt cuộc là có dụng ý gì?

Yến Cửu Công bất giác đỏ mặt, lão gượng cười, nói:

- Tả thiếu hiệp, là ngươi hẹn lão phu đến mà.

Tả tú sĩ nghiêm giọng nói:

- Nhưng rốt cuộc lão đến đây có chuyện gì?

Yến Cửu Công chỉ qua lão nhân đứng bên cạnh và nói:

- Đây là vị bằng hữu thâm giao của lão phu, cũng là một trong Liêu Đông nhị lão, họ Chu tên Kỳ, có lẽ thiếu hiệp cũng đã nghe nói.

Tả tú sĩ dịch mục quang nhìn sang Chu Kỳ nhưng thần thái không có biểu hiện gì.

chàng quay sang nói với Yến Cửu Công:

- Lão có chuyện gì, xin nói mau đi!

Yến Cửu Công thở dài một hơi rồi nói:

- Thiếu hiệp, lão phu đang gánh vác đại thù trên người, hôm nay muốn...

Tả tú sĩ liền ngắt lời, chàng lạnh lùng nói:

- Không cần nói nhiều, thâm thù đại hận của lão là chuyện của lão, thiên hạ nào có lý đi mời người khác báo thù cho mình, lão đi đi thôi!

Yến Cửu Công ngẩng đầu cười lớn một tràng rồi nói:

- Thiếp hiệp chớ vội cự tuyệt thái quá, thực ra nói là thâm thù của lão phu vẫn không bằng công thù của võ lâm thiên hạ, lẽ ra phải nói chúng ta cùng chung mối thù thì mới đúng.

Tả tú sĩ chớp chớp song mục, chàng cười nhạt rồi nói:

- Cái gì là cùng chung mối thù? Chuyện này chẳng quan hệ gì đến tại hạ!

Chàng chỉ qua Chu Kỳ và nói tiếp:

- Tại sao lại đưa lão này đến đây? Chẳng phải tại hạ đã nói với lão là không được nói cho người thứ hai biết chuyện của tại hạ đó sao?

Yến Cửu Công gượng cười, nói:

- Tả thiếu hiệp hà tất phải nóng nảy như thế. Sở dĩ bọn ta đến đây là vì luôn cho rằng ngươi là một thiếu niên chính nghĩa nên mới đến tương kiến để thêm chút giao tình, cho rằng ngươi tất có thể trượng nghĩa dũng vi, nào ngờ...

Lão buông tiếng thở dài, đưa tay kéo áo Chu Kỳ và gượng cười nói tiếp:

- Đi thôi, chuyến này xem ra uổng công rồi!

Chu Kỳ cũng thở dài rồi quay người cất bước.

Tả tú sĩ ngẩn người nhìn hai lão đi một đoạn khá xa rồi bỗng nhiên chàng lớn tiếng gọi:

- Hai lão dừng bước đã!

Yến Cửu Công nháy mắt Chu Kỳ rồi cả hai dừng bước quay người. Yến Cửu Công nói:

- Thế nào, Tả thiếu hiệp?

Tả tú sĩ bước xuống triền núi, đến trước mặt hai lão nhân rồi chậm rãi nói:

- Hai lão đừng khinh tại hạ trẻ tuổi. Tại hạ không dễ bị hai lão lừa đâu.

Yến Cửu Công mỉm cười, nói:

- Tả thiếu hiệp, ngươi coi bọn ta là hạng người thế nào vậy?

Tả tú sĩ chau mày, nói:

- Nhưng rốt cuộc là có chuyện gì?

Yến Cửu Công lại thở dài, lão nói:

- Thiếu hiệp không thường hạ sơn nên không biết, giờ đây trên giang hồ xuất hiện một ma đầu sát nhân, mang đến một trường sát kiếp không tiền khoáng hậu trên giang hồ...

Chu Kỳ cũng phụ họa:

- Đây là chuyện thiên chân vạn xác, nếu Tả thiếu hiệp không tin thì bọn lão phu có sự thực để chứng minh.

Vị tú sĩ họ Tả này nghe xong thì đôi mày kiếm bất giác chau lại, chàng nhìn Chu Kỳ một lúc rồi cười nhạt, nói:

- Có sự thực gì chứng minh?

Chu Kỳ nhìn qua Yến Cửu Công rồi chậm rãi nói:

- Bọn lão phu có thu liệm mấy thi thể, có thể mời thiếu hiệp xem qua để biết thủ đoạn tàn độc của người đó.

Yến Cửu Công tiếp lời:

- Chu huynh đệ, ngươi mau đi gọi người khiêng lên!

Tả tú sĩ khoát tay, nói:

- Khoan đã!

Yến Cửu Công sững người, lão gượng cười và nói:

- Thế nào, ngươi...

Tả tú sĩ cười nhạt, nói:

- Không cần phải phí sức như vậy, những thi thể đó đang ở đâu?

Chu Kỳ vội nói:

- Đang đặt dưới chân núi, thiếu hiệp muốn hạ sơn để xem chăng?

Tả tú sĩ gật đầu, nói:

- Tại hạ cùng các vị xuống núi, nếu quả thật như vậy thì tại hạ tự biết xử lý, nhưng tại hạ cần phải điều tra sự việc cho rõ ràng trước khi hành động.

Yến Cửu Công cười ha ha, nói:

- Đương nhiên! Đương nhiên! Chúng ta không thể tùy tiện lừa người khác.

Tả tú sĩ phất tay, nói:

- Chúng ta đi thôi!

Thế là ba người lập tức cất bước hạ sơn. Yến Cửu Công đi trước, Tả tú sĩ đi giữa, Chu Kỳ đi sau cùng. Chu Kỳ ở phía sau chuyên tâm để ý thân pháp của thiếu niên họ Tả này nhưng không thấy điểm nào kỳ lạ.

Ba người chưa xuống tới chân núi thì đã thấy năm cỗ quan tài bày thành hàng trước mắt. Chu Kỳ nói:

- Tả thiếu hiệp, bọn lão phu đâu có lừa ngươi.

Tả tú sĩ cau mày rồi tung người phóng đi, thân hình nhẹ nhàng như chiếc lá trong gió thu, chớp mắt đã đến trước năm cỗ quan tài. Thân pháp cực nhanh, cực chuẩn, đây là người thứ nhất mà Chu Kỳ được gặp sau khi gặp Giang Hải Phong trên hoang đảo. Lão vừa kinh ngạc vừa mừng thầm, lòng nghĩ:

- "Nếu thuyết phục được người này thì đại thù có hy vọng báo rồi."

Nghĩ đoạn lão và Yến Cửu Công cũng lập tức tung người phi xuống, thiếu niên họ Tả ngắm nhìn các cỗ quan tài một lúc rồi đột nhiên xuất thủ mở nắp áo quan, quả nhiên thấy bên trong có thi thể. Nhưng chàng lập tức đậy nắp quan tài, lùi bước ra sau và nói:

- Người chết trong quan tài có quan hệ ra sao với nhị vị?

Yến Cửu Công cười nhạt, nói:

- Chỉ là võ lâm đồng đạo ngưỡng mộ danh tính với nhau, tuyệt không có thâm giao.

Lão trả lời rất linh lợi. Tả tú sĩ mỉm cười, nói:

- Yến lão đầu, mấy câu lão nói rất hay, đã là người không quen biết thì mỗi người nên tự quét tuyết trước cửa nhà mình, hà tất phải quan tâm đến giọt sương trên nóc nhà người khác? Nhị vị hà tất phải đa sự, báo thù cho người khác làm gì?

Chu Kỳ sợ hỏng việc nên bước tới định khai khẩu, nhưng Yến Cửu Công đã cướp lời, nói:

- Tả thiếu hiệp, ngươi sai rồi, chúng ta là người luyện võ nên coi trọng hai chữ đạo nghĩa, đã là võ lâm đồng đạo thì sao có thể tụ thủ bàng quan, đối với ác nhân, sao có thể không hợp lực trừ diệt?

Tả tú sĩ trầm mặc một lát rồi chậm rãi nói:

- Nếu thật như vậy thì nhị vị đã khiến người ta khâm phục rồi, chỉ có điều...

Chàng mỉm cười, nói tiếp:

- Tại hạ từ Thiên Sơn đến đây chỉ vì muốn truy tầm một vị bằng hữu, tuyệt không muốn gây ra thù hận ở Trung Nguyên, vì thế...

Yến Cửu Công liền hỏi:

- Ý của thiếu hiệp thế nào?

Tả tú sĩ nói:

- Tục ngữ có câu: oan gia nên giải, không nên kết. Tại hạ khuyên các vị nên bỏ qua chuyện này đi thôi!

Nói đoạn chàng cung thủ chào rồi quay người định đi. Yến - Chu hai lão bất giác ngẩn người. Yến Cửu Công vội bước theo và lớn tiếng nói:

- Xin thiếu hiệp dừng bước giây lát!

Tả tú sĩ dừng bước, quay người lại.

Yến Cửu Công mỉm cười và nói:

- Tả thiếu hiệp không cần như thế, chuyện này bọn lão phu tuyệt không miễn cưỡng, nhưng có một việc thỉnh cầu.

Tả tú sĩ liền hỏi:

- Việc gì?

Yến Cửu Công buông tiếng thở dài rồi nói:

- Nói ra thật hổ thẹn, rõ ràng mấy vị bằng hữu này chết dưới tay quái nhân, nhưng trên thân thể bọn họ chẳng có một chút thương tích, lão phu xin thỉnh giáo cao kiến của thiếu hiệp!

Tả tú sĩ thản nhiên mỉm cười, chàng nói:

- Chuyện này đâu có gì kỳ quái, nếu bọn họ đều bị nội thương mà chết thì tự nhiên là không thể nhìn thấy thương tích bên ngoài.

Yến Cửu Công nói:

- Sự tình không đơn giản như thiếu hiệp nghĩ, lão phu đã xem kỹ kỳ kinh bát mạch của bọn họ, thậm chí còn không bỏ sót mỗi huyệt đạo, mỗi khớp xương nào, nhưng vẫn không tìm ra chỗ trúng thương.

Tả tú sĩ chau mày, nói:

- Có thể vì trúng độc mà chết.

Yến Cửu Công lắc đầu, nói:

- Lão phu cũng đã xem qua mắt của bọn họ...

Tả tú sĩ nghe vậy thì trầm mặc suy nghĩ, hồi lâu chàng gật đầu, nói:

- Tại hạ có thể giúp các vị chuyện này, xin đưa thi thể ra đây!

Chu Kỳ liền chạy tới mở quan tài của nghĩa đệ Nam Hoài Nhân rồi ôm thi thể ra, đặt xuống thảm cỏ.

Tả tú sĩ bước đến gần quan sát thi thể một lúc rồi quay sang nói với Chu Kỳ:

- Tại hạ không muốn chạm tay vào thi thể, phiền lão vạch mắt người này ra xem!

Chu Kỳ y theo lời mà làm.

Tả tú sĩ cúi xuống quan sát song mục người chết rồi gật đầu, nói:

- Không sai, nội tạng không thương tích.

Chàng nhặt một cành cây khô, rà khắp thi thể một lượt, cuối cùng thần sắc trên mặt lộ vẻ kinh dị, chàng nói:

- Võ công của lão nhân này không tầm thường, sao lại ngộ độc thủ thế này?

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão ta, thật khiến người ta khó hiểu vô cùng.

Yến Cửu Công và Chu Kỳ nghe vậy thì bất giác lộ vẻ thất vọng.

Tả tú sĩ ra hiệu cho Chu Kỳ đến gần và hỏi:

- Nào, Chu lão hãy đỡ thi thể ngồi dậy!

Chu Kỳ vẫn y theo lời mà làm. Tả tú sĩ vén tay áo lên và thở dài, nói:

- Không động thủ thì không được rồi.

Nói đoạn chàng đưa tâm chưởng án lên lưng người chết, hữu thủ của chàng hơi rung động, mục quang nhìn vào một điểm, một lát sau chàng thu chưởng, lùi bước và cúi đầu suy nghĩ.

Yến Cửu Công liền hỏi:

- Thế nào, có phát hiện gì không?

Thiếu niên họ Tả ngẩng đầu lên hỏi lại:

- Các vị nói quái nhân đó có hình dạng như thế nào?

Chu Kỳ vội nói:

- Tuổi tác xấp xỉ với thiếu hiệp, tướng mạo nho nhã như thư sinh nhưng trong lòng cực kỳ hiểm độc.

Tả tú sĩ cười nhạt, nói:

- Người này quả nhiên rất tàn độc, đây là nhân vật lợi hại nhất mà tại hạ phát hiện được, kể từ khi vào Trung Nguyên.

Yến Cửu Công càng kinh ngạc, lão vội hỏi:

- Thế nào, thiếu hiệp có tìm ra nguyên nhân cái chết không?

Tả tú sĩ gật đầu, nói:

- Người này bị điểm đứt Lục Âm Ma Mạch mà dẫn đến chết, người hạ thủ là một nhân vật có võ công cao tuyệt.

Yến Cửu Công và Chu Kỳ kinh hãi đến ngẩn người, vì Lục Âm Ma Mạch là kinh mạch nhỏ nhất trong các mạch, kinh mạch này nhỏ đến độ mắt thường không thể nhìn thấy, vị trí thay đổi theo nhịp đập của tim nên rất khó nắm bắt, vậy mà cũng bị người ta điểm trúng.

Phát hiện kỳ lạ này dường như đã gây cho thiếu niên họ Tả một sự hấp dẫn rất lớn, đồng thời cũng tạo cho chàng một niềm hứng thú. Chàng chau mày tự nói:

- Kỳ quái là thứ lực ngoại lai này từ đâu mà truyền vào thân thể...

Lời chưa dứt thì chàng quay sang hỏi Chu Kỳ:

- Lão có biết kẻ hạ thủ dùng binh khí gì không?

Chu Kỳ gật đầu, nói:

- Chỉ là một thanh kiếm gỗ.

Tả tú sĩ hơi biến sắc, chàng gật đầu rồi cười nhạt, nói:

- Như vậy thì nội công của người này đã đạt đến trình độ siêu phàm nhập hóa rồi.

Không ngờ Trung Nguyên còn có một vị kỳ nhân ẩn tàng như vậy.

Nói đến đây thì song mục của chàng xạ kỳ quang, chàng lẩm bẩm tự nói tiếp:

- Tả Nhân Long ta đã đến Trung Nguyên thì không thể không gặp người này.

Chàng tự nói rất khẽ nhưng vì đứng quá gần nên những lời này đều lọt vào tai Yến Cửu Công và Chu Kỳ. Hai lão liền đưa mắt nhìn nhau, thần sắc lộ vẻ vui mừng.

Tả Nhân Long tự nói rồi quét mục quang nhìn chăm chú lên mặt tử thi, cuối cùng chàng gật đầu, nói:

- Đúng rồi! Nhị vị hãy xem, ngũ quan của nạn nhân đều mở, duy có ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày) là chau lại, theo tại hạ phán đoán thì nhất định mũi kiếm điểm vào ấn đường. Không tin thì nhị vị...

Lời chưa dứt thì chàng dùng hai ngón tay vạch ấn đường của Nam Hoài Nhân ra, quả nhiên thấy có một vết hồng nhạt, bằng đầu ngón tay út. Vết hồng nhạt này ẩn trong nếp nhăn, nếu không vạch làn da lên thì muôn vạn lần không thể thấy được.

Yến Cửu Công và Chu Kỳ tai nghe mắt thấy như vậy thì bất giác khâm phục Tả Nhân Long sát đất.

Chu Kỳ cung thủ, nói:

- Tả thiếu hiệp quả nhiên duyệt lịch hơn người, lão phu vạn lần khâm phục!

Yến Cửu Công cũng phụ họa:

- Nếu không có thiếu hiệp chỉ giáo thì cả đời bọn lão phu cũng không thể thấy, kiến văn của thiếu hiệp thật cao minh vô cùng.

Tả Nhân Long phất tay áo đứng lên rồi lạnh lùng nói:

- Các vị chớ đề cao tại hạ, võ công của vị quái nhân dùng kiếm gỗ này có khả năng còn cao hơn tại hạ.

Chu Kỳ nghe vậy thì ngớ người ra, lão ấp úng nói:

- Không... không thể... Tả thiếu hiệp quá khiêm tốn rồi.

Tả Nhân Long lắc đầu, nói:

- Chưa gặp người này thì tại hạ chưa thể đoán định thân thủ của đối phương rốt cuộc như thế nào, nhưng chỉ dựa vào trình độ hạ thủ trên thi thể nạn nhân này thì quả thực thân thủ của người đó vô cùng lợi hại, tối đa tại hạ chỉ có miễn cưỡng đối phó...

Tâm tình của chàng lúc này khá trầm trọng, chàng hỏi:

- Danh tự của người này là gì?

Chu Kỳ liền đáp:

- Giang Hải Phong!

Tả Nhân Long trầm mặc một lát rồi hỏi tiếp:

- Hắn có ở gần đây không?

Chu Kỳ lắc đầu, nói:

- Tuy không ở gần nhưng lão phu đoán định là hắn đã vào địa giới tỉnh Sơn Đông, rất có khả năng hắn đang ở Lai Châu hoặc Đăng Xuyên...

Tả Nhân Long chỉ bốn cỗ quan tài còn lại và hỏi:

- Những người đó cũng đều chết trong tay hắn?

Yến Cửu Công gật đầu, nói:

- Không sai!

Tả Nhân Long lại hỏi:

- Tại hạ có thể xem qua không?

Chu Kỳ vội nói:

- Đương nhiên là có thể.

Nói đoạn lão nhanh chóng đi mở nắp bốn quan tài. Tả Nhân Long dừng bước trước mỗi quan tài quan sát một lúc, sau cùng chàng cười nhạt, nói:

- Tất cả đều như nhau! Lục Âm Ma Mạch! Thủ pháp thật tàn độc!

