Vay nóng Tinvay

Truyện:Gươm đàn nửa gánh - Hồi 07

Gươm đàn nửa gánh
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 07: Nơi hiểm địa kết nghĩa anh hùng
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Shopee

Thời mên thiếu Phúc Chân rất ham mê đọc binh thư, chàng được một dị nhân vô danh ở nước Nam cho một quyển sách Vạn Kiếp bí truyền thư của Trần Hưng Đạo đời Trần, trong đo1 các loại như kỳ môn độn giáp, Tôn Ngô binh pháp, Mạnh Đức tân thư, Khổng Mlnh binh pháp v.v... đều có giảng giải rất cấn thận. Cái phép độ số, kỳ mưu lục thao, tam lược, thiên ăn địa lý cũng có soạn đầy đủ các phần căn bản.

Phụ theo dó là cả một bí truyền về binh thư đồ trận hết sức cao diệu của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, nhờ bí kíp đó mà vua tôi nhà Trần đã đánh tan đoàn quân Mông Cổ hùng mạnh nhất thế giới thời đó.

Vừa nhận ra Bát Trận đổ, Phúc Chân đã biết được cửa sinh cửa tử đo Bát Quái mà Khổng Minh lập ra. Chàng tìr từ bước xuống ngựa nhìn quanh rồi dắt ngựa bước vào cửa sinh đến giữa trận.

Đi một đỗi chợt thấy trong hẻm núi khói lang mù mịt hiện ra một cái chòi nhỏ, cất theo kiểu nhà sàn của dân miền núi. Trên chòi có cắm một lá phướn màu đen. Chàng dẫn ngựa đến, cột vào gốc cây dương già, tằng hắng mấy tiếng rối cất tiếng gọi lớn.

Từ trên chòi lá phướn khẽ lay động rổi có tiếng nói vọng ra:

– Có vị bằng hữu nào đến được chốn này mà thăm nhau thế?

Phúc Chân nói dối:

– Tiểu đệ về Nam lạc đường đến đây. Chẳng biết tôn huynh là ai, xin làm lễ ra mắt.

– Ha ha!

Một giọng cười khoái cao ngạo vang lên rỗi từ trên chòi một gã trung niên hiện ra dáng vẻ rất phong vận hào hoa. Gã phất tay áo bước xuống khỏi căn chòi. Người này để tóc theo kiểu nhà Minh, không dóc tóc thắt bím như nhà Thanh đã bắt buộc nhiều năm nay. Vừa thấy Phúc Chân, kẻ lạ đã vòng tay thi lễ mà hỏi:

– Có lẽ các hạ là người phương Nam không phải dân bảo quốc?

Phúc Chân đáp lễ và nói:

– Vâng! Quê tiểu đệ ở tần hạ lưu sông Tây Giang.

– À... à! Vâo sâu trong nội địa nước Việt! Mời các hạ lên tệ xá đàm đạo.

Phúc Chân theo người đó lên chòi cao, nhìn quanh bốn bề khói sương bao phủ mịt mù.

Người lạ mời Phúc Chân cùng ngồi trên một thảm cỏ, chung quanh chỉ thấy vài ba quyển cổ thư, một thanh kiếm gỗ và mấy loại bình rượu chén bát Giang Tây. Trên mâm có lẽ nổi bật nhất lâ một cái hộp màu vâng vuông. Góc nhà có một bếp nhỏ trên đang đặt một ấm nước đang sôi.

Phúc Chân thật tình ca tụng:

– Sống như thế này thì tuyệt thú. Nhân huynh có thể cho tiểu đệ biết cao danh quý tánh?

Người ấy nói một cách sảng khoái:

– Tiểu đệ dòng họ Đại Minh Hồng Vỡ. Nay còn có một mình sống tạm ở dãy Tây Phong Lãnh này!

Nói xong vội lấy chén lớn rót rượu đầy tràn, trân trọng mời khách:

– Nhân huynh chẳng mấy khi nào đến đây, xin mời cùng cạn chén cho ấm.

Phúc Chân cũng trân trọng hai tay nâng chén uống cạn, rồi đặt xuống. Chàng khà ra một cái vì rượu quá mạnh vừa một chén đã nghe chuyển rần cả cơ thể khiến chàng hơi giật mình.

Như biết được điều ấy, kẻ lạ nới:

– Rượu ngon để chống lại lam sơn chướng khí, đây không phải là "Hắc Mộc Nhai" của bọn hắc đạo đâu mà Phúc Chân cười đáp:

– Tuy nhiên vô tình bị hãm vào chốn... tuyệt địa này kể cũng đáng sợ thật!

Người lạ đáp:

– Đôi khi tuyệt địa cũng là sinh địa đấy đại huynh ạ.

Nói rồi lại cười vang lên rót rượu ân cần mời mọc:

– Chẳng mấy khi có khách quý vãng lai, thật là thú vị biết bao. Tiểu đệ ở đây mười năm rổi mà không hề nói với ai một tiếng nào cả.

Rồi lại nói to một cách hả hê:

– Hôm nay người duy nhất đến đây là đại huynh, chúng ta hãy cạn chén giao tình.

Nói rồi bỗng nhiên cất tiếng ngâm.

Nhất thiên minh nguyệnt gíao tình tại Bách lý thiên sơn chính khí đồng Ngoài trăm dặm cũng tình người với nhau Phúc Chân chợt hỏi:

– Ủa, chao ôi! Sao đại huynh lại biết hai câu thơ ấy?

– Phải, đó là hai câu thơ của một danh sĩ phương Nam.Vả chăng thơ hay thì có biên giới nào mà ngăn được nó xâm chiếm vào tận lòng người! Phải không bạn tân tri kỷ của ta?

Phúc Chân uống liền một lúc ba chén đầy nên cũng ngà ngà say nói:

– Phải, phải! "Rượu ngon trùm thiên hạ" thật!

– Này! Này! Uống nữa đi, bạn tân tri kỷ của ta...

Rồi ngâm lớn:

– Rượu ngon phải bạn, ngàn chung ít Phúc Chân đọc theo:

– Lời chẳng vừa tai, tiếng nhiều!

Cả hai lại cùng rót rượu uống say tràn tít cung mây, cười nói hết sức khoái hoạt.

Người lạ đã khá say bèn lấy cái hộp vàng vuông xuống vừa gõ nhịp vừa hát bài theo điệu thơ tứ tuyệt của Gia Cát Lượng Đại mộng thùy tlến giác Bình sinh ngã tự tri Thảo đường xuân thụy túc.

Song ngoại nhật trì trì.

Nghe mấy câu thơ Phúc Chân chợt tỉnh lại hỏi:

– Có phải đấy là thơ của Gia Cát Khổng Minh chỉ cái Bát Trận đồ nầy chăng?

Người ấy nghe nhắc đến "Bát Trận đồ" cũng tỉnh rượu:

– Ờ... ờ! Vừa rồi đại huynh vừa nói đến... Bát Trận đồ?

Bình sinh ta biết thôi Ngoàí song trờI đã hửng Lều cỏ giác mộng vùi Phúc Chân biết mình lở lời nên tránh:

– Thì...tiểu đệ có đọc qua bản "Lương phủ ngâm" của Gia Cát Khổng Minh trong đó có thuật chuyện người làm ra bát trận nên mới hỏi thế thôi.

Người lạ gằn giọng:

– À! Đời nay làm gì có ai biết được Bát Trận đồ thế mà... nhân huynh dắt ngựa vào tận chốn này được. Té ra nhân huynh đâu phải là hạng tầm thường?

Phúc Chân lắc đầu cười lớn:

– Tầm thường hay phi thường cũng thế thôi... Trên đời này biết bao nhiêu cái loại... thường thường như thế!. Đáng kể chi! Ha ha!

Đợi Phúc Chân cười xong, người lạ nhìn chằm chặp giây lâu rồi hỏi:

– Nhân huynh có tìm hiểu binh pháp, chắc là hiểu Bát Trận đổ cặn kẽ lắm?

