← Hồi 077 | Hồi 079 → |
Tống Dương cũng không biết làm sao, nếu có lựa chọn khác hơn thì hắn cũng sẽ không chọn bức hình khổ chủ đang thoải mái cười to thế này...
Cái gọi là "tam đình ngũ nhãn" thực tế là thể hiện các tỷ lệ trên khuôn mặt, từ chân tóc đến lông mi, từ lông mi đến chóp mũi, từ chóp mũi đến cằm đều chiếm một phần ba khuôn mặt, gọi là tam đình, ngũ nhãn đại khái là độ rộng của khuôn mặt gấp năm lần khoảng cách giữa hai mắt.
Ps: đây là chi tiết cụ thể về tam đình ngũ nhãn.
Lý thuyết này ở kiếp trước của Tống Dương đã rất phổ biến có ứng dụng rộng rãi, tạo hình phục chế ảnh, hóa trang thẩm mỹ, điêu khắc mỹ thuật và nhiều lĩnh vực khác, nhưng nó chỉ có tỷ lệ tương đối trên lý thuyết, trên thực tế có khác biệt rất lớn, lại thêm chi tiết ngũ quan khổ chủ không nắm chắc nên khi Tống Dương nặn ra khuôn mặt ở dịch trạm khác xa khổ chủ.
Điều này sao hắn không rõ? Nhưng hắn dám đem cái thứ dở tệ này ra vì có một điểm mà dựa vào: khuôn mặt khổ chủ không phải không có đặc điểm gì, răng nanh của y hơi khểnh.
Đây chính là mấu chốt mà hắn đã nói với Tiểu Cửu. Nếu như bức họa không quá giống thật mà có thể mang một chút đặc điểm....
Trên cái đầu đó, vị trí của ngũ quan không tệ, cũng có thể cung cấp hình dáng đại khái của người này, hơn nữa lại thêm cái răng khểnh thật đến không thể thật hơn, độ giống của bức họa này từ hai phần đã đạt lên đến năm phần.
Vì cười to nên mới lộ răng khểnh.
Nói cách khác, cái Tống Dương thực sự cần không phải là hoàn toàn giống thật, mà chỉ là thần thái, nên mới có bức họa khổ chủ cười to này.
Đường Hỏa Thối cầm bức họa sửng sốt hồi lâu, thật sự không biết nói gì, cuối cùng cười khổ lắc đầu:
- Cứ như thế mà phát ra sao? Ta cũng không có cái gan này, chuyện này phải xin chỉ thị của đại nhân nhà ta. Tiên sinh đi theo ta, bức họa này còn cần phải có ngươi giải thích với đại nhân.
Cũng đoán trước được y sẽ nói vậy, Tống Dương gật đầu đap ứng, theo hắn đi trình diện đại nhân.
Có lẽ vì mười mấy năm ở Hình luật, cho tới giờ Đỗ đại nhân chưa bao tức giận với quan viên cấp dưới, cũng không thể hiện nhiều thái độ lắm, vậy mà khi nhìn bức họa khổ chủ, khuôn mặt như quả mướp đắng kia trở nên thật quái dị, nếu nói là cười thì quá khó coi, nếu nói là tức giận lại có vẻ hơi dịu dàng... Tống Dương không dám chờ lão đặt câu hỏi, thừa dịp Thượng thư đại nhân chưa kịp xé tan bức họa, đại khái giải thích lại một hồi.
Vẻ mặt cổ quái dần tan đi, Đỗ đại nhân trầm ngâm không nói, một lúc lâu sau ném bức họa trong tay cho Đường Hỏa Thối, giọng điệu không vui không giận:
- Phát ra ngoài, bắt đầu tìm người.
Nhìn Tống Dương, thản nhiên nói
- Vất vả rồi, lui đi.
Án tử trì trệ không phá được, áp lực trên vai Hình bộ càng lúc càng to, Đỗ đại nhân thực sự không có đường lui, lúc này mới nhận bức họa của Tống Dương, thuần túy là ngựa sống vẫn hơn ngựa chết, dù sao Đỗ đại nhân ngài cũng không tìm ra được biện pháp nào tốt hơn, cũng không nghĩ ra hậu quả nào tệ hơn.
Hiệu suất làm việc của Hình bộ không thấp, buổi chiều cùng ngày bức tranh khổ chủ cười to đã được truyền khắp toàn thành, dân chúng nhìn bức tranh ai nấy đều ngạc nhiên, khắp phố phường đều náo nhiệt bàn luận, trong dịch quán cũng không ngoại lệ, không ít kỳ sĩ trúng tuyển đều cầm công văn đó, chặt lưỡi cười không ngừng, Tống Dương trốn trong phòng không chịu ra ngoài, chỉ có Tiểu Cửu lại vô cùng đắc ý, gặp ai cũng khoe: đây là công tử nhà ta vẽ đó, giống như đúc!
Tống Dương chủ động tham gia vụ án không đầu mối ở Hỗn Nghi giam đương nhiên có mục đích của mình, tuy nhiên tới lúc này, cái gì làm được hắn cũng đã làm tốt, chỉ còn chờ đợi, hy vọng bức họa có thể có ích. Tâm tư của hắn cũng kiềm chế trầm xuống, tiếp tục chuẩn bị cho buổi đại tuyển, nhưng vừa mới bắt đầu nghiên cứu, cửa phòng đã bị người ta đá văng, Đại tông sư Trần Phản chắp hai tay sau lưng đi tới:
- Tiểu tử, hết bảy ngày rồi đó, bức tranh đâu?
Chứng đãng trí khiến cho trí nhớ của Trần Phản hoàn toàn hỗn loạn, lão đã coi Tống Dương là đệ tử, vãn bối của mình.
Còn tại sao lại là Tống Dương mà không phải người khác là vì mới cách đây không lâu Trần Phản mới giúp hắn nâng cao tu vi, sâu trong trí óc của lão đoạn kí ức này mặc dù đã không còn nhưng sâu trong tiềm thức lão đã coi Tống Dương là vãn bối mà lão còn ghi nhớ được.
Tống Dương lập tức lấy ba cuộn tranh ra.
Sắc mặt Trần Phản vui lên một chút, gật gật đầu:
- Chỉ cần một bức tranh, ngươi lại vẽ tới ba bức, không tồi, biết chịu khó.
Tống Dương thầm hít một hơi, Trần Phản vẫn còn nhớ kỹ kỳ hạn bảy ngày, lại quên số tranh giao cho hắn.
Bức tranh đã sớm được chuẩn bị tốt, bỏ một đống tiền mua ba bức tranh mặt trời lặn của ba vị họa sĩ nổi danh, bút pháp không giống nhau, một bức "Giang hoa loạn", một bức "Bán sơn hồng", còn một bức lại càng đẹp hơn tên "Tương dạ", trong bức họa mây đen cuồn cuộn che trời, không thấy mặt trời đâu, chỉ có chút u tịch nhàn nhạt, cố gắng leo lét chống đỡ màn đêm, mà người họa sĩ vẽ bức "Tương dạ" cũng là có ngạo khí nhất, nghe nói không cho ký tên, đưa bao nhiêu tiền cũng không chịu vẽ, sau Tiểu Cửu tặng gã một nụ cười ngọt lịm gã liền vẽ... Ba bức họa đều có điểm đặc sắc, Tống Dương tin chắc ít nhất sẽ có một tấm làm cho Trần Phản vừa lòng.
Khi mở bức họa đầu tiên, sắc mặt Trần Phản càng tức giận hơn, xem qua cả ba bức tranh, mặt Đại tông sư đã trở nên xanh mét, nổi giận nói:
-Khốn kiếp! Vẽ cái gì chứ!
Vung tay ném một bộ tới trước mặt Tống Dương.
Còn chưa dứt lời, một tiếng gầm kỳ lạ từ trong nhà truyền ra, người câm trở mặt cầm cây chùy thật lớn vọt tới Trần Phản. Mặc kệ người khác ném cái gì về phía Tống Dương, người câm đều ôm chùy xông lên còn mất, Tống Dương hoảng sợ vội vàng ngăn hắn lại, đuổi ra ngoài.
Trần Phản không thèm liếc tới người câm một cái, trừng mắt quát Tống Dương:
- Bức tranh ta cho ngươi là cái gì?
- Mặt trời lặn.
Tống Dương không tức giận, chỉ hơi bất đắc dĩ.
- Vậy ngươi vẽ cái gì?
Lão vỗ vỗ lên bức họa cuộn tròn:
- Vẽ cái gì sơn cái gì thủy, có sơn thủy thì mặt trời sẽ lặn, không có sơn thủy thì không có mặt trời lặn sao?
- Mặt trời lặn là mặt trời lặn, chẳng có quan hệ rắm chó gì với sơn thủy cả. Dáng vẻ kệch cỡm, tự cho là đúng!
Giọng nói Trần Phản rất mãnh liệt, vừa mắng chửi vừa chụng bút lông vào nghiêm mực trực tiếp vẽ một vòng thái dương trên bàn.
Chỉ vài nét bút ít ỏi, rất nhanh đã vẽ xong bức tranh của mình, lão hỏi Tống Dương:
- Ta vẽ cái gì?
- Mặt trời lặn. – Giọng điệu Tống Dương có chút cổ quái, vừa kinh ngạc vừa hưng phấn... Chỉ có nước mực thôi, cũng không cần màu sắc, nhưng bức tranh của Trần Phản trên cái bàn cũng chỉ nhỏ như cái chén nhưng hắn chỉ liếc mắt một cái liền nhìn ra: đây là một vầng mặt trời lặn.
Không hiểu sao không cần suy nghĩ, nhìn mấy nét mực trên bàn Tống Dương có thể nhìn ra ẩn ý lắng đọng trong đó, ấn tượng đầu tiên hiện ra trong đầu chính là mặt trời lặn.
Bức tranh của Trần Phản chính là vẽ ý, cảnh chiều tà..
Trần Phản buông bút:
- Tu vi của ngươi đã gần đạt tới cảnh giới tông sư, tông sư và người luyện võ bình thường có gì khác nhau?
Tống Dương lắc đầu, mang cho lão một chén trà nóng, ra hiệu lão ngồi xuống rồi nói.
Trần Phản nhận chén trà, tùy tiện tìm một cái ghế dựa ngồi xuống, nét tức giận trên khuôn mặt già nua không nguôi đi chút nào:
- Người tập võ trong thiên hạ đều quy về mười Thiên can, trong mười Thiên can lại chia ra bốn cấp: tông sư, thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm, sự phân chia này không phải lung tung không có đạo lý. Từ người thường trở thành võ sĩ là tinh hóa thành lực, từ hạ phẩm đến trung phẩm là lực quy về khí, từ trung phẩm lên thượng phẩm là khí quy về thế. – Đạo lý đó Vưu Thái y chưa từng giảng với Tống Dương, chỉ cần hắn chăm chỉ luyện võ công có thể tự bảo vệ mình là được rồi, có gì liên quan đến lý thuyết ông đều lười giải thích.
- Ps: thiên can có: giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, canh, tân, nhâm, quý.
Tống Dương gật gật đầu.
Lời nói của Trần Phản hoàn toàn có thể nghiệm chứng trên người Tống Dương, khi chưa luyện võ hắn tinh lực tràn đầy nhưng không biết cách vận dụng nắm chắc hoàn toàn, từ hạ phẩm lên trung phẩm bắt đầu tu tập nội kình, chân khí lưu chuyển, khi lên thượng phẩm mỗi đao đều có uy thế mãnh liệt, long tước hình thành.
Trần Phản nói tiếp:
- Từ thượng phẩm đến tông sư quan trọng là thế quy về ý. Tu vi của ngươi đã gần đạt tới thượng phẩm, khoảng cách tới Tông sư chỉ còn một bước lớn, cần phải bước qua được bước này, thế nào cũng phải "Hợp ý"
Khi nói chuyện, giọng Trần Phản dịu xuống:
- Hiểu chứ? Ngươi muốn cố gắng cho giỏi hơn, yêu cầu không còn là lực, khí, thế, mà là ý. Trước cầu cảnh ý mới có đột phá. Cầu ý có vô số cách, ở bổn môn là là cầu từ trong tranh... Cho nên mới bắt ngươi vẽ. Đừng nói ngươi, ngay cả ta hiện giờ cũng vẫn phải vẽ tranh không ngừng.
Nếu chỉ luận chiến lực, trong thế hệ trẻ tuổi Tống Dương tuyệt đối nổi bật, nhưng hắn hoàn toàn là một thượng phẩm võ sĩ mà Vưu Thái y một tay tạo thành, hiểu biết đạo lý võ học rất ít, cho đến tận bây giờ mới hiểu, Trần Phản vẽ tranh mặt trời kia thực ra là luyện công.
- Sau khi "thế quy về ý" thì không còn cảnh giới nào nữa sao?
- Tông sư cũng chia theo hai chữ Giáp tự, Ất tự, thế quy về ý là Ất tự, muốn trở thành Giáp đỉnh tông sư thì ý phải hợp thành hư.
Lão khoát tay áo:
- Còn xa lắm, giờ ngươi không liên quan gì đến Giáp đỉnh, trước hết tập trung vẽ tranh cầu ý đi!
Tống Dương gật gật đầu, đang nghĩ thôi cứ lấy lệ, không ngờ lão nói tiếp:
- Từ hôm nay trở đi, ta và ngươi cùng ăn cùng ở, để ngươi khỏi lười biếng dùng mánh lới, ngươi tưởng ta không nhìn ra sao? Ba bức kia không một bức nào ngươi vẽ! Vứt đi thôi, giờ bắt đầu vẽ đi!
Nói xong, Trần Phản nâng chung trà nhấp miệng, bày ra bộ dáng tiêu dao.
Tống Dương trợn tròn mắt, đứng ngây tại chỗ không biết nên làm gì.
← Hồi 077 | Hồi 079 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác