Vay nóng Homecredit

Truyện:Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 58


Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử
Trọn bộ 61 hồi
Hồi 58: Đông Hải Thoái Nhất Bộ - Vân Đồn Đoạt Vạn Lương
5.00
(2 lượt)


Hồi (1-61)

Siêu sale Lazada

(Bài tán Nhị tổ Nhân Huệ vương trong Trần tông ngọc phả)(Bình Ngô đại cáo)

(Trên biển Đông lùi một bước.
Trận Vân đồn chiếm vạn lương)

Thượng hoàng hỏi Quốc Toản:

– Vương mẫu về nước, mà triều đình không biết để đón tiếp. Thế phụ vương cháu có về không?

– Tâu không. Vương mẫu nói: cháu xa phụ vương từ hồi 11 tuổi. Người tuyên chỉ vương mẫu về, rước bà nội, đem cháu với Như Vân sang, để cha con gặp lại nhau sau hơn 10 năm xa cánh. Nay giặc tạm yên, cháu xin Thượng hoàng cho vợ chồng cháu sang thăm phụ vương cháu.

Thượng hoàng đưa mắt hỏi ý kiến Hưng Đạo vương. Vương tâu:

– Một đời Vũ Uy vương luôn phải xa quê hương, xa Tuyên cao thái phi, xa Quốc Toản. Vậy xin Thượng hoàng cho phép vợ chồng Quốc Toản đi thăm vương.

Trung Thành vương nói với Quốc Toản:

– Sau trận đại bại này, Hốt Tất Liệt sẽ đem quân nghiêng nước sang trả thù. Trong trận giặc vừa qua quân Nguyên cứ thấy kỳ hiệu của cháu với Hoài Nhân là kinh tâm động phách. Bây giờ Hoài Nhân tuẫn quốc rồi. Vậy cháu đi thăm bố, phải mau mau trở về để giữ nước. Không nên vì tình cảm cha con mà quên đại sự.

Trung Thành vương là ông nội vợ của Quốc Toản. Quốc Toản cung cung kính kính:

– Cháu xin tuân chỉ của ông nội.

Thượng hoàng ban chỉ:

– Lễ bộ soạn chiếu chỉ phong cho Quốc Toản chức tước như sau:

Thái tử thái bảo,
Đồng bình chương sự,
Khai phủ nghị đồng tam tư,
Tổng trấn Thăng long.
Quản Khu mật viện,
Phụ quốc đại tướng quân,
Giảng võ đại học sĩ,
Uy dũng, Văn uyên, Duệ mưu, trung nghĩa đại công thần.

Tước Hoài Văn vương.

Như Vân được phong:

Thạc hòa, anh vũ, hồng đức công chúa.

Quốc Toản, Như Vân bái tạ.

Chiêu Minh vương hỏi:

– Từ hôm Hoài Nhân vương tuẫn quốc. An táng xong, công chúa Nang Tiên ôm đứa con trai duy nhất mới 20 tháng biến mất. Quốc Toản! Cháu có biết Nang Tiên đi đâu không?

– Cháu biết. Biết rất rõ. Vì Nang Tiên có nói với Như Vân!

–!?!?!?

– Nang Tiên sang Trung nguyên yết kiến Thái tử phi Ngọc Kỳ, Nguyên phi Bạch Liên, để nhờ hậu thuẫn hai vị, tìm cách làm cho chú Ích Tắc và con cái tàn tật. Nang Tiên lại tìm phụ vương, vương mẫu cháu chủ trì cho việc này.

Thương hoàng ban chỉ:

– Chú Ích Tắc làm gian tế cho giặc biết bao năm. Tội lỗi quá nặng. Chú ấy có chết đến trăm lần cũng chưa hết tội. Tương lai, Nguyên sẽ còn đem quân đánh ta. Họ sẽ dùng chú Ích Tắc làm vũ khí gây chia rẽ trong tộc Đông a. Kể từ nay, chú ấy làm gì cũng không còn là người của tộc Đông a nữa. Vậy bất cứ tướng nào giết chú ấy cũng như giết một tên giặc Nguyên. Tuy nhiên con, cháu chú ấy không chủ trương được, chúng vô tội, ta chẳng nên trách chúng, làm tội chúng. Trẫm biết Vũ Uy vương sẽ không giết chú Ich Tắc đâu, mà để chú ấy làm con múa rối cho Nguyên, sử sẽ ghi lại điều ô nhục này. Như vậy chú Ích Tắc sẽ chết muôn đời.

Lời của Thượng hoàng làm hạ cái căng thẳng của buổi thiết triều. Chiêu Văn vương vẫy tay, 10 ca nhi phủ Chiêu Văn cùng xuất hiện múa hát. Mở đầu là bài ca của Chiêu Minh vương mới sáng tác:

Đoạt sáo Chương dương độ,
Cầm Hồ Hàm tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ cựu giang san.

Chương dương cướp dáo giặc,
Hàm tử giết tướng thù.

Thái bình phải gắng sức,

Vạn cổ cựu giang sơn.

Hoàng đế Thiệu Bảo ban chỉ:

– Ta vừa trải qua trận giặc khủng khiếp, một số làng xã bị tàn phá; hoa mầu, mùa màng thất thu. Bây giờ ta có nhiều việc phải làm. Thứ nhất là giúp dân chúng kiến thiết lại nhà cửa. Thứ nhì là phủ tuất gia đình có người vị quốc vong thân. Thứ ba là bổ xung quân số bị hao hụt. Thứ tư là huấn luyện, tái tổ chức những hiệu binh bị tổn thất. Thứ năm là rèn luyện, chế tạo vũ khí.

Thượng hoàng hỏi Vũ Minh vương chuyên trách về cung cấp vũ khí cho toàn quân. Vương tâu:

– Thời Nguyên phong, khi Ngột Lương Hợp Thai sang đánh, ta thiếu vũ khí trầm trọng. Vũ khí dùng cho các làng, xã không đủ đã đành, mà vũ khí cho các hiệu binh cũng thiếu. Vì vậy Linh Từ quốc mẫu phải sai người đi thu nhặt đồng, sắt để chế vũ khí.

Triều đình im lặng, cùng tưởng lại thời đánh giặc mà vũ khí thiếu thốn. Vương tiếp:

– Bọn Ngột Lương Hợp Thai thua chạy, ta thu được hơn trăm nghìn vũ khí. Vũ khí nào giống của ta, thì ta bổ xung cho quân. Vũ khí nào không hợp thì ta nấu ra, chế thành vũ khí mới. Từ đấy vũ khí cho các hiệu binh đầy đủ. Nên trong trận vừa qua, quân ta trang bị có phần trội hơn giặc. Nhưng Nghĩa dũng quân (dân quân) vẫn thiếu. Họ phải đánh giặc với vũ khí thô sơ.

Vương ngừng lại một lát rồi tiếp:

– Thoát Hoan đem 50 vạn quân qua, trang bị vũ khí mạnh mẽ vô cùng. Chúng còn chở theo số vũ khí có thể trang bị cho 10 vạn phu nữa. Sau các trận đánh Hoan châu, Ái châu của tướng Cao Mang, ta thu được số vũ khí có thể trang bị cho 5 vạn quân. Trận tái chiếm Trường yên của Thượng hoàng, thu được số vũ khí đủ trang bị cho 4 vạn quân. Trận ta thu được nhiều vũ khí nhất là trận tái chiếm Tây kết, Đông bộ đầu, Chương dương, Thăng long, giặc bỏ vũ khí chạy, số vũ khí có thể trang bị cho 20 vạn quân. Tiếp theo trận truy đuổi, giặc quẵng vũ khí chạy lấy thân. Số vũ khí đó có thể trang bị cho 18 vạn quân nữa. Trận Hàm tử thu số vũ khí có thể trang bị cho 7 vạn quân. Hiện Ngạc binh của Yết Kiêu đang lặn xuống sông Như nguyệt, sông Hồng mò vũ khí khi giặc chạy qua phù kiều ném xuống. Vì vậy vũ khí tái trang bị cho các hiệu binh, kị binh, thủy binh của ta quá dư thừa. Thần đã cất một số để làm trừ bị. Còn lại thần phát cho Nghĩa dũng quân. Nếu kỳ này giặc sang nữa, Thiên tử binh dư thừa vũ khí đã đành, mà dân chúng cũng đầy đủ. Chúng đánh vào các làng xóm sẽ vô cùng khó khăn.

Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, lĩnh chức Thái úy tâu:

– Sau gần một năm lâm chiến, binh tướng đều mệt mỏi. Thần đề nghị chia quân làm hai. Một nửa cho về thăm gia đình ba tháng. Một nửa ở lại để tái bổ xung, huấn luyện. Sau ba tháng hai phần hoán đổi cho nhau. Lực lượng nghỉ trở lại bổ xung, huấn luyện. Lực lượng đã được bổ xung, huấn luyện kia được nghỉ với gia đình.

Vương tiếp:

– Về nhân sự, thần xin Thượng hoàng ban chỉ.

Thượng hoàng cầm tờ giấy đọc:

– Tiết chế vẫn là Hưng Đạo vương.

– Phó tiết chế là Nhân Huệ vương. Như Trung Thành vương ước tính, vừa rồi Thoát Hoan thất bại vì không có thủy quân, lần báo thù này chắc chắn Hốt Tất Liệt sẽ vét thủy quân sang hỗ trợ với bộ-kị binh. Vì vậy Nhân Huệ vương sẽ tổng chỉ huy các vùng ven biển, và trên biển.

– Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Phụ quốc Thái úy (Tổng trưởng quốc phòng).

– Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Tổng trấn Tây Bắc cương.

– Hưng Ninh vương Trần Quốc Tung, Tổng trấn Đông Bắc cương.

– Tĩnh Quốc vương Tổng trấn Nam thùy.

– Vũ Minh vương Quang Húc vẫn Tổng lĩnh Ngự lâm quân, Thị vệ.

– Hoài Văn vương Quốc Toản, Tổng trấn Thăng long, Quản Khu mật viện. Thống lĩnh lực lượng cứu ứng.

– Chiêu Hòa ương Quốc Uất, Tổng lĩnh Kị binh, Ngưu binh..

– Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, Tổng lĩnh thiên tử binh (Tư lệnh lục quân).

Các Tướng thống lĩnh 16 hiệu Thiên tử binh,

1. Thiên thuộc, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh.

2. Thiên cương, Hưng đức hầu Trần Đa.(1a)

3. Thiên thánh, Hưng Vũ vương Hiến.

4.Tả thánh dực, Hưng Hiếu vương Quốc Uy.

5. Tiền thánh dực, Hưng Trí vương Quốc Hiện

6. Hữu thánh dực, Phạm Ngũ Lão.

7.Trung thánh dực, Hà Chương.

8. Thần cách, Địa Lô.

9. Củng thần, Cao Mang.

10.Tứ thần, Nguyễn Khoái.

11. Tứ thánh. Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền.

12. Tứ thiên. Nguyễn Lộc.

13. Hàm tử, Hoài Văn vương Quốc Toản kiêm nhiệm

14. Văn Bắc, Trần Quốc Kinh (Dã Tượng).

15.Thiệu Hưng, Triệu Hòa.

16. Văn Thiên Tường: Triệu Nhất, Triệu Trung,

Thủy quân: 4 hạm đội.

1. Bạch đằng, Võ Văn Sáu, đô đốc

2. Âu Cơ, Phán thủ thượng vị Nhân đức hầu Trần Toàn.

3. Thần phù, Phạm Cự Địa, đô đốc

4. Thăng long,. Nguyễn Chế Nghĩa, đô đốc

Ngưu binh:

Hiệu Hoa lư. Ngưu vệ thượng tướng quân, Nam thiên hầu Trâu Đen Lý Long Đại, vợ là Quận chúa Cái Hồng Vũ Trang Hồng.

Ngạc binh, Trần Quốc Vỹ (Yết Kiêu),

Việc phối trí các hiệu binh do Hưng Đạo vương, với Hưng Nhượng vương quyết định.

Toàn quốc Đại việt, triều đình cũng như dân chúng, sau trận giặc cùng xắn tay kiến thiết lại. Đồng ruộng xanh tươi, vườn tược tái trồng trọt. Hai mùa năm Aát dậu (1285), vụ Chiêm tuy còn chiến tranh, nhưng lại được mùa. Vụ mùa trúng to. Gia súc chăn nuôi lại muốn nhiều hơn xưa. Chiếu theo luật từ khi mới lập triều Trần: những làng bị tàn phá vì chiến tranh không những miễn thuế, mà các chủ điễn, tá điền bị thiệt hại được trợ cấp để tái canh tác. Những thửa ruộng thu hoạch vượt chỉ tiêu được miễn tô thuế để khuyến nông.

Tháng 9 năm ấy (Aát dậu 1285) nhà vua đổi niên hiệu. Niên hiệu cũ là Thiệu Bảo, bây giờ đổi là Trùng Hưng nguyên niên. Đại việt được hưởng cảnh thái bình suốt từ tháng 6 năm Aát dậu (1285) đến cuối năm.

Niên hiệu Trùng Hưng thứ nhì (Bính tuất 1286) đời vua Nhân tông,
bên Trung nguyên là niên hiệu Chí Nguyên thứ 23 đời Nguyên Thế tổ Hốt Tất Liệt.

Vào một ngày cuối tháng Giêng phó quản Khu mật viện Nguyễn Địa Lô xin mật tấu với hai vua, Chiêu Minh vương, Hưng Đạo vương. Hầu trình bản tấu của Tuyên uy đại tướng quân, Trung hòa hầu, Thống lĩnh Cấm quân, Thị vệ Nguyên là Đại Hành:

« Thoát Hoan, A Lý Hải Nha đại bại, quân số khi đi là 50 vạn, khi về kiểm điểm lại chỉ còn 15 vạn. Khu mật viện xin cho binh tướng đánh An Nam trở về được nghỉ ngơi với gia đình, hầu phục hồi sức lực. Hốt Tất Liệt đồng ý. Chỉ giữ lại 100 Thị vệ hộ tống Thoát Hoan. 
Trong khi Thoát Hoan, A Lý Hải Nha, Trần Ích Tắc với đám hàng tướng Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn lên đường về Đại đô yết kiến Hốt Tất Liệt thì thích khách đột nhập Đàm châu giết hết tùy tùng, gia thuộc của đám hàng tướng An Nam. Một số người thoát chết, nhờ đi theo Trần Ich Tắc. Hai con trai Ích Tắc theo cha, nên thoát nạn. Hành trung thư tỉnh Đàm châu tâu rằng thích kháh đó do An Nam sai sang. Gồm ba nữ, hai nam. 
Hốt Tất Liệt họp Khu mật viện nghe Thoát Hoan, A Lý Hải Nha, Trần Ich Tắc trình bầy lý do bị bại. Cả 3 đều đổ thừa tại: 
– Nguyên do thứ nhất, quân tướng Nguyên sang đánh An Nam phân nửa là kị binh, kị mã xuất từ vùng Thảo nguyên, khí hậu lạnh lẽo, khi sang An Nam khí hậu thấp nhiệt. Người ngựa không chịu nổi. Người ngựa không có màn. Rồi bị lam chướng, muỗi mòng, sinh ra dịch tả, sinh ra sốt rét. Số quân chết vì bệnh mất hơn mười vạn. Ngựa không quen với rau, cỏ vùng nhiệt đới, sinh bệnh. Kị binh vô dụng. 
– Nguyên do thứ nhì là đường tiếp tế lương thảo khó khăn. Vì đường tiếp tế bị chặn đánh ngay trên đất Trung nguyên. 
– Nguyên do thứ ba là Thủy quân Việt quá mạnh, quá thiện chiến, trong khi Nguyên không có Thủy quân. Mà trên toàn cõi An nam, sông ngòi chằng chịt, việc chuyển quân, việc tiếp tế lương thực khó khăn. 
– Nguyên do thứ tư là các tướng An Nam đều là những cao thủ. Trong khi các tướng Nguyên thì điều binh, xung phong hãm trận giỏi, những võ công thấp. Lúc đối trận các tướng Nguyên bị tướng An nam sát hại, nên quân rối loạn. Hoặc tướng Nguyên phải đối phó với tướng Việt, không còn điều động quân sĩ được nữa. Trong buổi lễ tấn phong An nam quốc vương, các cao thủ đại náo điện Giảng võ. Suýt nữa Thoát Hoan bị giết. Khi rút lui khỏi An Nam, Thoát Hoan bị Quốc Toản, Quốc Kiện, Dã Tượng đuổi theo ném đá suýt vong mạng. 
Lập tức Hốt Tất Liệt sai Phi mã truyền chỉ đi các Hành tỉnh, đi các nước Tây tạng, Đại lý, Cao ly, Tây hạ, Hoa thích tử mô, Đức lan tây, Nga la tư; truyền tuyển tất cả các cao thủ,phong cho quân hàm cao đem về Đàm châu trao cho bọn Trần Ích Tắc huấn luyện thành một đoàn Thiết đột 5 nghìn người. Đoàn này trao cho một đệ nhất cao thủ là Đô Mi Ni thống lĩnh, phụ trách bảo vệ Thoát Hoan, và bộ tham mưu. Lại huấn luyện những đội Võ vệ, mỗi đội 20 người, dùng đoản đao. Đoản đao này do Đức lan tây đúc, rất sắc, rất cứng. Mỗi tướng từ cấp vạn phu có một đội hộ vệ, để xuất trận, đội này vây tướng của ta, hầu tướng Nguyên rảnh tay điều quân. 
Sau khi bàn luận, các đai thần hầu hết là người Hán, cùng hướng về Thoát Hoan, muốn cho Thoát Hoan tiếp tục cầm quân, để có chiến công, mong đoạt ngôi của thái tử Chân Kim. Họ lại đổ thừa A Lý Hải Nha là tướng xuất thân từ kị binh, không quen với chiến tranh vùng lầy lội. 
Hốt Tất Liệt tin rằng Thoát Hoan thất bại không do bất tài. Y giữ nguyên ý định để Thoát Hoan cầm quân, A Lý Hải nha làm quân sư. Y ban chỉ ngày Tân mão, 24-01 Bính Tuất (18-02-1286) thành lập Chinh Giao chỉ hành Thượng thư tỉnh. 
Nội dung chỉ ra lệnh cho A Lý Hải Nha nghiên cứu kế hoạch đánh Giao chỉ  (1) »

Thượng hoàng được tin thích khách giết hết vợ, con của Trần Ích Tắc, Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn, thì ngài chau mày, ôm đầu cúi xuống tỏ ra đau đớn. Hồi ngài còn là thái tử, Địa Lô lĩnh chức Trưởng sử của phủ thái tử. Chúa tôi rất hợp tính. Ngài coi Lô như người bạn. Ngài hỏi Địa Lô:

– Theo ước tính của Lô, thì thích khách là ai?

– Tâu, khó biết lắm. Có thể là bộ thuộc của Vũ Uy vương. Có thể là bộ thuộc của Hoài Nhân vương, do vương phi Nang Tiên chỉ huy.

– Có thể nào là vương phi Ý Ninh với Quốc Toản không?

Nam phương, Đại từ, Thạc hòa huyền quân, Vũ uy, Quang minh công chúa Thúy Hồng tâu:

– Hiện diện ở đây có Hồng đức, trang hòa Công chúa Vương Chân Phương. Công chúa từng ôm ấp, bế bồng Quốc Toản suốt thời thơ ấu. Thần là bản sư của Quốc Toản. Hai chị em thần hiểu Quốc Toản lắm. Quốc Toản là người cực kỳ quang minh lỗi lạc, hồi các phản thần Di Ái, Quang Kiện, Tú Hoãn, Văn Lộng bắt giam Toản, vậy mà khi Toản luyện được bản lĩnh vô địch, thượng hoàng ban chỉ ân xá. Quốc Toản xí xái không nghĩ tới. Cái vụ thích khách này không thể là Toản. Còn vương phi Ý Ninh xuất thân từ Vô Huyền Bồ tát, xung sát tại trận thì rất cương quyết. Trong đời sống phi hành xử theo gương của sư phụ Vô Huyền, có đâu giết đàn bà, trẻ con không biết võ?

Nghị sự chuyển qua việc đối phó với Nguyên.

Thượng hoàng hỏi ý kiến Hưng Đạo vương. Vương tâu:

– Thời Nguyên phong, binh, tướng, dân chúng từ lâu không biết gì đến giặc dã. Giặc kia như hùm, như hổ đến đánh. Ta phải chiến đấu trong hoàn cảnh đó, lại nữa, vũ khí thiếu thốn. Nhưng nhờ trong nhà, anh em một lòng. Triều đình trên dưới quyết tâm. Dân chúng, cùng quyết chí giữ nước, mà đuổi được giặc. Vừa rồi giặc đến hùng mạnh biết bao, đông như kiến. Thế nhưng triều đình dựa vào dân chúng, anh em cùng hết sức, mà thành công. Bây giờ quân sĩ, dân chúng đã quen với giặc dã, vũ khí dư thừa. Mà giặc kia bị cái gương thất bại của Hằng, Quán, Toa Đô làm nhụt chí. Bị dư âm của các trận Khả lan vi, Khâu cấp, Đại trợ, Chi lăng, Tây kết, Chương dương, Trường yên, Như nguyệt làm cho kinh hãi. Ta đánh giặc không khó.

Nhân cái gương Hoài Nhân vương, Hoài Văn vương tự mộ tráng đinh, luyện tập thành đạo binh vô địch, khiến giặc bạt vía kinh hồn. Nhà vua ban chỉ cho các vương hầu được mộ binh tướng tổ chức quân đội riêng. Vũ khí do triều đình cấp. Tráng đinh các xã được huấn luyện xung phong, hãm trận, gọi là Nghĩa dũng quân, chứ không gọi là dân quân, hoàng nam như xưa.

Nhân triều đình thấy quân Nguyên sang lần trước quá đông, tâu xin nhà vua mộ thêm quân. Hưng Đạo vương bác:

– Quân quý ở chỗ thiện chiến, chứ không quý ở số đông. Xưa kia Bồ Kiên, quân đông trăm vạn mà bị phá.

Chiêu Minh vương là Phụ quốc Thai úy, ra lệnh cho các tướng ngày đêm thao luyện sĩ tốt. Lại ra lệnh cho các Đại tư huấn luyện Nghĩa dũng cho thành thuộc.

Hơn tháng sau, Khu mật viện lại nhận được tin của Đại Hành. Khu mật viện lại họp. Địa Lô đọc:

« Nguyên quyết đem quân sang đánh ta phục thù: 
Ngày 7-2 Bính tuất (3-3-1286) Hốt Tất Liệt duyệt danh sách các tướng đánh An Nam. Bổ nhiệm: 
– A Lý Hải Nha lĩnh An nam hành Trung thư tỉnh, Tả thừa tướng. Từ khi thua trận trở về, y bị sốt rét ngã nước, báng làm bụng chướng lên. Các y sĩ hết sức chữa chạy, mà không giảm. 
– Áo Lỗ Xích (2) lĩnh Bình chương chính sự. 
– Bôn Kha Đa, Lưu Thế Anh, Đường Ngột Đải lĩnh Tả thừa. 
– Ô Mã Nhi, Diệc Hắc Mê Thất, A Lý Quỹ Thuận, Phàn Tiếp làm Tham tri chính sự.(3). 
Khu mật viện cho rằng An Nam với Vân nam cùng ở vùng thấp nhiệt, nếu đem quân Vân nam đi thì không còn sợ cái nạn lam chướng nữa. Sau trận đánh trở về, Vân Nam vương là Hốt Khê Xích (Hugaci) băng hà, vì bị sốt rét ngã nước. Hốt Tất Liệt phong cho con y là Dã Tiên Thiết Mộc Nhi (4) thay thế. Tân quân Vân Nam cử thân vương A Tai, và tướng Mang Cổ Đái (Mang Khu Đai tên Mông cổ là Manqudai) đem 10 vạn binh chỉ huy cánh quân đánh từ Vân Nam sang. 
Để tăng tiềm lực Thủy quân, ngày 20 tháng 2, Hốt Tất Liệt ra lệnh cho Hồ Quảng, đóng 300 chiến thuyền đi biển hẹn tháng 6 phải xong, điều tới Khâm châu, Liêm châu Tĩnh giang (Quế lâm, Quảng tây). Cuối tháng 3 lại lệnh cho đóng thêm 200 chiến thuyền nữa. Tổng cộng 500 chiến thuyền. Mỗi chiến thuyền có thể chở được từ 400 đến 500 quân. 
Ngày 4-4 (28-4-1286) ban chỉ cho quân Mông cổ ở Vân nam đi đánh Đại Việt được miễn tô đồn điền. Ngày 16 tháng 4 (10-05-0286) ra lệnh cho Bình chương chính sự tỉnh Vân Nam là Nạp Thốc Lạt Đinh (Na Xít Uùt Dinh=Nasir ud Din) chọn tướng giỏi chỉ huy quân Mông cổ, quân địa phương Vân nam”. 

Nhân Huệ vương tâu:

– Kỳ này chúng không có đạo quân đánh vào phía nam. Nhưng đạo Vân nam mạnh hơn. Lại có đạo thủy quân. Tuy nhiên thuyền của chúng đều là chiến thuyền lớn, xoay sở khó khăn lúc đi vào sông ngòi. Khi giao chiến với chúng, ta nên dùng những thuyền nhẹ, ẩn vào sông nhỏ, vào các lạch, các sách, rồi tiến ra bao vây. Ta lại khai thác hết khả năng của Ngạc binh, với 4 hạm đội.

Nhà vua hỏi Đông hải Thiên kình đại tướng quân, Yết Kiêu:

– Liệu với quân số Ngạc binh hiện tại, có đủ dùng trong cuộc chiến lớn này không?

Yết Kiêu tự tin:

– Tâu, Ngạc binh tổ chức thành từng Lượng 20 người, Đô 80 người. Trừ bị tại trung ương thần có 10 đô. Ngoài ra chúng ta có 16 hiệu binh, mỗi hiệu đều có một đô Ngạc binh. Mỗi hạm đội thủy quân đều có một đô nữa. Như vậy đủ rồi, không cần tuyển thêm. Trong trận vừa rồi, Ngạc binh tổn thất ít, không một Ngạc binh nào tuẫn quốc. Trong trận đánh cầu nổi sông Hồng, Như nguyệt, chỉ có 82 Ngạc binh bị thương nhẹ.

Yết Kiêu tiếp:

– Dù đánh trên sông, trên biển, ta cũng có một lực lượng Nghĩa dũng mạnh vô song. Bất cứ thôn nào, xã nào gần sông, cũng có ngư dân. Ngư dân thuộc địa hình, địa vật, chỗ nào sâu? chỗ nào nông? chỗ nào thuyền dễ mắc cạn. Họ dùng những thuyền nhẹ, quen thủy tính, dù thuyền chòng chành, nghiêng ngửa họ cũng vẫn đứng vững. Ta dùng họ chèo thuyền cho thủy quân giao chiến. Khi thủy quân Nguyên vào vịnh Hạ long, dù có bọn Việt gian dẫn đường, chúng cũng không biết được hàng vạn mỏm núi đá ngầm, hàng nghìn ngọn núi đồi nhỏ. Ta dùng Nghĩa dũng ngư dân chèo thuyền cho thủy quân giao chiến, rồi giả thua, dụ cho chúng đuổi theo. Thuyền chúng đụng đá bị vỡ. Ngư dân tung chài bắt chúng như bắt cáy vậy.

Đến đó một Tá lĩnh Khu mật viện vào trao cho Địa Lô một ống đựng thư do Ưng binh nhận, Địa Lô mở ra đọc rồi tâu:

– Tin mới nhất,

« Cách đây ba ngày, ngày 25 tháng 5 (18-6-1286) A Lý Hải Nha chết. Áo Lỗ Xích (5) thay thế. Hốt Tất Liệt gọi Áo Lỗ Xích về Đại đô, giao nhiệm vụ trợ giúp Thoát Hoan đánh An Nam. Để khuyến khích viên tướng này, Hốt Tất Liệt phong cho, con y là Thoát Hoan Bất Hoa (6) từ bách phu trưởng, vượt bậc lên vạn phu trưởng ». 

Thượng hoàng hỏi Địa Lô:

– Tài trí Áo Lỗ Xích thế nào?

– Tâu, y ít tuổi hơn A Lý Hải Nha nhiều. A Lý Hải Nha gốc là người Hồi cương, từng theo Mông cổ chinh chiến phương Tây. Y là một tướng tàn bạo, xảo quyệt. Nhưng y tinh thông Hán pháp. Y là một khai quốc công thần của Nguyên. Còn Áo Lỗ Xích là người gốc Thảo nguyên, giỏi xung phong hãm trận. Y từng cầm quân phe Hốt Tất Liệt đánh phe A Lý Bất Ca ở Tứ xuyên, Vân Nam. Tài trí y không bằng A Lý Hải Nha.

Triều đình tuyên triệu các tướng thống lĩnh 16 hiệu binh, 4 dô đốc về họp, nghị kế chống giặc. Cuộc họp chưa diễn ra, thì 3 ngày sau, lại nhận được tin:

« Các đại thần triều Nguyên cực lực phản đối cuộc ra quân dánh An Nam lần thứ ba.Tiêu biểu nhất là Hành tỉnh Hồ quảng Tuyến Kha (7) thượng biểu can nhà vua. Vì trong mấy năm qua dân chúng Hồ quảng phải phục dịch cho cuộc chiến: trai tráng phải làm lao binh vận chuyển lương thực nên không người canh tác. Dân chúng đói khổ. Binh tướng bị chinh chiến, mười người đi thì 8 người chết. Giặc cướp nổi lên khắp nơi. Bọn di thần Tống nhân đó kéo cờ trung hưng, làm loạn. Quan quân đánh dẹp không xuể.  
Lễ bộ Thượng thư là Lưu Tuyên thì can:  
« Đại nguyên là triều đình tối cao. Tất cả các nước đều phải quy phục. Xét An Nam, ngay từ khi bệ hạ còn cầm quân đánh Đại lý, đã gửi sứ sang cống. Rồi suốt 30 năm qua, luôn gửi sứ sang cống, tỏ ý quy phục. Nhưng chỉ thiếu một điều là chúa không sang chầu. Sau khi Ngột Lương Hợp Thai bị bại, Trần Cảnh lại gửi sứ sang cống, tạ tội, gửi con trưởng sang làm con tin. Vụ việc này khắp thiên hạ đều biết. Vừa rồi ta ra quân sấm sét, nhưng thất bại. Nhật Huyên gửi sứ sang, đem tù binh trao trả. Như vậy triều đình cần sai sứ sang phủ dụ, hơn là đem quân đi viễn chinh, hao tiền, tốn của, tướng sĩ mỏi mệt, mà thánh đức không trải rộng thêm ». 

Hốt Tất Liệt đành ban chỉ ngừng đánh An Nam. Bọn hàng tướng Ích Tắc được ban cho ruộng đất ở Đàm châu (Trường sa) sinh sống.

Trung Thành vương phát biểu ý kiến:

– Không ai hiểu Mông cổ bằng thần. Không ai biết Hốt Tất Liệt bằng thần. Quần thần Nguyên cùng tâu xin bãi binh, nhưng truyền thống của Mông cổ là đánh đâu, cũng phải thắng. Lỡ bại thì dốc quân nghiêng nước sang phục thù. Ngột Lương Hợp Thai thua đã 32 năm. Y quyết sai Thoát Hoan báo thù. Thoát Hoan bại, bại một cách quá đáng, y không thể chịu nổi. Vì vậy mau thì dăm ba tháng, lâu thì một năm, y lại đem quân sang đánh mình nữa.

Giữa lúc đó có sứ giả của Trung nghĩa vương Ngột A Đa xin yết kiến. Nhà vua truyền quốc công Triệu Trung ra đón vào. Sứ là một cựu đô thống trong hiệu binh Động đình, thời Vũ Uy vương còn là Hành sơn vương tên Triệu Đại.

Lễ nghi tất.

Triệu Đại tâu:

– Quân Cần vương Tống hiện có mặt khắp các tỉnh Vân nam, Tứ xuyên, Hồ Nam, Lưỡng quảng, hầu như làm chủ hết các thôn ấp. Từ khi Thoát Hoan bại trận ở Đại việt về. Nguyên triều dùng những vạn phu của bại quân vây đánh nghĩa quân, nên Nguyên dành được thế chủ động. Các con đường bộ, đường thủy từ Trường sa xuống đến Đại việt được khai thông. Quân Cần vương tuy đông, nhưng chỉ là các đội ô hợp không quá nghìn người. Chủ lực chỉ có hiệu Tường Hưng. Trung Nghĩa vương xin bệ hạ cho hai hiệu Thiệu Hưng, Văn Thiên Tường về nước chiến đấu.

Thượng hoàng, hoàng đế, Hưng Đạo vương, Chiêu Minh vương hỏi các chi tiết về quân Cần vương. Thượng hoàng ban chỉ:

– Hiện lực lượng Đại việt tương đối đủ giữ nước. Trẫm chuẩn cho hai hiệu Thiệu Hưng, Văn Thiên Tường về nước đánh giặc. Không biết ba Triệu quốc công có cần triều đình giúp thêm gì không?

Triệu Nhất tâu:

– Hai hiệu Thiệu Hưng, Văn Thiên Tường rất thiện chiến, được trang bị vũ khí đầy đủ. Ý thần muốn xin Trung nghĩa vương tuyển nghĩa quân rồi nhập lại chia hai hiệu binh này thành 4 hiệu. Như vậy hơn là tuyển nghĩa quân lập hiệu binh mới. Thần xin triều đình giúp cho vũ khí.

Thượng hoàng ban chỉ cho Vũ Minh vương:

– Vương xét xem, nếu thành lập 2 hiệu mới thì cần những vũ khí gì? Bao nhiêu, rồi khi hai hiệu Thiệu Hưng, Văn Thiên Tường lên đường thì gửi theo.

Trùng Hưng hoàng đế hỏi:

– Không biết có cần viện lương thực cho quân Cần vương không?

Triệu Đại tâu:

– Vì quân Cần vương sống lẫn với dân, được dân cung ứng lương thảo đầy đủ, nên không cần Đại việt viện lương.

Thế là hai hiệu binh thiện chiến bậc nhất, rời Đại việt về quê huơng chống giặc. Các chiến binh hai hiệu binh Văn Thiên Tường, Thiệu Hưng người người mừng chi giết kể. Hai hiệu mang theo số vũ khí có thể võ trang cho hai hiệu binh mới.

Trước khi lên đường, ba vị quốc công Tống là Triệu Nhất, Triệu Trung, Triệu Hòa làm lễ tế vọng chư vị tiên đế Tống triều. Lại về Thiên trường lễ liệt Tổ Đông a.

Tuy Đại việt được yên ổn, nhưng toàn quốc vẫn luyện tập sĩ tốt, Nghĩa dũng binh ngày đêm.

Qua được cái tết Đinh dậu (1287) êm đềm.

Vào ngày mùng 5 tết, thượng hoàng, hoàng đế đang ngồi nghe bách quan chúc tết, thì quan phó Quản khu mật viện Địa Lô báo:

– Có Hoài Văn vương, vương phi, dẫn Tuyên uy đại tướng quân, Trung hòa hầu, Thống lĩnh Cấm quân, Thị vệ Nguyên là Nguyễn Đại Hành cùng ba công chúa Ngọc Quốc, Ngọc Trí, Ngọc Cách xin vào yết kiến.

Như linh cảm thấy điều gì không hay, Chiêu Văn vương nhíu mày nhìn thượng hoàng. Thượng hoàng ban chỉ:

– Mời tất cả vào.

Sáu người lớn, 9 đứa trẻ vào trong điện.

Lễ nghi tất.

Thượng hoàng hỏi:

– Cái gì không hay đã xẩy ra?

Đại Hành tâu:

– Hồi tháng 9, năm ngoái, Tuyên phi Bạch Liên băng. Hốt Tất Liệt vô cùng thương tiếc, sai làm lễ táng như một hoàng hậu. Nhân đó các công chúa Ngọc Trí, Ngọc Quốc, Ngọc Cách từ Đàm châu về chịu tang, đám hàng tướng cũng về dự tang lễ. Ích Tắc không chịu quỳ gối trước tử quan. Thái tử Chân Kim mắng y thậm tệ. Ích Tắc cãi lại rằng Phi xuất thân là gái điếm ở Thăng long, rồi được gửi sang Nguyên làm gian tế cho triều đình. Tước y là An Nam quốc vương, quyết không quỳ gối trước quan tài con điếm. Lập tức Ích Tắc, Tú Hoãn, Văn Lộng bị Thái tử phi Ngọc Kỳ, ba công chúa Ngọc Trí, Ngọc Quốc, Ngọc Cách xúm vào mắng là đồ bội anh, phản cha. Công chúa Ngọc Quốc còn chỉ mặt Ích Tắc bị Dã Tượng ném đá phải chui đầu vào váy công chúa mới thoát chết. Các ông ấy nghiến răng nín nhịn. Đám tang qua đi, tất cả trở về Đàm châu. Cả ba căm thù, ngày đêm chia nhau rình quanh phủ của Thoát Hoan, Lý Hằng, Đường Ngột Đải. Ba người thấy 3 cô xử dụng chim ưng, chúng gọi chim xuống. Nhưng chim mới không biết ký hiệu của 3 người nên không tuân. Ba người ẩn nấp, dùng ná bắn rơi chim ưng, lấy được thư dưới chân chim. Có bút tích, chứng cớ của 3 cô làm tế tác. Ích Tắc về Đại đô, tố cáo với Khu mật viện. Thấy sự việc quá lớn, Khu mật viện tâu trình với Hốt Tất Liệt.

Bọn Ích Tắc trình bầy vụ việc Đại việt dùng 7 nàng Tô lịch, 5 nàng Đông hoa sang làm gian tế. Chi tiết những gì Vũ Uy vương, vương phi làm, những gì 12 người đẹp đã làm.

Lập tức Hốt Tất Liệt sai thị vệ đi Đàm châu bắt ba cô về kinh điều tra. Nhưng sợ ba cô bỏ trốn, nên ông ta sai sứ ban chỉ rằng:

« Ba nàng theo chồng chinh chiến cực nhọc, vậy hãy đem con về kinh để triều đình lao tưởng » 

Ba nàng nhận được chỉ, tin là thực, cùng ôm con, theo sứ về kinh. Tại Đại đô thái tử phi Ngọc Kỳ, bị đem đối chất với Ich Tắc,Tú Hoãn, nàng đuối lý. Tối về nàng viết tờ biểu tâu lên Hốt Tất Liệt. Đại ý nói:

« Nàng xuất thân nghèo khó, cha mẹ bán cho cha mẹ Bạch Liên, rồi được gả cho thái tử. Từ khi làm thái tử phi, đã lập đại công trong cuộc chiến với A Lý Bất Ca. Sau đó an phận làm vợ, nuôi con. Bây giờ các đại thần nghe lời bọn bội cha, phản anh, làm nhục nàng » 

Nàng thắt cổ tự tử. Hốt Tất Liệt vô cùng thương xót, truyền an táng theo nghi lễ một hoàng hậu.

Đại Hành ngừng lại, vì từ thượng hoàng, thái hậu, hoàng hậu đều khóc.

Chiêu Minh vương thúc:

– Cháu tiếp tục đi.

– Đúng lúc đó Hoài Văn vương thăm Vũ Uy vương ở Hoa Thích Tử mô trở về. Vương nhớ những ngày cùng phụ vương sống ở Trường sa. Vương đem vương phi đi Trường sa chơi.

Chiêu Minh vương ngắt lời, vương hỏi Quốc Toản:

– Làm sao cháu với vợ đi từ Hoa Thich Tử Mô về Trường sa, mà không bị bọn Nguyên kiểm soát gây rắc rối?

Hoài Văn vương đáp:

– Thưa chú, bố cháu cầm binh quyền ở miền Tây Đại nguyên. Người cấp thẻ bài chứng nhận cháu là sứ của người, đem phương vật về Đại đô dâng Hốt Tất Liệt. Vì vậy đoàn tùy tùng của cháu đi lại dễ dàng.

Đại Hành tiếp:

– Khi tới Trường sa, đêm Hoài Văn vương dò thám nơi ở của Trần Tú Hoãn, nghe Hoãn với Lộng bàn nhau về việc Hốt Tất Liệt sai sứ gọi các nàng về để điều tra. Vương với vương phi hỏa tốc đuổi theo ba cô. Đuổi kịp thuyền của ba cô vừa vào cửa biển Hà bắc, đang hướng Đại đô. Đúng lúc đó thần với hai em Vũ Chính và Đào Minh được tin báo Hốt Tất Liệt muốn bắt thần với hai em. Nhưng thần là Tổng lĩnh Thị vệ nên y dùng toán Thị vệ của Phó tể tướng A Hợp Mã. Biết nguy, thần dùng Thị vệ thân tín, giả hộ tống gia thuộc chạy lên Vạn lý trường thành, sang Thảo nguyên trốn vào vùng đóng quân của Nãi man. Rồi ba anh em dùng ngựa của dân chạy ra biển. May thay gặp thuyền của Hoài Văn vương với ba nàng. Hoài Văn vương sai trương kỳ hiệu của Vũ Uy vương, vượt biển về Đại việt.

Thượng hoàng than:

– Không ngờ chú Ích Tắc với bọn phản thần lại làm hại Đại việt đến như vậy.

Công chúa Vương Chân Phương than:

– Không biết Hồng Nga ra sao? Liệu A Truật có che chở được cho chị ấy không?

Địa Lô trả lời:

– Vương phi Hồng Nga mới đem 4 con về thăm nhà hôm qua. Hiện đang ở Kinh bắc. Thần sẽ sai người báo tự sự cho vương phi, khuyên phi không nên về Nguyên.

Thượng hoàng than:

– Thế là công lao xây dựng trong 20 năm qua, bỗng chốc tan nát hết. Trong 7 Tô lịch thì Bạch Liên, Thanh Liên đã băng rồi. Tử Hoa, Liên Hoa băng trong cuộc chiến giữa A Lý Bất Ca với Hốt Tất Liệt. Hiện trong nước còn Hoàng Liên, Hồng Liên, Huyền Liên. Còn 5 tiên Đông hoa, thì Thúy Hồng đang cầm quân với Dã Tượng. Vương phi Thúy Nga đang ở Gia lâm, Thanh Nga đang cùng Ngột A Đa kháng chiến ở Kinh hồ. Thúy Trang đang làm Hoàng hậu Nãi Man. Hồng Nga mới về thăm quê đang ở Kinh bắc.

Hoài Văn vương tính:

– Trong 10 chị Ngọc thì chị Ngọc Minh, là vợ của Nhạc quan Lý Minh hiện đang ở Thăng long. Chị Lý Ngọc Đức làm phu nhân của tướng Ngự lâm quân Nãi man Trần Mạnh Quốc, chị Lê Ngọc Thiên là phu nhân của Tổng lĩnh Thị vệ Nãi Man Vũ Cao San.

Trùng Hưng hoàng đế hỏi:

– Như vậy mới có 3. Còn 7 tiên bây giờ ra sao?

– Tiên thứ 4 Ngọc Hạ là phu nhân Kim Đại Hòa. Tiên thứ 5 Ngọc Tiên là phu nhân của A Mít Lỗ Tề. Tiên thứ 6 Ngọc Trị là phu nhân của Đi Mi Trinh. Cả 3 đang là vạn phu trưởng của Nãi man. Tiên thứ 7 là Ngọc Kỳ tuẫn quốc, tiên thứ 8 là Ngọc Quốc, Thứ 9 là Ngọc Trí, thứ 10 Ngọc Cách mới thoát về, đang hiện diện tại đây.

Thượng hoàng ban chỉ:

– Khâm Từ hoàng hậu hãy cùng bộ Lễ xét công lao tất cả 7 Tô lịch, 5 Đông hoa, 10 Tiên phong thưởng cho xứùng đáng. Đây là những nữ anh hùng của triều Đông a nhà ta.

Nhà vua an ủi Đại Hành:

– Khanh vì nước mà bôn ba một thời gian dài ở hải ngoại. Bây giờ trẫm phong chức tước khanh như sau:

Trường yên công, Trấn viễn đại tướng quân,

Lĩnh Tuyên vũ sứ Trường yên.

Khanh hãy về quê nghỉ, thần hôn định tỉnh với mẫu thân, hàn huyên với phu nhân. Tội cho phu nhân Cẩm Nhãn, thành hôn được 3 ngày phải thay chồng phụng dưỡng mẹ già. Uổng phí những ngày xanh hoa nở. Lễ bộ ban chiếu phong cho tước Côi sơn hồng đức, chí hiếu quận chúa.

Đại Hành tâu:

– Trước khi Tuyên phi Bạch Liên băng, người gọi thần đến trao cho một cái tráp, trong chứa đầy vàng ngọc. Phi nói đó là những báu vật Hốt Tất Liệt ban cho phi. Hiện cha, mẹ, anh em phi không còn ai. Phi gửi thần mang về xung vào công khố Đại việt.

Nói rồi Đại Hành bưng cái tráp để trước mặt thượng hoàng. Thượng hoàng mở ra, trong tráp nào vàng, nào ngọc, nào nữ trang sáng chói. Thượng hoàng than:

– Hỡi ơi! Đức của phi cao vòi vọi. Đức của Thanh Liên càng đáng trân trọng. Xứng đáng tôn là thánh. Bộ lễ hãy ban chế tôn 2 vị là Thánh mẫu. Thanh Liên là: Linh anh, trấn quốc, huyền quân thánh mẫu.

Tôn Bạch Liên tước: Bắc phương minh đức quảng hóa thánh mẫu.

Quốc công Tạ Quốc công đảm trách xây đền thờ bên bờ sông Tô lịch. (8).

Tạ Quốc Ninh tâu:

– Thần thấy bờ sông Tô lịch, chảy qua phường Diên hưng, gần chùa Cầu đông có thể xây đền này. Vả khu Diên hưng gần phường Đông hoa là nơi có 7 giáo phường dậy ca hát. Con em, tử đệ ca nhi có thể tới dâng hương, cúng bái tiện hơn.

Thượng hoàng chuẩn tấu.

Quốc Toản tâu:

– Thần đã sai sứ sang Hoa Thích Tử Mô báo cho phụ vương và vương mẫu biết chư sự, đề định liệu. Phụ vương sai cháu tâu với Thượng hoàng rằng, kỳ trước Thoát Hoan bị bại do nhiều yếu tố. Nhưng có hai yếu tố đáng kể. Một là Nguyên không có những tướng võ công cao, thành ra khi lâm trận các tướng, các thiên phu, vạn phu bị các tướng Việt võ công cao giết chết. Như trường hợp Lý Hằng, Lý Quán, Toa Đô. Hốt Tất Liệt ban chỉ cho tất cá các chư hầu như Cao ly, Tây tạng, Hồi cương, Hoa thích Tử Mô, dĩ chí các nước Nga La Tư, Đức Lan Tây tuyển những võ sĩ thượng thặng đem theo trợ giúp quân. Nhất là ba tên Đô Mi Ni, Tôn Đạt, Chu Tiêu. Nghe nói võ công ba tên này cao hơn Ô Mã Nhi một bậc.

– Hốt Tất Liệt tuyển võ sĩ từ các nơi, ô hợp, hỗn tạp, ngôn ngữ bất đồng, rất khó chỉ huy.Ta không sợ. Trước đây Tuyên uy đại tướng quân đã báo cho ta biết vụ này rồi.

Quốc Toản tiếp:

– Phụ vương muốn đem tất cả các anh hùng đang ở ngoại quốc về trợ chiến.

– Vũ Uy vương muốn về nước chống giặc, như vậy thì thực là phúc đức cho xã tắc. Thế còn vấn đề thủy quân, người có ý kiến gì không?

– Người nói lý do thứ nhì khiến Thoát Hoan bại là Nguyên không có thủy quân. Cho nên lần sang báo thù này, Hốt Tất Liệt tuyển những bọn cướp biển xung quân. Lại dốc hết toàn bộ thủy quân, gồm 500 chiến thuyền mới, 120 chiến thuyền sẵn cóù. Tất cả đều là đại chu, chở được 500 thủy thủ tác chiến. Người nhắn với Thượng hoàng: về thủy chiến, trong thiên hạ không ai địch nổi Hưng Đạo vương. Người yên tâm.

Ngày 13 tháng11, niên hiệu Trùng Hưng thứ nhì (Đinh Hợi, 1287)

bên Trung nguyên là niên hiệu Chí Nguyên thứ 24 đời Thế tổ Hốt Tất Liệt.

Quân Nguyên nhập Việt.

Vì quân Nguyên nhập Việt. Quản lĩnh Khu mật viện Đại việt, Hoài Văn vương Trần Quốc Toản xin thiết triều, cùng mời các thân vương, các tướng, đô đốc cầm quân về Thăng long hội.

Hoài Văn vương Trần Quốc Toản tâu:

– Nguyên xuất quân sang đánh ta. Thủy bộ đã nhập Việt gần nửa tháng. Chiến cuộc thực sự bùng nổ rồi.

Cả điện ồn lên những tiếng bàn tán. Vương tiếp:

– Hồi giữa năm trước, bị các đại thần can gián, Hốt Tất Liệt đành ban chỉ ngừng xuất quân. Nhưng đến tháng 11, y cấp cho Thoát Hoan 4 nghìn chiến mã. Cử A Bát Xích làm Chinh Giao chỉ hành tỉnh.(9). Tháng giêng năm nay Đinh hợi (1287) tái lập Chinh Giao chỉ hành thượng thư tỉnh.

Trùng Hưng hoàng đế nhìn Trung Thành vương:

– Quả như vương tiên liệu. Nhờ vương biết trước, đem nghị sự, vì vậy chúng ta đã chuẩn bị, chờ đợi cái ngày đó tới. Bây giờ đã tới. Ta không bị bất ngờ.

Thượng hoảng hỏi:

– Nhân sự trong Thượng thư tỉnh có gì thay đổi không?

– Tâu cũng vẫn như cũ, thêm:

Trình Bằng Phi lĩnh Hữu thừa.

A Lý (A li) lĩnh tả thừa.

Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp lĩnh Tham tri chinh sự.

Trương văn Hổ lĩnh Giao chỉ Hải thuyền vạn hộ. Dưới quyền y có các đô đốc Phí Công Thìn, Đào Đại Minh. Giao nhiệm vụ dùng 70 thuyền lớn, chở 17 vạn thạch lương (10)

Phong cho Lê Tắc coi về Tế tác, thám mã. Lại phong cho tên Nguyễn Chiến Thắng lên chức vạn phu, con y là Nguyễn Linh Nhan lên chức thiên phu đặt dưới quyền Lê Tắc.

Nhân Huệ vương cười:

– Chắc do bọn Ích Tắc mách khôn cho Hốt Tất Liệt đây. Chứ y chỉ muốn dùng kị binh tràn ngập hơn là dùng thủy quân. Quốc Toản nói 70 thuyền lớn, đó là thuyền Nguyên đóng. Còn Quỳnh châu góp thêm 20 chiếc nữa. Thuyền của Quỳnh châu lớn hơn thuyền mới đóng. Thôi cháu tâu tiếp đi.

– Tháng 4, Hốt Tất Liệt gọi Trần Ích Tắc về Đại đô phong tước An Nam Quốc vương, làm lễ trao ấn phù rất lớn. Phong Trần Văn Lộng tước Phụ nghĩa công. (11). Con Ích Tắc là Trần Bá Ý lĩnh An phủ sứ lộ Đà giang, tước hầu. (12). Em họ Ích Tắc là Lại Ích Khuy lĩnh An phủ sứ lộ Nam sách. Trần Tú Hoãn lĩnh An phủ sứ lộ Quy hóa. (13). Thống lĩnh thủy quân là Tham tri chính sự Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, với hai đô đốc Trương Ngọc, Lưu Khuê, đem 500 chiến thuyền. Đây là những thuyền lớn. Trên thuyền có máy bắn đá, có đại pháo. Nhất là có ụ nấp để phóng lao, phóng hỏa, bắn tên,

Đô đốc Võ Văn Sáu hỏi:

– Khải vương gia thần được tin Quỳnh châu (Hải nam) cũng đem một đạo thủy binh theo Thoát Hoan trong dịp này. Không biết thực hư ra sao?

– Đô đốc thực giỏi. Quả có việc đó. An phủ sứ Quỳnh châu Trần Trọng Đạt, Tổng quản Nam ninh Tạ Hữu Khuê, tổng quản Diên lan Bồ Tý Thánh đem một số đại chu gồm 120 chiếc, 1.700 quân người Lê (Hải Nam) nhập vào đạo quân Thoát Hoan. Hốt Tất Liệt ban hổ phù cho Đạt, kim phù cho Lưu Khuê, Tý Thánh. (14)

Hưng Đạo vương ban chỉ:

– Cháu phải thuật rõ: chúng đã khởi hành từ bao giở? Hiện quân Nguyên đã đến đâu rồi?

– Thưa ngày 3 tháng 9 Đinh hợi (1287) Quân Nguyên khởi hành từ Ngạc châu. Ngày 28 tháng 10 thì tới Lai châu Quảng tây. Sáng nay 13 tháng 11, tiền quân chúng tới châu Tư minh. Chúng đang chỉnh đốn hàng ngũ trước khi nhập Việt.

Chiêu Minh vương hỏi:

– Còn cánh thủy quân. Chúng khởi hành chưa?

Nhân Huệ vương trả lời:

– Cánh thủy quân chúng khởi hành ngày 28 tháng 10 (4-12-1287). Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dẫn đầu, đem 1 vạn tám nghìn quân. Ô Vy, Trương Ngọc, Lưu Khuê, đem 2 vạn quân đến đánh Vạn ninh (Móng cái). Thần ban chỉ cho, Phán thủ thượngvị Nhân đức hầu Trần Toàn, đem hạm đội Âu Cơ. Đô đốc PhạmCự Địa đem hạm đội Thần phù, rút vào các sông lạch. Chúng tiến đánh Ngọc sơn, thì bị Hưng Đức hầu Trần Quán đem hiệu Thiên cương đóng trên núi cản lại. Sáng nay cuộc chiến còn diễn ra ác liệt. Bọn Ô Vy, Trương Ngọc, Lưu Khuê đem quân vây núi.

Thượng hoàng ban chỉ:

– Nhân Huệ vương khẩn trở về chỉ huy chiến trường. Bất cứ giá nào cũng không cho chúng vượt sông Bạch đằng tiến về Vạn kiếp bắt tay với cánh bộ binh.

Nhân Huệ vương rời điện.

Hưng Đạo vương tâu:

– Về bộ, thần đã bố trí rất chặt chẽ. Lệnh cho các hiệu binh chỉ đánh một vài trận, rồi rút lui, cho chúng tiến vào sâu trong nước ta.

Hoài Văn vương tỏ vẻ lo nghĩ:

– Thần lo cho mặt trận Vân đồn. Vì Nhân Huệ vương chỉ có 2 hạm đội Âu Cơ, Thần phù và hiệu binh Thiên cương, quân số không quá 3 vạn; sợ không đương nổi với quân số của Nguyên tới 5 vạn. Hơn nữa tình hình đặc biệt của quân Nguyên, khi mới nhập Việt thì hung hãn vô cùng! Cần tránh mũi nhọn của chúng, rồi phản công sau. Tạm thời thần đã cho hai hiệu Hàm tử, Thần cách chuẩn bị sẵn sàng cứu ứng mặt Vân đồn.

Vì tình hình căng thẳng, nên Trùng Hưng hoàng đế, Hưng Đạo vương, Chiêu Minh vương, Hoài Văn vương túc trực ngủ đêm tại Khu mật viện.

Sáng ngày 21-11 Đinh hợi tin báo:

– Bộ, Kị binh Nguyên chia làm hai cánh, vượt qua con sông Tả giang, Hữu giang tràn vào đất Việt. Cánh thứ nhất do Trình Bằng Phi, Bôn Kha Đa (Bolkhada) dùng 4 vạn bộ, kị binh, chia làm hai đánh ải Khâu ôn, Khâu cấp suốt hai ngày 16-17. Phò mã Phạm Ngũ Lão, công chúa Thủy Tiên giữ vững đồn ải. Tối hôm 18, phò mã công chúa âm thầm rút binh. Trình Bằng Phi tiến đánh Chi lăng. Cánh thứ nhì do Thoát Hoan, Áo Lỗ Xích đem 6 vạn bộ, kị từ Lộc bình đánh Khả lan vi, Đại trợ. Tướng Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh với hiệu Thiên thuộc cầm cự liền ba ngày 16-17-18, rồi ngày 19 rút vào rừng. Cánh quân này bắt tay với cánh của Trình Bằng Phi. Cả hai vây đánh chiến lũy Chi lăng.Tướng quân Dã Tượng, công chúa Thúy Hồng giữ vững chiến lũy ngày 19-20, rồi rút vào rừng. Thoát Hoan sai Trình Bằng Phi đi theo đường Hãm sa, Từ trúc tiến về Vạn kiếp. Dọc đường bị phò mã Phạm Ngũ Lão phục binh đánh 17 trận. Khi chúng tới đèo Lãnh kinh thì bị lọt vào trận Lôi tiễn của Hưng Đức hầu Trần Quốc Túy. Chúng không dám tiến nữa. Còn Thoát Hoan đi theo đường Nữ Nhi, tiến về Vạn kiếp. Dọc đường bị tướng quân Dã Tượng, công chúa Thúy Hồng phục binh đánh suốt ngày đêm. Hôm nay ngày 28 tháng 11, cả hai cánh đã đến Vạn kiếp. Thoát Hoan đóng đại binh tại Vạn kiếp, y cho làm thành gỗ đóng quân, chứa lương.

Chiều hôm đó quân báo:

– Mặt trận Vân đồn, Nhân Huệ vương bị bại. Vương đem 2 hạm đội Aïi cơ, Thần phù đánh với Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Bị thua. Trên bộ hiệu binh Thiên cương trấn Ngọc sơn, Vạn ninh thất thủ. Nguyên do khi xuất trận, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp dùng các đội Võ vệ tấn công. Các đô đốc, bị đánh bại, các tướng bộ binh bị cầm chân, không điều khiển được trận địa. Hiện Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chiếm An bang. Chúng theo sông Bạch đằng tiến về Vạn kiếp.

Hưng Đạo vương giật mình:

– Nếu cánh quân của Ô Mã Nhi hợp với cánh của Thoát Hoan thì Thăng long không giữõ được.

Vương ban lệnh cho Hoài Văn vương:

– Quốc Toản đem hiệu Hàm tử, Địa Lô đem hiệu Thần Cách tái chiếm Ngọc sơn, Vạn ninh, rồi trấn tại An bang. Giữ vững các cửa sông.

Hoài Văn vương tâu:

– Xin thượng hoàng viện cho cháu chú Yết Kiêu với 10 đô Ngạc binh.

– Được!

Ngài sai Trung hiến hầu Trần Dương:

– Người hãy mang xiềng ra Vân đồn xiềng Khánh Dư về đây trị tội: tại sao để vỡ mặt trận Vân đồn?

Trung hiến hầu Trần Dương mang xiềng tới Vân đồn tuyên chỉ xiềng Nhân Huệ vương về Thăng long trị tội. Nhân Huệ vương nói với Trần Dương:

– Tôi biết rằng để mặt trận Vân đồn vỡ là quốc gia lâm nguy. Trận vừa rồi, tôi dùng 2 hạm đội và một hiệu binh Thiên cương đánh với 5 vạn quân của Ô Mã Nhi nên bị bại. Nhưng bại vì thuyền của ta nhỏ, thuyền của giặc to, đánh nhau trên biển, nên thuyền ta bị vỡ. Tuy nhiên, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp vừa thắng, chúng kéo về Vạn kiếp. Tôi được tin các thuyền chở lương của Nguyên do Trương Văn Hổ, Phí Công Thìn, Đào Đại Minh, Từ Khánh có 90 thuyền, chở 17 vạn thạch lương đi sau, mà không có lực lượng hộ tống. Tôi sẽ dùng tiểu chu, mau nhẹ, phục binh, cướp lương. Khi lương mất thì cánh quân của Thoát Hoan, Ô Mã Nhi sẽ tự tan. Vậy xin trung sứ khoan còng tay, để tôi đánh trận này chuộc tội.

Trần Dương là hoạn quan, nghe cũng nể lời không còng vội. Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư họp các đô đốc Võ Văn Sáu, Phán thủ thượng vị Nhân đức hầu Trần Toàn, Phạm Cự Địa. Hoài Văn vương Trần Quốc Toản, và Trung lang tướng Nguyễn Địa Lô bàn kế sách.

Hoài Văn vương nghị:

– Sau khi Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp thắng Nhân Huệ vương trên biển Đông, kiêu khí bừng bừng bốc lên. Hai người mang Trương Ngọc, Lưu Khuê tiến về Vạn Kiếp. Y trao cho Trần Trọng Đạt 6 nghìn quân, chia làm 2 đóng ở 2 bên cửa sông Bạch đằng. Cho Tạ Hữu Khuê 5 nghìn quân trấn ải Ngọc sơn; Bồ Tý Thánh 5 nghìn quân trấn An bang. Ta cần nhổ 4 đồn này trước khi Trương Văn Hổ tới đây. Trước hết tôi sẽ dùng hiệu Hàm tử đánh 2 đồn 2 cửa sông Bạch đằng, rồi phục tại đây với mấy trăm ngư thuyền. Nếu Ô Mã Nhi đem thuyền từ Vạn kiếp ra cứu thuyền lương, thì tôi chặn đánh. Chú Địa Lô dùng hiệu Thần cách tái chiếm Vạn ninh, Ngọc sơn, An bang. Phải đánh gọn không cho tên nào chạy thoát. Đánh xong vẫn kéo cờ Nguyên, phục trên bờ với thuyền nhỏ.

Yết Kiêu phát biểu:

– Trần Trọng Đạt đóng đồn ngay trên bãi đất của tổng An biên, ấp phong của tôi. Hôm qua mới tới đây bà vợ tôi về ấp phong. Bốn Đại tư cùng 4 Câu đương đã suất lĩnh nam, nữ Nghĩa dũng quân chờ lệnh quân triều, tùy nghi tham chiến. Lực lượng quan trọng nhất là 180 thuyền đánh cá. Các ngư dân rất giỏi thủy chiến. Họ chờ lệnh thủy quân.

Hoài Văn vương tiếp:

– Trương Văn Hổ gốc là tướng cướp. Võ công cao, giỏi xung trận. Nhưng đó là cái dũng của bọn thất phu, còn dàn quân, lập trận thì ngu như bò. Phí Công Thìn gốc là đô đốc thủy quân trên sông, y không biết gì về con nước lên xuống, gió bão. Chỉ Từ Khánh thực sự là tướng thủy quân. Chúng đi làm 3 đoàn khác nhau. Đoàn của Trương Văn Hổ đi trước. Đợi cho chúng vào vịnh Hạ long. Trong vịnh có hằng vạn đèo núi nhỏ. Chú Khánh Dư là Thái sơn Bắc đẩu về Vạn kiếp tông bí truyền thư. Chú sẽ dùng thuyền nhỏ của hai hạm đội Âu cơ, Thần phù bầy trận thủy đánh thuyền của chúng. Bị vây đánh ắt chúng cho thuyền chạy vào bờ, vào sông Bạch đằng. Chú Địa Lô với tôi sẽ cho thuyền nhỏ, ngư thuyền của Nghĩa dũng ấp An biên vây bắt các thuyền lương.

Vương ngừng lại tiếp:

– Đoàn thuyền của Trương Văn Hổ chở một lúc 170 nghìn thạch gạo. Còn ngô, khoai, sắn khô, với cá khô, thịt khô, mực khô hơn 5 vạn cân, quân dụng, vũ khí, cung tên bổ xung cho các mặt trận, thì đoàn Phí Công Thìn chở. Đoàn thuyền của Từ Khánh thì chở lương thực, chiến cụ cho kị binh.

Vương chỉ đô đốc Võ Văn Sáu:

– Còn hai cánh của Phí Công Thìn, Từ Khánh, mỗi cánh có 30 thuyền lớn chuyên chở lương, với 20 chiến thuyền nhỏ chở quân hộ tống. Khi thuyền của chúng sắp vào vịnh Hạ long thì đô đốc Võ Văn Sáu dùng hạm đội Bạch đằng tấn công, chúng sẽ phải chạy ra xa. Năm nay, ngoài khơi có nhiều bão, thuyền chở lương nặng nề sẽ bị nhận chìm. Trời sẽ đánh chúng dùm ta.

Vương chỉ Yết Kiêu:

– Anh Yết Kiêu mang theo 10 đô Ngạc binh. Tôi chia cho 3 hạm đội. Mỗi hạm đội 2 đô. Tôi giữ 2 đô. Viện cho chú Địa Lô 2 đô.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là em của Vũ Uy vương, lớn tuổi, là chú của Trần Quốc Toản, vai lớn hơn. Ba đô đốc nhiều tuổi hơn Hoài Văn vương. Nhưng Hoài Văn lĩnh Quản Khu mật viện, biết rất rõ tình hình địch. Lại nữa vương từng là tướng bách chiến bách thắng. Nên Nhân Huệ vương, 3 đô đốc nghe vương luận, đều răm rắp tuân theo.

Trong khi Nhân Huệ vương, 3 đô đốc dàn chiến thuyền bầy trận, thì chỉ trong một đêm, hai chiến tướng mưu trí Trần Quốc Toản, Nguyễn Địa Lô với hai hiệu binh hét ra lửa, mửa ra khói, được các Câu đương địa phương chỉ huy Nghĩa dũng quân dẫn đường đánh úp 5 đồn Nguyên quá dễ dàng. Rồi dàn quân chờ đợi.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư họp 3 đô đốc với Thiên kình đại tướng quân Yết Kiêu. Vương ban lệnh:

– Đô đốc Phán thủ thượng vị Nhân đức hầu Trần Toàn, dẫn hạm đội Âu cơ phục tại những dẫy núi trong vịnh Hạ long. Khi thấy đoàn thuyền của Trương Văn Hổ tới thì đổ ra đánh. Dùng Ngạc binh đục hết 20 chiến thuyền hộ tống. Sau đó vây đánh hai bên hông và phía sau 30 thuyền chở lương, bắt buộc chúng phải chạy về hướng cửa sông Bạch đằng. Chúng sẽ bị hiệu binh Hàm tử chặn đầu. Đô đốc cùng Hoài Văn vương bắt cho được 30 thuyền chở lương. Nhớ phải đánh chớp nhoáng; cướp, không cho chúng tự đánh đắm thuyền chở lương.

Yết Kiêu thêm:

– Tôi đã lệnh cho Câu đương các ấp dọc bờ biển dàn Nghĩa dũng quân bắt hết tụi bại binh bỏ chạy.

Nhân Huệ vương ban lệnh cho đô đốc Võ Văn Sáu:

– Đô đốc dùng hạm đội Bạch đằng ẩn vào sau những dẫy núi trong vịnh Hạ long. Chờ cho đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đi qua, thì dàn ra chờ đoàn thuyền của Phí Công Thìn tới. Khi chúng tới thì dùng thuyền nhẹ tấn công các thuyền hộ tống. Phải đánh như sét nổ, nhận chìm hết 20 thuyền hộ tống. Thuyền hộ tống bị chìm hết thì Phí Công Thìn sẽ dẫn đoàn thuyền chở lương chạy ra xa. Đô đốc cho hạm đội vừa đuổi theo, vừa đánh trống khua chiêng, khiến chúng bỏ chạy. Đợi chúng chạy tới vùng biển Ái châu thì đánh bắt hết.

Vương tiếp:

– Đô đốc Phạm Cự Địa đem hạm đội Thần phù ém tại Hạ long. Chờ cho đoàn thuyền của Trương Văn Hổ, Phí Công Thìn đi qua thì dàn ra không cho đoàn thuyền của Từ Khánh tiến vào lãnh hải của mình. Đoàn này không chở lương, mà chỉ chở cỏ khô, lương thực, chiến cụ cho kị binh. Không cần cướp làm gì. Nhớ khi thấy chúng xuất hiện, thì dùng Ngạc binh đánh 20 thuyền hộ tống. Các thuyền này đắm thì Từ Khánh phải lui trở lại Quỳnh châu. Nếu chúng không lui, thì tùy nghi đánh chiếm hay nhận chìm hết 30 thuyền chở lương cho kị binh.

Ba đô đốc lập tức lên đường.

Khi khởi binh từ Đàm châu, lệnh tiến quân của Thoát Hoan định rằng:

“Ngày 21 tháng 11, khi bộ, kị binh nhập Việt, thì cánh thủy quân cũng khởi hành từ Quỳnh châu. Cánh bộ, kị tới Vạn kiếp cuối tháng 11 thì cánh thủy quân cũng phải vượt sông Bạch đằng vào Vạn kiếp hội với nhau“. 

Ô Mã Nhi ban lệnh cho Trương Văn Hổ, Phí Công Thìn, Từ Khánh chia các thuyền vận lương thành 3 đoàn khác nhau. Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đem các đội thủy quân xung kích đi trước. Khi đoàn xung kích vào sông Bạch đằng, y sẽ sai sứ bao cho biết. Đoàn Trương Văn Hổ chở lương đi đầu, Phí Công Thìn chở quân nhu, vũ khí đi thứ nhì. Từ Khánh chở cỏ, quân dụng cho kị binh đi thứ ba. Mỗi đoàn vận lương có 30 đại chu chở gạo, ngô, khoai, sắn, cá khô, muối, thuốc men, vũ khí; và 20 thuyền trung chở quân hộ tống.

Ngày 28 tháng 11, Trương Văn Hổ, Phí Công Thìn, Từ Khánh được tin báo: Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Lưu Khuê, Trương Ngọc đã phá thủy quân Man Việt, và đóng 5 đồn: 2 bên bờ sông Bạch đằng và ba trên bờ biển Ngọc sơn, An bang, Vạn ninh.

Thế là 3 đoàn thuyền ung dung lên đường. Ngày mùng 2 tháng chạp, đoàn thuyền Trương Văn Hổ đã vào vịnh Hạ long.

Hôm đó là ngày đầu tháng chạp. Nắng non mùa đông phủ trên vịnh Hạ long. Các ngư thuyền được lệnh rời xa vùng chiến trận từ hai ngày trước. Đây là những dân sống trên biển đã nhiều đời. Một số lớn có nhà cửa ở trong các trang ấp dọc bờ biển. Các Đại tư, Câu đương những xã này ra lệnh cho Nghĩa dũng quân canh phòng, sẵn sàng chiến đấu, nếu giặc tấn công xã. Một số xử dụng thuyền đánh cá, ẩn thân vào các hốc núi, các sông lạch, chờ lệnh, tiếp chiến với thủy quân đánh giặc.

Nhân Huệ vương cùng mấy võ quan đã leo lên đỉnh một ngọn đồi trên vịnh Hạ long để chỉ huy.

Giờ Thìn thì xa xa, đoàn thuyền Nguyên đang tới. Viên Tá lĩnh ngồi trên ngọn cây quan sát đoàn thuyền của chúng, nói vọng xuống:

– Đội hình của chúng như sau: một đại chu soái thuyền kéo cờ đi đầu. Phía sau là 30 đại chu xếp thành 15 cặp song song. Các thuyền này khẳm, chắc chở đầy hàng. Dọc hai bên 15 hàng mỗi bên 10 chiến thuyền nhỏ. Chúng dùng buồm. Không thấy dùng chèo.

Nhân Huệ vương phất cờ báo hiệu cho các chiến thuyền. Đoàn thuyền Nguyên di chuyển mỗi lúc một gần. Viên tá lĩnh báo:

– Dường như thuyền giặc có người chỉ đường, nên chúng biết tránh vùng đá ngầm, đi vào vùng nước sâu len lỏi giữa các đồi núi nhỏ.

– Thuyền giặc lọt vào khu phục kích của ta.

Đích thân Nhân Huệ vương phất cờ lệnh. Ba lôi tiễn châm lửa. Lôi tiễn vọt lên trời kêu lên những tiếng vi vu rồi nổ. Ba tiếng nổ xé không gian. Trống trên các ngọn đồi thúc vang đội. Những thuyền quân Việt ẩn ở dưới chân những ngọn núi nhỏ túa ra. 20 chiến thuyền Nguyên tách khỏi đội hình, xông vào nghênh chiến. Thuyền của Nguyên là chiến thuyền đi biển. Còn thuyền của Việt là những thuyền đánh cá nhỏ, do các ngư dân chèo lái, nên di chuyển rất nhanh. Giao tranh khoảng một khắc, các ngư thuyền rút lui vào những ngọn núi nhỏ. 20 chiến thuyền Nguyên đuổi theo, mỗi chiến thuyền giao chiến với hơn chục ngư thuyền. Thế là cuộc chiến chia ra 20 nhóm khác nhau.

Lại 3 lôi tiễn nổ. Ngạc binh từ các hốc đá ven núi trườn xuống nước. Trong khi các ngư thuyền bỏ chạy. Các chiến thuyền Nguyên đuổi theo. Hơn hai khắc sau thấy đã rời các thuyền vận tải quá xa, viên thiên phu chỉ huy hộ tống ra lệnh cho chiến thuyền ngừng chiến quay lại; thì đáy thuyền thủng những lỗ lớn bằng cái chậu. Nước ồ ồ tràn vào. Binh sĩ la hoảng:

– Thuyền thủng đáy!

– Ôi lỗ thủng to quá, trám không nổi.

– Thuyền chìm rồi.

20 chiến thuyền từ từ chìm. Các chiến binh thủy quân Nguyên bơi lóp ngóp đầy biển. Bấy giờ dân thuyền Việt quay trở lại. Trên mỗi dân thuyền có 5,6 chiến binh thủy quân và 2, 3 Nghĩa dũng quân. Ngư dân đứng trên thuyền tung chài xuống. Mỗi chài chụp một chiến binh Nguyên đem lên trói lại. Cuộc chiến chớp nhoáng. Kể từ lúc dân thuyền túa ra, không đầy 4 khắc, toàn thể 20 chiến thuyền Nguyên bị Ngạc binh đục chìm, chiến binh bị bắt hết.

Về phần các thuyền vận tải Nguyên, tuy nặng nề, nhưng các tay chèo hợp với buồm, chỉ hơn hai khắc bờ sông Bạch đằng hiện lên xa xa. Trương Văn Hổ thấy phục binh Việt toàn dân thuyền nhỏ bé, trên chở Nghĩa dũng quân thì khinh rẻ, bỏ mặc cho các chiến thuyền hộ tống đối phó. Y chỉ cho soái thuyền hướng cửa sông Bạch đằng. Càng gần cửa sông, hai đồn hai bên cờ Nguyên càng hiện ra rõ ràng, bay phất phới. Y đứng trên tháp chỉ huy phất cờ cầu cứu. Lập tức đài chỉ huy trong đồn cũng phất cờ đáp lại ngụ ý: an ninh! Cứ tiến vào. Y chia 30 thuyền làm hai cánh. Một cánh áp vào đồn bên bờ trái. Một cánh áp vào đồn bên bờ phải. Nhưng y chợt thấy từ hai bên sông, dân ngư thuyền từ các lùm cây, từ các lạch ào ào chèo ra, đếm không hết. Trên mỗi dân thuyền là 5 chiến binh Việt với 5 Nghĩa dũng quân. Ngư dân có cả nam lẫn nữ. Kinh hoảng, y phất cờ ra lệnh cho các thuyền vận tải không táp vào bờ mà tiến về trước. Nhưng phía trước hơn 20 chiến thuyền Việt trấn ngang trên sông, dàn trận như thành đồng. Trống thúc vang dội. Phía sau, dân thuyền đã áp vào các thuyền vận tải. Thủy quân, Nghĩa dũng quân đang leo lên như kiến. Mỗi thuyền vận tải không quá 20 thuyền phu sao chống nổi với quân Việt? Không đầy một khắc, trọn vẹn 30 thuyền bị chiếm. Thuyền phu bị bắt hết.

Trương Văn Hổ ra lệnh cho soái thuyền quay mũi chạy trở ra biển, thì từ một dân thuyền, có tướng An Nam tung mình lên cao. Ở trên cao, tướng đó đá gió một cái đã rơi xuống giữa sàn soái thuyền. Đó là một tướng trẻ thân thể hùng vĩ, uy vũ. Trương Văn Hổ phát một chiêu đao hướng tướng đó, ý nghĩ đánh bay đối thủ xuống biển. Một cây côn khổng lồ đỡ đao của y, kình lực mạnh khủng khiếp. Choảng một tiếng, thanh đao khổng lồ của y cong gần như gập đôi. Cánh tay y tê liệt. Y nhìn xem đối thủ là ai thì ra một con vượn lông trắng như tuyết. Tướng trẻ vẫy tay, con vượn lùi lại dùng côn sắt đập binh tướng Nguyên. Mỗi gậy vung lên, 3, 4 quân Nguyên tan thây, vỡ đầu.

Trương Văn Hổ hướng tướng trẻ phát một chiêu chưởng. Tướng trẻ phát chiêu chiêu đỡ. Bùng một tiếng, Hổ cảm thấy trời long đất lở, tai phát ra những tiếng vo vo không ngừng. Y ọe một tiếng, miệng phun ra máu, chân tay như tê liệt. Tướng đó chờ cho Hổ phục hồi công lực, rồi cười nhạt:

– Đỡ chiêu này.

Hổ hít một hơi, vận toàn lực ra đỡ. Binh một tiếng, người y bay bổng lên cao, rơi tòm xuống sông. Y không còn sức bơi, thì một nữ dân quân tung ra cái chài chụp y, kéo lên thuyền. Y được đưa lên soái thuyền.

Tuy đau đớn, nhưng Hổ vẫn cố gắng đứng bật dậy, mở to mắt nhìn kẻ đánh mình: đó là một thiếu niên thân thể hùng vĩ, mặt đẹp như ngọc. Cạnh tướng trẻ còn một thiếu phụ, thoát nhìn chân tay y muốn tê liệt, vì nàng đẹp chói chang. Đội Võ vệ của y rút vũ khí vây lấy nam nữ tướng Việt, xả vũ khí tấn công. Tướng trẻ rút kiếm, ánh thép lóe lên, đoản đao của Võ vệ bị chặt đứt, tiếp theo 4 cái đầu rơi xuống. Nữ tướng cũng vung kiếm, đầu 2 Võ vệ còn lại bay khỏi cổ. Trong khi con vượn vác gậy đập. Nó đi đến đâu thì quân Nguyên tan tác đến đó.

Hổ còn đang kinh hoàng, tay chống kiếm nhìn tướng trẻ thì Nghĩa dũng quân từ các thuyền nhỏ đã lên soái thuyền, bắt hết các thủy thủ Nguyên. Nam nữ tướng đã phóng tay điểm huyệt bắt hết 12 Võ vệ. Nữ tướng nói với Hổ bằng tiếng Quảng:

– Buông vũ khí đầu hàng thì được tha mạng. Người là đấng nam nhi Hán tử, không việc gì phải chết cho bọn rợ Thát đát đang dày xéo giang sơn của vua Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế.

Lòng Trương Văn Hổ nguội như tro tàn. Y ôm kiếm hỏi:

– Tướng trẻ kia! Mi là ai? Đã năm đời nhà ta làm chúa vùng biển đông. Không ngờ hôm nay bị thất bại về tay người, mà không biết người là ai?

Một tướng Việt, tuổi trung niên, dáng người thanh thoát, cạnh l một thiếu phụ sắc nước hương trời. Thiếu phụ chỉ vào tướng trẻ trả lời:

– Người này cũng như tướng quân, cũng như tôi cùng là con cháu vua Thần Nông. Y họ Trần tên Quốc Toản, tước Hoài Văn vương.

Trương Văn Hổ quẳng kiếm xuống sàn thuyền than:

– Tôi thua là phải, vì từ tài trí cho đến võ công muôn nghìn lần tôi không thể so với Trần Quốc Toản, tướng mỗi chiến mỗi thắng, võ công vô địch thiên hạ. Các Võ vệ làm sao địch lại Toản!!!

Y nhìn thiếu phụ:

– Tôi nghe giọng nói của phu nhân, dường như phu nhân là người vùng Dương châu, chứ không phải vùng Quảng!

– Đúng như tướng quân nói, tôi họ Vương tên Chân Phương, người Dương châu là thần tử Tống triều.

Hai chiến thuyền Việt đã kè vào hai bên soái thuyền. Nhân Huệ vương sang soái thuyền chắp tay vái Trương Văn Hổ:

– Cô gia là Nhân Huệ vương, thống lĩnh quân Việt vùng Đồn sơn này. Cô gia mời tướng quân sang soái thuyền Việt. Chúng ta uống chén rượu ghi kỷ niệm gặp nhau ngày hôm nay.

Trương Văn Hổ theo Nhân Huệ vương, Hoài Văn vương, sang soái thuyền Việt. Một tiệc rượu bầy ra. Tiệc có giò, chả, có nem (chả giò), chả cá. Soái thuyền chèo ra biển. Trong tiệc tuyệt đối phía Việt không đả động gì đến trận đánh hôm nay. Tiệc gần tàn thì thuyền tới một cù lao cát trên vịnh.

Trên cù lao binh Nguyên bị trói ngồi xếp thành từng hàng: khu thứ nhất là những thủy thủ của 20 thuyền hộ tống. Khu thứ nhì là thủy thủ của 30 thuyền vận tải. Xung quanh tù nhân là những ngư dân Việt, nam có, nữ có cầm vũ khí trấn áp.

Một bách phu trưởng Nguyên, gốc người Hán ngoác mồm ra chửi:

– Tổ bà bọn Man Việt chúng bay, không dám trực diện giao chiến, mà dùng thủ đoạn hèn hạ đục thuyền. Cha mày không phục.

Một nữ Nghĩa dũng quân cũng không kém, đáp lại bằng tiếng Quảng:

– Chúng mày là người Hán, con cháu vua Hoàng Đế, mà

cúi đầu để bọn Thát đát đem sang đây đánh nhau cho chúng. Ngạc binh đục thuyền, rồi chúng tao dùng chài bắt chúng mày như bắt cá. Đã không biết nhục, còn già họng.

– Bọn đàn bà chỉ để cho chúng tao tụt quần ra chơi, mày đừng hách dịch với bọn ông!

Nữ dân quân mắng:

– Mày có câm họng không? Nếu mày còn mở miệng ra, bà sẽ chụp váy lên đầu cho hết kiêu căng!

Gã bách phu vừa mở miệng định nói, nữ Nghĩa dũng quân cầm cái váy tung lên. Váy chụp lên đầu tên bách phu. Váy ướt, hôi hám khiến gã bách phu ú ớ mấy tiếng rồi im bặt. Nữ Nghĩa dũng quân hỏi:

– Nào! Còn nam nhi Hán tử nào không phục thì lên tiếng! Bà không chụp váy lên đầu, mà tốc váy đái vào mặt cho biết con gái vua Trưng.

Nói rồi nàng xắn váy như định đái vào đầu đám tù binh.

Đám tù binh cúi mặt không dám lên tiếng nữa.

Trương Văn Hổ hỏi Nhân Huệ vương:

– Đây là những binh lính thuộc hạ của tôi. Không biết vương gia có nới tay cho họ được hưởng một vài ân huệ nào không?

– Tôi chỉ là tướng ngoài mặt trận. Việc quyết định cho các tù nhân được hưởng ân huệ phải do triều đình.

Vương Chân Phương nhỏ nhẹ:

– Trong gần nghìn người này chỉ có đâu không quá một trăm là bọn Thát đát. Còn lại họ đều là người Hán. Tôi sẽ về yết kiến thượng hoàng, xin cho họ có thể vì quêâ hương mà tái lập công không.

– Nghĩa là?

– Họ sẽ được trao cho các lực lượng Cần vương Tống, để đánh Thát đát.

Đến đo có một con thuyền nhỏ phóng tới như bay. Thuyền áp vào soái thuyền Việt. Rồi một tá lĩnh hành lễ quân cách với Nhân Huệ vương:

– Khải vương gia, thần được đô đốc Phạm Cự Địa sai về báo quân tình với vương gia.

Nói rồi y trình ra một phong thơ lớn. Nhân Huệ vương trao cho Vương Chân Phương:

– Công chúa đọc cho mọi người cùng nghe. Đọc bằng âm Quảng.

Vương Chân Phương đọc:

“ Khải vương gia. 
Thần dàn hạm đội Thần phù ra chờ đợi. Giờ tỵ thì đoàn thuyền của Từ Khánh tới. Trận chiến diễn ra cực kỳ ác liệt giữa 20 chiến thuyền hộ tống với thủy thủ hạm đội Thần phù. Thần có ý mở đường cho Từ Khánh dẫn đoàn thuyền vận tải chạy. Nhưng Từ Khánh quyết chiến. Y tung đội Võ vệ sang soái thuyền của thần. Nhưng thuyền trưởng soái thuyền kéo mạnh buồm. Đám võ sĩ đang chới với trên không, bị rơi xuống bể hết. Chúng được câu liêm móc lên, trói lại. Các chiến thuyền hộ tống bị Ngạc binh đục đáy, thuyền bị chìm; người thì bị bắt, bị giết hết. Cuộc chiến tiếp diễn hơn giờ thì thủy thủ Nguyên biết không giữ nổi thuyền. Họ đánh chìm hết các thuyền vận tải. Thần không thu được lương thực, vũ khí. Hiện thần đang giải hơn trăm tù binh, và 20 tên Võ vệ về phục mệnh“.   

Trời về chiều có chim ưng mang thư tới. Ưng binh trình cho Nhân Huệ vương: đó là báo cáo của đô đốc Võ Văn Sáu:

“Khải vương gia. 
Hạm đội Bạch đằng đã gặp đoàn vận tải của Phí Công Thìn. Y hoảng sợ kéo buồm, chèo hết sức bỏ chạy ra khơi. Trời xế chiều thì gặp bão lớn. Hạm đội phải dừng lai kết thuyền với nhau chống bão. Còn đoàn thuyền của Nguyên thì bị trúng bão. Hiện chưa rõ ra sao“. 

Hoài Văn vương nói với Nhân Huệ vương:

– Như vậy nhiệm vụ của cháu đã xong. Cháu với Địa Lô trở về Thăng long. Cháu sẽ xin thượng hoàng cho hiệu Thiên thánh, của Hưng Vũ vương Hiến ra trấn cửa sông Bạch đằng thay hiệu Hàm tử.

Vương nói với Yết Kiêu:

– Trong trận đánh vừa rồi, chúng ta thắng dễ dàng là nhờ lực lượng Nghĩa dũng quân, nhờ vào ngư dân trên biển. Vậy anh ban lệnh cho các Đại tư, Câu đương thuộc ấp phong của anh với lực lượng Nghĩa dũng trên biển phải theo chú Nhân Huệ.

Yết Kiêu cười:

– Chú Nhân Huệ lĩnh nhiệm vụ trấn nhậm vùng này thì từ dân, đến quân đều phải theo lệnh điều động của chú. Anh khỏi cần can thiệp.

Nhân Huệ vương nắm tay Yết Kiêu:

– Lỗi ở chú. Yết Kiêu không ra đây thì chú bỏ quên mất một lực lượng mạnh bất khả đương toàn dân đánh giặc. Yết Kiêu ban lệnh của chú: thưởng cho các ngư dân tham chiến hôm nay một tháng không phải nộp thuế thủy sản.

Đại tư Trịnh Nguyên Cừ cung tay:

– Khải đại vương ấp chúng tôi giầu lắm. Chúng tôi mong cung cấp lương thực, tôm cá cho chư quân, chứ có đâu dám lĩnh ân huệ đó!

Yết Kiêu chợt để ý đến một tá lĩnh thủy quân, với một nữ trưởng toán Nghĩa dũng quân trông rất quen, mà hầu không nhớù tên. Hầu hỏi:

– Không biết tôi đã gặp ông bà ở đâu, bao giờ mà quên mất!

Đô đốc Phạm Cự Địa giới thiệu:

– Đây là tá lĩnh Lê Văn Khoa, trưởng xưởng đóng chiến thuyền ở An biên. Còn nữ trưởng toán Nghĩa dũng quân này là vợ của anh Khoa tên là Kiều Vy.

Vương Chân Phương nhắc chồng:

– Em nhớ ra rồi. Đây là anh Khoa, hồi trước say rượu đánh vợ bị anh xử tội.

Yết Kiêu hỏi Kiều Vy:

– Từ ngày ấy đến giờ anh Khoa có còn say rượu đánh chị nữa không?

Kiều Vy cung tay:

– Khải quân hầu từ ngày ấy chồng em thay đổi như trâu đen thành trâu trắng. Bỏ hết rượu, chăm chỉ làm việc. Đúng nhiệm vụ anh ấy không được ra trận. Nhưng anh ấy nại lý do, giặc tới ấp, nên xin Đại tư Trịnh Nguyên Cừ theo đội nữ Nghĩa dũng quân ra biển đánh giặc.

Yết Kiêu hỏi đô đốc Phạm Cự Địa:

– Trong trận này có bao nhiêu nữ Nghĩa dũng quân tham chiến?

– Thưa quân hầu tổng cộng 321 Nghĩa dũng quân. Tất cả đều phụ trách dùng chài chụp lính Nguyên bị đắm thuyền, đem lên trói lại. Nữ Nghĩa dũng quân là 170 người.

Yết Kiêu buột miệng:

– Đúng là con cháu bà Lê Chân.

Yết Kiêu kể sơ vụ Khoa đánh vợ bị xử tội cho Nhân Huệ vương nghe. Vương nói lớn:

– Tá lĩnh này là người biết ăn năn, sửa lỗi. Trong trận vừa qua, xung sát tung chài bắt hơn chục giặc, lập nhiều công. Kể từ ngày hôm nay, cô gia thăng Lê Văn Khoa lên đô thống.

Vợ chồng Lê Văn Khoa tạ ơn.

Quốc Toản nói với Trung hiến hầu Trần Dương:

– Thôi, nhiệm vụ còng tay chú Nhân Huệ không cần nữa. Hầu về Thăng long với chúng tôi.

Chiều hôm ấy Hoài Văn vương Quốc Toản, Trung lang tướng Nguyễn Địa Lô, Thiên kình đại tướng quân Yết Kiêu về tới Thăng long phục mệnh. Thượng hoàng thiết triều nghe Địa Lô tâu trình về trận đánh Vân đồn. Thượng hoàng vui mừng:

– Thế là ta có tới 17 vạn thạch gạo, cùng không biết bao nhiêu ngô, khoai, sắn; tôm, cá, mực, thịt khô. Vũ khí nhiều không kể siết.

Hoài Văn vương tâu:

– Dù nói thế nào chăng nữa chú Khánh Dư cũng là người xử dụng Vạn kiếp tông bí truyền thư xuất phát hết cái ảo diệu. Chú nghiên cứu hình thể các đồi núi trên vịnh Hạ long: chỗ nào dàn quân theo Địa lôi hỏa, chỗ nào dàn quân theo Thiên phong cấu. Rồi cho các dân thuyền ẩn ở các chân núi. Khi chiến thuyền hộ tống Nguyên đến, dân thuyền khiêu chiến dụ cho chúng lọt vào trận địa, để Ngạc binh ra tay. Thực không thể tưởng tượng, không thể tin được rằng với một trận đánh chìm 20 chiến thuyền, giết bắt hơn 600 giặc, mà không một Nghĩa dũng quân, một thủy binh nào tử trận.

Vương chỉ Yết Kiêu:

– Tráng đinh của các ấp dọc bờ biển từ Vân đồn đến An biên góp công lớn, quá lớn vào chiến thắng. Họ xuất thân là ngư dân bao nhiêu đời, đi lại, vận động, trên thuyền; dù thuyền tròng trành, dù thuyền lắc lư, họ vẫn đứng vững. Họ lặn dưới nước không thua gì Ngạc binh. Chỉ riêng ấp phong tổng An biên của Thiên kình đại tướng quân đã góp mấy trăm Nghĩa dũng quân, mà quá nửa là con cháu bà Lê Chân.

Nghe Hoài Văn vương thuật, phu nhân của Yết Kiêu là Vương Chân Phương tủm tỉm cười. Thượng hoàng hỏi:

– Không biết cậu con sữa của công chúa tâu có gì hài hước không mà công chúa cười?

Yết Kiêu thuật lại vụ các nữ dân quân dùng váy chụp lên đầu bọn tù binh, mà khóa miệng được chúng.

Cả triều đình đang họp, cực nghiêm trang, mà đều cười lăn, cười lộn. Hưng Đạo vương khen:

– Các nữ Nghĩa dũng quân, đã dùng tâm chiến mà thành công. Binh pháp nói: không đánh mà làm cho binh lính giặc khuất phục, đó là người dùng binh giỏi trong những người dùng binh (Bất chiến nhi khuất nhân chi binh; thiện chi thiện giả dã)

Địa Lô tiếp:

– Nhân Huệ vương ước tính, ta sẽ còn phải đánh nhau với thủy quân Nguyên còn nhiều. Vương hứa trong tương lai, thủy quân Nguyên ra tới biển hay từ bên Trung nguyên vào vịnh Hạ long, vương sẽ đánh tan. Hiện vương đang cho Nghĩa dũng quân, thủy quân phối hợp luyện tập các thế trận để phá các đại chu của chúng. Thần xin triều đình gửi các đội Nghĩa dũng quân ra cho vương huấn luyện.

Chiêu Minh vương khen:

– Lời Địa Lô tâu thực là diệu kế. Tôi sẽ cho thực hành ngay. Bây giờ trước chiến thắng Vân đồn ta phải làm gì?

Thượng hoàng đưa mắt nhìn Hưng Đạo vương, ngụ ý hỏi vương xem, trong tình thế này mình phải làm gì? Vương suy nghĩ một lát rồi tâu:

– Dù Ngột Lương Hợp Thai, dù A Lý Hải Nha, dù Áo Lỗ Xích, dù Thoát Hoan, đều phải tuân theo binh pháp khuôn mẫu thời Thành Cát Tư Hãn để lại. Trong hai trận: thời Nguyên phong và trận vừa qua. Chỉ vì Ngột Lương Hợp Thai, A Lý Hải Nha sử dụng binh pháp Thành Cát Tư Hãn mà thất bại. Vậy Trung Thành vương hãy trình bầy binh pháp đó cho mọi người biết.

Trung Thành vương tâu:

– Hồi Thành Cát Tư Hãn đánh đế quốc Hoa Thích Tử Mô. Sau khi phá đại quân của đại đế Mộ Hợp Mễ. Ông ban chỉ cho Tốc Bất Đài, Triết Biệt đem 35.000 kị binh đuổi theo nhà vua, đánh như sét nổ, khiến nhà vua kinh hoàng, không kịp dừng lại điều quân các nơi cứu ứng. Vì vậy tuy binh lực Hoa Thích Tư Mô mạnh, mà bị phá. Từ ngày ấy binh pháp này được giảng dạy trong các khóa đào tạo Vạn phu trưởng, tướng quân Mông cổ, Nguyên. Cho nên Ngột Lương Hợp Thai, A Lý Hải Nha tung sức mạnh chiếm Thăng long, rồi truy tìm hai vua. Nhưng Đại việt ta không có thành cho chúng phá. Không có đường lộ cho chúng truy tầm 2 vua. Vì vậy tướng Nguyên ngơ ngác. Chúng cho đóng 5 vạn kị tại Vân đồn, nơi vô dụng. Thần dùng hiệu binh Hàm tử của Hoài Văn vương, hiệu binh Tứ thần của Hoài Nhân vương từ các cánh đồng tấn công vào, kị binh vô dụng, bị phá tan.

Vương ngừng lại đưa mắt nhìn Hưng Đạo vương.

Hưng Đạo vương giảng giải:

– Áo Lỗ Xích là tướng kị binh, chuyên dùng sức mạnh. Y sẽ tung hết lực lượng thiện chiến cố chiếm Thăng long. Vậy chúng ta cần dàn quân trên các đường từ biên giới về thủ đô, đánh với chúng, rồi rút lui. Đợi cho chúng vào sâu trong nước, trải quân khắp nơi. Bấy giờ ta xuất hiện đánh cắt đường tải lương. Rút cục chúng bị cô lập. Khi chúng tiến đánh Thăng long, ta cũng lui, cho chúng chiếm, rồi phản công như hai lần trước.

Vương ngừng lại rồi tiếp:

– Lương là huyết mạch của ba quân. Ta đánh bắt lương của chúng thành công, coi như cầm chắc phần thắng rồi. Nhưng chúng mới nhập Việt, khí thế còn nguyên. Lương tải đường bộ chưa cạn. Ta đuổi chúng ngay rất khó.Trước hết ta cần chờ cho chúng mệt mỏi, bệnh hoạn đã.

Triều đình phục lý luận của vương. Vương tiếp:

– Về kị binh, bộ binh mới nhập Việt không lâu, chưa bị mưa, bị lụt, chưa bị muỗi hành, chúng đang hung hăng. Ta cần tránh cái mũi nhọn của chúng. Bây giờ chúng đang tung quân đi bình định những vùng từ Tư minh, từ Vân nam về đây, rồi mới đánh xuống Thiên trường, Trường yên. Ta cứ phục kích lẻ tẻ trong vài ba tháng cho chúng mệt mỏi, bệnh tật rồi hãy đánh thì dễ hơn, đỡ tốn xương máu hơn.

––––––––––––––––––––––––

(1a) Hưng đức hầu Trần Đa, hay Hưng đức hầu Trần Quàn cùng là một người; thống lĩnh hiệu binh Thiên cương, trấn thủ ở Ngọc sơn. Xin đừng lầm với Phán thủ thượng vị Nhân đức hầu Trần Toàn thống lĩnh hạm đội Âu cơ.

(1). (NS, Q14, Thế tổ bản kỷ.

(2). NS Áo lỗ xích truyện, NS q22. Tên Mông cổ của viên tướng này là Ayuruyei. Đọc là A ru guc tri. NS phiên âm là Áo Lỗ Xích.

(3) Diệc hắc mê thất nguyên tên Mông cổ là Yiymis, đọc là Y gơ mi sơ. A Lý Quỹ Thuận tên Mông cổ là Ariq Qusun đọc là A ric khu sun.

(4) NS q22, Ai Lỗ truyện: Dã Tiên Thiết Mộc Nhi là tên NS phiên âm. Tên Mông cổ là A Săn Tămur đọc là Exen Tê mua. Mang Cổ Đái (Manqudai) đọc là Mang Khu Đai.

(5). Tên Mông cổ là Ayuruyei đọc là Aru guc tri. NS phiên âm thành Áo Lỗ Xích.

(6) Tên Mông cổ là Toyan Buqa, đọc là Tô Gan Bu Kha. NS phiên âm thành Thoát Hoan Bất Hoa.

(7). Tuyến Hoa, NS phiên âm từ tiếng Mông cổ Săgă đọc là Xen Ghê.

(8) Đền này nằm tại bờ sông Tô lịch, phường Diên hưng, không xa chùa Cầu Đông (38 phố hàng Đường, quận Hoàn kiếm, Hà nội). Hồi vua Lê Thái tổ vây Đông đô (Hà nội) giặc Minh lấy tượng nấu ra đúc súng. Khi vua Lê tái lập nền tự chủ dân chúng đã xây lại một đền nhỏ. Hồi người Pháp phá thành Hà nội, đền cũng bị phá. Không thấy ai xây lại.

Cổng vào đền có đôi câu đối, do chính Tạ Quốc Ninh làm:

Quốc sắc, thiên hương thiên hạ hữu,
Linh thanh, vạn cổ thế gian vô.

(Dung quang quốc sắc thiên hương, nhân loại có thể có. Còn tài âm thanh, từ vạn cổ, thế gian không ai bằng). 

Hai cột trong đền có đôi câu đối không rõ ai làm:

Thiên hương, quốc sắc anh hùng lệ,
Nhất phiến tài tình vạn thế âm.

(Sắc đẹp thiên hương, quốc sắc, tuẫn quốc, làm anh hùng nhỏ lệ. Nhưng tài âm nhạc còn lưu lại vạn năm sau).  

Ngay 2 bên bài vị thờ có đôi câu đối:

Liên hoa thất đóa anh linh tại,
Việt quốc thiên niên liệt nữ hồn.

(7 nàng Liên, tuy qua đời nhưng linh thiêng vẫn còn. Hồn của liệt nữ nghìn năm vẫn phảng phất).  

Hồi xây đền, thánh mẫu Hoàng Liên, Hồng Liên chưa hoăng. Có lẽ người sau làm khi cả 7 Liên qua đời.

Mặc dù đền chính bị phá, nhưng khắp nơi đều tôn kính, ngồi đồng, bởi vì sau khi hoăng cả 7 vị đều linh thiêng kỳ la, thường về đồng. Trong giới đồng bóng gọi là Thất vị thánh mẫu.

Sau khi hết giặc, chỉ còn 3 vị tại thế. Ba vị mở phường dạy học. Đặc biệt Hoàng Liên bị mù, nên bà chỉ nhận dạy học trò mù. Học trò mù đi hát rong để kiếm sống. Nên đến thế kỷ thứ 20, người ta dùng từ XẨM để nói về ngưới mù. Do vậy Hát Xẩm bị khinh khi. Tưởng như bị tuyệt tích.

Phải đến năm 2005, các nghệ sĩ Thanh Ngoan, Thúy Ngần, Mai Tuyết Hoa, Xuân Hoạch cùng nhạc sĩ Thao Giang đã can đảm, bỏ ra không biết bao nhiêu công, sức, lặn lội hết các thôn xóm, sưu tầm, biên tập, làm sống lại nghệ thuật dân gian trải qua gần nghìn năm. Ngày nay (tháng 12-2009) cứ mỗi tối thứ 7, các nghệ sĩ Hà nội lại họp nhau, Hát Xẩm tại chợ Đồng Xuân cho công chúng xem.

Đây là 7 vị tổ sư của Hát Xẩm. Chứ không phải như truyền khẩu nói rằng tổ là một hoàng tử con vua Trần Thánh tông. Tôi chỉnh lại một sai lầm với tất cả dè dặt, như các sử gia Hoa Việt: nghi dĩ truyền nghi (điều nghi ngtờ, thì truyền lại rằng nghi ngờ).

(9). NS.q14, Thế tổ bản kỷ.A Bát Xích do NS phiên âm từ Abaci đọc là A Ba Tri.

(10). Thạch, đơn vị đo lường của Nguyên, tương đương với 100kg. Như vậy 170.000x 100= 17.000.000kg.

(11). NS, q209 An nam truyện.

(12) ANCL, q4.

(13). ANCL, q13.

(14).NS An nam truyện, q 2009, ANCLq4.


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-61)


<