← Hồi 303 | Hồi 305 → |
" Không sao đâu mà, huynh cứ về nghỉ đi"
Vì để chuẩn bị cho cuộc chuyến đi du ngoạn ở Khúc Giang trì nên Cổ Đại đã tỉ mỉ, và cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục. Lúc này đây nàng mặc một bộ trang phục rất đẹp, khiến nàng trông vô cùng kiều diễm. Ngay từ sáng sớm ngày hôm nay, nàng đã sắm sanh hy vọng Thôi Diệu sau khi thi xong sẽ đưa nàng đi du ngoạn ở Khúc Giang trì. Khúc Giang trì là nơi có cảnh vật tươi đẹp, lãng mạn. Huynh trưởng của Cổ Đại đã nhiều lần kể cho cô nghe, vì thế Cổ Đại háo hức ngay từ sáng sớm, nhưng không ngờ cuối cùng lại không được đi. Trong nội tâm của nàng cũng có một chút tiếc nuối.
" Huynh mau về nghỉ ngơi đi, sáng sớm ngày mai đã phải len đường rồi, huynh không nghỉ ngơi làm sao giữ sức khỏe được chứ" Nàng thấy Thôi Diệu vẫn đứng đó, ngơ ngác như mất hồn, nên Cổ Đại thúc giục hắn về nghỉ.
Thôi Diệu vẫn đứng yên như thế, không động thái. Hắn nhìn Cổ Đại với ánh mắt tuyệt vọng. Khuôn mặt hắn bị nội tâm kích động nên co giật, run rẩy. Những tiếng nấc nghẹn ngào cứ thế vang lên.
" Huynh rốt cuộc là làm sao vậy?" Cổ Đại hơi bối rối, trong lòng của nàng đoán hiểu được Thôi Diệu đang có tậm sự và một sự khổ tâm rất lớn. Hơn nữa dường như sự khổ tâm ấy lại có liên quan đến nàng. Nếu không tai sao Thôi Diệu lại nhìn nàng bằng ánh mắt và thái độ như vậy
Thôi Diệu dường như không còn khống chế được tình cảm của mình nữa, hắn như phát cuồng rồi, hắn kéo Cổ Đại vào lòng mình mà ôm chặt, đầu hướng lên bầu trời âm thầm khóc than. Trời cao tại sao lại bất công với hắn? Tổ phụ tại sao lại bắt hắn phải phát thệ ác độc như vậy?. Tại sao lại phải ép hắn rơi và tuyệt lộ? Trong lòng hắn đầy cảm khái và bi phẫn nước mắt rơi đầy.
Hắn đang phải chịu đựng sự dày vò của những nỗi thống khổ đó.
Trong giờ khắc này đây, người ta không còn thấy cái phong tư ưu nhã của vị trưởng tôn Thôi gia đâu nữa, mà thay vào đó là một thiếu niện bị tình yêu là cho phát điên, phát cuồng thế kia. Cổ Đại cũng không có đẩy hắn ra, nàng cảm thấy hắn đang run rẩy tuyệt vọng lắm, và nàng hy vọng mình có thể làm một con mèo nhỏ lông vàng mềm mượt nép vào trong lồng ngực của hắn, hy vọng có thể dùng sự ấm áp của tình cảm mà xua tan đi sự sợ hãi đang tồn tại trong con người hắn.
" Khụ! Khụ" Cách đó không xa bỗng nhiên ruyền lại những tiếng ho khan nặng nề. Tiếng ho ấy khiến cho đôi tình lữ trong tiểu viện kia bất ngờ thất kinh. Bọn họ vội vàng tách nhau ra ngượng ngùng bối rối. Tiếng ho ấy là của lão quản gia, ông ta đang đứng ở nguyệt môn, sắc mặt vẫn bình thường không chút thay đổi, nói với Thôi Diệu: " Thưa trưởng công tử, lão gia nói công tử hãy trở về thu xếp hành lý để ngày mai lên đường cho kịp"
« Ta biết rồi » Thôi Diệu cắn răng dứt khoát, hắn không quay lại nhìn viên quản gia mà chạy thẳng vào trong nội viện.
Lão quản gia đứng nhìn theo cái bóng lưng của hắn khuất dần, ông ta nhìn mà thương hắn quá, nhưng cũng chỉ biết lắc đầu. Ông ta nhìn về phía Cổ Đại định nói gì đó với nàng nhưng cảm thấy có vẻ không đành lòng nên ông ta đành im lặng xoay người bỏ đi.
Cổ Đại không hiểu chuyện gì đang xảy ra, nàng đứng đó ngẩn ngơ một lát. Một trận gió phần phật thổi qua khiến cho mái tóc và mép váy của nàng lay động, tung bay. Một cảm giác chua xót chưa từng có trong tâm hồn cô gái trẻ bỗng nhiên xuất hiện và xâm chiếm toàn bộ tâm trí cô.
