← Hồi 086 | Hồi 088 → |
Phương Di mỉm cười nói:
- Hảo đệ đệ? Ta mong rằng ngươi đừng coi ta như kẻ nô tỳ là lúc nào ta cũng lấy làm thoả mãn, trong giấc mộng ta vẫn vui cười. Hai người dắt tay nhau vào rừng, ngửi thấy mùi hoa thơm sực mũi. Vi Tiểu Bảo hỏi:
- Ở đây mùi hương ngào ngạt, phải chăng là hoa tiên? Hai người tiến về phía trước mấy bước, bỗng nghe trong bụi cỏ có tiếng sột soạt. Tiếp theo, một bóng vàng chuyển động. Bảy, tám con rắn vằn đen bò ra. Vi Tiểu Bảo la hoảng:
- Trời ơi? Gã kéo Phương Di xoay mình bỏ chạy. Nhưng vừa cất bước, trước mặt lai thêm bảy, tám con rắn chân đường. Những con này đỏ như máu. Lưỡi thò ra thụt vào, miệng phun phì phì. Ðàn rắn này đầu hình tam giác, hai mang bành ra. Hiển nhiên là rắn độc. Phương Di đứng chắn trước người Vi Tiểu Bảo, rút đao ra múa tít, miệng la lớn:
- Ðệ đệ chạy đi. Ðể ta ngăn chặn chúng cho. Vi Tiểu Bảo khi nào quên điều nghĩa khí, bỏ chốn lấy mình? Gã vội rút lưỡi trủy thủ ra nói:
- Chạy qua bên này! Gã kéo Phương Di chạy xéo đi. Vừa đi được hai bước, bỗng thấy đầu cổ mát lạnh, một con rắn ở trên cây đeo tròng teng đã cuốn vào cổ gã. Vi Tiểu Bảo chẳng còn hồn vía nào nữa, rú lên một tiếng. Phương Di vội vươn tay nắm lấy mình rắn. Vi Tiểu Bảo thét:
- Không được!... Gã chưa dứt lời, con rắn đã ngoái lại cắn vào mu bàn tay Phương Di rồi bám chặt không buông ra nữa. Vi Tiểu Bảo vội vung trủy thủ chặt đứt con rắn làm hai đoạn. Giữa lúc ấy trên cổ chân hai người đều bị độc xà quấn lấy. Vi Tiểu Bảo vung trủy thủ lên chặt thì chân bên phải đau nhói, vì bị rắn độc cắn trúng. Phương Di di vứt bỏ đơn đao, ôm lấy gã vừa khóc vừa nói:
- Bữa nay vợ chồng ta bỏ mạng nơi đây rồi? Vi Tiểu Bảo nhờ có lưỡi trủy thủ sắc bén phi thường, mỗi lần vung lên là một con rắn bị chặt đứt. Nhưng những rắn độc từ trong rừng kéo ra mỗi lúc một nhiều. Hai người gắng gượng vừa chiến đấu vừa lùi dần ra được khỏi khu rừng thì trong mình đều bị rắn cắn đến bảy, tám miếng khiến cho đầu nhức mắt hoa, dần dần đi vào chỗ hôn mê. Hai người nhìn ra biển thấy con thuyền nhỏ đang bơi tới gần chiếc thuyền lớn và cách bờ đã xa rồi. Phương Di la gọi mấy tiếng nhưng bọn thuỷ trên thuyền không nghe thấy gì nữa. Nàng vén ống quần Vi Tiểu Bảo lên rồi cúi xuống mút máu độc ở chân gã. Vi Tiểu Bảo la lên:
- Không... không được. Bỗng nghe phía sau có tiếng chân rồi tiếng người hỏi:
- Các người đến đây làm gì? Không sợ chết ư? Vi Tiểu Bảo quay đầu lại nhìn thấy ba hán tử trung niên, vội lên tiếng:
- Ðại thúc cứu mạng, bọn tiểu tử bị rắn cắn. Một hán tử lấy trong bọc ra một bánh thuốc bỏ vào miệng nhai rồi rịt lên các vết rắn cắn cho Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo nói:
- Xin thúc thúc hãy rịch cho nàng trước. Gã nhận thấy hai chân mình đen hết, không còn cảm giác nữa. Phương Di đón lấy thuốc tự rịt vào các vết thương cho mình. Vi Tiểu Bảo gọi:
- Hảo tỷ tỷ!... Nhưng vừa la được một câu thì mắt tối sầm lại, té huỵch xuống đất. Khi gã tỉnh dậy thấy môi hô miệng đắng, trước ngực đau đớn kịch liệt gã không nhịn được bật tiếng la. Bỗng nghe tiếng cười nói:
- Hay lắm? Gã tỉnh lại rồi. Vi Tiểu Bảo từ từ mở mắt ra thấy có người bưng chén thuốc để kề vào miệng gã. Thứ thuốc này hôi tanh cực kỳ khó ngửi. Gã không do dự bưng lấy uống ừng ực. Thuốc uống vào miệng cay đắng phi thường. Vi Tiểu Bảo uống xong chén thuốc rồi nói:
- Ða tạ đại thúc đã cứu mạng cho tiểu tử. Tỷ tỷ của tiểu tử có việc gì không? Người kia đáp:
- May mà đến cứu kịp thời, chỉ chậm khoảng ba khắc là các người hết sống. Các người thật là lớn mật! Sao dám lên đảo thần tiên? Vi Tiểu Bảo nghe nói Phương Di thoát chết trong lòng mừng rỡ vô cùng, miệng cám ơn rối rít. Bây giờ gã mới phát hiện ra mình đang nằm trên giường đắp chăn. Bao nhiêu quần áo đều cởi bỏ hết. Hai chân gã vẫn còn tê dại không cử động được Hán tử này tướng mạo xấu xa quê mùa, mặt đầy vết sẹo, nhưng trong mắt Vi Tiểu Bảo y là một vị Bồ tát cứu mạng. Vi Tiểu Bảo thở phào một cái nói:
- Những thuỷ thủ chèo thuyền nói trên đảo này có trái tiên, ai ăn vào sẽ được hưởng trường sinh bất lão... Hán tử cười khánh khách nói:
- Nếu có trái tiên thật thì bọn chúng sao không lên hái mà ăn? Vi Tiểu Bảo la lên:
- Trời ơi? Té ra bọn thuỷ thủ này lòng dạ bất lương. Trên thuyền tiểu nhân còn có người bạn. Ðừng để... đừng để bọn tàn ác làm hại y. Ðại thúc ơi! Xin đại thúc tìm cách cứu mạng cho y. Hán tử mặt mũi xấu xa nói:
- Thuyền đã ra đi từ ba bữa trước, bây giờ biết đâu mà kiếm? Vi Tiểu Bảo lộ vẻ bâng khuâng hỏi:
- Sao lại đi từ ba ngày trước? Hán tử đáp:
- Ngươi đã hôn mê ba ngày ba đêm, chắc người chưa tự biết mà thôi. Vi Tiểu Bảo nhớ tới Song Nhi. Tuy thị võ công cao cường nhưng một mình trơ trọi giữa nơi biển cả bát ngát thì làm sao thoát được độc thủ của bọn hung đồ? Gã nghĩ tới đây không khỏi bồn chồn trong dạ. Hán tử thấy Vi Tiểu Bảo ra chiều nóng nảy liền tìm lời ôn hoà an ủi:
- Bây giờ công tử nóng nẩy cũng bằng vô dụng, nên yên tâm tĩnh dưỡng là hơn. Nọc độc giống rắn trên đảo này ghê gớm lắm, ít ra phải uống thuốc bảy ngày mới thanh trừ được. Hắn hỏi họ tên Vi Tiểu Bảo rồi tự giới thiệu mình là Phan Hùng. Ðến ngày thứ ba, Vi Tiểu Bảo đã dậy được. Gã vịn vào tường vách lần lần bước đi, Phan Hùng đưa gã đến thăm Phương Di. Nguyên Phương Di được phụ nữ săn sóc ở một nơi riêng biệt. Dung nhan nàng rất tiều tuỵ mà tinh thần cũng buồn phiền chán nản. Hai người thấy mặt nhau vừa mừng rỡ lại vừa bịn rịn, bất giác ôm lấy nhau mà khóc oà lên. Từ hôm ấy hai người cứ ban ngày là ở với nhau một nhà. Mỗi khi nhắc tới độc xà lợi hại là lại sởn gai, rùng mình. Ðến ngày thứ sáu,Phan Hùng nói:
- Trên đảo này có thầy lang là Lục Tiên Sinh, đến thôn xóm này, tại hạ mời tiên sinh vào coi thương thế cho Vi huynh đệ... Vi Tiểu Bảo ngỏ lời tạ ơn. Lát sau một người tiến vào. Người này ăn mặc theo kiểu văn sĩ, lối bốn chục tuổi, vẻ mặt ôn hoà, vui vẻ, ra chiều dễ thân cận. Người mới đến hỏi đầu đuôi Vi Tiểu Bảo bị rắn độc cắn rồi cười nói:
- Dân cư trên đảo phải đem theo hùng hoàng theo trong người, nên dù có bắt rắn bỏ vào người, nó cũng lập tức chạy trốn chứ không dám cắn. Vi Tiểu Bảo nói:
- Té ra là thế. Thảo nào cả nhà Phan đại ca đây không ai sợ rắn. Lục Tiên Sinh (tức người mới đến) coi những vết thương cho Vi Tiểu Bảo rồi lấy ra sáu viên thuốc hoàn và bảo gã:
- Công tử uống ba viên, còn ba viên đưa cho cô bạn. Mỗi ngày uống một viên. Vi Tiểu Bảo trịnh trọng cám ơn Lục đại phu rồi lấy ra hai trăm lạng bạc nói:
- Ðây gọi là chút ít tiền thuốc men, xin tiên sinh vui lòng thu nhận cho. Lục Tiên Sinh thấy Vi Tiểu Bảo rộng rãi quá, không khỏi giật mình cười:
- Làm gì mà những bấy nhiêu? Công tử cho hai lạng là đủ rồi. Vi Tiểu Bảo nói mãi, Lục Tiên Sinh mới thu nhận món tiền hai trăm lạng bạc. Y cám ơn rồi cười nói:
- Công tử đã có lòng hậu tứ mà bỉ nhân khước từ là thất kính. Chắc công tử ở đây buồn lắm. Tối hôm nay bỉ nhân muốn mời công tử cùng cô nương tới tệ xá uống chung rượu lạt được chăng? Vi Tiểu Bảo cả mừng nhận lời ngay. Vào lúc xế chiều, Lục Tiên Sinh phái người đưa hai cỗ kiệu trúc đến đón Vi Tiểu Bảo cùng Phương Di. Nói là kiệu cho sang, thực ra chỉ là cái ghế trúc, hai bên xỏ đòn tre vào. Phía trước, phía sau đều có người khiêng đi, dĩ nhiên chẳng làm gì có kiệu, có võng. Hai cỗ kiệu trúc men theo bờ suối mà đi. Nước suối chảy róc rách. Cây cỏ tốt tươi, phong cảnh này làm cho người ta thư thái tâm thần. Nhưng Vi Tiểu Bảo và Phương Di thấy cây cỏ cao, rậm rạp lại càng run sợ, vì rắn độc hay ở những nơi này bò ra. Kiệu đi chừng bảy,tám dặm đến trước căn nhà trúc thì dừng lại. Căn nhà này từ tường vách cho đến trên mái đều kết bằng những cây trúc lớn tầy miệng chén, coi rất bền vững. Từ Giang Nam cho chí đến Hà Bắc chưa hề nhìn thấy qua căn nhà như vậy. Lục Tiên Sinh nghe từng bước chân nhộn nhịp liền bước ra nghênh tiếp, đón khách vào nhà. Hai người vào trong sảnh đường thì đã thấy một thiếu phụ chạc ngoài ba chục tuổi ra bồi tiếp Phương Di. Thiếu phụ này là vợ Lục Tiên Sinh. Bà cầm tay Phương Di tỏ vẻ rất thân mật. Lục Tiên Sinh mời Vi Tiểu Bảo vào thư phòng ngồi chơi. Trong thư phòng, trên những kỷ sách toàn bằng trúc xếp đầy sách vở. Trên bốn bức vách treo đầy thư hoạ. Xem chừng Lục đại phu cũng là kẻ sỹ hào hoa phong nhã. Lục Tiên Sinh nói:
- Bỉ nhân ở ngoài hải đảo hoang vu, hẻo lánh thành ra cô lậu quả văn. Vi công tử ở chốn trung nguyên là nơi địa linh nhân kiệt, danh lam thắng cảnh. Công tử lại vốn dòng cao môn lệnh tộc, nhãn giới cao minh, thưởng ngoạn tất nhiên sành sỏi. Công tử thử coi mấy bức thư hoạ này có vào chương pháp nào chăng? Lục Tiên Sinh nói toàn lời văn hoa. Vi Tiểu Bảo chẳng hiểu gì ráo. Gã thấy chủ nhân vừa trỏ những bức tranh hoạ cùng bút thiếp trên vách lại nghe những câu nói của y có hai chữ " thư hoạ" thì đoán rằng y muốn gã phê bình những bức đó. Vi Tiểu Bảo chẳng biết một chữ nào. Gã ngắm mấy bức hoạ: Bức thì vẽ sơn thuỷ, có bức lại vẽ con hạc trắng và con rùa đen. Bức này nguyên để tỏ ý "Rùa Hạc trường thọ" Gã cười nói:
- Con rùa đen này coi đẹp đây? Lục Tiên Sinh hơi sửng sốt, trỏ vào một bức chữ hỏi:
- Vi công tử! Công tử coi bức này viết bằng thạch cổ văn có được chăng? Vi Tiểu Bảo thấy những chữ ngoằn ngoèo như vẽ bùa liền gật đầu đáp:
- Hay! Bức này hay lắm? Lục Tiên Sinh lại trỏ vào một bức đại tự hỏi:
- Bức này phỏng theo chữ khắc vào đá trên Lang nha đài thời nhà Tần. Công tử thấy thế nào? Vi Tiểu Bảo nghĩ thầm:
- Bức nào mình cũng khen là hay, là đẹp thì thành ra vô vị. Gã liền lắc đầu đáp:
- Bức này chữ viết không được hay lắm. Lục Tiên Sinh nét mặt cung kính nghiêm nghị nói:
- Xin công tử chỉ điểm những " bại bút " trên bức chữ này. Vi Tiểu Bảo đáp:
- Bức này " bại bút" quá nhiều mà "thắng bút" rất ít! Vi Tiểu Bảo thấy Lục Tiên Sinh bảo vạch rõ những chỗ " bại bút", gã tưởng đã có "bại bút" tất có "thắng bút" nên mới đáp là: Bại bút rất nhiều mà thắng bút không có mấy! Ngờ đâu Lục Tiên Sinh nghe gã nói đến hai chữ "thắng bút" không khỏi ngẩn người, vì chằng ai nói thắng bút bao giờ. Rồi lão gật đầu cười lạt khen:
- Cao minh? Thật là cao minh? Lục Tiên Sinh lại chỉ vào những bức chữ thảo trên vách mé Tây hỏi:
- Công tử coi bức thảo này thế nào? Vi Tiểu Bảo ngoẹo dầu coi một lúc rồi đáp:
- Mấy chữ này mực khô mà không xấp bút. Hừ? Lại còn ngừng dây nhỏ kéo nhằng kéo nhịt không chùi cho sạch đi. Lục Tiên Sinh nghe đến đây bụng bảo dạ:
- Té ra thằng lỏi này không biết chút gì về đường thư hoạ mà chỉ ba hoa khoác lác Nên biết chữ phải có chỗ đậm chỗ lợt. Bút ướt thì đậm, bút khô thì lợt. Ðậm lợt phải xen kẽ. Có chỗ lợt thì nét đậm mới nổi, có chỗ đậm thì nét lợt mới sáng, tỷ như mây, như ráng trên nền trời vậy. Có thế mới là diệu bút. Còn những dây nhỏ bút kéo liền gọi là " du ty" thì hoặc kéo liền nét hoặc kéo liền mấy chữ. Bình luận về bút pháp phải có chủ khách tương hợp, góc cạnh biến ảo và nhiều chi tiết đặc biệt. Vi Tiểu Bảo chỉ nói vài câu đã lòi cái đuôi dốt ra. Lục Tiên Sinh biến đổi sắc mặt, lại trỏ vào bức khác nói:
- Bức này toàn là giáp cất cỏ văn, tại hạ học thiển tài sơ không biết một chữ nào theo lối này, xin công tử chỉ điểm cho. Vi Tiểu Bảo thấy chữ viết trên giấy đều giống con nong nóc như chữ khắc vào bia đá trong chùa Phổ Tế ở ngọn Cẩm Tú trên Ngũ Ðài Sơn. Gã động tâm đáp ngay:
- Những chữ này tại hạ biết rồi. Ðó là " Thần Long giáo, Hồng giáo chủ trường sanh bất lão, thần thông quảng đại, thọ ngang Thượng đế..." Lục Tiên Sinh lộ vẻ vui mừng nói:
- Tạ ơn trời đất. Quả nhiên công tử đọc được những chữ này. Vi Tiểu Bảo thấy Lục Tiên Sinh lộ vẻ hân hoan, nhưng giọng nói phát run thì sinh lòng ngờ vực, tự hỏi:
- Ta đọc mấy chữ này sao hắn lại cao hứng đến thế? Phải chăng hắn là môn đồ Thần Long giáo? Thôi nguy rồi?...ở đây có nhiều rắn! ồ? Kim xà, không khéo chính là Kim xà đảo mà chúng kêu bằng Thần Long đảo. Gã nghĩ tới đây buột miệng hỏi:
- Uỷ Tôn giả ở đâu? Lục Tiên Sinh giẬt mình kinh hãi lùi mấy bước, miệng lắp bắp:
- Công tử... công tử biết rồi ư? Vi Tiểu Bảo gật đầu. Thực ra gã chẳng biết gì hết. Lục Tiên Sinh vẻ mặt trịnh trọng nói:
- Công tử biết rồi thì càng hay lắm? Lão đến bên án bút mài mực và đưa bút giấy ra nói:
- Xin công tử đem bức khoa đầu cổ văn giải thích từng chữ giùm cho, chữ nào là chữ "Hồng", chữ nào là chữ "giáo"... Lão cầm bút chấm mực rồi vẫy tay kêu Vi Tiểu Bảo lại. Bắt Vi Tiểu Bảo cầm bút viết chữ thì chẳng thà giết gã đi còn đở thê thảm hơn. Gã ngấm ngầm đau khổ, không biết là thế nào. Vi Tiểu Bảo liếc mắt ngó trộm Lục Tiên Sinh thấy vẻ mặt lão rất khó coi, gã không dám trái ý, đành liều tiến lại bên án sách ngồi xuống. Gã đưa tay đón lấy cán bút. Tay gã nắm lại, gã cầm bút tựa hồ như người ta cầm đũa ăn cơm mà lại không giống hẳn như vậy. Nói là cầm dao mổ heo cũng không đúng, hay cầm búa đóng đanh cũng không phải. Trong thiên hạ chẳng ai cầm bút kiểu này. Lục Tiên Sinh cũng nổi cơn tức giận, nhưng lão cố nhẫn nại thủng thẳng nói:
- Trước hết công tử hãy viết tên họ của mình đi? Vi Tiểu Bảo đứng phắt dậy, quẳng bút xuống, bút mực vung vãi tứ tung. Gã lớn tiếng đáp:
- Lão gia chẳng biết đếch gì hết. Chữ con khỉ gì cũng không viết được. Hồng giáo chủ thọ ngang thượng đế phải gió gì đó đều do lão gia bịa ra nói quanh để lừa gạt tên đầu đà kia. Ngươi muốn lão gia viết chữ thì hãy đợi kiếp Sau, lão gia đầu thai vào cửa khác rồi sẽ tính. Ngươi muốn giết, muốn mổ thế nào lão gia cũng chịu được. Nếu lão gia chau mày thì không phải là hảo hán. Lục Tiên Sinh lạnh lùng hỏi:
- Ngươi không biết chữ gì cả hay sao? Vi Tiểu Bảo lại gắt lên:
- Không biết? Người có là con rùa thì bảo ta viết chữ "rùa " cũng không nổi, hay tên láo toét nào bảo viết chữ "toét" cũng không xong. Vi Tiểu Bảo thấy trò bịp bợm của mình bị khám phá, gã thẹn quá hoá giận mà thân mình lại bị hãm ở xà đảo chắc là phải chết, dù van lơn cũng bằng vô dụng. Gã liền chửi mắng cho sướng miệng rồi muốn ra sao thì ra. Lục Tiên Sinh trầm ngâm một lúc. Dường như lão hoài nghi Vi Tiểu Bảo chưa chắc đã dốt chữ, không chừng gã giả vờ. Lão liền lượm bút lên, viết vào giấy một chữ theo lối khoa đầu văn tự và hỏi lại:
- Chữ này là chữ gì? Vi Tiểu Bảo lại thoá mạ:
- Con bà nó? Ta đã bảo không biết chữ là không biết chữ, chẳng lẽ còn giả được ư? Lục Tiên Sinh gật đầu nói:
- Hay lắm! Té ra Uỷ Tôn giả đã mắc lừa thằng lỏi một vố cay. Nhưng vụ này đã báo lên giáo chủ rồi chứ không phải chuyện tầm thường. Tên tiểu tặc kia?... Ðột nhiên lão nhảy xổ lại chịt cổ Vi Tiểu Bảo. Hai tay lão xiết mỗi lúc một chặt hơn. Răng lão nghiến ken két, hằn học nói:
- Mi hại bọn ta rồi. Bọn ta mắc tội lừa gạt giáo chủ? Thế là chúng ta chết không có chỗ mà chôn. Bao nhiêu người chết hết để khỏi chịu thảm hình vô cùng tàn khốc! Vi Tiểu Bảo bị Lục Tiên Sinh chịt cổ, hơi thở không thông, sắc mặt xám ngắt, lưỡi thè dài ra. Lục Tiên Sinh mà nhả thêm kình lực thù Vi Tiểu Bảo phải ngạt thở mà chết ngay. Lão thấy vụ này quan hệ trọng đại, trong lòng rất kinh hãi, liền nới tay rồi hất gã té xuống đất, lão hậm hực bước ra khỏi phòng. Sau một lúc lâu Vi Tiểu Bảo mới định thần đứng dậy cất tiếng thoá mạ:
- Quân rùa đen! Phường chó đẻ! Gã chửi bới không biết đến mấy trăm lần rồi nghĩ bụng:
- Mình đã đến hòn đảo rắn độc này thì chẳng còn chỗ nào trốn thoát. Nếu chuồn vào rừng cây bụi cỏ thì càng chết mau. Ta chỉ mong được chết bên Phương Di là thoả mãn rồi. Gã bước đến bên cửa sổ mở ra nhìn thì thấy phía dưới là hang sâu, không còn đường nào chạy được. Vi Tiểu Bảo quay lại nhìn những bức thư hoạ trên vách, miệng lẩm bẩm:
-Những bức chữ và bức hoạ thối tha này ra cái đếch gì? Gã lượm cây bút lên xấp đầy mực rồi vẽ những con rùa đen lớn có nhỏ có không biết bao nhiêu mà kể. Tội nghiệp cho nhưng bức thư hoạ này đều là sản phẩm của danh gia, giá trên nào phải tầm thường mà bữa nay gặp cơn kiếp nạn bị phá huỷ dưới tay một thằng lỏi ngang ngược. Vi Tiểu Bảo vẽ hàng mấy trăm con rùa lên những bức thư họa. Sau gã mỏi tay liệng bút đi rồi ngồi xuống ghế. Bất giác gã ngủ đi lúc nào không biết. Lúc Vi Tiểu Bảo tỉnh dậy thấy trời đã tối đen mà không một ai hỏi gì tới gã Bụng đói meo, Vi Tiểu Bảo lại rủa thầm:
- Thằng cha Lục con rùa lại để lão gia chết đói rồi đây. Bỗng nghe ngoài cửa có tiếng bước chân vang lên, ánh đèn lọt qua khe cửa chiếu vào. Cánh cửa trúc mở ra. Lục Tiên Sinh cầm đèn tiến vào phòng. Lão ngoẹo đầu nhìn Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo thấy đối phương không lộ vẻ vui mừng hay phẫn nộ, trong lòng gã cũng hơi khiếp sợ. Lục Tiên Sinh đặt cây đèn xuống bàn, đảo mát nhìn quanh thấy bao nhiêu bức hoạ trên vách đều bôi mực vào, trông chẳng còn ra hình thù gì nữa. Lão căm giận như người phát điên, gầm lên:
- Mi...mi... Lão giơ tay lên toan phóng chưởng đánh xuống, nhưng bàn tay dừng lại trên không. Sau lão nén giận, miệng lắp bắp:
- Ngươi...ngươi... Thanh âm lão như ngấn trong cổ họng rồi không nói thêm nữa. Vi Tiểu Bảo cười hỏi:
- Ngươi thấy thế nào. Ta vẽ có đẹp không? Lục Tiên Sinh buông tiếng thở dài, ngồi phệt xuống đáp:
- Hay lắm? Vẽ hay tuyệt? Lão không đánh mà lại khen là vẽ hay khiến gã rất đổi ngạc nhiên. Vi Tiểu Bảo nhìn vẻ mặt Lục Tiên Sinh lúc này ra vẻ thê lương dường như đau khổ đến cực điểm. Gã không khỏi hối hận nói:
- Lục Tiên Sinh! Xin lỗi tiên sinh... tại hạ bôi mực làm hư hết những bức tranh của tiên sinh rồi. Lục Tiên Sinh lắc đầu đáp:
- Không...không sao cả. Hai tay ôm đầu, lão gục xuống bàn hồi lâu mới nói:
- Chắc người cũng đói rồi, ăn cơm xong rồi hãy nói chuyện. Trên bàn trong phòng khách đã bày ra bốn món ăn và một bát thang, có gà có cá thật là một bữa thịnh soạn. Phương Di do Lục phu nhân đưa ra, bốn người cùng ngồi vào ăn cơm. Vi Tiểu Bảo rất lấy làm kỳ tự hỏi:
- Chẳng lẽ ta vẽ mấy trăm con rùa đen tinh diệu đến nổi Lục Tiên Sinh thích quá nên mời ta ăn uống? Những gã cũng đủ sáng suốt để tự biết là không phải thế. Mấy trăm con rùa vẽ hay đến nỗi người ta coi là thượng tân thì thật vô lý hết chỗ nói. Gã đã mấy lần toan mở miệng hỏi, nhưng thấy nét mặt Lục Tiên Sinh lầm lỳ, ánh mắt âm thầm như người lo nghĩ, gã sợ chọc giận lão nên chăng hỏi nữa. Gã còn lo mình ăn chưa no người ta giật mất bát cơm thì hỏng bét. Ăn cơm xong Lục Tiên Sinh lại đưa Vi Tiểu Bảo vào thư phòng. Một tên tiểu đồng đưa trà đến. Lục Tiên Sinh lượm cây bút dưới đất lên, viết vào giấy ba chữ "Vi Tiểu Bảo" rồi hỏi gã:
- Tên họ ngươi thế này đây, ngươi có viết được không? Vi Tiểu Bảo cười đáp:
- Nó nhận được tại hạ mà tại hạ không nhận được nó thì viết ra làm sao được? Lục Tiên Sinh "hừ" một tiếng, đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ. Lão trầm ngâm một lúc rồi tay trái cầm đèn đến trước bức chữ viết bằng khoa đầu cổ văn. Lão nhìn ngắm hồi lâu, tay trỏ vào từng chữ một, miệng lẩm nhẩm nói gì không nghe rõ. Ðoạn lão về bên án thư lấy một tờ giấy trắng cầm bút viết rất nhanh. Lão thò tay ra đếm những chữ hình nong nóc trên bức tranh rồi lại đếm những chữ trên tờ giấy. Sau lão quay đầu lại nhìn bức khoa đầu văn tự, miệng lẩm bẩm tự nói để mình nghe.
- Ba chữ kia giống nhau, hai chữ này cũng chỉ là một, cần phải viết cho kín đáo không còn chỗ sơ hở mới được. Lục Tiên Sinh trầm ngâm sửa chữa trên tờ giấy xong lộ vẻ vui mừng nói:
- Ðược rồi! Vi Tiểu Bảo chẳng hiểu Lục Tiên Sinh làm trò quỷ quái gì. Gã ăn cơm xong thấy bức khoa đầu văn tự vẽ bảy, tám con rùa vào cũng không nổi nóng, gã lẳng lặng ngồi yên không nói gì. Lại thấy Lục Tiên Sinh lấy một tờ giấy trắng viết rất cẩn thận.
← Hồi 086 | Hồi 088 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác