Vay nóng Homecredit

Truyện:Dương Gia Tướng truyền kỳ - Hồi 43

Dương Gia Tướng truyền kỳ
Trọn bộ 51 hồi
Hồi 43: Dẹp Đại Liêu Nam Tướng Ban Sư Ban Quan Cáo Đại Phong Công Thần
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-51)

Siêu sale Lazada

Vài ngày sau, Bát Vương ở trong cung mở yến tiệc lớn, khao thưởng chư tướng, chúng nhân vui vẻ rồi lui về. Diện Lăng vào nói: "Tiểu nhân có một việc bẩm báo, không biết điện hạ có chuẩn cho không?" Bát Vương nói: "Tướng quân có kiến nghị gì, cứ nói đừng ngại". Diên Lãng nói: "Từ khi ở đất Bắc, nhờ ơn Tiêu hậu thịnh ý xem trọng. Nay đã chết rồi, xin cho đem thi hài mai táng, để báo chút ơn đức cộng sự nhất thời, khiến người Phiên không chê bai Diên Lăng là kẻ phụ nghĩa!" Bát Vương nói: "Đây là việc làm thịnh đức của tướng quân, nên xin nghe theo" Hôm ấy tiệc tan. Hôm sau, Bát Vương một mặt tâu báo triều đình, một mặt hạ lệnh dùng vương lễ mai táng thi hài Tiêu hậu. Hữu Ty phụng hành, chuyện không có gì đáng nói. Người đời sau đem xem đến đây, có thơ khen rằng:

Thịnh đức vu nhân tướng đức báo,

Dương môn hào kiệt kỷ nhân đồng?

Phiến ngôn thâm ngưỡng Phiên đình mộ,

Duy trúc phong doanh nhất môn trung.

(Đức thịnh hơn người đều tướng đức,

Họ Dương hào kiệt mấy ai bằng

Vài câu đã khiến Phiên coi trọng,

Đáng được ghi công gương nghĩa trung).

Lục sứ vào gặp, bàn việc ban sư. Bát Vương chấp nhận, phát khiển chư tướng, chia tiền hậu đội hồi quân. Hô Diên Tán và mọi người chuẩn bị khởi hành. Khấu Chuẩn cùng bàn với mọi người để quân trấn thủ U Châu. Bát Vương nói: "Để quân lại có hai điều bất tiện. Một là Nam-Bắc tạp xứ, thống thuộc bất nhất, tức có sự cản trở phiền nhiễu ; Hai là cách Trung Quốc quá xa, nếu làm phản thì nhất thời không thể biết được. Chi bằng hồi kinh, trù định kế sách phòng ngự. Khấu Chuẩn nghe theo lời. Ngay hôm đó, đại quân rời U Châu, hướng Biện Kinh mà về. Chỉ thấy:

Mã thượng hồng trần tùy xử khởi,

Đồ trung đan thực hỷ tương nghênh.

(Bụi mù yên ngựa bay muôn chốn,

Giỏ cơm nước lã đón vui thay).

Trên đường không có gì đáng kể, bất giác đã đến Hoàng thành. Bát Vương sai người vào trước báo tiệp. Chơn Tông sai văn võ ra ngoài thành nghênh tiếp, vừa gặp bọn Bát Vương dẫn quân mã về tới. Văn thần là Tôn ngự sử dẫn đầu tiếp kiến, sánh vai vào thành. Lục sứ cùng quan sĩ đóng ở ngoài thành.

Hôm sau, Bát Vương dẫn các đại thần vào triều kiến, dâng lên biểu chương tâu việc bình định Bắc Phiên. Chơn Tông xem xong, mặt rồng hết sức vui vẻ, vỗ về an ủi các quan, vô cùng cảm ơn. Khấu Chuẩn tâu rằng: "Nhờ hồng phúc của bệ hạ, nay đã bình định Đại Liêu, đây thật là công lao vĩ đại. Xin gia phong ân điển để tưởng thưởng sự khó nhọc, thì thật may mắn cho quốc gia vậy". Vua nói: "Trẫm rất hiểu công lao của họ, đương nhiên phải được phong tặng, hãy chờ sắc chỉ quyết định". Bọn Bát Vương bái mệnh mà lui.

Lúc ấy, Dương Lục sứ cùng Diên Lăng về Vô nịnh phủ, gặp Lệnh Bà, lạy xong, Diên Lăng hết sức xúc động, nói rằng: "Nghĩ con vì thua một trận, bị nhốt nơi đất Bắc, nay cũng đã gần 19 năm, không ngờ mẹ đã tóc bạc như sương, tuổi già thúc ép. Hôm nay, may được tương phùng, vừa vui cũng vừa buồn". Lệnh Bà nói: "Đời đường vô tình, đời người ta phải trôi dạt. Nay đã gặp lại, cũng đủ an ủi mong ước của mẹ con ta, có thể cho ta gặp công chúa". Diên Lăng bèn gọi Quỳnh Nga công chúa, vào lạy Lệnh Bà. Lệnh Bà hết sức vui mừng. Diên Lăng nói: "Đây tuy là một duyên gặp gỡ nhất thời nhưng được hết lòng giúp đỡ". Lệnh Bà nói: "Nhân duyên không phải là điều ngẫu nhiên, ta xem công chúa thật xứng là đôi bạn của con ta vậy". Rồi lệnh bày tiệc để to để chúc mừng. Hôm ấy trong phủ mọi người theo thứ tự mà ngồi xuống, vui vẻ uống rượu rồi mới đi nghỉ. Dương Ngũ lang thì dẫn chúng trở về Ngũ Đài Sơn.

Vương Khu Mật thấy Bắc Phiên đã thua, sợ rằng tai họa sẽ tới, liền giả dạng đạo nhân vân du, thừa đêm xuống trốn khỏi Biện Kinh. Cho đến khi cận thần vào tâu chơn Tông mới biết, nổi giận nói: "Tên giặc này nhiều lần có ý phản, trẫm nể tình là cố nhân, không nỡ trị tội, nay lại phản trẫm mà đi". Liền gấp gọi quần thần thương nghị. Bát Vương tâu rằng: "Vương Khâm tội ác tày trời, không thể không giết. Nay chắc đi khỏi thành vẫn chưa xa, bệ hạ hãy lệnh cho khinh kị đuổi theo mà bắt". Vua chuẩn tấu, lập tức giáng sắc cho Dương Tôn Bảo dẫn quân đuổi theo mà bắt.

Tông Bảo được lệnh, dẫn quân ra cửa Bắc đuổi theo, hỏi quân giữ thành: "Có thấy Vương Khu Mật chạy qua không?" Quân giữ thành nói: "Vừa rồi có một đạo sĩ hoảng hốt đi ra, không lẽ là ông ta?" Tông Bảo được biết như vậy, vội phi ngựa một mình đuổi theo. Lúc ấy Vương Khu Mật chạy đến bên Hoàng Hà, thấy lái đò, bèn kêu rằng: "Người nếu đưa ta qua sông, ta sẽ dùng nhiều vàng ngọc để tạ ơn". Lái đò nghe vậy, liền chèo thuyền tới đón.

Vương Khâm nhảy xuống thuyền, lái đò vội vàng chèo thuyền mà đi. Gần đến bờ sông, chợt cuồng phong thổi ngược, đem thuyền thổi ngược lại. Liên tục ba lần như thế, không thể cặp bến. Lái đò nói: "Thế gió thổi mạnh, khó mà qua được, phải chờ hết gió mới đi được". Vương Khâm càng hốt hoảng, chỉ đành núp ở dưới mui thuyền mà trốn tránh. Một lát sau, đường ở phía Nam bụi bay mù mịt, vài mươi ngựa đuổi đến. Dương Tôn Bảo ngồi trên ngựa lớn tiếng hỏi lái đò rằng: "Có thấy một đạo sĩ đi qua đây không?" Lái đò chưa đáp, Vương Khâm xuống giọng nói: "Nói với hắn là đi qua đã lâu, ta sẽ đưa cho người tất cả tài sản của ta để tạ ơn". Lái đò nói: "Hãy nói người là ai trước đã? Nói rõ với tôi thì tôi sẽ giúp cho". Vương Khâm không giấu, liền đem đầu đuôi nói rõ. Lái đò nghe xong, nổi giận nói: "Nơi này khi mi còn ở triều năm nào cũng sai người đến vòi vĩnh, đang muốn báo hận, chưa tìm ra mi. Hôm nay rơi vào tay ta vậy" Lập tức chèo thuyền trở lại, báo với Tông Bảo. Tông Bảo sai quân kị lên thuyền bắt lấy. Vương Khâm vội vã nhưng không thể nhảy thoát, bị quân kị trói lại lôi lên bờ, Tông Bảo áp giải về. Đúng là:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,

Chi tranh lai tảo dữ lai trì.

(Thiện ác cuối cùng công bằng cả,

Chỉ là đến chậm hoặc mau thôi).

Gặp lúc Chơn Tông thiết triều, bấy giờ văn võ đều tụ tập. Cận thần tâu báo: "Đã bắt được Vương Khâm hồi triều". Vua lệnh quân hiệu giải đến trước điện, hỏi rằng: "Tên giặc này mi nhiều lần dâng lời sàm nịnh trước mặt trẫm, ta đã ưu đãi dung tha quá nhiều. Nay mi nếu chạy qua được nước khác, lại sẽ gây họa vậy". Vương Khâm cúi đầu im lặng, chỉ xin sớm được đem giết. Vua nói: "Chỉ sợ tên gian tặc như mi không chết thôi", liền hỏi Bát Vương phải xử thế nào? Bát Vương nói: "Bệ hạ có thể mở đại yến, hội tập sứ thần ngoại quốc, đều được dự tiệc rồi đem tên giặc này xé xác lăng trì, để cho trước tiệc được xem, khiến kẻ sau biết mà phải sợ".

Vua chuẩn tấu, liền hạ mệnh cho ty quan chuẩn bị bày biện yến tiệc, rồi triệu các quan ngoại quốc, hai bên theo thứ tự ngồi uống rượu. Quân hiệu hành hình đem Vương Khâm trói vào trụ, từ từ xẻo thịt xuống, mọi người trong tiệc nhìn thấy ai cũng sợ hãi. Đời sau có thơ chê rằng:

Tác nghiệt niên thâm họa diệc thâm,

Thí khán kim nhật lục Vương Khâm.

Thương thiên báo ứng vô tư nhãn,

Bất sử đăng hành cảnh bị cầm.

(Ma mãnh càng sâu họa càng thâm,

Hãy xem nay đã giết Vương Khâm.

Trời xanh báo ứng không nghiêng lệch,

Dù không bị phạt cũng bị cầm).

Vương Khâm đau đớn kêu la, không tới vài mươi dao, đã tắt hơi. Vua lệnh quăng xác ra đồng, để làm gương cho bọn gian thần. Rồi hỏi Bát Vương rằng: "Ngày trước những lời Vương Khâm nói, vốn đều có ý khi vọng, mà trẫm lại không phát hiện, đó là vì sao?" Bát Vương nói: "Đại trá giống như trung thành, nên khiến bệ hạ không phát giác. Hôm nay Vương Khâm thụ hình, trong triều ngoài nội ai nấy cũng đều vui mừng vậy". Vua gật đầu. Chợt được báo đại tướng Hô Diên Tán đêm qua bị trúng gió đã mất. Vua nghe báo hết sức thương cảm, nói rằng: "Tán từ khi vào Trung Quốc, cần lao vương sự, chưa từng được một ngày nghỉ ngơi, thật là công thần của xã tắc". Liền giáng sắc làm lễ an táng, tặng tên thụy là Trung quốc công. Đời sau có thơ khen rằng:

Phẫn thù dĩ tuyết xuất Hà Đông,

Vị quốc cần lao kiến đại công.

Bất ỷ tướng tinh trung dạ lạc,

Lệnh nhân thiên cổ hận nan cùng.

(Oán thù đã rửa lìa Hà Đông,

Vì nước ra tài lập đại công.

Ngờ đâu sao tướng trong đêm rụng,

Khiến người muôn thế hận khôn cùng).

Niên hiệu Thiên Hy nguyên niên tháng 2, Chơn Tông vì các tướng sĩ bình định Bắc Phiên chưa được khen thưởng, nên cùng Bát Vương thương nghị. Bát Vương tâu rằng: "Thưởng công hoài viễn, là việc đáng làm của đế vương, nay bốn phương yên ổn dưới sự thống nhất của bệ hạ, khiến cho mưu thần dũng tướng được vỗ về, đó là kế lâu dài của xã tắc vậy". Vua nói: "Ngày trước bắt được tù đem dâng trước cửa khuyết, trẫm do dự chưa định đoạt. Thái tử của Tiêu hậu là Thần Liêu, nên xứ trí như thế nào?"

Bát Vương nói: "Lúc trước khi ở U Châu sắp ban sư, bọn Khấu học sĩ từng bàn, muốn để quân lại mà trấn thủ, nhưng thần cho là bất tiện. Trước mắt kẻ xa đã phục, bệ hạ chính nên dựng nước đã bị diệt, cho kế thừa dòng họ đã mất, tha cho hắn về Đại Liêu để tự trấn thủ, hàng năm chỉ lấy đồ tiến cống, thì ắt nơi biên giới tự nhiên được yên ổn. Cách trị nước của Đường, Ngu bất quá cũng chỉ như vậy". Chơn Tông vui mừng nói: "Lời bàn của khanh, trẫm không bằng được vậy". Liền hạ sắc ân xá cho Tiêu hậu nhị thái tử và toàn bộ các quan bị bắt và hạ lệnh cho tất cả về nước. Sắc chỉ hạ xuống, Phiên thần hết sức mừng rỡ, hướng về cửa khuyết dập đầu tạ ơn Lại có chỉ ban cho Phiên thái tử Mãng bào dệt từ sợi vàng mỗi thứ một bộ, thưởng ban cho rất hậu. Thái tử lạy thụ mệnh ngay hôm đó dẫn các quan đi về U Châu, chuyện không có gì đáng nói.

Hôm sau, Chơn Tông thân cầm phong chỉ, tuyên Lục sứ vào điện, điện dụ rằng: "Cha con khanh phá tan Nam thiên trận đã lập đại công, trẫm chưa kịp thăng thưởng. Nay lại có công bình định Bắc Phiên. Nên đáng ban phong ân điển, để báo công khó nhọc của khanh". Lục sứ dập đầu nói: "Công lan phá trận bình Bắc, trên nhờ phúc của bệ hạ, dưới do quân sĩ đồng lòng, chút công lao nhỏ nhoi của thần, đâu dám nhận thưởng". Vua nói: "Khanh không nên quá khiêm tốn, trẫm tự có chủ ý". Lục sứ bái mệnh lui ra.

Hôm đó, thánh chỉ ban xuống, phong Dương Lục sứ thụ chức Đại Châu Tiết độ sứ kiêm Nam-bắc Độ Chiêu Thảo, Dương Tôn Bảo làm Giới Châu Tiết độ sứ kiêm Kinh thành nội ngoại đô Tuần phủ, Dương Diên Lăng có công lấy U Châu, phong chức Thái châu trấn phủ Tiết độ phó sứ; Nhạc Thắng làm Kế châu Đoàn luyện sứ; Mạnh Lương giữ chức Doanh châu Đoàn luyện sứ, Tiêu Tán làm Mạc châu Đoàn luyện sứ, Trần Lâm thụ chức Đàn châu đô giám ; Sài Cảm giữ chức Thuận châu đô giám; Lưu Siêu giữ chức Tân châu đô giám; Quản Bá làm Quy châu đô giám; Quan Quân giữ chức Lôi châu đô giám; Lưu Kỳ thụ chức Võ châu đô giám; Mạnh Đắc thụ chức Vân châu đô giám; Lâm Thiết Thương thụ chức Ứng Châu đô giám; Tống Thiết Bổng làm Hàn châu đô giám; Khưu Trân thụ Sứ châu đô giám; Khưu Khiêm làm Hùng châu đô giám; Trần Hùng giữ chức Úy châu đô giám; Tạ Dũng giữ chức Phụng châu đô giám; Thiệu Thiết Kỳ làm Thọ châu đô giám; Đổng Thiết Cổ làm Lộ châu đô giám; Lang Thiên giữ chức Qua châu đô giám; Lang Vạn làm Thư châu đô giám; Bát Nương được phong làm Kim Hoa thượng tướng quân; Cửu muội phong Ngân Hoa thượng tướng quân; phu nhân của Uyên Bình là Châu thị phong làm Trung Tĩnh phu nhân; Vợ của Diên Tự là Đỗ thị phong là Tiết Liệt phu nhân; từ Mộc Quế Anh trở xuống 14 viên nữ tướng đều thụ cáo mệnh phó tướng quân; còn các tướng sĩ có công khác, đều theo cấp bậc mà phong thưởng khác nhau. Muốn xem thời thanh bình như thế nào, đọc hồi sau sẽ rõ.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-51)


<