Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Bắc Tống phong lưu - Hồi 1396

Bắc Tống phong lưu
Trọn bộ 1753 hồi
Hồi 1396: Văn hóa Trung Hoa không thua kém người
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1753)

Từ khi Triệu Giai kế vị đến nay, ba người đứng đầu trong triều cộng thêm hai vị Viện trưởng nhiệm kỳ đầu liên thủ hợp tác.

Nhưng trước mắt cũng chỉ giới hạn ở mấy người bọn họ mà thôi. Triệu Giai hy vọng có thể tạo ra một hiện tượng phát triển tự nhiên, đừng để người đọc sách biết là triều đình đang âm thầm thao túng, chí ít là trong giai đoạn ban đầu, vẫn đừng dẫn chiến hỏa sang hướng của triều đình, do vậy việc này chỉ có vỏn vẹn mấy người biết.

Mấy người bọn họ có thể nói là người thông minh nhất trong thiên hạ hiện này, uy lực liên thủ nghĩ cũng đủ biết.

Đầu tiên, bước mà bọn họ phải làm chính là hợp lý hóa chính sách khuếch trương. Đây chính là quan niệm mà Triệu Giai coi trọng nhất, khuếch trương chắc chắn phải phát động chiến tranh, cũng có thể nói là hợp lý hóa chiến tranh.

Sau một phen nghiên cứu của đám người Tần Cối, cuối cùng quyết định dùng tư tưởng "không tiến công" của Mặc Tử làm điểm thâm nhập.

Kết quả là, Nho báo dẫn đầu làm khó dễ, lấy việc lúc trước quân Kim nam hạ tấn công tư tưởng chủ đạo của Mặc học, cũng chính là luận điểm không tấn công. Chiến tranh đích thật là hao tài tốn của, nhưng ngươi không đánh người khác, người khác vẫn sẽ đánh ngươi, tổn thương gây ra ngược lại còn lớn hơn. Ngươi thấy chúng ta tốt với nước Kim thế nào, thậm chí còn tốt hơn cả thần dân của chính mình, nhưng nước Kim vẫn muốn đánh chúng ta, vậy ngươi làm sao?

Lấy việc này để phủ định tư tưởng không tiến công.

Tuần san Đại Tống Thời đại lập tức đưa ra đáp án, nói rõ không tiến công không có nghĩa là không chiến tranh, từ đó cũng lấy một câu mà Mặc Tử yêu thích ra để phản bácchính là câu "Chấn hưng cái lợi của thiên hạ, loại trừ cái hại của thiên hại!"

Câu nói này lập tức trở thành tiêu điểm tranh luận.

Vốn dĩ cái hại của thiên hạ của Mặc Tử, là bao gồm cả chiến tranh trong đó, nhưng câu nói này còn bao gồm một tư tưởng quan trọng, chính là đều lấy cái lợi của quốc gia, dân chúng làm thước đo.

Từ đó đề xuất tư tưởng lấy lợi ích quốc gia, dân chúng làm đầu.

Chiến tranh không sai lầm, không tấn công không phải là không chiến tranh, chỉ cần dùng lợi ích quốc dân làm nguyện ước ban đầu để phát động chiến tranh, thì đó là chiến tranh chính nghĩa.

Việc này nhìn thì giống như không có thay đổi gì lớn, thật ra không phải. Càng nhiều đất đai, càng nhiều sức lao động đều thuộc về lợi ích quốc dân. Căn cứ theo tư tưởng này, bình luận một trận chiến cũng từ thiện ác ban đầu biến thành tròn khuyết. Nếu có lợi cho quốc dân, thì chính là đúng, nếu là lỗ vốn, chính là sai lầm.

Mặc khác, Lý Kỳ còn lấy sự thật ra làm bằng chứng, chính là lần nam chinh Nam Ngô, tiêu diệt chính quyền Nam Ngô.

Nam Ngô từng phát động chiến tranh xâm lược với Đại Tống, giết hại mười vạn dân chúng Đại Tống, nếu không tiêu diệt chính quyền tàn bạo này, dân chúng nước ta sẽ sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Thân là một nhân sĩ kiêm ái, nên chấn hưng cái lợi của thiên hạ, tiêu diệt hoàn toàn thứ này, giải cứu dân chúng dưới sự thống trị tàn bạo.

Việc này lại định nghĩa lại lần nữa câu nói cái hại lớn của thiên hạ. Cái gì gọi là cái hại lớn, chính là chính sách tàn bạo, tổn hại lợi ích của người khác, đối với chính sách tàn bạo thì nhất định phải hủy diệt. Thân làm Mặc đồ, chúng ta nên ngăn cản chính sách tàn bạo ở bất kỳ nơi nào, ngăn cản hiện tượng cậy mạnh hiếp yếu, để người trong thiên hạ đều vui mừng, đạt đến cảnh giới kiêm ái.

Làm sao ngăn cản?

Chỉ có lấy bạo chế bạo, tiêu diệt chính sách tàn bạo.

Còn một điểm nữa, ngăn cản chính sách tàn bạo ở bất kỳ nơi nào, cũng tức là nói, bất cứ nơi nào xảy ra chiến tranh, chúng ta đều nên tham gia, trừ bạo giúp yếu, trợ giúp kẻ yếu, trừng phạt cường khấu.

Việc này cũng giống như một tên trộm vào phòng trộm đồ, luật pháp nhất định sẽ trừng phạt, chúng ta nên trừng phạt những kẻ này.

Học vấn là không biên giới, vậy thì kiêm ái cũng không biên giới giống vậy. Thân là chính nghĩa chi sĩ, chúng ta nhất định phải rút dao tương trợ, ngăn cản hiện tượng hung ác này lan tràn. Một câu này đã đề bạt Đại Tống lên đến địa vị cảnh sát.

Có phát động chiến tranh hay không thì phải có một tiêu chuẩn và một lý do. Tiêu chuẩn là có thể tổn hại đến lợi ích của quốc gia hay không. Lý do, chúng ta có phải là đang phản đối chiến tranh bất nghĩa, trừ bạo giúp yếu không.

Luận điểm này vừa nêu ra, Nho báo liền tiếp ngay "một chữ khen chê" mà Khổng Tử từng nhắc đến trong "Xuân Thu" để phân chia tính chất chiến tranh, nhấn mạnh tính chính nghĩa và tính nghiêm túc của chiến tranh, phản đối chiến tranh bất nghĩa vô cùng hiếu chiến. Đối với các cuộc chiến tranh bảo vệ quốc gia, phản kháng xâm lược thì phải lý giải và tìm hiểu, luôn luôn kiêm ái quá mức lý tưởng, căn bản không thực hiện được.

Còn có cơ sở chính trị khi Khổng Tử nhắc đến chiến tranh, "Có chuyện văn sự, tất có võ bị, có chuyện võ sự, tất có văn bị", ý nghĩa của câu này chính là muốn thực hiện chính trị thanh bình, thì phải có chuẩn bị vũ trang, muốn chiến tranh thắng lợi, nhất định phải có cơ sở chính trị.

Dựa vào điểm này thì có thể tăng cường giáo dục quân sự hóa, để đạt đến văn võ cùng tiến, bởi vì quân sự và chính trị hỗ trợ lẫn nhau, không thể thiếu thứ nào. Việc này vô hình trung đã nâng cao địa vị của võ tướng lên rất nhiều, tăng cường địa vị của quân sự trong lòng dân chúng.

Trận chiến đầu tiên này, tuyên cáo Nho học thắng lợi. Tư tưởng chiến tranh của Nho học càng thực tế hơn so với Mặc học. Kiêm ái, không tiến công quá mức lý tưởng hóa.

Nho sinh vô cùng vui vẻ nha!

Mà không hề biết trằng trong cuộc tranh luận lần này, tư tưởng chiến tranh của Nho học vô hình trung đã dung hợp thêm rất nhiều thứ mới vào, quan trọng nhất trong đó chính là bình luận chiến tranh là phải lấy lợi ích của quốc dân làm đầu, chứ không phải đạo đức làm đầu.

Thật ra trong Nho học đương thời đã không còn là tư tưởng chiến tranh mà Khổng Tử đề xuất trước kia nữa. Những sĩ phu kia gần như đều luôn phản chiến, ngươi đánh người khác, phản chiến, người khác đánh ngươi, cũng phản chiến. Người khác đánh ngươi, ngươi phải bồi thường cầu hòa. Nếu ngươi đánh thắng, ngươi cũng phải lập tức lui binh, còn phải bồi thường cho người khác.

Đây là đạo trung dung bị bóp méo khi Nho học tiến hóa đến ngày nay.

Nhưng bây giờ lại khác, trong cuộc tranh luận kích liệt, Nho sinh bắt đầu phủ định tư tưởng này, trở về tư tưởng chiến tranh mà Khổng Tử đề xuất lúc trước, hơn nữa còn tiếp thu tư tưởng chiến tranh lấy lợi ích quốc dân làm đầu, chiến tranh nhất định phải có lợi cho quốc dân.

Đây chính là nhân tính. Thật ra nhân tính rất đơn giản, chính là kẻ địch của kẻ địch là bạn bè.