Đã bước vào tháng ba nhưng mùa xuân ở Sơ Lặc vẫn còn hơi se se lạnh. Trong cái không khí lành lạnh ấy người ta cảm nhận được mùi thơm của chất nhựa trong các loài cây, chúng đang hồi sinh tràn đầy sức sống. Đó chính là hơi thở của mùa xuân đã đem lại sự từng bừng cho cảnh quan nơi đây. Băng cũng bắt đầu tan, lượng nước cửa con sống Xích Hà vì thế mà thêm dồi dào. Chính nguồn nước ấy cùng với tiết trời ấm áp đã khiến cho cảnh vật nơi đây như lột xác, tràn đầy sức sống. Vô số những bụi hoa cũng trắng đang trổ hoa khoe sắc trong làm gió xuân, còn trên thảo nguyên rộng lớn kia, một màu xanh nhàn nhạt của đồng cỏ tươi tốt cũng dần dần hiện ra.
Cách Già Sư thành về phía đông chừng ba mươi dặm, trên thảo nguyên kia xuất hiện một đội xe ngựa đang chậm rãi đi tới. Đây là một đội vận chuyển khổng lồi bao gồm gần năm ngàn chiếc xe ngựa tạo thành. Trên các xe ngựa này chất đầy đủ các loại như: lều bạt, khôi giáp, binh khí, cung, tiễn, vũ khí và những vật tư quân dụng khác. Ngoài ra còn có một một đội vận tải khác khoảng chừng mấy trăm chiếc xe ngựa. Đội này làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực phục vụ ăn uống cho cả đoàn. Cả đoàn người ấy trải dài có đến chừng mười dặm, bọn họ cứ rầm rập ùn ùn bước đi, Để đảm bảo an toàn, ba ngàn kỵ binh Đường quân chia nhau bảo vệ hai bên trái phải của đội vận tải. Bọn họ bảo vệ rất nghiêm ngặt. bất kỳ người dân du mục nào có ý đồ tiến lại gần đoàn xe ngựa đều bị đội kỵ binh này cảnh cáo, xua đuổi.
Đây là đợt vận chuyển các vật tư quân dụng đầu tiên của triều đình Đại Đường để chuẩn bị cho các chiến dịch lâu dài sau này ở Tây Vực. Số vật tư lần này là chuyển từ Lũng Hữu đến Sơ Lặc. Trải qua gần hai tháng hành trình vất vả đến bây giờ rốt cuộc bọn họ cũng săp tới được đích rồi,
Đoàn vận tải còn cách Sơ Lặc ba mươi dặm nữa thì tân nhậm Đô đốc Sơ Lặc là Tào Hán Thần đã từ xa xa chạy tới thị sát tình hình. Việc điều chỉnh chiến lược đối với Tây Vực của Đại Đường đã chính thức mở màn và thực hiện từ trung tuần tháng giêng năm Đại Trị thứ năm. Đại tướng quân Vương Tư Vũ được thăng lên đảm nhiệm làm Đại đô hộ của Tây Vực đô hộ phủ, Vương Tư Vũ sẽ phải quản lý, thống lĩnh cả một khu vực rộng lớn ở phía tây của núi Tinh Tinh hạp. Còn Binh bộ thị lang Lý Hàn được phong làm Tây Vực đô hộ trưởng sử, phụ trách tất cả các công việc chính vụ của Tây Vực. Đến khoảng đầu tháng hai, tất cả binh lực của các đô đốc phủ cùng với các loại vật tư đều được điều động vận chuyển đến các địa điểm nhất định. Cổ Đại lúc này đang ôm lấy Thôi Diệu, nàng không muốn buông tay ra nữa: " Thôi lang, muội cuối cùng cũng biết rằng huynh có tình cảm và thật sự yêu thương muội, huynh có biết muội hạnh phúc biết chừng nào không"
Thôi Diệu nghe Cổ Đại nói thế, hắn khẽ mỉm cười rồi bế nàng lên. Trong giây phút này, trong nội tâm hắn tràn đầy dũng khí và quyết đoán. Hắn sẽ không và nhất định không bao giờ có thể đánh mất người con gái mà hắn yêu thương này. Hắn tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng phấn đấu để hoàn thành tâm nguyện của tổ phụ. Nhưng còn chuyện hôn nhân đại sự hắn tuyệt đối sẽ không nghe theo sự sắp xếp của tổ phụ hắn.
" Cổ Đại, huynh nhất định sẽ cưới muội làm vợ"
Cổ Đại vô cùng hạnh phúc khi nghe những lời âu yếm của tình lang, nàng gục lên đầu vai của Thôi Diệu, trong lòng tràn đầy cảm giác hạnh phúc. Nàng kề vào tai hắn nhỏ nhe nói: " Huynh biết không, nếu như lời thề không phát ra từ sự thật lòng thì nó sẽ không bao giờ thành hiện thực đâu"
Thôi Diệu ngẩn người ra, hắn bỗng nhiên hiểu ra ý nghĩa mà Cổ Đại gửi gắm. Hắn cảm kích hôn lên đôi môi của nàng lần nữa. , rồi hắn tự lẩm bẩm: " Muội thật sự sẽ chờ huynh sao? Muội hãy chờ cho sự nghiệp của ta có chút thành tựu, khi ấy ta nhất định sẽ cưới nàng làm vợ"
Cổ Đại bỗng nhiên kéo hắn quỳ xuống, sau đó nàng đặt một tay lên trước ngực, rồi hướng lên trời xanh dõng dạc nói: " Con, Cổ Đại Nỗ Nhĩ Mạn hôm nay xin thề với ông trời rằng, con tuy là nữ nhi của phiên bang nhưng ta nhất định sẽ vì Thôi lang mà luôn thủ tiết. Cả cuộc đời này nếu không lấy được Thôi lang thì con sẽ không lấy bất cứ một người đàn ông nào khác."
Còn về phần Thôi Diệu, hắn cũng hít một hơi thật sâu, rồi nói lớn: " Còn ta, Thôi Diệu cũng xin thề với trời xanh, bất luận thế nào cũng không lãng phí thời gian lập thân lập nghiệp. Tình yêu của ta đối với Cổ Đại sẽ không bao giờ thay đổi, nhất định ta sẽ cưới nàng làm vợ"
Sau khi Thôi Diệu phát thệ xong, cả hai không hẹn mà gặp cùng quay sang nhìn nhau. Bọn họ lúc này đang vô cùng vui vẻ, bỗng nhiên lại thành khóc lóc. Cả hai vừa khóc vừa ôm nhau thật chặt, không nỡ rời xa.
Sáng sớm ngày hôm sau, đại đội xe ngựa đã chuyển hướng đi lên phía bắc. Trên thảo nguyên xa xa kia, những đám mây tỏa ra một thứ ánh sáng màu hồng phấn trông thật đẹp. Lúc này nữ thần mặt trời đã bước ra khỏi cổng của màn đêm, mặt trời đã ló dạng, mang theo sau nó là thứ ánh sáng rục rỡ như chiếc đuôi lấp lánh của chim khổng tước vậy. Thôi Diệu và Cổ Đại lưu luyến chia tay nhau mãi không dứt. Hắn cứ đưa tiễn hết đoạn đường này rồi lại đến đoạn đường khác. Cuối cùng Thôi Diệu cũng đành dừng ngựa trên một quả đồi, mà đứng ở đó hắn có thể nhìn thấy chút bóng dáng của giai nhân trong lòng hắn. Từ chân trời ở phương xa đã đùn lên màu tím của ánh bình minh, muôn ngàn tia sáng hồng tía chiếu rọi xuống khuôn mặt Thôi Diệu đang hướng về xa xăm.
Trong bầu nhiệt huyết của hắn lúc này dường như đang thiêu đốt, nung nấu một ý chí vô cùng vô tận. Lúc này hắn bỗng nhiên quay đầu ngựa lại. hướng về phía trời tây xa xôi hét lên thật lớn: " Ta tới rồi đấy" tới để nói với muội một tiếng, ta có lẽ là không đưa muội đi dạo ở Khúc Giang trì được rồi
*****
Hắn buông cương ngựa ra, con chiến mà được tự do, cứ thế lao đi như một mũi tên bắn, xuyên thẳng qua thảo nguyên rộng lớn mịt mờ. Dần dần, bóng dáng của hắn cũng biến mất giữa thảo nguyên rộng lớn kia. Ngày hôm nay là ngày mười lăm tháng ba năm Đại Trị thứ năm, chủ trương mở rộng khuếch trương về phía tây của Đại Đường đang bước vào giai đoạn tăng tốc, quan trọng. Chính vì vậy có rất nhiều thanh niên Đại Đường tình nguyện đến đây, mong muốn có thể lập nên công lao sự nghiệp vì đất nước, đồng thời cũng mang theo hy vọng có thể thay đổi xu thể lịch sử của chính cuộc đời bọn họ.
Bọn người Đại Thực aó đen tự xưng là A Bạt Tư Calipha đế quốc. Năm công nguyên thứ bảy trăm năm mươi hai giới quý tộc của A Lạp Bá Ngải Bố .... A Bạt Tư đã kêu gọi quân khởi nghĩa La San tiến hành công chiếm Đại Mã Sĩ Lặc lật đổ sự thống trị của bọn người bạch y Đại Thực đồng thời cũng xóa bỏ Ngũ Mạch Diệp vương triều của bọn họ, để tự lập mình làm CaliphaCalipha. Sự kiện đó xảy ra vào năm Thiên bảo thứ chín theo hoàng lịch Đại Đường. An Tây đô hộ của Đại Đường khi đó là Cao Tiên Chi đã lợi dụng việc biến động hỗn loạn của các quốc gia khác ở phía tây, nên đã xuất binh tấn công vào các nước ở khu vực Chiêu Võ. Từ đó đã bùng phát trận chiến ở Đát La Tư giữa Đại Đường và Đại Thực để tranh giành khu vực Trung Á.
Bốn năm sau, Ngải Bố ... A Phát Tư lâm trọng bệnh qua đời. Em của ông ta là Ngải Bố ... Cổ Pháp Nhĩ lên nối ngôi Calipha. Vị Calipha này liền rời đô về Ba Cách Đạt, chính thức đặt nền móng cho A Bạt Tư vương triều. Và A Bạt Tư vương triều dưới sự trị vì của hắn cũng dần dần phát triển và đi vào thời kỳ hưng thịnh nhất.
Đương kim Calipha hiện nay của Đại Thực tên gọi là Cáp Luân Lạp Hy Đức. Hắn là vị Calipha thứ năm trong lịch sự Hồi Hột. Hắn lên ngôi cách đây ba năm. Cho đến nay hắn đã từ từ thâu tóm được sự ủng hộ của các đại gia tộc và các thế lực chính trị ở Đại Thực cho nên sự cai trị của hắn cũng dần đi vào ổn định vững chắc.
Mặc dụ vì việc tranh đoạt ngôi vị Calipha mà trong nội bộ xảy ra các cuộc tranh đấu đẫm máu, nhưng quốc sách của A Bạt Tư vẫn không bao giờ thay đổi cả. Cho dù ai, hay phe nhóm nào nắm giữ ngôi vị Calipha thì hắn vẫn phải và luôn luôn phải đi theo một con đường tư tưởng và thực hiện cho bằng được chiến lược mở rộng, bành trướng. Đây chính là đặc tiêu biểu của một quốc gia lấy tôn giáo và chính trị nền tảng. Bọn họ muốn đem đạo Hồi của bọn họ truyền bá và bắt người trong gầm trời này phải thuần phục theo nó.
Khu vực chú ý đầu tiên của bọn họ chính là bờ phía nam của Đại Trung Hải. A Bạt Tư đã tiêu diệt các thế lực tàn dư của Ngũ Mạch Diệp vương triều. Sau đó bọn chúng lại chuyển hướng sang bờ bắc Địa Trung Hải, nạn nhân của chúng là Bái Chiêm Đình đế quốc. Tiện đà công phá chúng chinh phục luôn vương quốc Pháp Lan Khắc.
Mà đối với phía đông, sau trận chiến Đát La Tư, toàn bộ các thế lực của Đại Đường đều rút lui ra khỏi một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở phía tây của Thông Lĩnh. Đến lúc này lưu vực của cả hai con sông A Mẫu hà và Chân Châu hà đều thuộ tầm kiểm soát của bọn người A Lạp Bá. Không dừng lại ở đây bọn người của Đại Thực hắc y vương triều còn tiếp tục thực hiện chiến lược nam tiến nam tiến, thậm chí còn có dã tâm vượt sông để tràn xuống Trung thổ.
Cáp Luân Lạp Hy Đức năm nay chừng khoảng ba mươi tuổi, hắn có thể coi là một vị quân chủ biết lẽ tiến thủ. Điều đó không chỉ được biểu hiện ở xu hướng và chiến lược khuếch trương, bành trướng của hắn ta và trong vấn đề nội trị Cáp Luân Lạp Hy Đức cũng rất thành công. Hắn ta căn cứ và dựa vào kinh nghiệm cai trị của Ba Tư Tát San vương triều, mà tiến hành kiện toàn thể chế chính trị, củng cố chế độ tập quyền trung ương, mở rộng quyền lực của triều đình, quan lại cũng như hoàn thiện hơn nữa chế độ tư pháp. Cùng với đó hắn ta còn cho xây dựng các dịch trạm, thành lập cơ quan tình báo quốc gia để tăng cường việc kiểm tra giám sát của trung ương với địa phương. Các mặt khác như thuế khóa cũng được thay đổi, thực hiện chế độ thu thuế mới, nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngoại thương buôn bán cũng được mở rộng và phát triển. Và với những chính sách cải cách ấy chỉ trong vòng năm năm quốc khố của Đại Thực đã sung túc, kinh tế phồn vinh. Đại Thực bước vào thời kỳ phát triển toàn thịnh nhất.
Sau khi nhận thấy tình hình nội trị đnag dần đi vào ổn định và yên ổn, Lạp Hy Đức một lần nữa lại hướng ánh mắt và dã tâm của mình về phía đông. Dòng nhiệt hải lưu Toái Diệp và khu vực lãnh thổ xung quanh nó khiến cho hắn thèm muốn đã lâu, vậy mà hắn phải nhẫn nhịn trong suốt ba năm qua. Giờ đây Toái Diệp là cái tên luôn được nhắc tới trong dã tâm của hắn.
Bên trong nội cung của Ba Cách Đạt vương triều, người ta choáng ngợp bởi sự rực rỡ huy hoàng của thứ ánh sáng vàng ngọc tỏa ra từ những châu ngọc, và tài phú. Tất cả những tiền tài, ngọc ngà châu báu này đều là đồ cống nạp từ các thuộc quốc của Đại Thực. Không chỉ có châu báu mà trong mỗi ngọc ngách của cung điện này còn có cả hơn vạn những bóng dáng yêu kiều của các thị nữ đứng hầu. Thế nhưng chủ nhân của tòa cung điện này Lạp Hy Đức lại không có tâm trạng để hưởng thụ tiền tài và giai nhân, hắn ta còn phải tiếp một lão bằng hữu đến từ phía đông.
" Thế gian tôn quý nhất, vĩ đại nhất là Calipha bệ hạ. Ta đây nếu không may mắn cửu tử nhất sinh thì chắc chắn sẽ không được gặp lại người rồi" Những lời nói đó phát ra từ một hắc bào đnag run rẩy quỳ lạy Lạp Hy Đức. Trên khuôn mặt của hắc bào nhân một vẻ vô cùng kích động.
Hắc bào nhân kia không phải ai xa lại mà chính là Hồi Hột quốc sư Tô Nhĩ Mạn, những tưởng sau khi trúng tiễn của Thi Dương và nhảy xuống vách núi ông ta sẽ tan xương nát thịt, nhưng khí số chưa tận, ông ta lại tìm được sự sống từ trong cái chết. Sở dĩ như vậy bởi vì rước khi nhảy xuống Tô Nhĩ Mạn đã kịp nhìn thấy một khe nứt trên vách đá, nơi ấy tích tụ thân cây, lá cây mục nát của trăm nàn năm qua, cho nên khi Tô Nhĩ Mạn nhảy xuống đám thân lá mục nát ấy, cả người tuy bị trọng thương nhưng may sao vẫn giữ lại được mạng sống. Chỉ có điều là cánh tay trái của ông ta cũng bị hoại tử không thể cứu vãn. Giờ đây Tô Nhĩ Mạn trở thành kẻ cụt tay. Sau đó ông ta đến A Bất Lai thành dưỡng thương khoảng một tháng rồi mới lên đường đi tới Ba Cách Đạt.
" Tốt rồi, tốt rồi lão bằng hữu của ta, ông hãy mau nói cho ta biết một chút tình hình của bọn người ở phía đông kia. Đã ba năm nay ta không được gặp ông rồi còn gì"
Trong lời nói nhu hòa của Lạp Hy Đức chứa đựng cả sự thân thiết lẫn uy lực khiến cho ngươi khác hoàn toàn tin phục và phải nghe lời ông ta. Lạp Hy Đức thân thể cường tráng, da trắng trông rất nam tính, quyến rũ. Từ con người của hắn ta phát ra một cỗ năng lượng khổng lồ. Thân hình thẳng tắp, thái độ hòa ái khiến cho mỗi người đối diện đều cảm thấy như có một thứ ánh sáng kỳ lạ phát ra từ khuôn mặt hắn.
Hắn nửa nằm nửa ngồi trên một chiếc ghế sang trọng được gắn đầy những vàng bạc, đá qúy. Phía sau hắn ta là hai thiếu nữ người A Lạp bá đang nhẹ nhàng đám vai xoa bóp. Lạp Hy Đức khoát tay ra hiệu, nói: " Các ngươi mau mang cho lão bằng hữu của ta một cái ghế, ông ấy là khách quý của ta đấy"
Hai tên thị vệ mang một chiếc ghế tới đặt ở vị trí đối diện với Lạp Hy Đức. Tô Nhĩ Mạn chậm chậm ngồi xuống, ông ta thở dài nói: " Calipha bệ hạ, bọn người Đại Đường đã bắt đầu hành động rồi, bọn chúng muốn đoạt thành trì của ngài, tru diệt thần dân của ngài. Vậy mà ngài vẫn còn ở đây vô tư được sao"
" Ý của ông là chuyện Đại Đường cho thành lập Tây Vực đô hộ phủ sao. Chuyện này ta cũng đã nghe nói. Nhưng bất quá cũng chỉ là lời nói, không bằng chờ những hành động cụ thể. Mà nếu có thật đi nữa thì cũng chỉ chứng tỏ bọn họ rất coi trọng, chú ý tới Tây Vực mà thôi. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì mỏ bạc ở Toái Diệp giờ đây chính mà máu của Đại Đường. Nếu là ta ta cũng sẽ làm như thế."
Trong lời nói của Lạp Hy Đức chứa đầy sự coi thường không thèm bận tâm trước những động thái của Đại Đường. Hắn khẽ mỉm cười nói: " Cái mà ta quan tâm nhất chính là đám người Cát La Lộc, và Hồi Hột. Ta hy vọng bọn chúng có thể liên thủ để đối phó với Đại Đường. Thế nào đây, ông mang tin vui gì đến cho ta phải không"
Những hành động của Đại Đường ở Tây Vực, Lạp Hy Đức đều nắm rõ ràng bởi vì rất nhiều thương nhân Đại Thực chính là tai mắt của hắn ta đã đem lại cho hắn rất nhiều tin tức tình báo. Bản thân hắn ta dù nói chuyện với Tô Nhĩ Mạn tỏ ra không coi trọng các động thái của Đại Đường ở Tây Vực nhưng trên thực tế thì hắn ta không chủ quan như vậy. Hàng ngày Lạp Hy Đức đều đứng trước một tấm bản đồ lớn hàng giờ đồng hồ để suy đoán những bước đi tiếp theo của Đường quân. Có thể nói nhất cử nhất động của Đường quân hắn ta không có bỏ qua một chút nào cả. Bất quá, hắn ta không muốn đàm luận với Tô Nhĩ Mạn về vấn đề này nên mới có thái độ phớt lờ đó. Cái mà hắn ta muốn nghe được từ Tô Nhĩ Mạn đó là tin tức về bọn người Cát La Lộc và Hồi Hột.
*****
Trước thái độ và lời nói của Lạp Hy Đức, Tô Nhĩ Mạn cảm thấy như đụng phải cái đinh, vì thế trong lòng ông ta cảm thấy rất khó chịu, nhưng cũng không dám biểu hiện thái độ mình. Trái lại Tô Nhĩ Mạn vẫn cố nặn ra một nụ cười, rồi với vẻ nhún nhường, ông ta nói: " Calipha quả nhiên là có con mắt nhìn xa trông rộng, chỉ cần chắc chắn khống chế được đám người Hồi Hột và Cát La Lộc, thì Đại Đường cho dù hùng mạnh thế nào cũng không dám hành động liều lĩnh được. Ta lần này đến Ba Cách Đạt cũng chính là vì bọn họ đây"
Lạp Hy Đức bị câu nói của Tô Nhĩ Mạn gợi trí tò mò, hắn ta thoáng ngồi thẳng dậy, nhìn chăm chú vào vị quốc sư kia, ánh mắt đầy vẻ thúc giục: " Ông hãy nói một chút xem nào, rốt cuộc là xảy ra chuyện gì"
" Bẩm Calipha chuyện là thế này, hiện tại Hồi Hột đang gặp phải tai họa nghiêm trọng, có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng. Vì vậy mà phái " thân Đại Đường" đã thuyết phục Khả Hãn phái người sang Đại Đường cầu viện, cũng như cầu hôn với Đại Đường công chúa. Còn nhóm những người Túc Đặc, cùng Ma Ni Giáo là " phe nhóm Đại Thực" thì phản đối mạnh mẽ ý kiến của " phe thân Đường kia" Cuối cùng Khả Hãn cũng đáp ứng cho bọn họ đồng thời với phe kia hướng Đại Thực để cầu viện. Bên cạnh đó Khả Hãn cũng phái ta tới thỉnh cầu Calipha bệ hạ trợ giúp cho Hồi Hột năm mươi vạn con dê, để giúp cho chúng ta qua cơn khốn khó"
" Trợi giúp năm mươi vạn con dê" Lạp Hy Đức cười lạnh một tiếng, hắn ta chắp hai tay ra sau lưng đi đi lại lại vài bước trong cung điện, rồi bỗng nhiên quay đầu lại nói: " Vậy Khả Hãn của các ngươi định đáp ứng điều kiện gì cho ta đây"
" Khả Hãn thành hôn với muội muội An Tư lệ của ngài, và lập cô ấy làm Khả Đôn của Hồi Hột"
Không đợi cho Tô Nhĩ Mạn nói hết câu, Lạp Hy Đức đã cắt lời ông ta, nói: " Vậy cái việc mà ông vừa nói Khả Hãn các ngươi cầu hôn với công chúa Đại Đường là có ý gì. Vậy rốt cuộc ông ta định lập ai lên làm Khả Đôn đây"
" Bệ hạ, Khả Hãn định lập hai Khả Đôn"
Lạp Hy Đức ngửa mặt cười lớn: " Hay lắm! Hay cho loại người hai mặt, ta còn đang trông cậy hắn giúp ta kìm chế Đại Đường. Không biết để hắn bỏ ra một chút binh lính thì phải trả cho hắn nhiều đến mức nào đây?"
Tiếng cười của Lạp Hy Đức bỗng nhiên im bặt, ánh mắt của hắn thu liễm, nhìn thẳng vào Tô Nhĩ Mạn, lạnh lùng nói: " Nếu ngươi có thể hoàn thành tâm nguyện của ta, ta sẽ lập tức phong cho ngươi làm Y Khắc Tháp của Bố Cáp Lạp. Cũng hứa chắc chắn sẽ đảm bảo cho gia tộc Tô Nhĩ Mạn của ngươi được làm chủ nhân của Bố Cáp Lạp mãi mãi."
Tô Nhĩ Mạn nghe những lời ấy trong lòng mừng như điên, ông ta tung mình quỳ rạp xuống dưới chân Lạp Hy Đức, hôn giày và bái lạy Lạp Hy Đức một cách đầy sùng bái: " Chủ nhân của ta, ta nguyện làm nô bộc trung thành nhất của người. Xin người hãy tin tưởng ta, không chỉ có người Hồi Hột, mà cả người Cát La lộc cũng tình nguyện là con chó giữ của cho ngài. Ta xin thề là như vậy"
Tô Nhĩ Mạn đi rồi, Lạp Hy Đức chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong cuung điện, hắn ta vừa mới nhận được tin tức tình báo: Đại Đường đã đặt trung tâm thống trị của Tây Vực ở Toái Diệp, đồng thời cũng điều động một số lượng quân đội rất lớn đến địa điểm này. Cứ như vậy, Lạp Hy Đức thấy rõ được việc Đại Đường đang dần phá vỡ thỏa thuận ngầm giữa hai bên. Nếu như vậy thì một cuộc chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.
" Bọn người Đại Đường" Lạp Hy Đức nhìn về phía chân trời phương đông xa xôi kia, hắn lầm bẩm nói: " Chẳng lẽ thất bại trong trận Đát La Tư năm xưa chưa dạy dỗ cho các ngươi điều gì sao?"
" Bẩm bệ hạ, A Cổ Thập thân vương đã tới, xin cầu kiến người" Một tên thị vệ cẩn thận bẩm báo với Lạp Hy Đức.
" À! Cho hắn vào đi" Lạp Hy Đức lập tức dừng những suy tính trong đầu mà quay trở về chỗ ngồi của mình.
Lát sau, A Cổ Thập được thị vệ dẫn vào trong hoàng cung. Trong chiến dịch Sơ Lặc trước đây, A Cổ Thập bị Đường quân bắt sống và trở thành một vị thân vương mang thân phận của một tù binh trong suốt gần hai năm trời. về sau chính Lạp Hy Đức đã dùng hai mươi vạn tiền vàng để chuộc hắn về. Bản thân A Cổ Thập và Lạp Hy Đức là anh em họ với nhau. Mối quan hệ cá nhân giữa hai người bọn họ cũng rất tốt. Sau khi được chuộc thân trở về, A Cổ Thập liên tục tự giam mình trong phủ đệ ở Ba Cách Đạt. Trong khoảng thời gian này, một mặt hắn ta ghi chép lại những gì đã nghe thấy, nhìn thấy ở phương Đông trong suốt gần hai năm bị bắt làm tù binh của Đại Đường. Nhưng cũng còn một lý do khác khiến hắn xử sự như vậy, đó là vì hắn mặc cảm, bị sỉ nhục vì việc mang thân phận tù binh Đại Đường, cho nên hắn không muốn gặp ai cả. Mãi cho đến tháng bảy năm ngoái, hắn mới chập nhận lời mời làm phó quán chủ của cơ quan " Tối Cao Học Thuật Cơ Cấu Trí Tuệ quán" do Hắc Y Đại Thực mở ra.
Từ lúc được chuộc về cho đến gần đây, Lạp Hy Đức cũng không hề ngó ngàng tới A Cổ Thập, và bản thân vị thân vương này cũng cho rằng mình được yên phận mà sống trong vương phủ. Nhưng nửa tháng trước đây, Lạp Hy Đức bỗng nhiên lại cho triệu kiến A Cổ Thập, ông ta muốn bổ nhiệm hắn làm Tổng Đốc của Tát Mã Nhĩ Hãn, toàn quyền phụ trách tất cả các công việc hành chính, quân sự của khu vực phía đông A Mẫu Hà. Điều này khiến cho A Cổ Thập đắn đo suy nghĩ rất nhiều, hắn xin phép có thời gian để suy nghĩ và hôm nay chính là ngày cuối cùng của thời hạn đó rồi.
A Cổ Thập vừa bước vào hoàng cung lại vừa thấp thỏm trong lòng. Khi bước vào trong cung điện, hắn nhìn thất Lạp Hy Đức đang tủm tỉm cười với hắn. A Cổ Thập lập tức tiến lên một bước, quỳ xuống hành lễ, trầm giọng nói: " Thần đệ A Cổ Thập bái kiến CaLiPha bệ hạ"
" Mấy ngày qua ta luôn chờ đợi tin tức phản hồi của đệ, nhưng không thấy hồi âm, cho nên ta cũng không nghĩ rằng đệ sẽ đến vào ngày cuối cùng của thời hạn đâu. Ta có thể thất đệ vẫn còn đang do dự rất nhiều" Lạp Hy Đức khẽ thở dài, nói: " Chẳng lẽ đệ không muốn giúp ta làm việc nữa hay sao?"
" Bẩm bệ hạ, thần đệ đã nghĩ thông suốt rồi. Hôm nay tới đây là muốn trình bày với hoàng huynh, đệ xin đảm nhiệm chức vụ Tổng Đốc Tát Mã Nhĩ Hãn". Như vậy rốt cuộc A Cổ Thập cũng đã đồng ý với lời đề nghị của Lạp Hy Đức, chỉ có điều cách nhận lời của hắn xem ra còn có phần miễn cưỡng.
A Cổ Thập ngày hôm nay không còn là A Cổ Thập tràn đầy niềm tin và những mơ mộng như năm xưa nữa mà những hoang tưởng ngây thơ của " một thời nông nổi" như khi còn làm Tổng Đốc của Da Lộ Tát Lãnh bây giờ cũng không còn thấy xuất hiện trong đầu vị thân vương này. Bởi vì sau hai năm sống kiếp tù binh, rồi khi trở về lại tự giam mình mà nghiền ngẫm đã khiến cho những suy nghĩ của hắn trở nên chín chắn thuần thục hơn. A Cổ Thập biết rằng khi Calipha quyết định bổ nhiệm hắn làm Tổng Đốc của Tát Mã Nhĩ Hãn, phụ trách cả một khu vực rộng lớn phía đông A Mẫu Hà là chắc chắn ông ta đã có thâm ý. Nhưng chắc chắn Lạp Hy Đức không hề có ý định trọng dụng hắn, cũng không phải bởi vì A Cổ Thập có chút hiểu biết về Đường quân mà nguyên nhân thực sự của việc Lạp Hy Đức muốn A Cổ Thập nhận chức Tổng Đốc Tát Mã Nhĩ Hãn chính là vì A Cổ Thập đã từng là tù binh của Đường quân, từng thất bại dưới tay của Đại Đường. Cho nên Lạp Hy Đức muốn sử dụng hắn như một " liều thuốc thử" để từ đó rút ra kinh nghiệm trong chiến đấu với Đường quân. Nếu như khi giao tranh Đại Thực bị " lép vế" trước Đại Đường, thì lạp Hy Đức cũng có cớ mà biện bạch với người trong nước rằng: Đại Thực thất thế trước Đại Đường không phải là vì thực lực không đủ, mà tất cả là do A Cổ Thập kém tài.
Quyền mưu, thủ đoạn của Lạp Hy Đức như thế nào thì A Cổ Thập cũng đã nhìn thấu ra rồi. Nhưng bản thân thâm tâm của hắn cũng có một khát vọng được chứng minh bản thân, và được " phục thù" một lần nữa. Hắn khát vọng được cùng Đại Đường giao thủ lần nữa để có thể phục hận chiến dịch Sơ Lặc năm xưa. Khát vọng này hắn đã nung nấu, ấp ủ bấy lâu nay rồi. Vì vậy, trên thực tế khi mà Lạp Hy Đức đưa ra lời đề nghị bổ nhiệm hắn làm Tổng Đốc Tát Mã Nhĩ Hãn hắn đã đồng ý không chút do dự. Nhưng ngoài mặt hắn vẫn tỏ ra do dự miễn cưỡng. Biểu hiện này cũng chỉ là " làm hàng", để hắn tìm kiếm lợi ích lớn hơn mà thôi.
" CaliphaCalipha bệ hạ, thần đệ đã từng tận mắt nhìn thấy sức mạnh thực sự của binh lính Đại Đường. Bọn họ thiện chiến và dũng mãnh không thua kém gì những cận vệ quân tinh nhuệ nhất của chúng ta. Cho nên lần này thần đệ đi Tát Mã Nhĩ Hãn, nhất định bệ hạ phải cấp đủ binh lực cho đệ mới được"
" Được rồi! Chuyện này thì không thành vấn đề". Tâm trạng của Lạp Hy Đức lúc này đã trở nên hưng phấn hơn. Ông ta vẫy tay nói: " Đệ hãy đi theo ta"
A Cổ Thập lập tức theo chân Lạp Hy Đức. Hai người bọn họ đi sang một gian thiên điện ở ngay cạnh đó. Ở nơi này, thị vệ canh phòng nghiêm ngặt, bất luận là ai đi nữa thì cũng không được tùy tiện vào đây nếu không được sự cho phép của Lạp Hy Đức. Đây cũng chính là nơi ông ta đưa ra những quyết sách.
Bên trong gian thiên điện này, đèn dầu sáng rực rỡ, ở trên bốn bức tường đều treo đầy các loại bản đồ. Lạp Hy Đức đi thẳng tới bức tường ở chính diện, ông ta nhẹ nhàng gõ vào vách tường mấy cái, lập tức một tấm bản đồ lớn bằng gỗ từ từ rơi xuống. Sau đó nằm ngay ngắn nghiêm chỉnh trên bức tường đó. Đây chính là tấm bản đồ mô phỏng một khu vực rộng lớn từ phía tây của sông A Mẫu Hà cho tới tận Sơ Lặc của Đại Đường. Trong đó bao gồm cả phía đông của Hô La San, và lưu vực của các con sông, như: sông A Mẫu, sông Dược Sát, sông Tín Độ (Tức là Ấn Độ Hà). Ngoài ra còn có phần lãnh thổ rộng lớn của Hồi Hột, Cát La Lộc cũng được thể hiện trên tấm bản đồ này. Có thể nói tất cả các thành trì, dòng sông, núi non đều được đục đẽo và thể hiện một cách rất tỉ mỉ rõ ràng.
← Hồi 303 | Hồi 305 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác