Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Nam Thiên đại hiệp - Hồi 63

Nam Thiên đại hiệp
Trọn bộ 73 hồi
Hồi 63: Chương 63
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-73)

Trở lại Mai Sơn, thành hôn bốn vợ

Dạo bước Thăng Long, trổ tài y thuâät cứu người

Thanh Ngân dứt lời, thì Như Nguyệt không còn kịp để hỏi gì được nữa. Gặp Lê Trung Hưng, Thanh Ngân quyết định theo dõi Thư Hương Trang Viện và về Mai Sơn thăm mộ cha, gia đình Phạm Minh, Tiểu Hương.

Thấy nhóm người Thư Hương Trang Viện bước lên một chiếc thuyền lớn, tự lên buồm. Thanh Ngân như luồng gió nhẹ lướt theo. Thân pháp Thanh Ngân giờ này, dù giữa ban ngày cao thủ võ lâm khó mà phát hiện. Thanh Ngân vút lên, lẩn nhanh vào khoang thuyền, chui xuống hầm, thu mình ở đó. Đây là thuyền bao riêng, nên nhóm người Thư Hương trang viện lên thuyền, thì bắt đầu bàn chuyện giang hồ không còn úy kị.

Thanh Ngân nghe người đại hán hỏi lại câu hỏi công tác miền Bắc, cô gái da ngâm cười:

- Nhị ca quan tâm đến chuyến đi của thất, bát, cửu ca và tiểu muội là quan tâm đến công việc hay quan tâm đến Ngân Sơn thập nữ? Đến đại tỷ Phan Thiên Kim?

Tiếng người được gọi nhị ca:

- Hừ! Ta ngạc nhiên tại sao chủ nhân lại liên hệ với nhóm ma nữ đó?

Tiếng người nữ lớn tuổi:

- Sao gọi người ta là ma nữ? Người ta đã chẳng phải tỏ ra rất săn sóc nhị ca là gì?

- Tứ muội cũng chẳng nể tiểu huynh chút nào rồi. Phạm Hữu này làm sao có thể để mắt tới những thứ con gái suốt ngày trông như lõa lồ kia chứ?

Tiếng một người khác:

- Tiểu đệ cam quyết với tứ tỷ, nhị ca chẳng để ý đến Ngân Sơn ngọc hồ đâu. Nhưng.. nhưng.. Ngân sơn ngọc hồ, thì nhất định chấm nhị ca mất rồi.

Người này cười hề hề:

- Hỡi ơi! Hoa rơi hữu ý nước chảy vô tình! Tiểu đệ cũng đâu có xấu xí gì, đâu có thua kém nhị ca, tuổi còn trẻ hơn, thế mà đành ôm mối tương tư.

Cả bọn cùng cười sau sự pha trò của người này.

Tiếng người con gái da ngâm:

- Kỳ này nếu chủ nhân và Ngân Sơn tiên tử nên nghĩa với nhau, nhất định Thư Hương Trang Viện sẽ phong quang náo nhiệt. Chúng ta trở về lần này sẽ gặp mặt nhiều kỳ nhân, dị sĩ.

Người con gái lớn tuổi:

- Ta nghe Ngân Sơn.. ma nữ tuổi đã sáu chục.

- Bà ta trông như ba mươi tuổi, và đẹp đến nỗi tiểu muội cũng phải mê mẩn khi diện kiến.

- Từ đây chúng ta phải giữ mồm, lỡ gọi ma nữ này, ma nữ nọ, thì có nước chết rục trong thạch ngục.

Tiếng một người thanh niên:

- Đại ca cũng vì việc này mà bị cầm tù... Nếu không cùng huyết thống với chủ nhân khó thoát chết. Trong mấy tháng nay không biết sức khỏe của đại ca thế nào?

Cô gái ngăm đen có vẻ buồn:

- Đại ca bị giam, chúng ta không còn ai dạy thêm cho võ nghệ. Đại ca không phải là anh mà còn là sư phụ chúng ta nữa. Nhị ca thấy có phải vậy không?

- Võ công của ta cũng phần lớn do Lê đại ca chỉ dạy. Đại ca với chủ nhân là chú cháu mà hai tính tình thật khác xa nhau. Đại ca muốn liên hệ với chính phái võ lâm, thì chủ nhân chỉ muốn liên hệ với Lang Cung yêu đạo, Vạn Trúc Sơn Trang và bây giờ thì thành hôn với Ngân Sơn ma nữ. Chúng ta là phận bề tôi chẳng biết phải làm sao.

Tiếng một thanh niên:

- Hay là chúng ta giải cứu đại ca. Mười anh em chúng ta chẳng đã từng thề sống chết với nhau hay sao?

- Ta sợ việc không thành, thì tất cả anh em ta khó thoát chết. Nếu cửu đệ cũng có ý ấy, thì anh em chúng ta sẽ..

Cô gái da ngăm:

- Tiểu muội nghĩ nhân ngày chủ nhân thành hôn.. chúng ta lén ra tay là hay nhất.

- Ngày nào thành hôn thập muội có biết chăng?

- Tiểu muội chưa biết, nhưng theo lời Ngân Sơn Ngọc Hồ, nửa tháng nữa Ngân Sơn sẽ có mặt ở Thư Hương Trang Viện.

- Như vậy, ngày thành hôn cũng không xa. Ta hy vọng lúc đó chúng ta không bị điều động đi xa.

Cô gái da ngăm hỏi:

- Nhị ca và tứ tỷ đến Đại Lịch cung có kết quả gì không?

- Chúng ta đến nơi, thì Nùng cung chủ đi xa, đợi mãi không được, nên phải trở về phục lịnh. Theo lời lão Đinh Nhất Hạc, thì Đại Lịch cung có thể đứng ngoài sự liên kết của võ lâm Đại Việt. Tuy nhiên, tình cờ ta cũng phát hiện được một bí mật của Đại Lịch Cung là lão cung chủ Nùng Trí Lân chưa chết.

Nhiều tiếng hỏi dồn:

- Chuyện như thế nào? Nùng Bảo Ngọc đã làm cung chủ lâu rồi kia mà!

- Ta đến Đại Lịch cung, thì Nùng Bảo Ngọc đã đi trung nguyên. Họ nói Bảo Ngọc chỉ đi chừng nửa tháng. Hai ta phụng mệnh mang lễ hậu đến Đại lịch cung là năm viên ngọc dạ quang, người Đại Lịch cung rất lấy làm thích nên họ ngõ ý nếu hai ta không gấp thì có thể ở lại đợi chờ cung chủ của họ. Nhiều ngày không việc gì làm, chúng ta thường ra rừng, hay đồng cỏ dạo chơi và tập luyện võ nghệ. Hôm đó, ta và tứ muội có việc cãi nhau. Tứ muội giận. Ta vào rừng một mình, buồn phiền nằm xuống cỏ.

Ta nằm một lúc, thì nghe Đinh Nhất Hạt và Đoàn Ngọc Hồng đi ngang qua và cãi nhau. Ta nín thở nằm nghe, thì Đinh Nhất Hạt cho rằng Nùng Bảo Ngọc vì yêu Lê Thanh Ngân mà bỏ phế việc cung, không lo tìm bảo tàng đồ để khi lão cung chủ luyện xong thần công thì cử sự chiêu binh mãi mã. Còn Đoàn Ngọc Hồng thì bênh Bảo Ngọc cho rằng nàng là người cơ mưu viễn lự, lo giao kết giang hồ. Nếu Đại Lịch cung có một phò mã như Thanh Ngân thì còn hơn một vạn tinh binh. Việc làm của nàng sẽ không bị lão cung chủ quở trách vv.. Theo lời cãi của họ ta thoáng nghe, thì nhất định lão Nùng Trí Lân chỉ giả chết, che mắt võ lâm để luyện một thứ thần công nào đó. Ta muốn nghe thêm, nhưng họ đã đi xa, và ta cũng sợ họ phát hiện nên không dám dõi theo nghe tiếp. Ta nghĩ ta phải báo tin này cho chủ nhân. Hà! Ít ra Đại Lịch cung đang có một kho tàng lớn lao nào đó. Và thứ hai, nếu lão Nùng Trí Lân giả chết ẩn lánh luyện công, thì mười mấy năm nay võ công của lão phải rất phi thường. Chủ nhân phải đề phòng.

Thanh Ngân nghe Phạm Hữu nói ra những điều đã nghe thấy cũng cảm thấy rúng động.

Thanh Ngân nhớ lại tấm bản đồ mà nghĩa tỷ Đặng Tố Lan đã giao lại mình, và sau khi ở trên đảo với Thanh Nguyên đã phát hiện là bảo tàng đồ của Nùng Trí Cao. Nhớ lại Bảo Ngọc đã vào kinh đô Thăng Long bị Hoàng Liên nhất lão đả thương, và ôn lại những thâm tình của nàng đối với mình, nhưng dù yêu, nàng luôn luôn khuyến khích mình phải yêu thương những người con gái khác. Thanh Ngân tự hỏi phải chăng dụng tâm của nàng muốn có thêm vi cánh, nàng nghĩ đến sự thuận lợi cho Đại Lịch cung sau này, nhiều hơn là nghĩ đến tình riêng? Thanh Ngân ôm đầu khổ sở. Không hiểu nếu Bảo Ngọc có những toan tính như vậy, thì nàng có đáng trách hay không?

Tâm tình Thanh Ngân chợt nặng nề, không còn cảm thấy hứng thú để theo dõi câu chuyện bọn đệ tử Thư Hương Trang Viện, đẩy ván thuyền trên đầu, phóng ra ngoài. Bọn Phạm Hữu thấy ván thuyền bung lên, một bóng đen vụt ra như làn chớp, mất dạng, chẳng biết chuyện gì xảy ra, cả bọn ngơ ngẩn, mất cả hồn vía.

Thanh Ngân đến địa phận Mai Sơn khi trời vừa sáng, thấy trên bầu trời một cánh chim to lớn, vội ngửa cổ hú dài. Cánh chim nghe tiếng hú vùn vụt sà xuống. Người ngồi trên mình chim không đợi chim hạ cánh, nhảy xuống ôm chần lấy:

- Cuối cùng Ngân đệ cũng trở về và đã trở lại như xưa!

Thanh Ngân nhìn ra Tiểu Hương gầy hơn, áy náy:

- Hương tỷ cực nhọc quá nhiều?

Tiểu Hương dụi đầu vào ngực:

- Ta có làm gì cực nhọc? Nhưng có ốm o cũng vì Ngân đệ. Hừ! Ta tưởng Ngân đệ làm minh chủ võ lâm trung nguyên rồi quên hết mọi người.

- Hương tỷ biết tin tức của tiểu đệ khi nào?

- Khi Tú Anh trở về. Nhờ Thần Quang Đại Sư và Tú Anh ta mới vững tin, và phải rán chịu khó với nhóm người mệnh danh là chính phái, danh môn, đạo đức. Ta không nói với họ việc Ngân đệ ở Trung Nguyên như thế nào, nhưng gần đây cả võ lâm điều biết tin này. Và cả Mai Sơn mừng vui như ngày hội.

- Hương tỷ có liên lạc với Tú Anh?

- Nàng chỉ gặp ta một lần, viết một lá thư gởi cho Phan Ma Lôi rồi biệt tăm. Ta không biết nàng hiện giờ ở đâu.

Thanh Ngân ray rức và nhớ Phan Tú Anh vô cùng, nhưng không lộ ra ngoài mặt, hỏi Tiểu Hương:

- Hương tỷ không ở gần gũi với quần hùng vì...?

- Ta biết trong lòng họ nghĩ gì về ta. Vì Ngân đệ ta phải vận dụng kế hoạch giúp họ khỏi bị Phan Ma Lôi tiêu diệt, nhưng ta cũng sống riêng một mình ở đỉnh núi phía Tây. Không muốn thường xuyên chung đụng.

- Loan tỷ và Linh muội ở Tiêu Dao đảo trở về ở đâu?

- Thiềm Mục Lão Nhân bị Thư Hương Viện Chủ hãm hại bị thương nặng, sau khi bình phục ông hối hận tội lỗi với Trịnh bá mẫu, lên chùa Yên Tử xin xuất gia. Vì thế Trịnh bá mẫu, Loan muội và Linh muội trở về quản thủ Vạn Trúc Sơn Trang. Loan muội, Linh muội nhớ Ngân đệ vô cùng nên chúng ta phải sớm đến thăm họ.

- Chúng ta sẽ đến đó.

Thanh Ngân bồng Tiểu Hương lên:

- Chúng ta về chỗ ngụ của Hương tỷ.

Qua tốc độ khinh công của Thanh Ngân, Tiểu Hương biết võ công của người yêu lại khác xưa rất nhiều. Trong sự mừng vui đoàn tụ, nàng còn mừng vui sự thay đổi của Thanh Ngân cả về võ công lẫn dung mạo. Thanh Ngân đối với Tiểu Hương cũng thương yêu vô cùng, biết tình yêu của nàng rất sâu đậm qua những ngày hoạn nạn ở vực hắc thủy, khi bị chất độc biến thành đen đúa. Gặp lại nhau đôi tình nhân quấn quít không rời.

Mãi đến hôm sau, mới cùng Tiểu Hương xuống Mai Sơn.

Mai Sơn lúc này cảnh sắc đã phục hồi lại như xưa. Nhìn cảnh cũ, Thanh Ngân nhớ thời thơ ấu, nhớ đến cha già đã thiệt mạng vì tham vọng giang hồ, nhớ lại tình thương yêu của Đỗ Hồng Vân, của Lý Thùy Dung, mối tình thơ ấu của Thùy Trang, lòng dâng tràn cảm xúc.

Thanh Ngân và Tiểu Hương đáp chân xuống sân, thấy trong đại sảnh Kỳ Tửu, Thi Kiếm, Đàn Chưởng, Thanh Linh Tử và vài vị chưởng môn ngồi uống rượu. Thùy Trang và Thùy Vân đứng hầu. Thanh Ngân lên tiếng thi lễ, mọi người mới giật mình nhìn ra.

Thùy Vân thấy Thanh Ngân mừng rỡ, tung mình nhảy ra, nắm tay hắn reo vui tự nhiên như thuở còn thơ:

- Ngân đại ca! Ngân đại ca đã trở về.

Thùy Trang ánh mắt cũng ngời lên tia sáng, nhưng im lặng. Hai cô gái giờ đây như hai đoá phù dung. Kỳ Tửu đứng lên cười lớn:

- Hiền điệt đã làm cho tất cả chúng ta hãnh diện vô cùng. Hãnh diện vô cùng.

Thanh Ngân bái chào từng người, ai cũng hoan hô chúc tụng trong sự cảm động chân thành. Tin Thanh Ngân làm minh chủ võ lâm trung nguyên đã được Yết Kỳ rao bố khắp nơi. Đề tài sôi nổi bàn luận của quần hùng tập trung tại Mai Sơn trong những ngày gần đây là tin Thanh Ngân làm minh chủ võ lâm trung nguyên.

Sự rộn rịp ở đại sảnh phút chốc trở nên như ngày hội. Phạm Minh, Thùy Dung, các đệ tử của Kỳ Tửu, đệ tử của Phạm Minh, các phái đang ở dưới chân núi, hay đi tuần tiểu đều trở về để chiêm ngưỡng một kỳ nhân Đại Việt có thể làm minh chủ võ lâm trung nguyên. Thanh Ngân chào hỏi, thân thiết với tất cả mọi người. Nghĩ Tiểu Hương có lòng tự ti, lúc nào Thanh Ngân cũng kéo nàng bên cạnh. Tiểu Hương lớn tuổi hơn nhiều, nhưng là một giai nhân khuynh quốc, trông chỉ trên hai mươi, võ công còn cao hơn anh em Kỳ Tửu và cũng từng có công cứu giúp quần hùng, và nhờ nàng bày mưu thiết kế mà Mai Sơn được an toàn, nên Thanh Ngân thấy mọi người cũng rất ngưỡng mộ nàng, không như nàng đã có mặc cảm. Thanh Ngân vui vẻ với quần hùng, đến trưa thì xin được đi thăm mộ cha và Đoàn phu nhân. Tiểu Hương đã xem mình không khác gì thê thiếp nên cùng lạy mộ Tạo Kim Thiên Thủ như phận dâu con. Họ bái mộ, dạo xem đây đó. Khi trở về, Lý Thùy Dung bảo căn nhà của Đoàn phu nhân đã được dọn dẹp dành Thanh Ngân và Tiểu Hương. Đêm tới, đại sảnh đèn đuốc sáng rỡ. Mọi người chuẩn bị cho buổi đại tiệc đón mừng.

Trong tiệc Thanh Ngân và Tiểu Hương được sắp ngồi chung với gia đình Phạm Minh. Khi tiệc rượu nửa chừng, Kỳ Tửu vuốt râu:

- Ngân Nhi là minh chủ võ lâm trung nguyên và cũng nhất định sẽ là võ lâm minh chủ của võ lâm Đại Việt. Tạo Kim Thiên Thủ và Minh nhi, đồ đệ của lão phu là hai huynh đệ đã từng hứa hẹn cho hai trẻ là Ngân nhi và Trang nhi nên nghĩa vợ chồng. Hôm nay, lão phu tuyên bố, ngày mai sẽ làm lễ thành hôn cho chúng. Thân Tiểu Hương cô nương là bạn của Ngân nhi, nhưng cũng chưa chính thức bái đường thành thân.. nên ngày mai chúng ta cũng làm lễ luôn thể. Lão phu tin rằng đề nghị của lão phu không làm cho Thân cô nương phản đối.

Tiểu Hương không ngờ ông ta lại đề nghị việc hôn lễ trước quần hùng. Nàng đã ăn ở không khác gì vợ Thanh Ngân, nhưng đề nghị của Kỳ Tửu cũng làm nàng thẹn thùng. Thanh Ngân liếc nhìn Thùy Trang thấy nàng cúi đầu xuống bàn, tay mâm mê tà áo. Khi nàng ngước lên bắt gặp ánh mắt của Thanh Ngân, đứng lên vụt chạy.

Tiểu Hương truyền âm:

- Ngân đệ nên theo an ủi Trang muội. Ta nghĩ nàng đã giận hờn Ngân đệ lâu ngày rồi.

Thanh Ngân nhẹ rời chỗ ngồi.

Khi Thanh Ngân mới rời chỗ ngồi, thì nghe Đàn Chưởng:

- Để ta đến Vạn Trúc Sơn trang báo tin, mời Xà nữ Trịnh Dung, con gái bà ta và cô gái Triệu Kiều Linh đến đây cùng thành hôn với hắn, mỗi ngày làm một lễ thành hôn chúng ta mới có liên tiếp bốn ngày vui vẻ.

Nói về Thùy Trang giận bỏ đi, nàng chạy xuống cây cầu gỗ qua nhà Đoàn phu nhân, úp mặt vào vách đá tức tưởi.

Thanh Ngân im lặng đáp xuống sau lưng nàng, Thùy Trang vẫn không hay biết. Nàng khổ sở:

- Hôn ước! Hôn lễ! Hắn có bao giờ nghĩ đến ta? Hắn có cả chục người đàn bà...Ta giận không xé được thịt hắn mà vẫn ép ta thành hôn với hắn.

Thanh Ngân nghe nàng giận dữ, nghĩ lại thấy đối với nàng thật vô tình, vì trong đầu cứ luôn luôn cho nàng còn bé bỏng.

Thanh Ngân thở dài:

- Trang muội có thể xé xác tiểu huynh cũng được. Tiểu huynh rất đáng tội với Trang muội.

Thùy Trang nghe tiếng, nín khóc, ngỡ ngàng, nhưng rồi nàng xoay lại đấm thình thịch lên ngực vừa khóc vừa la:

- Ngươi là dâm tặc, ngươi chẳng bao giờ quan tâm tới ta. Đầu óc của ngươi chỉ có Thanh Lan, Bảo Ngọc, Kiều Loan, Kiều Linh, Tiểu Hương.. còn bao nhiêu người nữa? Ta nhất định không thèm thành hôn với ngươi.

Thanh Ngân nắm chặt hai tay nàng, Thùy Trang vùng vẫy nhưng không thể nào rút ra khỏi. Thanh Ngân nhỏ nhẹ:

- Tiểu huynh có lỗi với Trang muội, nhưng không lúc nào tiểu huynh không nhớ Trang muội là người hôn thê của mình. Tiểu huynh gặp kỳ duyên, trở thành một người lớn nhanh hơn tuổi, nên lúc nào cũng tưởng hiền muội còn bé bỏng.

Thùy Trang khóc:

- Nếu ngươi không bỏ ta mà đi, thì đâu đến nỗi làm ta... Ngươi là Thanh Ngưu ta vẫn thích hơn kia mà..

- Tiểu huynh lúc nào cũng là Thanh Ngưu của hiền muội. Tiểu huynh lúc nào cũng nhớ bàn chân bé bỏng của hiền muội.

Thùy Trang ở tuổi đương thì, bị Thanh Ngân nắm, lúc đầu giận hờn, không để ý, nhưng chỉ trong giây lát, những cảm giác mới lạ len lén trở về. Tiếng nàng đứt quãng:

- Ngươi.. ngươi.

Thanh Ngân ôm nhẹ bờ vai cúi xuống nàng.

Cô gái không tránh kịp nhận nụ hôn đầu đời, mặt ửng đỏ. Nàng vùng vẫy, nhưng cái vùng vẫy lúc bấy giờ rất yếu đuối.

Thanh Ngân:

- Tiểu huynh rất có lỗi với Trang muội, xin Trang muội tha thứ cho tiểu huynh. Dù sao chúng ta cũng sẽ hoàn thành cuộc hôn nhân do mẹ cha sắp đặt!

Thùy Trang lại hờn giận:

- Ngươi thành hôn với ta chỉ vì hôn ước?

- Không! Tiểu huynh lúc nào cũng nhớ Trang muội. Không bao giờ tiểu huynh không nhớ lúc Trang muội ngã, tiểu huynh được nắm bàn chân Trang muội.

- Sao ngươi lại bỏ ta mà đi?

- Lúc ấy tiểu huynh không muốn học võ, lại thân phụ không còn, tiểu huynh sợ rằng... tiểu huynh vô tài sẽ không xứng đáng với Trang muội nên muốn trở về Kinh bắc học văn chương..

Thanh Ngân hết lời năn nỉ, Thùy Trang mới dụi đầu vào ngực:

- Tiểu muội giận suốt đời.. tiểu muội sẽ hành hạ Ngân ca suốt hết kiếp này. Tiểu muội bây giờ có muốn lóc thịt, hay không thành hôn với Ngân ca, phụ thân, mẫu thân cũng chẳng chịu.

Thanh Ngân cười:

- Tiểu huynh bây giờ dù muốn trốn tránh sự hành hạ của Trang muội, nhạc phụ, nhạc mẫu cũng chẳng chịu. Thôi thì từ nay, tiểu huynh sẽ làm con Thanh Ngưu cho hiền muội cỡi suốt đời..

Thùy Trang bấy giờ mới cười:

- Tiểu muội sẽ bảo hết mấy chị em hành hạ con trâu này chỉ còn xương với da..

- Tiểu huynh đã sẵn sàng chờ đợi!

- Đồ dâm tặc!

- Hiền muội và tiểu huynh bước qua nhà Đoàn bá mẫu trong giây lát, rồi mới trở lại.

Thùy Trang dù sắp thành hôn, nhưng vốn là gái khuê môn chối từ:

- Để tiểu muội về nhà kẻo mẫu thân nghi ngờ. Chúng ta đã ở quá lâu bên nhau rồi.

Thùy Trang nói rồi, gỡ vòng tay, chạy đi ngay.

Thanh Ngân không trở lại buổi tiệc mà bước qua nhà Đoàn phu nhân, thấy thạch trận vẫn còn nguyên vẹn, căn nhà vẫn còn như xưa, tưởng nhớ bồi hồi.

Thanh Ngân thầm hứa sẽ giác ngộ Chính Tâm trở thành con người lương thiện, không còn những tham vọng cuồng ngông. Thanh Ngân ở trong nhà một lúc rồi trở lại buổi tiệc.

Biết Đàn chưởng đã đi ngay trong đêm đến Vạn Trúc Sơn Trang. Thanh Ngân trở lại, tiệc rượu chỉ còn Võ lâm tam tuyệt, anh em Phạm Minh, các vị chưởng môn, Thùy Dung, Tiểu Hương, Thùy Vân. Thanh Ngân kể lại tình hình giang hồ võ lâm Trung Nguyên, áp lực của Mông Cổ như thế nào cho họ nghe. Lý Trường Phong vốn giòng võ tướng, thở dài:

- Nhà Tống ngày nay vua hôn quan ám, nhu nhược khó mà chống chỏi với quân Mông Cổ. Nếu nhà Tống mất, Đại Việt của ta cũng nguy lây. Chúng ta giúp võ lâm trung nguyên không khác gì tự giúp mình.

Kỳ Tửu:

- Nếu căn cứ theo việc Thủy Ma Cung, Phan ma Lôi tiếp xúc với Mông Cổ, người Mông Cổ đã dòm ngó đến chúng ta rồi. Tiền đồ không phải dễ dàng. Chúng ta chưa diệt được nhà Trần, thì lại có thể bị hại vì Mông Cổ.

Lý Trường Phong u uất:

- Diệt nhà Trần cũng không thể nhanh chóng được. Thủ Độ chứng tỏ là một tay trị nước giỏi, chứ không phải là một tên võ biền hoàn toàn hung bạo.

Ông ta đứng lên:

- Đành chờ xem thời thế. Đêm đã quá khuya chúng ta để thì giờ cho Ngân nhi nghỉ ngơi.

Tiểu Hương và Thanh Ngân dắt tay về nhà.

Dù đã sống với nhau không khác gì vợ chồng, nhưng nói tới hôn lễ, nàng cũng nao nao trong dạ, vui mừng khôn xiết. Thanh Ngân đưa nàng vào nhà thì thầm:

- Đêm nay cũng là đêm tân hôn của chúng ta.

Tiểu Hương tình tứ:

- Lúc nào bên Ngân đệ cũng là đêm tân hôn của ta.

Hôm sau mẹ con Kiều Loan, Kiều Linh tới nơi, họ vui mừng ngày vui đoàn tụ. Xà nữ Trịnh Dung tuyên bố cho mọi người biết bà nhận Kiều Linh làm nghĩa nữ.

Với đề nghị của vài người, tránh tiếng cho rằng Mai Sơn chiếm tiện nghi họ vui vẻ viết tên bốn cô gái vào thẻ tre rút thăm để định ai thành hôn trước. Không ngờ theo thứ tự rút thăm thì trước nhất là Thùy Trang, tới Kiều Linh, Kiều Loan, rồi mới tới Tiểu Hương.

Sau bốn ngày tưng bừng hôn lễ, bốn ngày Thanh Ngân trải qua những mùi vị khác nhau, cứng cỏi và hờn dỗi như Thủy Trang, hiền dịu ngoan ngoản như Kiều Linh, ghen tương ngấm ngầm như Kiều Loan, chiều chuộng sành sỏi như Tiểu Hương. Bốn cô gái hoa nhường nguyệt thẹn, mỗi người mỗi vẻ đều chính thức thành vợ Thanh Ngân.

Với sự bàn luận và đồng ý của Trịnh Dung và Thùy Dung họ bắt bốn cô gái sau đó thề nguyền coi nhau như chị em ruột, chiếu cố, thương yêu nhau, không ghen tương để suốt đời được sống hạnh phúc bên nhau. Hai bà cử Tiểu Hương làm chị cả, đến Kiều Loan, Kiều Linh rồi Thùy Trang.

Thanh Ngân ở lại Mai Sơn thêm mấy ngày với các tân nương. Hắn dùng thì giờ dạy cho Thùy Trang, Thùy Vân võ nghệ và dùng Lạc long công giúp hai nàng tăng thêm công lực. Chỉ mấy ngày với Thanh Ngân, Thùy Trang, Thùy Vân đã được đả thông sinh tử huyền quan, võ công không bằng các cô gái khác, nhưng so ra không kém Mai Sơn Tiên Tử Lý Thùy Dung. Mọi người thấy sự tiến bộ của Thùy Trang, Thùy Vân ngạc nhiên khôn cùng.

Thấm thoát đã trên mươi mấy ngày ở Mai Sơn. Thanh Ngân đã bàn luận trước với Tiểu Hương rồi sau đó xin phép vợ chồng Phạm Minh xuống núi dọ thám Thư Hương trang viện, thăm dò động tĩnh của Phan Ma Lôi. Với đề nghị của Tiểu Hương, Kiều Linh tháp tùng để luôn tiện bái mộ thân phụ mẫu của nàng là vợ chồng Triệu Cung. Kiều Loan không thể xa Xà nữ Trịnh Dung, còn Tiểu Hương ở lại Mai Sơn làm trợ thủ cho quần hùng.

Võ công Thùy Trang có tiến bộ nhưng chưa thể xông pha được trên giang hồ nên cũng phải ở lại Mai Sơn. Kiều Loan và Thùy Trang trong lòng rất buồn phải xa chồng, nhưng không thể làm khác hơn.

Mờ sáng hôm sau Thanh Ngân và Kiều Linh xuống núi. Họ phi hành qua khỏi địa phận canh gác của Mai Sơn, Thanh Ngân kéo nàng lại, xốc lên đôi tay:

- Tiểu huynh bồng Linh muội đến bản Mường năm xưa. Chúng ta ở đó một hai ngày ôn lại những kỷ niệm lúc chúng ta mới quen nhau.

Kiều Linh chợt sa nước mắt:

- Nếu ở bãi bình sa hôm đó không có Thiết Tháp xuất hiện, thì giờ này tướng công làm văn, tiện thiếp nấu cơm ấm cúng biết dường nào?

Thanh Ngân nghe nàng nói, chẳng biết sao, đành thở dài:

- Nguyện vọng của tiểu huynh là như vậy. Hỡi ôi! Nhưng tất cả đều vì cơ duyên đất trời dun rủi mà thôi. Linh muội buồn trách thì tiểu huynh?

Kiều Linh bá cổ:

- Thiếp không bao giờ dám trách tướng công. Mọi người có số cả. Thiếp chỉ trong một lúc ao ước mà thôi. Hôm đó, nếu thiếp không bị độc xà cắn phải, thì cũng đâu có quan tâm tới tướng công. Lúc đó chỉ là một cậu bé..

Thanh Ngân cười:

- Cậu bé chỉ hôn người đẹp mà cũng mệt nhoài thở không ra hơi..

Kiều Linh nhớ lại cảnh trong nhà sàn hôm đó, mắc cở, bá chặt Thanh Ngân. Rồi cười nhẹ:

- Còn bây giờ thì...

- Thì tiểu huynh đã biết làm... chồng. Chúng ta trở lại bản Mường xưa, bãi bình sa cũ, tiểu huynh ngâm thơ cho Linh muội nghe.

Chiều hôm đó, Thanh Ngân tới bản Mường. Thanh Ngân yên trí căn nhà sàn đã sập, nhưng không ngờ nó đã được tu sửa, trông sạch sẽ vô cùng. Kêu lên:

- Đã có người ở nơi đây?

Kiều Linh thì thào:

- Thiếp tu sửa và thỉnh thoảng tới đây để nhớ tướng công. Chẳng có ai đến đây cả, trừ chúng ta.

Thanh Ngân nghe nàng nói, xúc động chẳng biết nói sao, chỉ cúi xuống nàng những nụ hôm say đắm.

Cảnh cũ người xưa, dù đã trao thân gởi phận mấy ngày trước. Giờ này Kiều Linh mới thấy hạnh phúc ngọt ngào. Thanh Ngân và nàng liên tiếp ở lại mấy ngày. Kiều Linh luyện hai thứ nội công dương cương của Lê Phụng Minh và sau này luyện huyền âm chân công của sư bá Kiều Loan. Nội công của nàng rất cao, nhưng âm dương chưa hoàn toàn hoà hợp. Sau những lúc âu yếm nhau, Thanh Ngân lại dùng Lạc Long Công giúp nàng tăng tiến thêm nội lực, đều hoà hai luồng chân khí có hai đường lối khác nhau trong cơ thể và truyền môn khinh công xúc địa thành thốn, cũng như khẩu quyết võ công của Triệu Cung cho nàng. Rời căn nhà sàn, họ lại đến cồn cát năm xưa, Kiều Linh gối đầu lên cánh tay Thanh Ngân nhìn trăng. Thanh Ngân ngâm lại những bài thơ đã xuất khẩu tặng nàng lúc trước.

Thanh Ngân không quên một chữ nào, làm cho Kiều Linh cảm thấy được vuốt ve, an ủi rất nhiều.

Đêm đó, khi họ nắm tay nhau phi hành tới Thư Hương Trang Viện, thì thấy đèn hoa rực rỡ, người ra kẻ vào tấp nập.

Thư Hương Trang Viện rộng lớn chỉ bằng một phần của Nam Hải Trang, nhưng ở Đại Việt thời bấy giờ khó có trang viện nào nguy nga như Thư Hương Trang Viện. Thanh Ngân nắm tay Kiều Linh lướt lên nóc đại điện, dán mình xuống mái ngói.

Họ đến đúng lúc, bên dưới đại diện lão viện chủ sung sướng cười ha hả:

- Lão phu và Tú Cô nên nghĩa trăm năm. Từ nay Thư Hương Trang Viện có thể sát cánh cùng chư vị lập nên nghiệp cả.

Tiếng õng ẹo của Ngân Sơn ma nữ:

- Lê đại ca đã luyện xong toàn bộ bí kiếp Lục Phật Kim Thiền. Tiểu muội cũng chỉ từ đây được nương nhờ bóng cả.

Tiếng nói già nua:

- Ta xuống núi lần này mừng Lê hiền đệ. Mấy chục năm nay vợ chồng ta không rời khỏi Lang Cung sơn, nhưng nhận thấy võ công của Phan Ma Lôi thật đã đến mức vô lượng. Lê hiền đệ nên cẩn thận.

Lão Thư Hương viện chủ cười:

- Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Phan Ma Lôi tổ chức đại hội Tam đảo để mong làm minh chủ võ lâm. Lúc đó, chúng ta cứ đến xem náo nhiệt. Tại hạ nhận được tin, Nùng Trí Lân mười mấy năm nay giả chết để luyện ma công trong lòng núi. Và mới đây cũng nhận thư cảm tạ đã nhận lễ vật của tại hạ. Nùng Bảo Ngọc lại ước hẹn tiếp kiến ở Thăng Long. Phía bọn Kỳ Tửu lại cũng có tên Lê Thanh Ngân hiện làm minh chủ võ lâm trung nguyên. Võ công của tên này, trước đây còn hơn tại hạ một bực. Chúng ta cứ đợi chúng thanh toán nhau. Hà hà! Tại hạ và Tú Cô sát cánh, dù không đả bại Phan Ma Lôi, hắn cũng chẳng làm gì được mình.

Lão bỗng quát lớn:

- Chuột nhắc dám cả gan!

Lão phóng mình như chớp, đánh tung mái ngói bay lên.

Thanh Ngân cũng như ma muội, cặp Kiều Linh lướt mình ra ngoài mấy chục trượng, ẩn sau một hòn giả sơn.

Lão viện chủ phát hiện được họ trên mái ngói, vì Thanh Ngân đi với Kiều Linh, chứ một mình thì lão không tài nào.

Tuy nhiên trong lúc cười nói oang oang, lão phát hiện được hơi thở của nàng, võ công lão cũng đã tiến bộ vượt bực.

Lão viện chủ bay lên mái ngói, không phát hiện được ai, nhưng hương thơm trong người Kiều Linh còn phảng phất trong không khí, lão cau mày rồi cười:

- Tiêu Dao Lý Hoa Thanh lại làm chuyện rình mò hay sao? Xin mời vào tệ viện. Phục Hoạt này xin rửa tai nghe lời chỉ dạy.

Thanh Ngân truyền âm cho Kiều Linh rồi ôm nàng phóng vút ra ngoài bờ tường, phi hành bằng một tốc độ tuyệt thế, thì Kiều Linh cười khanh khách:

- Lão viện chủ đoán nhầm rồi! Ta là ta chẳng phải Lý Hoa Thanh nào cả. Ta là ta.

Bấy giờ Ngân Sơn ma nữ cũng phi lên trên mái, nghe tiếng cười của Kiều Linh và đo lường tốc độ của nàng, biến sắc:

- Cô ta là ai mà võ công như thế? Tốc độ phi hành đó chúng ta...

Bà ta bỏ lửng chẳng dám nói trọn câu là chúng ta còn thua xa. Biết không đuổi theo kịp, lão viện chủ nắm tay Tú Cô trở xuống, mặt không dấu nỗi bàng hoàng:

- Tiếng nói còn rất trẻ mà sao có khinh công cao đến như vậy?

Thanh Ngân đã nghe đủ toan tính của Thư Hương Trang Viện, thấy không cần phải trở lại nên phi hành luôn một mực đến bờ sông. Trời vẫn chưa sáng, Thanh Ngân tìm một cổ miếu cùng Kiều Linh ngồi điều tức.

Sáng hôm sau, hai người giả trang thành cặp vợ chồng khá giả chốn thôn quê, đến quán ăn năm xưa, nơi Thanh Ngân gặp nàng lần đầu và bị bắt vì tưởng nhầm là Lê Trung Hưng ăn sáng, rồi hỏi thuê thuyền. Thanh Ngân đưa ra mấy đỉnh bạc đặt cọc, số tiền này có thể mua hai ba chiếc thuyền cùng một lúc cho nên thuê được ngay một chiếc rộng rãi. Thả lơi mái chèo, với Kiều Linh ngồi tựa bên mình, Thanh Ngân diễn tả lại cảnh mua thuyền đi tìm nàng trên sông trước kia ra sao cho nàng nghe. Kiều Linh cảm động đến rơi lệ. Họ cho thuyền trôi theo giòng nước, nhiều đêm neo bên bến vắng. Kiều Linh cảm thấy cuộc đời hạnh phúc khôn cùng. Mãi năm ngày sau họ mới tới bến đò Thăng Long.

Tìm được chỗ trả thuyền, họ dắt nhau đi tìm chỗ trọ. Chỉ đi một đoạn đường ngắn, Thanh Ngân đã phát hiện nhiều ký hiệu giang hồ, thấy có cả Tiêu Dao đảo và Đại Lịch Cung. Tuy thấy ký hiệu, nhưng Thanh Ngân và Kiều Linh thuê phòng nghỉ, tắm rửa, thay y phục và cũng với dạng cải trang họ đi dạo phố, sắm sửa nhang đèn hoa quả đi tế mộ.

Nơi chôn vợ chồng Triệu Cung lâu ngày không ai thăm viếng cỏ cao hơn đầu, Thanh Ngân phải tìm một lúc mới ra. Tuy từ nhỏ không biết mặt mẹ cha, nhưng là tình thiêng liêng nên qùi trước mộ, chỉ là một bãi cỏ hoang không có nấm mồ, Kiều Linh cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào:

- Con nhất định trả cho được mối thù này. Con nhất quyết phải lấy đầu Tam Nhãn để trả thù cho song thân.

Trước đây Thanh Ngân cũng đã thuật qua hoàn cảnh của thân phụ mẫu nàng. Nhưng lúc ấy có Bảo Ngọc và thì giờ eo hẹp nên Kiều Linh cũng chỉ được biết sơ qua. Lần này trước mộ song thân, nàng gạn hỏi cặn kẽ hơn thân thế của mình và hoàn cảnh của Triệu Cung. Những lời Thanh Ngân kể lại hoàn cảnh của ông làm Kiều Linh xúc động vật vã khóc thương.

Kiều Linh nức nở trong niềm thương đau hoàn cảnh của song thân mình, thì nàng cũng cảm thấy rất an ủi. Mặc cảm là đứa con không cha không mẹ, xuất thân từ phận tôi đòi hoàn toàn xóa sạch. Trong sự diễn biến tình cảm đau thương, an ủi đó, Kiều Linh không muốn rời mộ song thân. Thanh Ngân ngồi với nàng suốt đêm.

Sáng hôm sau quay trở về khách điếm, Thanh Ngân đề nghị đi tìm bọn Như Nguyệt, cũng như thấy có ký hiệu của Đại Lịch cung, tìm xem thử Bảo Ngọc có mặt ở Thăng Long hay không, thì Kiều Linh viện cớ mình không được khỏe, muốn được nghỉ ngơi, khuyên Thanh Ngân đi một mình. Thanh Ngân biết nàng đang buồn rầu, an ủi thêm một lúc rồi ra đi, hẹn vài giờ trở về.

Thăng Long là chốn kinh đô, ngang dài năm sáu chục dặm, đền đài lầu các rực rỡ, người ngựa tấp nập. Thanh Ngân theo ký hiệu của Như Nguyệt đến một khách điếm sang trọng chỉ cách cầu Thanh Hoa vài dặm, nơi có thể trông ngắm đền các của cung đình. Thanh Ngân vào khách điếm tìm Như Nguyệt, thì bọn họ lại đi khỏi.

Lâu ngày xa kinh đô, Thanh Ngân rảo bước đi dọc theo đại lộ để xem ngắm cảnh sắc. Đang đi trên đường thì thấy một người ăn mặc áo quần nô bộc của nhà quan xách một giỏ lớn từ đàng xa vừa đi vừa chạy. Người này đến gần thì vấp té ngã xuống đường, trong giỏ là các vị thuốc đổ ra tung toé. Thanh Ngân vội tiến lên đỡ người ấy dậy. Người này khoảng năm mươi, được hắn đỡ dậy không kịp cảm ơn, vội vàng nhặt thuốc lên, vừa nhặt vừa lấp bấp, hốt hoảng:

- Làm ơn nhặt lên dùm ta, phụ với ta. Tính mệnh của tiểu thơ có bề gì, thì tội lỗi này là của ta.. ta chết mất.

Thanh Ngân nhìn thuốc đỗ tung ra, khó có thể nào nhặt lại hết, bèn khuyên:

- Lão bá nên đi mua lại cho đúng cân lượng. Không thể nào nhặt hết được đâu.

Người lão bộc vừa nhặt vừa khổ sở:

- Trong người ta đâu có còn cắc bạc nào? Làm sao bây giờ, tiểu huynh giúp thì nên nhặc phụ dùm ta một tay.

Lão cũng kêu gọi những người đi đường:

- Làm ơn làm phước nhặt dùm với lão nô này. Không có thuốc đem về kịp thì tánh mệnh tiểu thơ sẽ rất nguy hiểm. Làm ơn giúp dùm.

Người đi đường không ai giúp lão, mà còn có kẻ cười:

- Lão nhặt trở lại cho con bệnh uống, thì biết đâu lại giết mất con bệnh không chừng.

Thanh Ngân nhìn sơ qua những vị thuốc, hỏi:

- Có phải tiểu thơ của lão bị thương nặng và hiện giờ đang hôn mê?

Lão nô ngạc nhiên:

- Sao tiểu khuynh biết được?

- Nhìn những vị thuốc đổ tung ra kia, ta cũng đoán được. Trần bì, đương qui, tô mộc, chỉ phác, chỉ xác, đại hoàng, phác tiêu, cam thảo... là những món thuốc trị ứ huyết đến hôn mê. Xuyên ô, tùng tiết, mộc dược, nhũ hương.. là thuốc trị gãy xương..

Người nô bộc vừa nhặt thuốc vừa kính phục:

- Lão không biết tên thuốc, nhưng tiểu thơ té rất nặng và hiện giờ đang nguy kịch.

Nhưng lão bất mãn:

- Tiểu huynh không lượm giúp ta thì có giúp gì cho lão gia và tiểu thư?

Thanh Ngân cười:

- Nhặc cho lão cũng chẳng giúp được gì? Thuốc hốt có nhiều thang khác nhau, nay lão nhặt bỏ chung lại với nhau chỉ có giết người. Đừng nhặt nữa. Ta biết y thuật, hãy đưa ta về phủ của lão gia ngươi, ta cứu giúp cho.

Người lão bộc ngưng tay ngước nhìn. Thấy y phục đơn sơ, mặt mày dưới lốt giả trang trông rất tầm thường. Không mấy tin tưởng, khó chịu:

- Trần đại gia làm quan ngự sử đương triều, tinh thông y lý. Nhà ngươi đừng định múa riều qua mắt thợ để kiếm tiền không được đâu!

Thanh Ngân vẫn giữ nụ cười:

- Phải chăng Trần đại gia đậu tam giáp trước đây? Ta nhất định không múa riều qua mắt thợ. Lão có nhặc cho xong số thuốc, thì về nhà lão gia cũng không thể dùng được. Đáng tiếc, có một đoàn người ngựa sắp tới. Số thuốc của ngươi sẽ dẫm nát cả. Thôi! Tính mạng của tiểu thư ngươi, tùy ngươi. Ta đi đây.

Thanh Ngân bỏ lão, rảo bước, đi được vài trăm thước, thì một đoàn người ngựa rộn rịp hộ vệ một chiếc kiệu đỏ đầu phượng, kiệu của hàng vương công và đoàn hộ vệ cả trăm người ngựa ồ ạt đi qua. Thanh Ngân cũng nghe phía sau xa xa còn một đoàn người ngựa nữa, và cũng như mọi người thường dân, buôn bán khác đi ép sát qua lề đường. Thanh Ngân khó chịu với các đoàn người ngựa này. Nó đã làm cho việc vãn cảnh trở nên mất hứng. Thanh Ngân vừa muốn băng qua đường để trở về chỗ trọ, thì nghe tiếng chạy vội vã, và người lão bộc đến bên, qùy gối:

- Việc đến nỗi này, thì tiểu lão chỉ có nước chết mất. Tiểu lão xin tiểu huynh đài đến cứu tiểu thư. May ra..

Thanh Ngân cười:

- May ra cứu sống được tiểu thư của lão, thì lão bớt được tội có phải vậy không? Lão gặp ta cũng có duyên. Thôi thì cứ đưa ta đến đó thử xem.