Vốn dĩ Nho sinh phản đối bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, đại trung dung, dĩ hòa vi quý, nhưng Mặc học cũng có một chủ trương giống như vậy. Nếu ngươi muốn phản đối tư tương của Mặc học, thì phải phủ định chủ trương tư tưởng này, vậy thì đầu tiên ngươi phải tiếp nhận chủ trương tư tưởng tương phản. Bây giờ phản đối tư tưởng này của Mặc học, chúng Nho sinh đều sảng khoái, vậy là đủ rồi. Lý Kỳ khéo léo bắt được nhược điểm của nhân tính, chế tạo dư luận, âm thầm thao túng, đạt tới mục đích chính trị.

Tư tưởng chiến tranh này rất phù hợp với chính sách trung tâm của Triệu Giai. Triều đình lập tức mượn cớ xuống thang, ban bố cáo, ủng hộ Nho học, phản đối chính sách tàn bạo, phản đối tất cả mọi khuất nhục cầu hòa, quân thần đều nên thề sống chết bảo vệ lãnh thổ quốc gia, lợi ích của quốc gia cao hơn tất cả.

Mặt khác, Triệu Giai còn thuận thế đề xuất mấy tư tưởng của Nho học liên quan đến chuyện chuẩn bị chiến tranh.

Thứ nhất, đủ lương thực, đủ binh, lòng tin của dân.

Cũng chính là cơm no áo ấm, quân bị hoàn mỹ, lòng tin của dân chúng đều là cơ sở của chính trị.

Thứ hai, dân chúng đủ, vua sao có thể không đủ? Dân chúng không đủ, vua sao có thể đủ?

Đây cũng chính là tư tưởng dân giàu thì nước giàu, tổng hợp độ cao của quốc lực để lý giải hành vi của việc thống trị quốc gia và chiến tranh.

Thứ ba, nước nguy, do kẻ thống trị an ổn ở vị trí của mình; nước vong, do kẻ thống trị giữ nguyên không đổi; nước loạn, do kẻ thống trị trầm mê trong thái bình.

Cũng tức là, tuy thiên hạ an ổn, nhưng quên chiến thì tất nguy.

Ba đại tư tưởng phản ánh được một vấn đề, chính là Đại Tống phải chuẩn bị chiến tranh mọi lúc.

Nhưng nói theo câu nói của Nho học, thì người đọc sách vô cùng vui mừng tiếp thu, hơn nữa còn vui mừng vô cùng, Nho học thủy chung là chính thống mà.

Từ đó có thể thấy, trên đời này không có gì không làm được, phải xem ngươi có biết thay đổi hay không.

Trận chiến đầu tiên cải cách tư tưởng có thể nói là thu hoạch toàn thắng.

Bọn Lý Kỳ coi như thở phào nhẹ nhõm, bởi vì thắng lợi của trận chiến đầu tiên có thể chứng minh rất tốt biện pháp của bọn họ có thể thi hành.

Kế tiếp chính là đề xướng vô vi mà trị.

Cái gì gọi là vô vi mà trị, nói đơn giản là phải dựa vào vạn dân tự mình thực hiện vô vi vô bất vi.

Tư tưởng này trực tiếp thể hiện trên mặt công thương nghiệp, bởi vì quan niệm vô vi mà trị vô cùng ăn khớp với quan niệm kinh tế thị trường mà Lý Kỳ mang đến từ đời sau.

Kinh tế thị trường còn gọi là kinh tế thị trường tự do.

Chính là quốc gia cởi bỏ trói buộc, các ngươi tự sinh tự diệt, không, nên nói là tự do phát triển. Nhưng nói là tự do, thật ra vẫn có một bàn tay khống chế cả một hệ thống kinh tế, chính là lợi ích. Một khi kinh tế được tự do hóa, vậy thì lợi ích sẽ chủ đạo tất cả, ở đâu có lợi ích, ở đó sẽ xuất hiện tình trạng chen chúc mà tới, lợi ích sẽ thúc đẩy cả xã hội tiến bộ.

Bây giờ xây dựng kinh tế của Lý Kỳ đã thành thục, sắp tiến đến cổ chai rồi, nếu muốn đột phá cổ chai này thì phải tự do hóa kinh tế, dùng lợi ích thúc đẩy nhân loại sản sinh ra càng nhiều lợi ích hơn nữa.

Làm sao có thể sản sinh ra càng nhiều lợi ích?

*****

Chỉ có một con đường, phát minh sáng tạo, dùng trí tuệ của nhân loại để sáng tạo ra càng nhiều lợi ích hơn nữa, bởi vì ngươi không đưa ra nhiều loại đa dạng mới hơn thì ngươi không thể nào đạt được càng nhiều lợi ích hơn so với người khác, điều này cũng có thể thúc đẩy sự tiến bộ của công nghiệp.

Tự do của thị trường kinh tế có thế kéo theo sự tiến bộ của cả quốc gia.

Trong lòng Lý Kỳ vẫn vô cùng hi vọng mượn tư tưởng vô vi mà trị để thời đại công nghiệp có thể đến Đại Tống sớm hơn.

Hơn nữa, hệ thống kinh tế tự do cũng phù hợp với phương châm chiến lược của Đại Tống, bởi vì kinh tế tự do không phản đối chiến tranh, khi sự giàu có trong nước bành trướng đến cực hạn, hoặc là khi kinh tế tiêu điều, thì không cần Hoàng đế nói, dân chúng tự nhiên sẽ thúc đẩy chính sách khuếch trương.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, ở đây dù sao cũng là xã hội phong kiến, kinh tế hoàn toàn tự do là không thể, kinh tế thị trường vẫn phải được xây dựng trên quân vương, pháp luật, chính trị. Ngươi không thể làm ăn làm đến trên đầu Hoàng đế, ví dụ như ai mà ngốc đến mức chạy đến bán long ỷ, long bào của Hoàng đế. Tuy rằng trong kinh tế thị trường, bất cứ thứ gì đều có thể trao đổi ngang giá, nhưng ai lại thật sự làm thế chứ, vậy thì không phải là kinh tế thị trường thuần túy, mà là thuần túy tìm chết.

Có điều, đây là lần đầu tiên triều đình chỉ định rõ ràng tư tưởng kinh tế từ xưa đến nay.

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng này. Thật ra đây không phải do con người làm ra, mà là một sự thể hiện khách quan. Phải biết rằng thương thuế của Đại Tống hiện nay chiếm chín phần thu nhập của quốc khố, triều đình còn lý do gì mà không coi trọng buôn bán, không phát triển thương nghiệp, các đại thần có tư cách gì mà phản đối thương nghiệp. Nếu thương nghiệp không tốt thì các ngươi đều đi ngáp gió tây bắc rồi.

Việc này cũng giống như làm người vậy, ngươi muốn được người khác coi trọng, đầu tiên phải thể hiện được giá trị của ngươi, người khác mới coi trọng người, cả ngày ngồi nhà than trời trách đất, hận này hận nọ, đây hoàn toàn là một tư tưởng sai lầm. Ngươi thể hiện được giá trị, dĩ nhiên sẽ có người tìm ngươi, đây là kinh tế thị trường.

Tướng Quốc Tự.

Cả ngàn học giả ngồi trên khoảnh đất bằng trước Tướng Quốc Tự, từ thuần túy tranh luận ban đầu, đến bây giờ đã diễn biến thành một cuộc nghiên cứu thảo luận, quốc gia phải thay đổi thế nào thì phát triển.

Cuộc tranh luận của bọn họ thúc đẩy chính sách của quốc gia sinh ra. Đương nhiên, về mặt này có sự âm thầm thao tác, chỉ là bọn họ không biết mà thôi. Nhưng cho dù nói thế nào, bọn họ cảm thấy chính mình được coi trọng, điều này làm bọn họ vô cùng tự tin. Thế nhưng sau khi chính sách của triều đình được đưa ra, lại thúc đẩy bọn họ suy nghĩ theo một góc độ càng cụ thể hơn.

Vì sao triều đình lại đồng ý cách nói này của chúng ta, phủ định cách nói khác, điều này đáng để bọn họ suy nghĩ.

Trên lầu hai của một lầu các bên cạnh mảnh đất, Triệu Giai dẫn theo ba người đứng đầu và Viện trưởng hai viện đứng trước cửa sổ, quan sát các học giả phía dưới.

- Tiếp thu ý kiến quần chúng, tiếp thu ý kiến quần chúng, đây mới là đạo trị quốc.

Triệu Giai nghe được thì liên tục gật đầu, lại quay đầu nhìn sang bọn Lý Kỳ nói: - Căn nhà mà hôm nay các khanh xây tốt hơn so với lần trước nhiều, chỉ cần các khanh có thể đồng tâm hiệp lực, thì e rằng trên đời này sẽ không có chuyện có thể làm khó được các khanh.

Còn không phải là bị ngươi bức sao, Lý Kỳ thầm lẩm bẩm một câu, ngoài miệng lại nói: - Chúng thần chỉ có tác dụng thúc đẩy, người có trí tuệ chân chính vẫn là những thánh nhân kia. Chúng thần chỉ là mượn tư tưởng của bọn họ áp dụng vào các chính sách hiện tại, chúng thần không nói ra được câu vô vi mà trị đâu.

Triệu Giai ha ha nói: - Khó có khi nghe được khanh khen thánh nhân một câu, trẫm nhớ lúc trước khanh đều cảm thấy khinh thường những thứ này mà.

- Đó là do trước kia tầm nhìn của thần thiển cận, không biết tự lượng sức. Lý Kỳ vô cùng thành khẩn nói: - Nhưng trong mấy ngày gần đây, thần phát hiện thật ra có rất nhiều vấn đề, thánh nhân đã chỉ con con đường sáng cho chúng ta rồi. Bọn họ nhìn vô cùng thấu đáo, bọn họ mới là thiên tài chân chính. Chỉ là có một số người cực đoan hóa những tư tưởng này, dẫn đến thay đổi cả hương vị, việc này cũng giống như thức ăn vậy, để lâu thì sẽ biến vị.

Mấy câu này của hắn là thật lòng nói ra. Tuy hắn không nghiên cứu những học vấn này, đều là đám người Vương Trọng Lăng, Bạch Thì Trung, Thái Kinh nghiên cứu, hắn phụ trách tạo ra dư luận, nhưng nhìn thấy kết quả nghiên cứu, lần đầu tiên trong lòng hắn chân chính cảm thấy cảm phục các nhà tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử vân vân. Trong thư tịch của bọn họ hàm chứa rất nhiều tương lai, đặc biệt là có một số tư tưởng vĩnh viễn đều không lỗi thời, hơn nữa có thể ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

Phải biết rằng đây là tư tưởng của một ngàn năm trước, ai có thể ngờ được vô vi mà trị mà Lão Tử đề xuất một ngàn năm trước sẽ đặt cơ sở cho kinh tế thị trường của hôm nay.

Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thâm, điều này tuyệt đối không phải tự biên tự diễn.

Lý Kỳ phát hiện thật ra rất nhiều văn hóa cận đại phương Tây đã xuất hiện từ hai ngàn năm trước ở Trung Quốc rồi, ví dụ như văn hóa dân chủ mà phương Tây tự hào nhất, không ngờ là mấy ngàn năm trước Khổng Tử đã đề ra tư tưởng "mỗi người một ý" rồi, đây chính là sự thể hiện của dân chủ.

Chế độ tuyển cử? Hơn hai ngàn năm trước, khi người phương Tây còn chưa tiến hóa, Mạnh Tử đã hô lên khẩu hiệu "Dân thứ nhất, xã tắc thứ hai, quân không quan trọng, ai lấy được lòng dân sẽ làm thiên tử", chính là nếu có được sự thừa nhận của dân chúng thiên hạ mới trở thành thiên tử, đây chẳng phải là tư tưởng tuyển cử sao?

Chỉ là càng về sau những tư tưởng này hoàn toàn trở thành công cụ thống trị của kẻ thống trị, khuất nhục trong lịch sử cận đại Trung Quốc tuyệt đối không thể xóa sạch huy hoàng năm ngàn năm của Trung Quốc.

Nhưng nhà tư tưởng có một căn bệnh chung, chính là quá mức lý tưởng hóa. Nhưng đây chỉ là sự theo đuổi của bọn họ đối với lý tưởng, không có gì đáng trách. Nếu ai áp dụng hoàn toàn thế giới lý tưởng này vào trong hiện thực, đó không phải lỗi của thánh nhân, là sự ngu xuẩn của ngươi thôi. Trên đời này không có hoàn mỹ, chỉ cần tồn tại thì nhất định có sự thiếu hụt của nó. Nếu ngươi nhất định chỉ muốn thấy mặt xấu thì cũng không còn cách nào khác.

Cho dù thế nào thì Lý Kỳ của hôm nay cho dù là đang ở thời hậu thế, hắn cũng dám nói với cả thế giới một cách rất khí phách rằng, văn hóa Trung Hoa không thua kém người!

- Khó có khi khanh có thể nghĩ như vậy.

Triệu Giai vui mừng gật đầu, nói:

- Biết sai chịu sửa thì còn gì tốt hơn. Cũng giống vậy, các khanh cũng phải nhớ cho kỹ, lợi ích của quốc gia cao hơn tất cả. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh. Quân còn như vậy, huống hồ là các khanh.

Ngụ ý của câu này là đang nói, các ngươi tranh thì cứ tranh, nhưng đừng tổn hại lợi ích của quốc gia, đây là điều y không cho phép.

- Chúng thần ghi nhớ.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-1753)


<