Yến Cửu Công tiếp lời:

- Tả thiếu hiệp, đây chỉ là một số ít mới ngộ nạn trong tay hắn, ngoài ra còn nhiều nạn nhân nữa.

Tả Nhân Long biến sắc, giọng hơi nộ khí:

- Tại hạ tất phải gặp người này một lần. Không cần biết những chuyện khác, chỉ với việc hắn dùng thủ pháp cực kỳ tàn độc để giết người này cũng đã phạm vào đại kỵ của võ đạo rồi.

Chu Kỳ thầm vui mừng, lão vội nói:

- Nếu Tả thiếu hiệp có tâm ý như vậy thì lão phu nguyện đi theo để cống hiến chứt lực tàn.

Tả Nhân Long mỉm cười, nói:

- Chuyện đó không cần thiết.

Ngừng một lát, chàng nói tiếp:

- Xưa nay tại hạ không thích có người trợ giúp khi đối địch, vả lại tại hạ hành tung bất định, có lão bên cạnh sẽ thêm nhiều điều bất tiện.

Đáng cười cho một đời ngông cuồng ngạo thị của Chu Kỳ, lão được người khác tôn kính đã quen, bây giờ lại bị một thiếu niên xem như một người bình thường vô dụng.

Sắc diện của lão bất giác ửng đỏ, lão chửi thầm trong bụng:

- "Khá khen cho một tiểu tử, ngươi dám khinh thị lão phu như thế à? Chu Kỳ ta há là nhân vật dễ bị xem thường như vậy, nếu không lợi dụng ngươi thì lão phu đã hỏi tội ngươi rồi! Hãy chờ đấy, sau này ngươi sẽ biết sự lợi hại của Chu Kỳ ta!"

Tuy nghĩ thế nhưng ngoài mặt lão vẫn tươi cười, lão nói:

- Nói vậy thì mọi chuyện đành trông cậy vào Tả thiếu hiệp thôi.

Tả Nhân Long nhìn qua Chu Kỳ và nói:

- Trông cậy? Đây là chuyện tại hạ hứng thú làm, không phải vì các vị đâu!

Nói đến đây, chàng cười cười rồi tiếp:

- Ngoài việc này ra, các vị đến đây còn chuyện gì khác không?

Yến Cửu Công cung thủ nói:

- Ngưỡng mộ thiếu hiệp nhân kiệt nên muốn kết giao bằng hữu vong niên, chẳng hay ý thiếu hiệp như thế nào?

Tả Nhân Long cười ha ha một tràng rồi nói:

- Quả thực không dám nhận, chuyện này cũng không vội, thời gian còn dài mà.

Chu Kỳ tiếp lời:

- Lúc tại hạ và Yến lão huynh đến đây, có dặn người nhà chuẩn bị một bàn tiệc rượu, mời thiếu hiệp quá bộ đến uống vài chén.

Yến Cửu Công liên tục gật đầu, nói:

- Đúng thế! Đúng thế!

Nhưng Tả Nhân Long chau mày nói:

- Các vị chớ câu nệ lễ tục như vậy, tạm biệt!

Nói đoạn chàng quay người cất bước.

Yến - Chu hai lão ngẩn người đứng nhìn theo, khi Tả Nhân Long khuất dạng thì Yến Cửu Công lạnh lùng "hừ" một tiếng rồi nói:

- Ngươi thấy không, thật là quá ngông cuồng!

Chu Kỳ gật đầu, nói:

- Tiểu tử này cũng có chỗ đáng để hắn ngông cuồng. Nhưng bất luận thế nào thì mục đích của chúng ta cũng đã đạt rồi.

Yến Cửu Công ngước nhìn trời rồi thở dài, nói:

- Nếu Tả Nhân Long gặp phải thiếu niên kêu bằng Giang Hải Phong kia thì tất sẽ xảy ra một trường náo nhiệt...

*****

Tại Tần Quang huyện có một nơi kêu bằng Dương Giác Câu, gần Dương Giác Câu có một hồ lớn tên là Thanh Thủy Hồ, cạnh hồ có một đạo quán kêu bằng Thanh Đạo Quán, quy mô to lớn.

Từ lúc lão Dương chân nhân mở đạo quán đến nay đã hơn trăm năm, Thanh Đạo Quán luôn có quan hệ mật thiết đối với võ lâm.

Trấn quán hiện nay là ba vị đạo nhân Bạch Dương, Hắc Dương và Hoàng Dương.

Niên kỷ của ba vị đạo nhân này đều đã trên lục tuần, năm nay Bạch Dương đạo nhân đã ngoài tuổi cổ lai hy, Hắc Dương đạo nhân chừng sáu mươi bảy, sáu mươi tám, nhỏ nhất là Hoàng Dương đạo nhân, lão này cũng sáu mươi ba rồi.

Ba đạo nhân này không an phận thủ thường như những đạo sĩ khác, bọn họ định cư ở eo biển Lai Châu đã mấy mươi năm rồi. Ai ai cũng đều biết võ nghệ siêu quần của ba lão đạo nhân trong đạo quán, vì thế chẳng một ai dám đến sinh sự với bọn họ.

Ba lão đạo nhân trùng tu Thanh Đạo Quán và đổi lại thành Tam Dương đạo quán.

Đạo quán bây giờ biến thành một nơi đường hoàng phủ lệ, trông cứ như lâu đài cung điện. Khi đến gần, người ta có thể nghe thấy tiếng cười khúc khích của nữ nhân, nhưng mọi người đều biện minh đó là tiếng oanh ca yến hót.

Ba lão đạo nhân sống trong đạo quán như ba vị tiểu hoàng đế, bọn họ có thuyền tại eo biển Lai Châu, mỗi năm đều có nhiều toán đệ tử đi đi về về. Nghe nói bọn họ có phân quán tại Định Hải và Trấn Hải, thuộc tỉnh Chiết Giang, vì vậy mà thế lực vô cùng to lớn.

Bạch Dương đạo trưởng có tuế số lớn nhất và võ công cũng cao cường nhất, mười năm trước lão đã tuyên bố phong kiếm hưởng nhàn. Mọi việc lớn nhỏ trong đạo quán này đều do hai vị Hắc Dương và Hoàng Dương đảm đương, do uy danh của bọn họ càng lớn trong mấy năm gần đây nên người trên giang hồ càng không dám đụng vào.

Tuy có mấy kẻ không biết tự lượng, cả gan dám đến vuốt râu hùm nhưng tất cả đều bại và chết dưới chưởng và kiếm của Hắc Dương và Hoàng Dương đạo nhân.

Mấy năm qua, Tam Dương đạo quán cũng thâu nhận khá nhiều đệ tử, trong đám đệ tử cũng phân biệt rõ ràng, phàm là đệ tử của Bạch Dương đạo trưởng thì mặc bạch y, đệ tử của Hắc Dương đạo trưởng thì mặc hắc y, đệ tử của Hoàng Dương đạo trưởng thì mặc hoàng y.

Ngoài Bạch Dương đạo trưởng vì tọa thiền luyện công nên đã ngưng thu nhận đệ tử, đệ tử của hai vị đạo trưởng Hắc và Hoàng Dương hiện đã vượt quá trăm người.

Những đạo sĩ này tạo thành một thế lực khá mạnh ở Sơn Đông, dù là quan phủ cũng kiêng dè bọn họ.

Vì vậy, vừa vào địa giới Sơn Đông thì đến đâu cũng có thể thấy đạo nhân mặc hắc y và hoàng y. Tần Quang huyện đường như đã trở thành thế giới riêng của bọn họ.

Nhưng cây cao gió lớn, danh cao thường gặp sự đố kỵ, có lẽ do Tam Dương đạo quán đã làm quá nhiều chuyện ác nhân nên bây giờ gặp phải ác báo.

Một hôm, có hai kỵ mã cùng đến Thanh Thủy Hồ, ngồi trên ngựa là hai thiếu niên, một thư sinh mặc bạch y và một thư đồng mặc lam y. Từ hình dáng bên ngoài của hai người này thì có thể bọn họ là một chủ một tớ. Ngoài ra, trên lưng ngựa còn buộc khá nhiều bọc vải, có lẽ đó là thư tịch.

Hai ngựa một trước một sau, bỗng nhiên thư sinh quay lại hỏi:

- Đến nơi chưa?

Thư đồng cười hì hì và chỉ tay về phía trước, nói:

- Chẳng phải đã đến đó sao? Tam Dương đạo quán đấy.

Thư sinh ngẩng đầu nhìn tòa kiến trúc ở phía trước rồi cười nhạt, nói:

- Quả nhiên rất khí khái!

Thư đồng tiếp lời:

- Đương nhiên là khí khái không nhỏ.

Bỗng nhiên thư sinh buông tiếng thở dài rồi dừng ngựa, chàng chau mày nói:

- Tại hạ đã nói rồi, đánh xong lần này thì về sau sẽ không đánh nữa đâu đấy.

Thư đồng mỉm cười, hỏi:

- Thế nào? Ngươi chê bản lĩnh của bọn họ tầm thường chăng?

Thư sinh lắc đầu, nói:

- Không phải vậy, ngươi nghĩ xem, ta vừa vào Trung Nguyên thì làm sao có thể đến đâu kết thù đến đó, gặp ai tùy tiện đánh nấy?

Thư đồng phá lên cười khanh khách rồi nói:

- Như vậy ngươi mới có thể dương danh, đừng lo, ta bảo đảm là ba lão đạo sĩ trong đạo quán này nhất định đủ để ngươi đối phó.

Thư sinh cười nhạt, nói:

- Ta thấy bọn họ cũng vậy thôi, nhất định sẽ không chịu nổi một chiêu.

Chàng ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Trước khi vào Trung Nguyên, ta đánh giá người ở đây quá cao, thực ra đại đa số bọn họ có thể nói là căn bản không hiểu hai chữ võ công.

Thư đồng mỉm cười, nói:

- Như vậy thì càng tốt cho ngươi chứ sao.

Thư sinh cau mày, nói:

- Nếu sớm biết ngươi chuyên đưa ta đi sinh sự đánh nhau thì ta đã không đi chung với ngươi.

Thư đồng lại cười và nói:

- Một kỳ nhân có võ công cao cường như ngươi, nếu không thể làm chuyện trừ hại an dân thì học võ công có ích gì? Hà tất phải ích kỷ như vậy! Nếu ta có công phu như ngươi thì ta sẽ...

Vừa nói đến đây thì chợt nghe có tiếng vó ngựa lốc cốc phía trước, mấy kỵ mã đang phóng tới như bay, trên ngựa đều là đạo nhân, sắc diện đều hung ác. Đoàn nhân mã lướt đi như một trận cuồng phong, vượt qua trước mặt thư sinh và thư đồng, nhất thời cát bụi tung mù mịt.

Thư sinh phủi bụt trên người rồi hỏi:

- Những đạo nhân này ở đâu vậy?

Thư đồng trả lời với giọng phẫn nộ:

- Là đạo nhân trong Tam Dương đạo quán. Nào, chúng ta đi thôi!

Chủ bộc hai người này chẳng phải ai xa lạ, người trong bộ dạng thư sinh chính là Giang Hải Phong, còn tiểu thư đồng xinh đẹp kia là do Tịch Ti Ti cải trang. Giang Hải Phong mới bước vào giang hồ nên còn lạ người lạ cảnh, may cho chàng là gặp phải Tịch Ti Ti, một cô nương linh lợi, xưa nay chỉ lo sợ thiên hạ không loạn. Vì thế, tuy chỉ trong một thời gian ngắn mười mấy ngày, nhưng đại danh Giang Hải Phong đã gây chấn động các huyện thành trong tỉnh Sơn Đông.

Tam Dương đạo quán là nơi mà bọn họ chọn để thử thân thủ, tuy Giang Hải Phong không muốn sinh chuyện thị phi nhưng chàng lại là người giàu lòng hiệp nghĩa, sau khi nghe Tịch Ti Ti công bố tội trạng của đối phương thì chàng bất giác nộ khí bất bình.

Hiện tại chàng và Tịch Ti Ti đã dừng ngựa trước cửa Tam Dương đạo quán. Từ sắc diện ôn hòa của chàng, không ai nghĩ rằng chàng đến đây là để gây sự.

Chàng ngắm nhìn tòa đạo quán nguy nga hùng vĩ một lúc rồi quay sang nói với Tịch Ti Ti:

- Cô nương vào đưa danh thiếp, mời quán sự của bọn họ ra ngoài này tương kiến!

Tịch Ti Ti đã chờ sẵn, nàng vội vàng xuống ngựa, lấy một tấm danh thiếp từ bên người, trên thiếp viết sẵn năm chữ: Giang Hải Phong bái kiến.

Nàng cầm danh thiếp tiến đến cửa đạo quán, đang lúc định bước vào thì bỗng nhiên có một đạo sĩ bước ra chặn đường. Đạo sĩ này trên dưới tam tuần, thân mặc đạo bào màu vàng, hắn trừng mắt nhìn Tịch Ti Ti và quát hỏi:

- Có chuyện gì?

Tịch Ti Ti chỉ tấm danh thiếp trong tay và lạnh lùng nói:

- Mắt chó của ngươi đui rồi hả? Không có chuyện thì ta đến đây làm gì?

Đạo sĩ nghe vậy thì phát đại nộ, miệng quát lớn một tiếng, đồng thời hữu chưởng đánh thẳng vào vai Tịch Ti Ti.

Tịch Ti Ti vội lách người tránh né và trở tay chụp vào mạch môn của đối phương.

Đạo sĩ tung người qua một bên và quát:

- Tiểu tử ngươi từ đâu đến mà to gan dám làm chuyện càn rỡ thế? Thực ra ngươi đến đây có việc gì?

Tịch Ti Ti giơ tấm danh thiếp lên cao và nói:

- Ta đến đưa danh thiếp bái kiến.

Đạo nhân ngạc nhiên hỏi:

- Ai bái kiến?

Tịch Ti Ti không trả lời mà bất ngờ quăng tấm danh thiếp về phía đạo nhân, đạo nhân giật thót người và vội vàng lui ra sau. Chờ tấm danh thiếp rơi xuống đất thì hắn mới cười nhạt một tiếng rồi nhặt lên xem.

Sau khi đọc qua danh tự trên danh thiếp thì đạo nhân sững người, một lát sau hắn mới cười nhạt, nói:

- Giang Hải Phong à? Ta có nghe nói về nhân vật này. Hắn ở đâu?

Tịch Ti Ti chậm rãi nói:

- Ta và tướng công của ta chờ trước Thanh Thủy Hồ. Trong thời gian một tuần trà, nếu không có người ra tương kiến thì chớ trách bọn ta không khách khí.

Đạo nhân hơi biến sắc, hắn lùi ra sau một bước và nói:

- Ôi! Tiểu tử ngươi thật quá ngông cuồng rồi!

Nói đoạn hắn quét mục quang nhìn ra Thanh Thủy Hồ thì quả nhiên thấy có một người đang ngồi trên ngựa và ngắm nhìn mặt hồ.

Tuy Giang Hải Phong đặt chân vào Trung Nguyên chưa lâu nhưng mấy ngày qua có rất nhiều truyền thuyết về chàng. Vì vậy, đạo nhân vừa nhìn thì biết ngay người trên ngựa quả nhiên là Giang Hải Phong. Điều này cũng khiến hắn bất giác rùng mình.

Hắn trừng mắt nhìn qua Tịch Ti Ti và nói:

- Ngươi chờ ở đó, người của Tam Dương đạo quán nhất định sẽ cho các ngươi thấy sự lợi hại!

Lúc này có mấy đạo nhân đang đi tới, hoàng y đạo nhân liền lớn tiếng gọi:

- Này, các ngươi hãy trông chừng tiểu tử này nhé, đừng để hắn chạy loạn vào trong, ta đi gặp nhị vị chân nhân đây!

Mấy đạo nhân kia lập tức dừng bước và quan sát Tịch Ti Ti, còn Tịch Ti Ti thì thản nhiên như không có chuyện gì, chốc chốc nàng liếc mắt nhìn mà thôi. Bọn đạo nhân thấy đây là một thư đồng nên cũng chẳng mấy quan tâm.

Thời gian chừng nửa tuần trà trôi qua, bỗng nhiên có bảy, tám đạo nhân từ trong đạo quán vội vàng đi ra. Đi đầu là một lão đạo nhân mặc đạo bào màu vàng, niên kỷ trên dưới lục tuần, râu dài tới ngực, sắc diện vàng vọt như người mắc trọng bệnh.

Sáu đạo nhân theo sau đều khoảng tứ tuần, tất cả đều mặc đạo bào màu vàng, lưng đeo trường kiếm, tua kiếm cũng màu vàng trông rất bắt mắt. Ngoài ra, đi bên cạnh lão đạo trưởng còn có một tiểu đạo nhân chừng mười bảy, mười tám tuổi.

Đoàn người bước thẳng ra cửa đạo quán, mấy đạo nhân đứng canh chừng Tịch Ti Ti liền cúi người hành lễ với đạo trưởng đi đầu, thái độ rất cung kính.

Hoàng y lão đạo phất tay, nói:

- Không phải chuyện của các ngươi, các ngươi lui vào trong đi!

Nói đoạn lão dừng bước quan sát Tịch Ti Ti một lúc rồi nói:

- Thí chủ đưa danh thiếp muốn gặp bần đạo phải không?

Qua thần thái và khí khái của lão đạo này thì Tịch Ti Ti đã đoán biết lão ta nhất định là Hoàng Dương đạo trưởng trong Tam Dương đạo quán, vì thế nàng liền gật đầu và nói:

- Lão là Hoàng Dương đạo nhân chăng? Tướng công của ta đã đợi nhiều giờ ngoài kia, lão hãy đi theo ta!

Khẩu khí của nàng khá ngạo mạn, nhưng vì Hoàng Dương đạo trưởng đã xem qua danh thiếp của Giang Hải Phong và nghe đạo nhân canh cửa bẩm báo nên nhất thời tạm nén lộ khí. Nhiều năm qua, Hoàng Dương đạo trưởng cũng ít động thủ, thân phận của lão ngày một cao nên càng ít người được gặp. Chính vì vậy mà lão quyết tâm muốn gặp mặt kẻ vô lễ vừa đến, đồng thời cũng muốn giáo huấn kẻ vô lễ một bài học trước mặt đệ tử của mình.

Chủ ý đã quyết nên mấy lời ngạo mạn của Tịch Ti Ti không làm cho lão phẫn nộ, ngược lại lão còn tỏ ra khá thản nhiên tự tại. Lão chậm rãi nói:

- Tiểu thí chủ không biết trời cao đất dày, bần đạo không có thời gian đấu khí với ngươi. Chủ nhân của ngươi đâu?

Tịch Ti Ti cười nhạt, nói:

- Lão đạo, ngày thường bọn lão đa đoan làm chuyện ác, không ai dám hỏi đến, nhưng hôm nay ta thấy bọn lão gặp phải đối thủ lợi hại rồi, cái chết ở trước mắt mà còn dám xuất cuồng ngôn thật là...

Vừa nói đến đây thì một tên đệ tử sau lưng Hoàng Dương đạo nhân đã phóng tới trước, quát lớn:

- Tiểu cẩu ngươi từ đâu đến mà nói năng vô lễ như thế?

Hoàng Dương đạo nhân liền khoát tay, ngăn tên đệ tử lại và nói:

- Ngươi không cần tranh chấp với hắn!

Đoạn lão mỉm cười với Tịch Ti Ti và nói:

- Chờ bọn bần đạo gặp chủ nhân của ngươi rồi sẽ cho ngươi nếm mùi lợi hại.

Chúng ta đi thôi!

Tịch Ti Ti sợ kéo dài thời gian thì Giang Hải Phong không nhẫn nại được nên nàng lập tức xoay người ra khỏi cửa đạo quán.

Vừa ra khỏi đạo quán thì Hoàng Dương đạo nhân thấy ngay một thiếu niên thư sinh đang ngồi trên lưng ngựa cạnh Thanh Thủy Hồ. Lão cười nhạt, hỏi:

- Là người này muốn gặp ta phải không?

Lúc này Tịch Ti Ti đã lướt tới cạnh Giang Hải Phong, thế nhưng Giang Hải Phong vẫn bế mục ngồi bất động trên yên ngựa. Nàng vội lay chàng và nói:

- Này, người ta tìm cho ngươi đã đến rồi đấy!

Giang Hải Phong hé mắt nhìn mấy đạo nhân rồi lập tức nhắm mắt ngay, tựa như chẳng nhìn thấy gì.

Tịch Ti Ti bất giác ngẩn người, nàng thầm nghĩ:

- "Hỏng bét! Sao bỗng nhiên hắn lại trở chứng thế này?"

Nghĩ đoạn nàng lại lay Giang Hải Phong và nói:

- Ngươi làm sao thế?

Giang Hải Phong vẫn không có phản ứng.

Lúc này mấy đạo nhân đã đến gần và dừng bước cách Giang Hải Phong chừng hơn trượng. Hoàng Dương đạo nhân cười nhạt, nói:

- Các hạ là Giang Hải Phong phải không? Chẳng hay muốn gặp bần đạo có điều chi chỉ giáo?

Giang Hải Phong vẫn không hé mắt.

Hoàng Dương đạo nhân hơi ngạc nhiên, lão mỉm cười, nói:

- Đã có gan hẹn gặp bần đạo thì tại sao lại giả vờ câm điếc, không thể nói cười được chăng?

Nói đoạn lão lui ra sau hai bước, vì lão cho rằng nhất định đối phương sẽ có phản ứng. Nào ngờ Giang Hải Phong vẫn thản nhiên như không, chàng hé mắt nhìn tứ phía rồi lập tức nhắm lại.

Trên mặt Hoàng Dương đạo nhân và bọn đệ tử của lão đã xuất hiện vẻ kỳ quái.

Lão đạo trầm giọng nói:

- Họ Giang kia, vô duyên vô cớ ngươi đến bổn quán náo nhiệt, bây giờ bổn tọa xuất diện thì ngươi giả vờ câm điếc như vậy, lẽ nào bổn tọa không đủ tư cách nói chuyện với ngươi?

Giang Hải Phong mở mắt, mỉm cười, rồi từ từ nhắm mắt lại.

Hoàng Dương đạo nhân đã nộ khí xung thiên nhưng không tiện tự mình xuất thủ nên lập tức lui ra sau và ra hiệu cho một tên đệ tử. Tên đệ tử này vốn đã không nhẫn nại được nữa, bây giờ được sư phụ ra hiệu thì lập tức cười nhạt một tiếng rồi tung người phóng tới trước như tên bắn. Hắn vung thủ nhằm chụp vào thắt lưng của Giang Hải Phong, đồng thời trong bụng bất giác cười thầm:

- "Bằng vào thân thủ của ngươi mà cũng dám đến đây sinh sự sao?"

Trảo thủ của hắn sắp chụp vào thắt lưng của Giang Hải Phong thì chợt nghe "bịch" một tiếng, tên đạo sĩ văng ra xa hơn trượng rồi lộn đầu xuống đất. Giang Hải Phong vẫn ngồi bất động trên ngựa, chẳng ai biết chàng xuất thủ như thế nào.

Hoàng Dương đạo nhân thấy vậy thì kinh ngạc không ít, lão cười ha ha rồi nói:

- Khá lắm! Tiểu tử ngươi đã có thân thủ như vậy thì bần đạo phải đích thân giáo huấn ngươi thôi!

Lão vén đạo bào rồi nói với các đệ tử:

- Các ngươi tránh ra, chờ xem ta thu thập hắn!

Bỗng nhiên Giang Hải Phong mở mắt ra, chàng thản nhiên mỉm cười và nói:

- Không lẽ lão là Hoàng Dương đạo nhân?

Hoàng Dương đạo nhân vuốt chòm râu bạc trước ngực và cười nhạt, nói:

- Không sai! Tiểu tử ngươi từ đâu đến, hãy trăn trối đi rồi nạp mạng!

Nói đoạn, lão nhìn qua tên đệ tử vừa bị lộn đầu xuống đất rồi nói tiếp:

- Ngươi đừng tưởng vài chiêu mèo cào của ngươi là ghê gớm, chẳng qua chỉ hù dọa bọn đồ tôn của ta mà thôi, trong mắt bần đạo, ngươi không đáng để cười một tiếng.

Giang Hải Phong lại thản nhiên, nói:

- Hình như trong đạo quán của bọn lão còn hai lão đạo nữa phải không?

Hoàng Dương nghe đối phương vô cớ nói câu này thì cho rằng đối phương xem mình chẳng ra gì, vì thế mà nộ khí bất giác xung thiên. Lão rung giọng nói:

- Không sai... Ngươi muốn thế nào?

Giang Hải Phong liếc nhìn qua Tịch Ti Ti rồi chau mày, nói:

- Tại sao ngươi không mời hai vị đạo nhân kia cùng ra? Nên biết, ta đối địch tất phải đối phó nhân vật đứng đầu trước.

Tịch Ti Ti liền nói:

- Được, thế thì ta sẽ đi chuyến nữa vậy.

Nói đoạn nàng định cất bước nhưng Hoàng Dương đạo nhân nộ khí quát lớn:

- Đứng lại!

Lão lại chỉ tay về phía Giang Hải Phong và nói tiếp:

- Khẩu khí của tiểu tử ngươi thật ngông cuồng, nếu không cho ngươi nếm chút lợi hại thì ngươi sẽ không biết Hoàng Dương đạo nhân là ai!

Lão lại ra hiệu cho tên tiểu đạo nhân và nói:

- Nào, đưa binh khí cho ta!

Tiểu đạo nhân liền cung kính đưa tới một loại binh khí kỳ hình quái trạng. Thân binh khí cong như hình trăng non, hai bên có hai vòng sắt, khi Hoàng Dương đạo nhân giơ lên thì hai vòng sắt phát ra những thanh âm chói tai. Dường như loại binh khí kỳ hình này càng làm tăng thêm mấy phần dũng khí của Hoàng Dương đạo nhân, lão xoay người một vòng rồi tung thân mình lên không như một đám mây vàng. Thân pháp nhẹ nhàng uyển chuyển, khinh linh cực kỳ.

Lúc này lại có một toán đạo nhân lục tục kéo ra, kẻ mặc hắc bào, kẻ mặc hoàng bào, bọn chúng chen nhau vây thành một vòng tròn khá rộng. Bọn chúng thấy Hoàng Dương đạo nhân động đại nộ, phải dùng tới binh khí mà ít khi lão đụng tới thì tất cả đều vô cùng phấn khởi.

Hoàng Dương đạo nhân hạ thân xuống trước ngựa Giang Hải Phong chừng ba thước, lão vẫy vẫy tay và nói:

- Tiểu tử không biết trời cao đất dày kia, ngươi đến đây cho tổ sư gia dạy ngươi vài chiêu công phu...

Lời chưa dứt thì bỗng nhiên lão há hốc miệng và ngẩn người. Hóa ra, chẳng biết từ lúc nào mà thiếu niên trên ngựa kia đã mỉm cười đứng bên cạnh lão. Hoàng Dương đạo nhân hoàn toàn không hay biết đối phương đã thi triển thân pháp như thế nào, bọn đạo nhân đệ tử lại càng mờ mịt không hiểu.

Giang Hải Phong lạnh lùng nói:

- Lão đạo, đây là do lão tự tìm cái chết đấy nhé. Hai lão đạo kia đã không muốn xuất hiện thì tại hạ đành phải xem công phu của lão trước thôi.

Trong lúc chàng nói thì song thủ đã nắm chặt thanh kiếm gỗ, mũi kiếm cắm xuống đất.

Hoàng Dương đạo nhân cười nhạt, nói:

- Ngươi xuất chiêu đi!

Giang Hải Phong phá lên cười một tràng rồi nói:

- Lão cũng xứng à?

Hoàng Dương đạo nhân không nhẫn nại được nữa, lão trầm nhanh người xuống rồi đột nhiên tung lên như đại điểu bay về phía Giang Hải Phong.

Binh khí kỳ hình trong tay vạch lên một đạo ngân quang đâm thẳng vào trước ngực đối phương.

Chỉ nghe "vù" một tiếng, binh khí kỳ hình đánh vào hư không, nhưng trong chớp mắt thì thân hình Giang Hải Phong lại xuất hiện ở nơi binh khí kỳ hình vừa quét qua.

Trong đời Hoàng Dương đạo nhân, đây là lần đầu tiên lão thấy thân thủ như thế này. Một nỗi kinh hãi bất giác xâm chiếm thần trí, toàn thân lão toát mồ hôi lạnh.

Lúc này lão mới biết sự tình không đơn giản, nhưng đã ở vào thế cưỡi hổ nên lão cũng không thể rút lui.

Thanh kỳ đao hình trăng non lại xuất chiêu công thứ hai, đây là chiêu Đảo Đả Kim Chung, uy thế cực kỳ mãnh liệt, chiêu thế nhằm đỉnh đầu Giang Hải Phong mà đánh xuống.

Tốc độ chiêu thức rất nhanh nhưng dưới mắt Giang Hải Phong thì hình như vẫn quá chậm.

Chàng khẽ đưa thanh kiếm gỗ lên, "choang" một tiếng, kỳ đao lập tức bị chấn động văng ra.

Trong giây phúc kinh hãi hoang mang thì kiếm gỗ của Giang Hải Phong đã còn cách yết hầu của Hoàng Dương đạo nhân không đầy một tấc.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-19)


<