Người lão bộc nghe nói mừng rỡ, đứng lên vồn vã:

- Tư dinh Trần lão gia không xa. Xin mời theo tiểu lão.

Lão bộc nôn nóng nên vừa đi vừa chạy, Thanh Ngân vẫn rảo bước theo sau bén gót. Lão thấy Thanh Ngân không cách xa mình lại chạy nhanh hơn. Lão chạy không nghe tiếng chân chạy theo, quay lại nhìn, thì lại thấy Thanh Ngân vẫn ung dung bên chân lấy làm kinh dị. Trong lòng vừa mừng vừa sợ.

Thanh Ngân theo lão đi độ nửa dặm, thì rẽ vào một con đường lát đá. Dọc đường là những tư dinh kín cổng cao tường. Khi qua các cổng lớn mới nhìn thấy cảnh sắc xinh đẹp bên trong. Dù ở kinh thành, Thanh Ngân chưa bao giờ đặt chân tới khu này.

Qua mấy khu tư dinh như vậy, mới tới tư dinh của Trần ngự sử. Bước vào cổng, nhìn xem cách bố trí, chỗ này tùng, bách, chỗ họ hoa kiểng rất cân xứng, đẹp mắt. Thanh Ngân thầm khen chủ nhân xứng đáng là nhà văn học.

Người trong dinh, thấy lão bộc đưa một người ăn mặc quê mùa như Thanh Ngân vào, đinh ninh cũng là người sẽ đến làm nô bộc, nên chẳng ai chào hỏi. Người lão bộc đưa tới sân thềm, thì quay lại:

- Phiền tiểu huynh đài, đợi tiểu lão trong giây lát.

Thanh Ngân biết lão phải vào bẩm báo, nên không phiền:

- Lão cứ tự nhiên.

Thanh Ngân đứng ngoài cửa nhưng tai nghe muồn nuột nơi hậu dinh tiếng khóc kể, và lời bẩm báo run rẩy của lão nô bộc, tiếng thở dài tuyệt vọng của một trung niên:

- Nó không thể sống, ngươi hãy mời người lang sư ấy đi đi.

Tiếng một người đàn bà nói trong tiếng khóc:

- Nhà ta ăn ở hiền lương, biết đâu trời dun rủi có người cứu giúp. Xin tướng công cho vời thử xem sao? Tiện thiếp năn nỉ tướng công.

Người đàn ông thở dài:

- Nàng đã có lời, thì thôi cứ mời hắn vào. Ta đang khổ sở mà hắn chỉ đến làm phiền, thì ta sẽ trừng trị đích đáng.

Người đàn ông đã bằng lòng, chỉ trong giây lát một con thị tỳ bước ra mở cửa:

- Xin mời lương sư theo nô tỳ.

Thanh Ngân vào cửa, và khi đứa thị tỳ ra hiệu theo ra hậu viện, thì dừng chân:

- Ta không quen biết lão gia, cũng không bà con thân thích. Người quân tử không bước chân ra hậu viện của người. Ngươi thưa với lão gia ngươi như vậy.

Con thị tỳ dừng chân:

- Nhưng tiểu thư chỉ hoi hóp trong hôn mê.

Thanh Ngân:

- Ngươi cứ vào thưa với lão gia ngươi như ta bảo. Tùy người liệu định.

Con thị tỳ vào trong. Thanh Ngân đứng nhìn ngắm tranh ảnh, thư họa trong nhà, thấy có bức họa sơn thủy của Trương Xán lấy làm mừng rỡ, định bụng sẽ hỏi thăm để biết Trương Xán và nghĩa tỷ Đặng Tố Lan ở đâu, thì bốn cô thị tỳ mang một chiếc giường nhỏ đi ra và đàng sau là một trung niên độ ba mươi lăm, ba mươi sáu, mặc áo quần nho sinh cùng một người đàn bà khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu bước theo sau. Người đàn bà rất xinh đẹp, qúi phái, nhưng tiều tụy, cặp mắt đỏ hoe. Còn người đàn ông thì vẫn giữ được vẻ bình thản. Thanh Ngân biết người đàn ông đó là Ngự sử Trần Chu Phổ tiếng tăm vang dậy. Thấy Thanh Ngân, Trần Chu Phổ hơi cau mày, nhưng lịch sự trong lạnh nhạt:

- Xin thứ lỗi đã không tiếp đón lương sư đúng lễ.

Thanh Ngân vòng tay:

- Tiểu nhân nghe tiếng Trần ngự sử đại gia đã lâu nay mới được thấy tôn nhan. Thật là hân hạnh. Tại hạ chỉ biết chút ít nghề thuốc, vì lòng cứu người mà đến. Xin đại gia đừng quá lời.

Trần chu Phổ vẫn lạnh nhạt:

- Tiểu nữ đã được đưa ra! Xin ra tay Hoa Đà dùm cho.

Thanh Ngân vẫn giữ nụ cười:

- Tiểu nhân xin cố gắng thử xem.

Thanh Ngân tiến lại bên chiếc giường nhỏ thấy tiểu thư, con Trần Chu Phổ khoảng mười hai tuổi nằm thiêm thiếp trong chăn. Dù cô ta còn bé, nhưng Thanh Ngân cũng giữ đúng lễ nghi nam nữ thọ thọ bất thân, nên cũng yêu cầu mấy cô thị tỳ cột dây vào tay cho mình xem mạch. Trần chu Phổ thấy bày vẽ, càng khó chịu, nhưng thấy sự lo âu và ánh mắt van lơn của vợ nên rán nhịn.

Thanh Ngân đâu có xem mạch như kiểu lương y thông thường. Tay hắn rờ vào sợi chỉ, thì chân khí đưa vào thân thể cô bé, thấy ngay những chỗ nào thương thế làm khí huyết bị bế tắc. Cô bé còn thiêm thiếp, còn hơi thở, thì với võ công và y thuật của Thanh Ngân làm sao có thể vô phương cứu trị?

Thanh Ngân làm bộ xem mạch một lúc rồi tỏ ra vui vẻ:

- Tiểu thư không sao cả. Tại hạ sẽ dùng thuật đả huyệt trị thương, trong giây lát thì tỉnh lại. Nhưng một chân bị gãy, thì phải chuẩn bị thuốc để băng bó. Xin cho tại hạ giấy bút, và cho người đi lấy ngay cho.

Nghe hắn nói con mình không sao, Trần chu Phổ đang lạnh nhạt cũng chớm lên hy vọng, còn phu nhân ông ta thì mừng như chết đi sống lại, hối thị tỳ lấy giấy bút, mài mực

Crypto.com Exchange

Hồi (1-73)


<