Phúc Chân đáp:

– Binh pháp Khổng Minh Gia Cát Lượng lấy điều cẩn thận làm gốc, còn việc hô phong hoàn vũ chỉ là tà thuật mà mắt thiên hạ làm ngọn. Bát Trận đồ chẳng qua là một phép tà thuật đó thôi. Nhưng người đời thì lại say mê sự hão huyền hơn là sự thực nên coi trọng Bát Trận đồ.

Người lạ cau mặt:

– Nhân huynh nói thế e lầm chăng? Việc thiên hạ đảo điên đâu phải sức con người tạo nên được. Vả lại cái thời cái thế cũng phải do cơ trời tạo hóa mà nên.

Phúc Chân nói:

Cái cơ trời đó người nước Nam thường đùa là trò trẻ con!

Người lạ như bị xúc phạm hỏi:

– Tại sao việc Tạo hóa mà gọi là trò trẻ con?

Phúc Chân không nói mà ngâm:

Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán Chết đuối người trên cạn mà chơi Lò cừ nung nấu sự đời!

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương Đấy, mọi tuồng huyễn hóa dâu bể đa đoan chẳng qua chỉ là việc của Trẻ Tạo hóa làm nên đó thôi.

Nói rồi cười ngất.

Người lạ vẫn lắc đầu:

– Thợ Trời, hay con Tạo chẳng qua là do cái nhìn của con người mà ra cả. Sự nghiệp và trí lực của con người ghê gớm như tạo hóa vậy. Xét như binh pháp Khổng Minh và Bát Trận đồ này nếu không thấu triệt lẽ huyền vi thì khó mà hoàn thành.

– Phảl! Lẽ huyền vi ấy cũng ở trong Hà đồ Lạc thư và Kinh Dịch. Ngũ Hành Bát Quái từ tiên thiên đến hậu thiên gom tụ Càn Khôn từ cõi hỗn mang cho đến hình nhi hạ.

Người lạ cười hỏi:

– Các hạ vừa nói đến vũ trụ quan và lẽ biến dịch của Bát Trận nđồ?

Phúc Chân cũng cười tự nhiên:

– Việc này ai mà chẳng biết. Xưa Trần Hưng Đạo vương đánh tan quân Mông Cổ cũng có dùng đến pháp thuật kỳ môn độn giáp ấy. Người dạy ba quân tướng sĩ Binh thư yếu lược còn phần cao thâm hơn, như phần thuộc về mật truyền, bí pháp thì chỉ dạy cho hàng gia tướng để bảo vệ hoàng gia mà thôi. Tuy nhiên...

– Các hạ muốn nói đến việc gì?

– Pháp thuật dù cao thâm đến đâu mà thời không có, lòng người không thuận thì việc an bang tế thế tất nhiên phải hỏng. Lòng trời tuy biến đổi nhưng cũng tựa theo lòng người... Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều. Rốt lại chỉ có đạo Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín là được thiên hạ.

Người lạ gật gù:

– Thế các hạ là đệ tử của Khổng Khâu?

– Không phải thế. Người phương Nam chúng tôi có phong tục riêng, văn hóa riêng. Xưa kia Lão Tử, Trang Chu cũng là người phương Nam, coi việc Tự Nhiên là điều tất yếu của mọi lịch sử nhân gian. Cho nên vào nơi nào đến nơi đâu cũng đều thông suốt như lẽ đạo. Riêng tôi thì từ bé đến lớn thích cuộc phiếm du như mây bay như nước chảy không có phương nào mà cũng không cần biết mình thuộc loại người nào cả! Và đã như thế cũng cóc cần phải giam hãm tinh thần kình theo chiều hướng thuận nghịch chi ở đời cho sinh phiền phức.

Hai người lại hâm thêm rượu uống tràn trề túy lúy.

Người lạ nói:

– Chẳng hay tôn huynh từ phương Nam đến bản quốc làm gì? Để tôn huynh khỏi ngại, tiểu đệ xin nói rõ:

Tiểu đệ là Chu Nguyên Lý, dòng dõi của Minh Hồng Võ Chu Nguyên Chương... đời đời không thụ lộc của mãn Thanh.

Phúc Chân cười lớn:

– Phương Bắc có nhiều điều hay lại thêm phong thổ hữu tình, tiểu đệ thì lại ưa cảnh lịch người xinh.

Chu Nguyên Lý hỏi tiếp:

– Thế tôn huynh thích phong cảnh nơi nào? Vạn Lý Tường Thành hay là Dương Tử Giang, hoặc Động Đinh Hồ?

Phúc Chân nói:

– Tiểu đệ mong đến vùng đất của người con gái nước Sở để nâng nàng nhẹ nhàng trên bàn tay của mình.

Chàng ngâm tiếp câu thơ của Đỗ Mục:

Sở yêu tiêm tế chưởng trung khinh (Eo lưng thon của người con gái nước Sở nâng lên giữa bàn tay một cách nhẹ nhàng).

– Đời này làm gì còn có loại người con gái nước Sở có lưng ong đẹp như thế?

– Đời nào mà chẳng có người đẹp.

Nhân huynh lầm chăng?

– Lầm là thế nào?

– Chữ "khinh" ở đây là nhẹ. Nhưng theo thiển ý của ngu đệ, nhẹ là nhẹ nhàng cả tâm hồn, thanh nhã cả cuộc sống, chắc không phải chỉ có cái đẹp của thể xác mà thôi. Thời loạn quốc lầm than tủi hận còn đâu còn tâm hồn để nâng cái đẹp thanh khiết nhẹ nhàng ấy nữa đâu mà tìm!Chỉ trừ khi quét sạch bọn giặc Thanh ra khỏi bờ cõi giành lại nền độc lập thiêng liêng cho Hán tộc, lúc đó mới thật sự có ý nghĩa của cuộc sống!

Câu chuyện đến đây thì đêm đã hầu tàn. Hai người bạn tự nhiên gác chân lên nhau nằm ngủ một giấc đến sáng. Từ hôm đó họ trở thành đôi bạn thiết thân.

NGỌC TỶ MINH TRIỀU VỀ TAY PHÚC CHÂN Này hiền huynh, đêm qua hiền huynh nói đến việc đi tìm người con gái nước Sở. Đó là câu chuyện vui trong cuộc rượu hay là chuyện thật?

Phúc Chân vỗ vai bạn cười lớn đáp:

– Phải! Người con gái nước Sở của đệ tên là Phượng Trì, con gái của nước Việt, nàng nhẹ nhàng và thanh tú rất mực. Nàng đeo bên mình một báu kiếm là Bạch Quang kiếm, một đàn tỳ bà bằng loại gỗ trầm hương rất quý. Hiện nay không biết nàng ở phương nào? Tiểu đệ chắc phải từ giã hiền huynh để trở lại vùng hạ lưu sông Tây Giang để tìm nàng.

Chu Nguyên Lý nói:

– Từ lâu tiểu đệ giam mình nơi Bát Trận đồ này, không muốn gặp ai cả, nên rất buồn. Nay gặp hiền huynh ngở đâu sẽ được ở bên nhau lâu cùng uống chén rượu tri nhân. Nhưng hiền huynh lại phải ra đi, biết đến lúc nào mới gặp nhau lại được?

Phúc Chân nói:

– Hiền huynh đã an thân nơi cảnh núi non hùng vĩ ở Tây Phong Lãnh này, tạm lánh cuộc đời. Như vậy là tuyệt lắm! Đù có buồn nhưng tránh được bao nhiêu hệ lụy của cõi bụi trần gió tanh mưa máu. Cũng không nên vướng vào thế tục nữa mà làm gì nữa.

Chu Nguyên Lý chợt nói:

– Hay là nhần huynh cho tiểu đệ theo bước giang hồ một phen?

– Việc đó không khó gì. Tuy nhiên hiền huynh xưa kia là bậc tôn quý của triều Đại Minh đến nay đã mai danh ẩn tích. Bọn nhà Thanh từ lâu đã quên đi việc truy tầm dòng dõi họ Chu, nếu hiền huynh trở lạl chốn giang hồ, e bọn chúng đánh hơi được thì quả là rắc rối.

Chu Nguyên Lý nói:

– Từ lâu chúng không tìm ra chắc là đã bỏ bẵng đi rồi. Nay theo bước nhân huynh cứ coi như cùng họ Nguyễn có sao đâu? Vả lại bọn Thiên Địa Hội chống Thanh còn đầy rẫy ra đó có sao đâu?

– Nếu như thế anh em ta kết nghĩa đệ huynh vớI nhau để phân biệt kẻ trên người dưới cho tiện việc xưng hô.

– Phải đấy! Tiểu đệ sẽ lấy theo họ Nguyễn Phúc, năm nay hai mươi tám tuổi.

– Còn... tiểu huynh lớn hơn đệ nãm tuổi. Thế thì chịu...làm em nhé?

– Vâng, tên tiểu đệ sẽ là gì?

Phúc Chân đáp ngay:

– Tiểu huynh là Phúc Chân... hiền đệ là Phúc Thiện có được chăng?

Chu Nguyên Lý gật đầu, nói:

– Nguyên Lý đổi thành phúc Thiện... thì rất tốt!

Cả hai vui vẻ, sửa soạn hành trang xuống núi. Lúc đang cất dọn hành lý, Phúc Thiện bỗng trao cho Phúc Chân chiếc hộp vàng mà nói:

– Nay đã là anh em sinh tử với nhau. Tiều đệ nhờ hiền huynh giữ giùm báu vật này. Đây là gia bảo của dòng họ Chu đó.

Phúc Chân cầm chiếc hộp mạ vàng chung quanh cẩn ngọc óng ánh vuông vức khá nặng hỏi:

– Trong hộp đựng vật gì thế?

Phúc Thiện đáp:

– Hộp này là hộp đựng ấn truyền quốc của Đại Minh Hồng Võ Chu Nguyên tổ phụ đấy.

Phúc Chân sửng sốt:

– Thế ra cái ấn truyền quốc ngọc tỷ nhà Đại Minh mà Mãn Thanh lấy được là ấn giả hay thật?

Phúc Thiện cười cay đắng:

– Bọn Mãn Thanh cướp nước chế ra cái ấn truyền quốc ngọc tỷ giả thác lâ lấy được của họ Chu chúng tôi. Thật sự truyền quốc ngọc tỷ của Đại Minh ở trong tay hiền huynh đó Mai sau, nếu tiểu đệ có mệnh hệ gì, xin đại huynh vì nghĩa cả mà trao nó cho người xứng đáng để khôi phục cơ đồ Hán tộc thì tiểu đệ lấy làm mãn nguyện lắm.

Phúc Chân thất sắc nói:

– Việc này rất can hệ! Tiểu huynh không dám đảm đương. Vả lại, việc giữ ấn truyền quốc gia đâu phải là việc giữ một vật bình thường. E rồi giang hồ sẽ vì tranh nó mà sanh ra gió tanh mưa máu, rối loạn bốn phương trời, tai họa sẽ đến cho khách võ lâm không biết đâu mà lường được!

Nói rồi hai tay nâng hộp vàng trao lại cho Chu Nguyên Lý tức Phúc Thiện, nhưng phúc Thiện lắc đầu:

– Dù sao thì người trong hoàng tộc nhà Minh vẫn có kẻ cũng từng biết tiểu đệ còn sống đến nay. Tiểu đệ tuy sẽ cải trang mặc áo the thâm, đội mũ người phương Nam nhưng vóc dáng cũng khó thay đổi ấn ngọc tỷ này dù có biếu hẳn cho đại huynh cũng còn xứng đáng hơn là để lọt vào tay bọn bất nhân bất nghĩa.

Mong rằng đại huynh sẽ giữ cho tiểu đệ để tiểu đệ an lòng.

Phúc Chân nói:

– Tiểu huynh đã muốn tránh cuộc tranh giành với mọi người, có đâu lại muốn giữ báu vật làm chi?

Phúc Thiện chưa chịu thua:

– Có một người trong Thiên Địa Hội trước kia là tôi thần của Minh triều nay đổi tên là Mạc Thiên Tứ trôi dạt sang nước Nam từ lâu, đại huynh có thể trao cho người ấy. Hiềm vì Thiên Tử còn quá trẻ e chưa đủ sức giữ ngọc ấn... Đại huynh hãy vì nghĩa cả giữ tạm một thời gian rồI xem ai xứng đáng trong hội kín những người "phản Thanh phục Minh" mà trao lại giùm tiểu đệ.

Phúc Chân nghe Phúc Thiện nói đã cạn lời đành phải cất chiếc hộp vàng vào bọc và đeo bên mình luôn. Tuy vậy, chàng cũng còn ngậm ngùi than dài một câu:

– Việc hệ luỵ trong đời không tìm mà gặp... âu cũng là định mệnh trớ trêu thật!

Rồi vừa đi xuống núi vừa ngẫm nghĩ:

"Nếu ta lấy những mảnh hoa tiên, đóng ấn vàng vào đó rồi truyền hịch đi bốn phương cuộc khởi loạn chống Mãn Thanh chắc sẽ dấy lên khắp nơi và vô cùng phấn khởi..." nhưng rồi chàng lại nghĩ:

"Nhà Minh từ ngày Trương Phụ sang nước Nam làm nhiều điều bạo ngược đối vớI nhân dân ta. Nếu để cho nhà Minh quật khởi được, dòng Hán tộc sẽ bành trướng sang nước Nam gấp nghìn lần Mãn Thanh.

Thà là để người Thanh trị người Hán còn có ích cho quốc gia dân tộc hơn...

nếu Nguyễn Huệ biết được điều đó chắc là sau trận đánh với quân Thanh, Nguyễn Huệ sẽ phải nghị hòa với nhà Thanh thì mới giữ yên được nước." Nghĩ rồi bèn yên tâm giữ gìn ngọc tỷ của Chu Nguyên Chương truyến lại. Tuy nhiên không vì thế mà chàng thù ghét Chu Nguyên Lý mà trái lại, rất thông cảm xót xa cho người trong cuộc.

Xuống khỏi Tây Phong Lãnh họ đã về đến địa hạt Cao Bằng và Lạng Sơn.

Đêm xuống, họ theo nguồn sông Tây Giang để tìm Phượng Trì. Lúc này đã gần Tết Nguyên đán, trời đang ở mùa đông rải cái lạnh xuống khắp cả vùng núi non trùng điệp mặc dù vậy vì là giữa tháng chạp nên sương khói cũng không che khuất được vầng trăng sáng vằng vặc bên sông.

Phúc Chân và Phúc Thiện tìm được một chiếc ghe nhỏ, họ thả cho nó xuôi về hạ lưu sông Tây Giang. Khi ghé dừng lại trên bến cũ, cắm sào bên hàng lau sậy mọc um tùm, Phúc Chân mới nói:

– Ngày trước cũng vào một đêm trăng, tiểu huynh đàn tỳ bà đến nửa khúc Phượng cầu Hoàng thì ngưng vì việc xảy ra cho Mạc Thiên Hùng. Rồi sau gảy thêm một đoạn lại tới việc nàng Phượng Trì. Sao mà tiếng đàn lại đem đến nhiều tai họa đến thế! Đến nay, Phượng Trì đã biệt tăm mà chiếc tỳ bà cũng mất theo nàng... Tiểu huynh có nghe Phượng Trì đã ra khỏi Thanh cung trở về Quảng Tây. Có thể nàng sẽ trở lại chốn này nếu nàng còn nghĩ nhớ đến tiểu huynh...

Vừa chưa dứt câu bỗng trên thượng lưu dòng Tây Giang có một chiếc thuyền lớn ào ào chèo nhanh tới.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-10)


<