Vay nóng Tima

Truyện:Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử - Hồi 48

Anh hùng Đông A gươm thiêng Hàm Tử
Trọn bộ 61 hồi
Hồi 48: Tất Cả Đều Là Con Cháu A La
4.00
(5 lượt)


Hồi (1-61)

Siêu sale Lazada

Hưng Nhượng vương nói với Yết Kiêu:

– Toa Đô, Ô Mã Nhi là những dũng sĩ có một không hai dưới gầm trời. Muốn trị hai tên này thì anh phải dùng sở trường của anh, đánh vào sở đoản của chúng. Sở trường của anh là Ngạc ngư chiến. Sở đoản của chúng là dưới nước. Anh với đô thống Sáu bầy mưu thế nào để giao tranh với chúng trên thuyền, dưới nước thì trị chúng không khó.

Yết Kiêu phát biểu:

– Trong ba tướng tiếp viện, Ô Mã Nhi, Hu Tu Khu là những sủng thần Mông cổ, võ công cao, dùng binh như thần, rất khó đối phó. Còn Lưu Quân Khánh thì thần đã có cách trị.

Chiêu Quốc vương hỏi:

– Quân hầu trị y bằng cách nào?

– Binh pháp Hưng Đạo vương dạy: phàm phép trị tướng giặc, phải biết căn cước chúng, tâm ý chúng, hoàn cảnh chúng. Lưu Quân Khánh trước là tư lệnh hiệu binh Tương giang của Tống. Vũ Uy vương gửi hiệu Tương giang tiếp viện cho Thừa tướng Văn Thiên Tường. Y vốn là thuộc hạ của Trương Hoằng Phạm. Hoằng Phạm chiêu dụ. Y đầu hàng Nguyên, được phong tước bá. Vẫn cho hiệu Tương giang đóng tại Trường sa. Sau khi diệt xong Tống, Hốt Tất Liệt cho giải thể các hiệu binh Tống đầu hàng, tổ chức thành bách phu, thiên phu, vạn phu. Các hàng tướng chưa học binh pháp Mông cổ, nên không còn được nắm quân ngũ nữa.Tuy nhiên Hốt Tất Liệt vẫn phong hàm cho tướng quân, sai đi chinh tiễu hải ngoại. Bọn Lưu Quân Khánh bị đưa sang đánh Chiêm. Y phải xa gia đình, y bất mãn cùng cực. Hiện tại đây chúng ta có Triệu Nhất, Triệu Trung, Triệu Hòa và công chúa Ngọc Hoa. Bốn vị đang kéo cao ngọn cờ diệt Thát đát, phục hồi Hán tộc. Ta có thể giúp cho bốn vị này chiêu hàng Lưu Quân Khánh.

Hưng Nhượng vương mừng chi siết kể:

– Kế này của Thiên kình đại tướng quân rất thần diệu.

Đến đó thì Ưng binh của Trợ Chiêm sát Đát hành doanh trình cho Hưng Nhượng vương một mật lệnh. Vương đọc xong, rồi bỏ vào túi. Vương gọi riêng Dã Tượng, Địa Lô:

– Phụ vương có lệnh chỉ anh chị phải lên đường về Văn sơn ngay. Đệ đã sai chim ưng về Cố trạch báo cho chị Thúy Hồng rồi.

Chiêu Quốc vương ban chỉ:

– Cuộc họp đến dây chấm dứt. Các vị tướng soái lên đường ngay. Việc điều động các hiệu binh cần thi hành khẩn cấp. Phu nhân Quốc Vỹ tước là công chúa Tống, công chúa phải ở lại Nam thùy giúp hầu chiêu hàng bọn tướng Nguyên, gốc Tống.

Chân Phương nói với Quốc Toản:

– Chị em mới đoàn tụ mà đã phải xa nhau. Bây giờ em về Thăng long, còn chị thì theo anh Yết Kiêu vào Chiêm. Buồn quá em nhỉ!

Nói rồi bà ôm lấy người con sữa, nghẹn ngào, nước mắt dàn dụa. Quốc Toản chìa ra một chỉ dụ của hoàng đế, nói với Yết Kiêu:

– Anh hai! Em với Hoài Nhân vương là khâm sai đại thần thanh sát mặt trận Chiêm. Em sẽ đem Ngọc Hoa và ba anh Ngọc Hoa sẽ vào Chiêm chiêu hàng các tướng Nguyên gốc Tống. Chỉ cần một trướng bỏ Nguyên, ta cũng đỡ tốn xương máu.

Võ Văn Sáu reo lên:

– Vậy thì còn gì bằng. Cách đây mấy ngày, hạm đội Bạch đằng đã cứu được hơn 2 nghìn nghĩa quân Tống, khởi binh ở Quảng đông, bị Mông cổ đánh bại. Họ chạy sang lãnh hải Đại việt. Tôi dàn quân đánh tan chiến thuyền Nguyên, hộ tống nghĩa quân tới bờ biển Nam giới. Họ xin được kiều ngụ ở Đại việt. Tĩnh Quốc đại vương đã cho họ lên bờ, chu cấp lương thực, thượng biểu về triều. Chúng tôi đang gặp khó khăn về ngôn ngữ với họ, bây giờ có công chúa với quân hầu giúp thì còn gì bằng.

Ngọc Hoa nhỏ nhẹ:

– Hay quá, triều đình nhận được biểu của Tĩnh Quốc vương, đã ủy cho Chiêu Văn vương đón nghĩa quân. Chiêu Văn vương sai ba anh tôi với tôi vào Nghệ an lo vụ này. Ba anh tôi hiện đang ở trong thị trấn Trường yên.

Công chúa Nang Tiên nói với Yết Kiêu:

– Quân hầu! Tôi được chỉ dụ của đức vua sang Thăng long dâng cống phẩm. Còn thái tử Bổ Đích sai tôi đến nhận lệnh của quân hầu.

Yết Kiêu vui vẻ:

– Kính thỉnh công chúa cùng đi.

Ngọc Hoa nắm lấy tay Nang Tiên:

– Chị thấy không! Chị với anh Quốc Kiện có cộng nghiệp thì có cộng duyên. Chúng ta lại cùng nhau đánh Thát đát.

Quốc Toản, Quốc Kiện, Ngọc Hoa theo đoàn tướng lĩnh của Yết Kiêu, Võ Văn Sáu lên ngựa về thị trấn Trường yên thì trời đã tảng sáng. Ba anh em họ Triệu đã thức dậy. Nghe Ngọc Hoa thuật Võ Văn Sáu đã cứu hơn 2 nghìn nghĩa quân Tống. Cả ba đứng dậy hành lễ:

– Anh em chúng tôi muôn vàn cảm tạ đại đức của đô thống.

Sáu nói mấy câu nhún nhường.

Quốc Toản, Quốc Kiện phải dùng tới hơn tháng để âm thầm di chuyển trong vùng Trường yên, Nghệ an, Nam giới tiếp xúc với các tướng quân đoàn trưởng của ba hiệu binh Tứ thiên, Thiên cương, Trung Thánh dực ban mật chỉ cho họ: chỉ tuân theo Trần Văn Lộng, Trần Tú Hoãn, Trần Qung Kiện đánh giặc. Còn nếu ba người ra lệnh khác thì tuyệt đối án binh bất động.

Nhiệm vụ hoàn tất. Trong khi đó Chân Phương, bốn anh em họ Triệu đến gặp Tuyên vũ sứ để xếp đặt, tổ chức nếp sống cho hơn 2 nghìn nghĩa quân Tống và gia đình. Tái võ trang, tổ chức đội ngũ của họ theo binh chế Tống. Lập được hai vệ rất hùng tráng mang tên Tường Hưng, Lục Tú Phu. Họ kéo cao cờ nghĩa phục Tống, tình nguyện theo quân Đại việt, Chiêm đánh Nguyên. Gia đình họ được đưa về an trí cùng gia đình hiệu Thiệu Hưng. Còn Yết Kiêu, Võ Văn Sáu thì tổ chức buổi hội quân trên một chiến thuyền.

Trong chiến thuyền, Yết Kiêu tuy là chủ soái. Nhưng Quốc Kiện, Quốc Toản là khâm sai đại thần nên được mời lên trên. Kế là công chúa Nang Tiên, đô thống Sáu, rồi các tướng.

Yết Kiêu lên tiếng:

– Viện quân của Ô Mã Nhi hiện đang ở trên đảo Quỳnh châu. Một câu hỏi đặt ra là: chúng ta chặn đánh chúng trên biển hay để chúng đổ bộ vào Chiêm rồi đánh?

Quốc Toản phát biểu:

– Tôi nghĩ mình dùng cả hai. Khi đem chu sư lên đường thế nào Ô Mã Nhi cũng cho đoàn thám sát đi trước. Ta lờ đi, coi như không biết, để chúng đổ lên cửa biển Thư mi liên. Đợi chúng lên bờ, tìm không thấy Toa Đô đâu, chúng như chó mất chủ. Ta liên lạc với hai đạo sư của mình, nhờ các đạo sư ở Chiêm, sai đệ tử giả làm Chiêm gian, dẫn đường cho chúng truy tìm đức vua Chiêm, rồi ta phục binh đánh tiêu hao. Khi chúng kéo quân rời Thư mi liên, ta dùng đội Ngạc ngư, đội Đại đởm của Cao Mang, Kha Li Đa cướp chiến thuyền của chúng. Thế là chúng lâm cảnh tiến lên thì rừng núi mênh mang. Lui về thì không còn thuyền.

Yết Kiêu khen:

– Kế này của Hoài Văn thực tuyệt diệu. Thế còn đạo chính binh của chúng?

Quốc Toản chỉ Võ Văn Sáu:

– Mâm cỗ này để phần Võ đô thống.

Đến đó thân binh báo:

– Có chiếu chỉ của hoàng thượng.

Yết Kiêu lên bờ đón sứ. Đó là một vị Lễ bộ thị lang. Chức Lễ bộ thị lang so với chức Thiên kình đại tướng quân của Yết kiêu nhỏ hơn nhiều. Hơn nữa Yết Kiêu là biên cương đại thần. Nhưng đây thị lang là sứ thần, nên Yết Kiêu phải cung kính mời xuống thuyền. Hầu hô mọi người cùng quỳ gối hướng về Thăng long. Lễ bộ thị lang đọc chiếu chỉ. Nội dung chiếu chỉ tuyên dương công trạng hạm đội Bạch đằng, thăng thưởng cho tất cả thủy thủ có công. Lại thăng thưởng cho quân đoàn 1, hiệu Thiệu Hưng đã lập đại công trên Trường sa, Hoàng sa.

Riêng Võ Văn Sáu được thăng lên Đề đốc, tước Hoàng sa Nam.

Chư tướng lậy tạ.

Quốc Toản chúc mừng:

– Võ đề đốc có ấp phong, ít dân, nhưng giầu súc tích, nào chim muông, nào rùa cá, nào san hô, nào ngọc trai. Cứ mỗi năm mùa biển êm, đề đốc cho dân chúng Trường yên, Thanh hóa, Nghệ an đem thuyền ra lấy phân chim về bón lúa, bón hoa mầu, thì họ đội ơn biết bao!

Quốc Toản nói với sứ:

– Tôi được ban thưởng cây san hô này đẹp quá. Tôi phải theo quân chinh chiến, không biết bao giờ về Thiên trường. Tôi nhờ sứ đem về lăng ông nội tôi, à quên đức Thái tông để trên bàn thờ ngài cho tôi.

Sứ kính cẩn tiếp san hô.

Tiễn sứ về, cuộc hội binh tiếp tục. Đề đốc Võ Văn Sáu phát biểu:

– Đa tạ Hoài Văn Hầu tín nhiệm tôi. Cho tôi mâm cỗ đánh Thát đát trên biển. Đối với bọn Ô Mã Nhi, tôi sẽ dùng chỉ thị của Hưng Nhượng vương. Vương đã nói “Muốn trị hai tên này thì phải dùng sở trường của mình, đánh vào sở đoản của chúng. Sở trường của mình là Ngạc ngư chiến, thủy chiến. Sở đoản của chúng là dưới nước”. Tôi dùng Ngạc binh, thủy binh đánh chúng.

Yết Kiêu ra lệnh:

– Hạm đội của đề đốc Sáu có rất nhiều thủy thủ gốc là ngư dân trên vịnh Hạ long. Những người này từ đời ông, đời cha đi đánh cá trên biển Nam hải. Họ biết rõ ngày nào bể yên, ngày nào có bão. Vùng nào có bão. Vậy đề đốc hãy dùng Khoái chu (thuyền đi nhanh), khiêu chiến dụ hạm đội của Ô Mã Nhi vào vùng bão. Đợi cho bão dập hạm đội của chúng tả tơi, thì sai Ngạc binh đục thuyền. Những chiến thuyền nào trốn thoát vào vùng biển Chiêm thì bao vây tiêu diệt.

Yết Kiêu nói với các quân đoàn trưởng:

– Uy viễn tướng quân, Thiện tâm bá Trần Long Nhất và phu nhân Phạm Trang Tiên nhận lệnh.

Vợ chồng Long Nhất đứng dậy. Yết Kiêu ban lệnh:

– Quân đoàn 1, hiện trấn thủ trên quần đảo Hoàng sa, với một thủy đội, một vệ Ngạc binh, một vệ Ngưu binh vẫn không đổi. Ngay hôm nay tướng quân và phu nhân phải trở về đảo ngay, phòng bọn Ô Mã Nhi tập kích bất ngờ. Bất cứ giá nào cũng không được để chúng tái chiếm đảo.

Yết Kiêu lại gọi:

– Xin mời Uy viễn tướng quân, Thiện tâm bá Lý Long Đại và phu nhân Vũ Trang Hồng chỉ huy mặt trận Đồ Bàn cho biết tình hình!

Lý Long Đại là phó thống lĩnh hiệu binh Thiệu Hưng, được Yết Kiêu trao cho trấn cửa biển Thư mi liên, Đồ bàn tới đèo Hải vân. Long Đại trình bầy:

– Khi chúng tôi vào tới Thư mi liên thì chiến lũy trấn thủ của Thái tử ở cửa biển bị vỡ. Thái tử rước xa giá đức vua về vùng núi phía tây, lập chiến lũy. Toa Đô cho quân đuổi theo. Thái tử nghị với tôi: mở rộng cửa thành Đồ bàn, di chuyển dân chúng về các vùng quê. Toa Đô đuổi tới Đồ bàn y thấy kinh thành bỏ trống, y không dám đóng quân trong thành. Tôi phân tán lực lượng quân đoàn 1, quân đoàn 3 thành từng đô (80 người), sống với dân chúng. Tướng sĩ Việt Chiêm cùng dân chúng lập đồn ấp, chống giặc. Toa Đô đem quân đánh một lúc 10 trang ấp. Các trang ấp có hàng rào, lạch, hào sâu kiên cố. Chúng phải lội bùn đánh vào, tôi dùng Ngưu binh chống trả, chúng bị tổn thất rất nhiều, mà chỉ chiếm được một ấp. Khi chúng vào, thì quân việt, dân Chiêm đã rút khỏi. Chúng phân tán quân suốt từ Thư mi liên tới đèo Trưởng. Chúng định vượt đèo Trưởng tiến đến Thần châu (châu Ô), Hóa châu (châu Lý), rồi đánh vào vùng Hoan, Ái của mình. Nhưng quân đoàn 3 của Phạm Long Tam giữ đèo kiên cố quá, chúng không lên được đèo. Thấy quân của chúng dàn ra mỏng quá, tôi với thái tử tập trung quân đánh phá hậu cứù của chúng tại cửa biển Thư mi liên. Đánh chiếm hậu cứ Hoàng sa, Trường sa. Hạm đội Bạch đằng phá hết chiến thuyền của chúng.Thế là chúng hao quân, tuyệt đường liên lạc, tiếp tế. Còn quân đoàn 2 thì trấn từ Nam giới tới Ma linh, Địa lý, Đại trường sa chưa chạm địch.

Yết Kiêu ban lệnh:

– Toa Đô sắp có viện binh. Vậy tướng quân cần mở đường cho chúng qua đèo Trưởng, tiến sang Thần châu, Hóa châu. Sau khi chúng qua đèo, ta lại chiếm đèo. Như thế khi viện binh tới, chúng không liên lạc được với nhau. Tướng quân lại mở đường cho bọn viện binh Ô Mã Nhi tiến ra Bắc gặp Toa Đô. Trên đường tiến binh ra Bắc mình phục binh làm cho chúng hao mòn, rồi đánh bịt hậu để chúng không về Thư mi liên. Bấy giờ mình phối hợp với thủy quân đánh phía sau chúng.

Yết Kiêu kết thúc:

– Các cánh quân khác, vẫn giữ nguyên vị trí.

Cuộc hội chấm dứt.

Nang Tiên nói với Quốc Kiện:

– Vương gia! Khắp Chiêm quốc hiện thời đang dồn lực chống Thát đát. Bèo mây gặp gỡ em được vương gia cứu nạn. Bây giờ em muốn mời vương gia thăm Chiêm quốc, để em được tiếp đón người anh hùng.

Quốc Kiên đang muốn tìm cách gần Nang Tiên, bây giờ nàng ngỏ lời mời cùng đi là điều vị vương trẻ ước mơ. Vương nhìn Quốc Toản như hỏi ý kiến sư phụ.

Quốc Toản nghĩ thầm: Mình với Kiện đệ là khâm sai đại thần thanh sát cuộc viện Chiêm. Kiện đệ say Nang Tiên rồi. Tại sao mình không kết họ lại với nhau. Hầu nói với Yết Kiêu:

– Anh! Tất cả chiến sĩ hiệu Thiệu Hưng đều là người của phụ vương, vương mẫu em. Họ gốc là người hoa. Hiện có công chúa Ngọc Hoa và ba anh em họ Triệu đều là công tước Tống. Em muốn cùng họ đi thăm, ủy lạo họ. Không biết có gì trở ngại không?

Yết Kiêu nhìn vợ:

– Anh thì anh rất thâm cảm việc làm của em. Nhưng em đi như vậy chị Chân Phương có vui không? Mấy năm qua, em mất tích, chị Chân Phương ăn không biết ngon, ngủ không yên giấc. Bây giờ chị em mới gặp nhau, em lại đi xa, thì chị ấy chịu không nổi đâu! Đường vào Chiêm núi non hiểm trở, võ công em cao thực, nhưng em không biết nói tiếng Chàm thì khó khăn vô cùng.

Hoài Nhân vương chỉ Nang Tiên:

– Đại tướng quân! Chúng tôi hhông biết nói tiếng Chàm, nhưng chúng tôi đã có công chúa Câu-thi Lị-ha-thân Bài-ma-la (Sri Harivarman) Nang Tiên cùng đi thì sợ gì! Quân hầu ơi! Anh Quốc Toản thiếu mẹ sữa thì ngày nhớ đêm mong. Còn công chúa Chân Phương thiếu con sữa thì ăn không ngon, ngủ không yên. Vậy xin quân hầu đồng ý cho phu nhân đi với chúng tôi. Phu nhân Chân Phương lĩnh tước công chúa Tống, nay Hốt Tất Liệt sai các cựu tướng Tống đánh Chiêm. Họ đang bất mãn, nếu phu nhân xuất hiện thuyết phục họ bỏ Nguyên, trở về Trung thổ kéo cao cờ cần vương phục hồi Tống thất thì sẽ thành công.

Yết Kiêu là đại anh hùng thời Đông a, nên dễ thông cảm với mọi người. Hầu nói với Quốc Toản:

– Anh để chị đi với em vì đại nghĩa an ủi sĩ tốt thì ít mà vì hạnh phúc mẹ sữa thì nhiều.

Cuộc họp chấm dứt.

Quốc Kiện hỏi Nang Tiên:

– Công chúa, bây giờ mình vào Chiêm bằng đường thủy hay bộ?

– Em muốn mời các anh đi đường bộ, để thấy cảnh trí núi non hùng vĩ của Chiêm quốc.

Yết Kiêu dặn Quốc Kiện:

– Vương gia! Vương gia là khâm sai đại thần kinh lý mặt trận Chiêm. Thần xin gửi theo một cặp chim ưng để liên lạc. Thần sẽ báo tất cả tin tức về các mặt trận trên biển, trên đất Chiêm cho vương gia. Thần báo cho Tĩnh Quốc đại vương, cũng như các tướng của hiệu Thiệu Hưng biết trước để họ vui mừng.

Đoàn người lên đường gồm Vương Chân Phương, Quốc Kiện, Quốc Toản, Nang Tiên, Ngọc Hoa, Bạch Viên. Ba anh em họ Triệu ở lại với hai vệ mới từ Trung nguyên sang.

Sau gần tháng thì tới cửa ải thông sang Chiêm. Quân canh hỗn hợp gồm cả Chiêm lẫn Việt. Viên chỉ huy vệ đồn trú tại biên giới thuộc hiệu binh Thiên cương của Chương Hiến hầu Trần Quang Kiện. Kiện đã được báo có Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu là khâm sai đại thần thay hoàng đế thăm tướng sĩ Nam thùy. Vốn đã có đụng chạm nhau trước đây hơn tháng tại Hành doanh trong trường Lan kha. Nên Kiện cáo bệnh không tiếp sứ. Y ra lệnh cho một vệ dàn ra chào đón. Hoài Nhân hỏi thăm quân tình, ban chỉ thăng thưởng cho những ngươi có công, rồi nói:

– Tôi sẽ vào Chiêm ngay, không phiền đến anh em tiếp đón.

Phái đoàn sang đất Chiêm.

Có thư chim ưng mang tới. Quốc Kiện mở thư ra cùng Quốc Toản đọc. Thư của Hành doanh Hưng Nhượng vương:

« Khải Hoài Nhân vương, Hoài Văn Hầu, 
Khâm sai đại thần. 
Quả đúng như chúng ta ước tính. Đề đốc Võ Văn Sáu báo cho biết: Đạo quân tiếp viện Toa Đô do Ô Mã Nhi chỉ huy đã rời Quỳnh châu. Ô Mã Nhi sai Lưu Quân Khánh và vạn hộ Khu Tu Ku (Qutuku) đi tiên phong hướng cửa biển Thư mi liên. Còn y lĩnh đại quân đi sau. Hành doanh đã báo cho đại tướng quân Quốc Vỹ. 
Hành doanh đã ban chỉ: 
– Cho đề đốc Võ Văn Sáu: Thủy quân tránh xa đạo tiên phong để chúng có thể tới Thư mi liên dễ dàng. Biệt phái một đạo, đặt dưới quyền tướng quân Cao Mang để dự trận Thư mi liên. 
– Đã ra lệnh cho Cao Mang yêu cầu Cao Mang với thái tử Bổ Đích, phối hợp với hạm đội Bạch đằng đánh đạo tiên phong này. 
– Khi đạo chính binh Ô Mã Nhi lên đường thì đề đốc Sáu báo về hành doanh ngay”. 

Hai người bàn riêng:

– Nếu đúng như Hưng Nhượng vương ước tính thì chúng ta sẽ phải giao chiến với Toa Đô ở Địa lý hay Tư dung.

Viên quan biên giới Chiêm tới hành lễ với Nang Tiên. Anh ta trang phục cấp Tá lĩnh. Hai người nói với nhau bằng tiếng Chàm, nhẹ như gió thoảng:

Nang Tiên hỏi:

– Thế nào tình hình ra sao?

– Bọn Toa Đô bị chặn không qua được đèo Trưởng (1). Chúng cho một toán đi vòng sang Tà lầm (2), thì bị quân Việt phục kích đánh tan.

Quốc Toản nói với Nang Tiên:

– Công chúa hỏi xem vệ Việt ở đây thuộc quân đoàn nào?

Thấy Quốc Toản còn trẻ, nhưng trang phục tước hầu, viên tá lĩnh, trả lời bằng tiếng Việt:

– Vệ đó thuộc quân đoàn 2 hiệu Thiệu Hưng. Tướng chỉ huy quân đoàn 2 là Vũ Long Nhị và phu nhân Hoàng Trang Liên.

– Giữa quân Việt với Chiêm có hòa thuận không?

– Thưa quân hầu, quân Chiêm, quân Việt đều phải đối mặt với bọn Thát đát dữ như beo, như hùm, anh em dựa vào nhau để mà sống. Nên họ thân với nhau hơn cả em ruột. Có rất nhiều binh tướng Việt kết hôn với gái Chiêm.

Từ xa xa, có hai con trâu thủng thẳng đi tới, trên lưng có đôi nam nữ ngồi, cả hai đang thổi tiêu, Quốc Kiện nhận ra đó là một bài của mục đồng Việt. Viên tá lĩnh Chiêm chỉ đôi nam nữ:

– Thưa công chúa, đó là tướng quân Vũ Long Nhị và phu nhân chỉ huy quân đoàn 2.

Hôm hội quân ở Lạn kha, vợ chồng Vũ Long Nhị không về họp. Tuy thời gian xa cách đã 3 năm, nhưng Quốc Toản cũng nhận ra cặp vợ chồng này. Hầu vẫy tay gọi:

– Cô Trang Liên! Chú Long Nhị.

Trang Liên thấy một thiếu niên trang phục hầu tước gọi mình là cô thì hơi bỡ ngỡ. Quốc Toản nắm dây cương trâu:

– Cháu là Quốc Toản đây!

Trang Liên xuống ngựa hành lễ với Nang Tiên, Quốc Kiện rồi mở to mắt nhìn Quốc Toản:

– Ôi! Cháu của cô lớn thế này rồi đây. Cháu vào Chiêm có việc gì vậy?

– Cháu được triều đình cử làm khâm sai, tiếp viện cho Chiêm, theo lời cầu của công chúa Nang Tiên.

Trang Liên cũng nhận ra Ngọc Hoa:

– Ngọc Hoa! Cháu trổ mã đẹp quá. Nhìn qua, cô tưởng nàng tiên nào mới giáng trần chứ.

Hồi ở Trường sa, vợ chồng Long Nhị học chữ Hán, nói tiếng Hán với Chân Phương. Hơn nữa Chân Phương là vợ Yết Kiêu, chúa tướng của hai người. Hai người hành lễ:

– Xin tham kiến cô. Không ngờ giá ngọc của cô cũng tới đây.

– Cô tới đây để thăm các chiến sĩ gốc người Hoa. Này cô nghe bọn Thát đát đã vượt đèo Trưởng, tiến tới Tư dung, Thần châu, Hóa châu, có phải không?

Long Nhị trình bầy:

– Vâng! Bọn Thát đát thấy đánh vào Đồ bàn nhiều lần mà không tìm ra dấu vết đức vua Chiêm. Lương thảo cạn, tiếp viện không. Chúng muốn đánh vùng Thần châu (châu Ô sau này), và Hóa châu ( châu Lý sau này) để cướp lương. Nhưng đường từ Thư mi liên đi Thần châu, Hóa châu phải qua đèo Trưởng. Y quyết định đánh đèo Trưởng. Đèo Trưởng do quân đoàn 3 của Phạm Long Tam trấn thủ kiên cố quá. Toa Đô đánh mở đường trước sau 20 lần đều bị thất bại. Y dùng chiến thuyền vượt biển mong chiếm kho lương Tư dung. Nhưng chiến thuyền của y bị hạm đội Bạch đằng đánh chìm hết. Y được bọn Chiêm gian chỉ cho con đường thượng đạo sang Lão qua, rồi từ núi đổ xuống Thần châu, Hóa châu, tiến đánh đèo Trưởng theo hướng từ bắc xuống nam. Quân đoàn ba lưỡng đầu thọ địch. Nhưng không hiểu sao tự nhiên Long Tam bỏ đèo rút vào rừng. Bọn Toa Đô cho quân vượt đèo. Nhưng y không đóng giữ đèo. Y đem quân dánh Tư dung chiếm lương. Thình lình quân đoàn 3 lại xuất hiện, trấn trên đèo. Toa Đô mất dường về. Trận chiến Tư dung kéo dài 4 ngày. Nghe đâu kị binh của chúng bị phá. Tướng quân Yết Kiêu lệnh cho chúng cháu đem quân đoàn 2 trấn Nhật lệä, Địa lý, giữ đèo Ngang, không cho tiến tới châu Hoan, Ái của mình.

Quốc Toản nắm được vấn đề:

– Mục đích của quân Chiêm, Việt là đuổi cho bọn Thát đát rời khỏi Chiêm. Trước chúng rời xa Thư mi liên, bây giờ chúng rời Đồ bàn tiến ra Thần châu, Hóa châu. Không phải chúng chiếm được đèo, mà lệnh trên truyền mở đường cho chúng đi qua, rồi ta khóa hậu không cho viện binh bắt tay được với chúng.

– À thì ra thế. Hiện quân đoàn ba lại từ trong rừng ra trấn trên đèo, khiến chúng không thể trở lại uy hiếp Đồ bàn nữa. Có tin đức vua Chiêm đã hồi loan, an dân, phục hồi đời sống. Còn lệnh trên ban cho chúng tôi trấn trên đèo Ngang. Thế là chúng bị bao vây hai đầu. Phía tây là rừng núi, phía đông là biển.

Trang Liên nói với công chúa Nang Tiên:

– Công chúa mau vào đèo Trưởng cứu viện cho Long Tam. Y đang gặp vấn đề khó khăn, mà trên đời này chỉ công chúa cứu được y.

Nang Tiên kinh ngạc:

– Tướng quân Long Tam bị vây ư?

– Không! Thưa công chúa, anh hùng nan quá mỹ nhân quân.

Nang Tiên lắc đầu không hiểu. Chân Phương giải:

– Công chúa ơi! Long Tam đang gặp vấn đề khó vì tình yêu!

Trang Liên giải thích:

– Y chỉ huy quân Việt đóng trên đồi với một quân đoàn Chiêm. Quân đoàn Chiêm có một đạo sư Hồi đi theo. Vị đạo sư hồi có cô con gái đẹp cũng theo quân. Trai tài, gái sắc gần nhau lâu ngày tình yêu nảy nở. Nhưng đạo sư không chịu gả con gái cho Long Tam.

– Vì lý do tôn giáo ư?

– Không! Vì lý do tuổi tác. Long Ta m đã 36 tuổi, trong khi cô gái mới 18 tuổi.

Nang Tiên cười:

– Điều này không khó. Tôi sẽ nhân danh phụ hoàng ban chỉ gả cô gái cho Long Tam, thì đạo sư phải tuân.

Quốc Kiện hỏi Nang Tiên:

– Em ơi! Chúng ta muốn về Đồ bàn với Thư mi liên. Bây giờ đường đi bị Thát đát chiếm. Vậy làm sao bây giờ?

Long Nhị đáp:

– Khải vương gia. Bọn Thát đát tuy đóng đồn dọc đường, nhưng chúng không kiểm soát được các trang ấp của ta. Vì vậy ta vẫn thung dung di chuyển. Còn chúng thì hễ ra khỏi đồn ải thì bị vây đánh. Đường đi chúng ta kiểm soát, làm chủ hết. Vương gia, công chúa cứ thư thả đi lại. Không có gì nguy hiểm.

Đoàn người từ biệt Nam giới lên đường đi Thần châu, Hóa châu. Tướng chỉ huy biên phòng Chiêm cử hai tá lĩnh dẫn đường.

Sau ba ngày, đoàn người gặp một đội dân binh Chiêm đang vận tải lương. Đoàn vận tải gồm voi, bò, trâu, cùng hơn trăm người gồm cả nam lẫn nữ.

Tá lĩnh hướng đạo vọt ngựa lên trước hỏi thăm tình hình, rồi trở lại cáo với Nang Tiên:

– Khải điện hạ, đây là toán dân công tự nguyện tiếp lương thực cho liên quân Việt Chiêm trấn thủ đèo Trưởng. Họ cho biết: bọn Toa Đô đem quân đánh Tư dung, cướp lương. Toa Đô sai Tả thừa Lưu Thâm phục quân phía bắc đèo Trưởng, cản quân trấn trên đèo cứu viện. Sai Diệc Hắc Mê Thất tổng chỉ huy đánh Tư dung. Sai Mạnh Khánh Nguyên đánh Thần châu, sai Tôn Thắng Phu đánh Hóa châu.

Hoài Nhân vương cùng Chân Phương, anh em họ Triệu đi khắp các trang ấp, các nơi thăm quân Việt Chiêm đóng lẫn với dân. Phải mất 10 ngày mới thăm hết cánh quân của quân đoàn 2. Sáng hôm ấy Hoài Nhân vương nhận được thư của Cao Mang:

“ Khải khâm sai đại thần:

Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu.

Bọn tiên phong đạo viện quân đã tới. Đúng như đề đốc Võ Văn Sáu báo trước. Chúng đi trên 70 chiến thuyền. Chở theo lương thực, vũ khí với 4 nghìn quân.

Thần với thái tử Bổ Đích ém quân, để trống cửa biển Thư mi liên. Tướng chỉ huy là Lưu Quân Khánh. Khi đổ quân lên, chúng chỉ thấy doanh trại cũ của Toa Đô tan hoang, nhà cửa cháy hết. Y cho một đội trinh sát hướng về Đồ bàn hơn 40 dặm thì gặp Tế tác Chiêm giả làm Chiêm gian, chỉ đường cho chúng đi Đồ bàn. Lưu Quân Khánh sai sứ đi chiêu hàng. Đức vua tiếp sứ nói:

– Đất nước Chiêm bị Toa Đô tàn phá, không còn gì cả. Sang năm sẽ sai sứ sang Nguyên cống.

Lưu Quân Khánh không chịu, y chia quân làm ba đạo, mỗi đạo1 nghìn người tiến vào Đồ bàn. Y để lại Thư mi liên một nghìn quân. Thái tử rước xa gia đức vua ẩn vào rừng. Khánh cho quân đánh các trang ấp, bị hao tổn mà không chiếm được ấp nào. Y không dám tiến vào Đồ bàn.

Khi ba đạo quânNguyên rời Thư mi liên, đang đêm thần cho Ngạc binh đục chiến thuyền địch, phối với thủy quân đánh phá các chiến thuyền. Còn Đại đởm đột nhập đốt thủy trại của chúng.Cuộc chiến diễn ra lúc giờ tý. Đến sáng thì các chiến thuyền Thát đát bị đánh chìm, bị bắt hết. Thủy trại tan hoang. Hơn nghìn quân Thát đát chỉ còn hơn trăm bỏ chạy vào rừng, hơn ngày sau đói quá, chúng phải ra cướp thực phẩm, bị dân chúng bắt, giết sạch.

Thần tha cho 10 tên Thát đát, chỉ đường cho chúng đi tìm tiền quân của Lưu Quân Khánh, báo hung tin cho Khánh. Lui về thì không còn thuyền, tiến lên thì rừng núi mênh mông. Lưu Quân Khánh dò được tin do Tế tác Chiêm giả làm dân Chiêm gian chỉ đường cho chúng tiến về phía đèo Trưởng gặp Toa Đô.

Khi Lưu Quân Khánh tới đèo Trường thì Toa Đô đã đem quân vượt đèo được mấy ngày. Quân đoàn 3, với quân Chiêm đã từ trong rừng ra trấn đóng trên đèo. Khánh thúc quân đánh đèo. Nhưng hao binh, tổn tướng mà không vượt được.

Thế là từ đèo Trưởng tới cực nam Chiêm quốc không còn bóng quân Thát đát. Hiện thần với thái tử đã rước xa giá đức vua và triều đình về Đồ bàn. Đức vua tổ chức an dân. Cảnh thái bình đã trở lại. Ngài không tiếc lời cảm tạ ân đức hoàng đế Đại việt và chư quân Việt đã xả thân viện Chiêm”.

Hoài Nhân thông báo tất cả tin tức cho phái đoàn biết. Nang Tiên mừng đến nỗi bật lên tiếng khóc. Nàng quỳ gối hướng về Thăng long lạy bốn lậy:

– Toàn dân Chiêm phủ phục đa tạ hoàng đế bệ hạ và chư tướng, quân đã xả thân, cứu viện Chiêm.

Nàng quay lại vái Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu cùng anh em họ Triệu:

– Xin các vị nhận của Nang Tiên này bốn lậy.

Chân Phương nắm tay nàng:

– Công chúa điện hạ không nên đa lễ. Chúng ta còn phải đối phó với bọn Toa Đô đang dánh Tư dung, vơi bọn Lưu Quân Khánh đang muốn vượt đèo Trưởng.

Vừa lúc đó Yết Kiêu với bộ tham mưu hiệu binh Thiệu Hưng tới.

Lễ nghi tất.

Yết Kiêu tuy là tư lệnh chiến trường, nhưng Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu là khâm sai đại thần, nên Yết Kiêu phải trình ra một lệnh của Hưng Nhượng vương:

“ Bọn tàn quân Lưu Quân Khánh, lương không còn, bơ vơ, tiến lên đèo Trưởng thì gặp liên quân Việt Chiêm. Lùi về thì bị chặn đường. Chắc chắn chúng sẽ thí mang đánh các trang ấp cướp lương. Đánh trang ấp, không khác gì tự tử. Ta không lý tới bọn này nữa. Bây giờ chúng ta phải cứu viện một trong ba mặt trận. Thứ nhất phá đạo Diệc Hắc Mê Thất đang dánh Tư dung. Thứ nhì phá đạo Mạnh Khánh Nguyên đánh Thần châu. Thứ ba phá đạo Tôn Thắng Phu đánh châu Hóa châu.  
Hiệu binh Thiên cương của Chương hiến hầu Trần Quang Kiện đã di chuyển, trấn tại Nam giới rồi. Quân đoàn 2 không cần phải trấn thủ Nam giới nữa. Thiên kình đại tướng quân được toàn quyền dùng quân đoàn 2 đổi từ thế thủ sang thế công lưu động cứu viện Thần châu, Hóa châu,, Tư dung”. 

Vũ Long Nhị đề nghị:

– Bọn Toa Đô chia quân làm ba mũi, ngược lại mình tập trung đánh vào từng mũi của chúng. Quân thì Thiên Kình đại tướng quân điều động. Có một trở ngại là ba tên Diệc Hắc Mê Thất, Mạnh Khánh Nguyên, Tôn Thắng Phu võ công cao thâm vô cùng. Cả Thiên Kình với vợ chồng tôi đều không phải là đối thủ của một trong ba tên đó. Ở đây thì duy Quốc Toản với Triệu Nhất, Triệu Trung là đủ bản lĩnh. Vậy võ công xin nhờ 3 vị.

Yết Kiêu ban lệnh:

– Ta cũng chia quân làm ba cánh. Một cánh thực, hai cánh hư. Cánh thực ta đánh tan chủ lực một mũi của chúng, rồi chuyển sang đánh mũi thứ hai và ba. Cánh thực do Hoàng Trang Liên chỉ huy, có Hoài Văn, Ngọc Hoa yểm trợ, cứu Tư dung; lực lượng gồm một vệ Chiêm, một vệ của hiệu Thiệu Hưng. Cánh hư thứ nhất Vũ Long Nhị, Triệu Trung, Triệu Hòa yểm trợ cứu châu Thần châu; lực lượng gồm một vệ của hiệu Thiệu Hưng, một vệ Chiêm, vệ Lục Tú Phu. Cánh hư thứ nhì do Hoài Nhân, Nang Tiên, Triệu Nhất chỉ huy một vệ hiệu Thiệu Hưng, một vệ Chiêm, thêm vệ Tường Hưng, vệ Ngưu binh cứu Hóa châu.

Lập tức ba cánh quân chia nhau lên đường.

Cánh hư thứ nhì, liên quân Chiêm Việt không đông, nay thêm vệ Tường Hưng, thêm có vệ Ngưu binh yểm trợ. Nang Tiên hỏi Hoài Nhân vương:

– Anh ơi! Anh còn trẻ, vậy anh học binh pháp ở đâu? Em từng chỉ huy quân, em thấy anh điều quân rất nhịp nhàng đúng phép!

– Tổá tiên anh dùng võ lập nghiệp, vì vậy con trai ngay từ hồi 7, 8 tuổi phải luyện võ, học binh pháp. Anh được gửi vào trường Lạn Kha. Văn thì anh học với Lê Tắc. Võ thì Trần Văn Lộng. Còn binh pháp thì do các vương Hưng Đạo, Khánh Dư, Chiêu Văn, Chiêu Quốc giảng. Sau khi Văn Lộng, Lê Tắc lộ mặt nạ gian tế, thì mỗi tuần anh từ Hàm tử về Quốc tử giám hai buổi nghe các kinh diên quan dạy văn. Võ của anh do anh Quốc Toản dạy.

– Anh Yết Kiêu ra lệnh cho chúng mình phô trương làm cánh quân hư, để ngăn không cho Tôn Thắng Phu đánh Hóa châu. Tôn Thắng Phu là một tướng kinh nghiệm chiến đấu. Quân số của y ngang với mình.Vậy anh định nghênh chiến ra sao?

– Mình tới hành doanh của Hóa châu, bắt liên lạc với tướng trấn thủ tại đây, rồi chia quân ra đóng trong các trang ấp, kéo cờ đánh trống phô trương thanh thế. Mình là hư nên tuyệt đối không tấn công chúng. Ngược lại chúng tấn công thì mình phải nghênh chiến.

Quân đi được ba ngày thì có thư của Quốc Toản:

“ Hoài Nhân vương Quốc Kiện. 
Đoàn của anh lên đường hai ngày thì tới Tư dung, giữa lúc Tư dung bị bọn Thát đát đánh nghiêng ngả. Không thấy Toa Đô ở mặt trận này. Tên Diệc Hắc Mê Thất chỉ huy công hãm Tư dung. Y xuất thân là vạn phu trưởng kị binh, nên rất giỏi công kiên. Trong bốn trại của Tư dung, y phá vỡ tràn ngập ba trại phụ. Phía Chiêm tổn thất khá nhiều. Y cũng bị tổn thất đậm. Y định bỏ Tư dung, nhưng Toa Đô rút đạo quân của Tả thừa Lưu Thâm đang công hãm bắc đèo Trưởng về tăng viện. Đạo quân của ta gặp đạo này trên đường đi. Giao chiến một trận. Cả hai bên đều tổn thất. Ngọc Hoa đến trại Luu Thâm thuyết phục y quay về với Tống, cùng anh em họ Triệu rời Chiêm sang Trường sa suất lĩnh hào kiệt phục hưng Tống thất. Lưu Thâm đồng ý. Y đem bản bộ quân mã cùng ta đi Tư dung bao vây Diệc Hắc Mê Thất. Đạo quân Diệc Hắc Mê Thất phân nửa là quân Hán gốc ở hiệu Động đình, theo Lưu Thâm. Còn bọn gốc Mông cổ cố gắng chống trả, bị giết sạch sau hai giờ giao tranh. Diệc Hắc Mê Thất đấu với ta. Y dùng đao. Ta dùng Mê linh kiếm, không thắng y. Cuối cùng y bị Bạch Viên đập chết tại trận. Ta đang trên đường trợ chiến Vũ Long Nhị, Triệu Trung, Triệu Hòa”. 

Sang ngày thứ tư thì có thư của Vũ Long Nhị:

“ Khải Hoài Nhân vương, 
Khâm sai đại thần. 
Chúng tôi đến tiếp viện Thần châu thì tướng Nguyên ở đây không phải là Mạnh Khánh Nguyên mà là Tôn Thắng Phu. Y đã chiếm được 5 trang ấp, cướp được khá nhiều lương thảo. Liên quân Việt Chiêm bị thiệt hại nặng. Chúng tôi cùng y dàn quân, thì y nhận thấy trong quân của tôi có vệ Lục Tú Phu kéo cờ Tống. Quân của y toàn là quân của hiệu Tương giang cũ. Họ nhận ra binh tướng hiệu Lục Tú Phu cũng là người vùng Tương giang, họ không chịu giao chiến.   
Tôn Thắng Phu nhận biết Triệu Trung, Triệu Hòa. Hai bên thảo luận một giờ, y quyết định bỏ cờ Nguyên, kéo cờ Tống. Chúng tôi toàn thắng. Ta tiến quân về đèo trưởng, giúp quân đoàn 3 đánh quân tiếp viện Lưu Quân Khánh. Báo để vương gia biết”. 

Buổi chiều hôm đó, có thư của đề đốc Võ Văn Sáu báo:

“Kính khải Hoài Nhân vương, 
Hoài Văn Hầu, 
Khâm sai đại thần. 
Ô Mã Nhi đem chu sư với đại quân rời đảo Quỳnh châu. Khi y tiến vào lãnh hải Việt, thần cho 20 khoái chu dàn ra khiêu chiến. Giao tranh trong nửa giờ thần ra lệnh rút lui. Đại quân Ô Mã Nhi đuổi theo, thì lọt vào vùng bão, sóng lớn. Suốt một ngày, một đêm chu sư Nguyên bị bão vật chìm gần hết. Đúng lúc mây quang, bão tạnh, thần sai đại lực lượng hạm đội Bạch đằng vây đánh. Ô Mã Nhi thoát thân trên một chiến thuyền, trốn về Quỳnh châu. Thế là đại quân tiếp viện bị phá vỡ. Thần dàn hạm đội Bạch đằng dọc bờ biển Chiêm, Việt, và quần đảo Hoàng sa, Trường sa, tuần phòng, theo lệnh Hưng Nhượng vương”. 

Hoài Nhân vương sai chuyển thư đó về Thăng long, rồi tiếp tục lên đường.

Hôm sau quân đang đi, thình lình tiền quân ùn lại, một kị mã tiên phong phi ngựa báo:

– Khải công chúa, phía trước đang có cuộc giao tranh giữa quân mình với quân Thát đát. Quân mình yếu thế đang lùi dần về phía ta. Còn Thát đát thì hung hăng vô cùng.

Nang Tiên quan sát rồi nói:

– Quân ta là dân quân. Gồm cả đàn bà!

Quốc Kiện ra lệnh cho vệ Chiêm dàn ra bãi đất bên trái kéo cờ Chiêm. Vệ Việt dàn ra bãi đất bên phải kéo cờ Việt. Vệ Ngưu binh dàn ra ở giữa với vệ Tường Hưng kéo cờ Tống. Quốc Kiện đứng lên trên lưng ngựa, tay cầm 5 lá cờ ngũ sắc. Vương phất cờ đỏ ba cái. Trống trận thúc ầm ầm, chiêng vang vang.

Tất cả trống cùng đánh ba tiếng, tiếp theo tất cả chiêng cùng dánh ba tiếng. Hai vệ quân cùng hô lớn bằng tiếng Mông cổ, tiếng Hán:

– Giết Thát đát!

– Giết!

Lại ba tiếng trống, ba tiếng chiêng quân lại hô:

– Giết Thát đát.

– Giết.

Một trăm con trâu cùng rống lên.

Đội dân quân mang cờ Chiêm thấy phía trước có quân nhà, họ lao tới. Quốc Kiện phất cờ vàng, trận Tống, Ngưu mở ra cho đạo dân quân chạy qua. Vương phất cờ xanh, trận đóng lại. Đạo quân Nguyên phía trước dẫn đầu bởi hơn trăm kị mã. Phía sau rất đông bộ binh. Thấy phía trước có trận liên quân Việt, Chiêm, Tống bầy ra, tướng Nguyên cầm tù và rú lên, kị binh, bộ binh đang đuổi theo dân quân ngừng lại bầy trận rất mau. Quốc Kiện nói với Nang Tiên:

– Tướng Thát đát này điều binh giỏi đây. Đội quân này tinh nhuệ lắm. Anh không muốn ra mặt. Em ra đối trận với chúng đi.

Nang Tiên gò ngựa ra trước, nàng hỏi bằng tiếng Hán:

– Là đạo binh nào? Tướng kia tên gì?

– Ta là đại tướng quân Mạnh Khánh Nguyên, chỉ huy quân Thiên triều, bình rợ Nam man Chiêm. Nàng là ai?

Triệu Nhất nói sẽ với Quốc Kiện:

– Có gì biến đổi thì phải. Đạo quân này phải là đạo của Hóa châu của Tôn Thắng Phu. Sao bây giờ lại là đạo của Mạnh Khánh Nguyên, đúng lý ra y đánh Thần châu. Chứ có đâu ở đây? Để tôi ra nói truyện với y.

Triệu Nhất phi ngựa lên trước trận. Y cầm roi chỉ vào Mạnh Khánh Nguyện:

– Mạnh tướng quân! Từ ngày Trường sa cách biệt, thấm thoắt đã ba năm. Mạnh tướng quân vẫn mạnh khỏe chứ? Suốt ba năm qua, anh em chúng tôi kiều ngụ sang Đại việt, nhưng luôn nhắc tới khí tiết, lòng trung với Tống triều của tướng quân., không tham cái danh hão của Thát đát về hồ Động đình câu cá.

Mạnh Khánh Nguyên trước đây là tướng chỉ huy đội thị vệ của phủ Tổng trấn Trường sa, thời thân phụ Triệu Nhất là Triệu Phương Kinh còn làm Kinh hồ đại vương. Sau Triệu Phương Kinh cất nhắc y lên làm đô thống chỉ huy một quân đoàn thuộc đạo binh Trường sa. Khi đạo binh Trường sa được Vũ Uy vương gửi tiếp viện cho Lâm an. Tướng chỉ huy hiệu binh phản Văn Thiên Tường đầu hàng Nguyên. Khánh Nguyên không làm quan với Nguyên về Trường sa làm nghề đánh cá. Nhưng rồi Nguyên sai sứ tới nửa uy hiếp tinh thần, nửa chiêu dụ. Khánh Nguyên đành theo Nguyên. Nguyên cử theo Toa Đô đánh Chiêm. Phải xa quê hương, sang xứ thấp nhiệt. Suốt mấy năm quân sĩ đói khổ, bệnh tật, chết dần, chết mòn. Y bi phẫn, nhưng không có chỗ thoát.

Khánh Nguyên nghe Triệu Nhất khen khí tiết, lòng trung của mình thì bẽn lẽn:

– Tiểu tướng nghe tam vị thế tử, cùng công chúa bỏ Trường sa sang Đại việt kiều ngu, kéo cờ trung hưng Tống triều. Không ngờ hôm nay lại gặp thế tử ở đây!

– Tôi tuân chỉ hoàng đế Đại việt, đem quân cứu Hóa châu với công chúa Câu-thi Lị-ha-thân Bài-ma-la Nang Tiên. Tôi đang chiêu mộ anh em cũ, rồi về Trung thổ đánh đuổi thát đát. Cái sự hôm nay, tướng quân định sao đây?

Khánh Nguyên thở dài:

– Thế tử!Tiểu tướng vì nghe lời chiêu dụ mà bán rẻ khí tiết, nên đem quân theo Thát đát, không ngờ bị đẩy sang xứ thấp nhiệt này. Xin thế tử mở cho con đường đi.

Triệu Nhất cười:

– Còn sao nữa! Tướng quân hãy cùng tôi chuẩn bị về Trường sa, suất lĩnh hào kiệt đuổi Thát đát, trung hưng Tống thất.

Khánh Nguyên quay lại nói với đạo quân của mình:

– Chư quân. Chư quân đều thuộc hiệu binh Động đình, cũng như tôi, bị chúa tướng hàng Nguyên, mà phải theo Nguyên. Kết quả bị đem sang đây cho muỗi đốt, cho lam chướng hành bệnh. Hôm nay tôi gặp lại thế tử. Tôi quyết định bỏ Nguyên. Vậy ai bỏ Nguyên, hãy cùng tôi theo Triệu thế tử. Chúng ta về quê đánh đuổi Thát đát. Còn ai muốn ở lại với Toa Đô tùy thích.

Chỉ có một thập phu kị binh, gốc là người Mông cổ cùng lắc đầu không theo. Còn lại họ hô lớn:

– Chúng ta thà theo thế tử về quê đựng cờ cần vương, chứ không thể ở đây chết vì lam chướng.

Quốc Kiện phi ngựa lên nói với thập phu kị kinh Mông cổ, bằng tiếng Mông cổ:

– Anh em kị binh! Anh em là những kị mã con cháu Thành Cát Tư Hãn. Thế nhưng Hốt Tất Liệt bỏ di chúc của Thàn Cát Tư Hãn, lập triều Nguyên, bắt Mông cổ làm thuộc quốc của Trung nguyên. Vậy tội gì anh em phải hy sinh cho Trung nguyên? Anh em hãy theo tôi. Phò mã Hoài Đô tái lập Mông cổ. Tôi hứa đưa anh em về Hoa lâm với đại hãn Hoài Đô.

Thập phu kị binh bàn với nhau mấy câu, rồi quyết định theo Mạnh Khánh Nguyên.

Nang Tiên hỏi Mạnh Khánh Nguyên:

– Tướng quân! Tôi nghe tướng quân cầm quân đánh Thần châu, sao bây giờ tướng quân lại đánh Hóa châu?

– Thưa công chúa, đó là xảo kế của Toa Đô. Y biết Tế tác Việt khắp nơi, nên y ban lệnh trước cả tháng, để Tế tác báo về phía Việt, đánh lừa quân Chiêm-Việt, rồi thình lình đổi kế hoạch, gây bất ngờ cho tướng Chiêm Việt.

Viên chỉ huy đạo dân quân Chiêm là một lão nhân quắc thước hành lễ với Nang Tiên:

– Suốt hai ngày qua đạo quân Thát đát này bao vây trang ấp của thần. Không biết sao chúng biết trang ấp thần là nơi chứa lương thảo. Chúng đánh suốt ngày hôm qua. Lực lượng trang chỉ có 100 quân, 300 dân quân. Trong khi chúng dông tới 3 nghìn quân tinh nhuệ, liều chết kiếm lương ăn. Sau một ngày chiến đấu, biết không thể chống sang ngày thứ hai. Trong đêm thần âm thầm tải lương xuống thuyền, đem đi nơi khác. Sáng nay chúng tới đánh nữa, trang ấp bị tràn ngập, thần ra lệnh rút quân thì bị chúng đuổi theo. Cũng may găp công chúa cứu viện.

Nang Tiên ban chỉ:

– Thôi trưởng lão dẫn quân về trang thôi.

Có mấy tiếng lộp bộp. Hoài Nhân vương nhìn lại: năm quân Nguyên ngã xuống. Viên đội trưởng cáo với Khánh Nguyên:

– Mấy người này từ qua đến giờ phải nhịn đói, nên họ xỉu.

Viên chỉ huy dân quân Chiêm nói với người của mình:

– Anh chị em hãy đem lương khô của ta cứu những người này. Còn chúng ta trở về ấp nấu cơm ăn.

Đám quân Việt, Chiêm cùng lấy lương khô ra cứu đạo binh Nguyên chết đói. Hoài Nhân vương cho đám hàng quân cùng bản bộ quân mã hạ trại ngay trên hai khu đất trống.

Không đầy một giờ, dân quân Chiêm trở lại, họ mang nào xôi, nào gà, nào lợn, nào dê, nào trâu tới thiết đãi liên quân Việt, Chiêm. Nang Tiên ra lệnh cho cả hàng quân cùng hưởng.

Có chim ưng mang thư tới. Thư của Yết Kiêu:

« Khải Hoài Nhân vương, 
Khâm sai đại thần. 
Có biến chuyển lớn. Chủ lực của Nguyên cũng như viện quân đánh Chiêm bị đánh tan. Chúng chỉ còn một số ít bệnh tật, đói khát. Chiêm có thể bao vậy, kiềm chế chúng. Việc viện Chiêm chấm dứt. Triều đình ban chỉ rút hiệu binh Thiệu Hưng về. Trao thanh trì, đồn ải cho quân Chiêm. Vậy vương gia rút quân về Nam giới, chờ chỉ dụ của triều đình ». 

Nang Tiên nhìn Hoài Nhân, bịn rịn:

– Lệnh chỉ gọi anh về, chứ không bắt buộc phải về ngay. Hiện còn hai đoàn quân, một là của Toa Đô hai là của Lưu Quân Khánh. Cần đánh tan hai đoàn này, trước khi quân Việt rút về. Hai đạo này đóng tại bắc và nam đèo Trưởng. Vậy chúng ta phải hợp với cánh của Quốc Toản và cánh của Vũ Long Nhị rồi kéo về đèo Trưởng.

Quốc Kiện viết thư sai chim ưng mang đi. Hẹn hai cánh kia cùng hội nhau ở phía bắc đèo Trưởng. Lúc đi cánh quân của Hoài Nhân vương chỉ có bốn vệ: một vệ của hiệu Thiệu hưng, một vệ của Chiêm, một vệ Ngưu binh và vệ Tường hưng. Bây giờ thêm 3 nghìn quân của Mạnh Khánh Nguyên, lực lượng trở thành hùng hậu.

Đoàn quân của Mạnh Khánh Nguyên bị tuyệt lương thực, trong suốt 5 ngày chỉ được ăn có một bữa. Biết thế Hoài Nhân vương xin công chúa Nang Tiên cung cấp lương thực rất hậu cho họ. Nào bò nào heo, nào gà vịt, tôm cá. Nên chỉ ba ngày họ đã phục hồi sức lực. Họ hết sức cảm tạ Triệu Nhất.

Hôm sau đoàn người đến Thần châu, đây là vùng đồng bằng dân cư đông đúc, khí hậu ôn hòa. Nang Tiên đề nghị đóng quân bên bờ sông. Các chức sắc trang ấp kéo đến yết kiến Nang Tiên. Họ cho biết:

– Phía trước, khoảng một ngày đi bộ là tới đèo Trưởng. Trên đèo có một vệ quân quân Việt, một vệ quân Chiêm. Phía bắc đèo thì Toa Đô bao vây, phía nam đèo thì Lưu Quân Khánh tấn công. Quân phòng thủ tuy chiếm ưu thế về địa hình, nhưng quân ít. Còn bọn Thát đát thì thiện chiến, nhưng lương thực không đủ. Vì vậy chúng leo dốc không nổi. Hiện giờ quân trú phòng Việt Chiêm đã mệt mỏi lắm rồi. Xin điện hạ định liệu.

Mạnh Khánh Nguyên góp ý:

– Chúng ta đang đối mặt với Toa Đô. Y là một tướng có tài dùng binh bậc nhất của triều đình Thát đát. Võ công y cao thâm không biết đâu mà lường. Theo ý tiểu tướng nghĩ, mình cần dùng mưu làm cho giặc mệt mỏi, tan rã, rồi cô lập y hơn là trực diện giao chiến. Về liên quân Việt Chiêm, tiểáu tướng đề nghị công chúa báo cho họ biết rằng họ đã có viện binh, để họ yên tâm.

Nang Tiên nói:

– Trong hai đạo binh Nguyên thì đạo của Toa Đô nguy hiểm nhất. Vì binh lính hầu hết là người Mông cổ, còn lại là bọn vong mạng, bọn tử tù được ân xá, để sang đây ăn cướp. Chúng sống ở Chiêm hơn ba năm, chịu khổ, chịu đói, quen khí hậu, đánh rất khó.

Nghĩ được một kế, Hoài Nhân vương hỏi các chức sắc dân chúng:

– Tôi nghe voi chiến hay bị táo bón. Mà trong mỗi trang, mỗi xã đều nuôi voi. Các vị có thuốc trị rất thần hiệu. Vậy các vị có thể chế cho tôi thực nhiều thuốc này không?

Các trang trưởng thưa:

– Khải vương gia, gì chứ thuốc chữa táo bón voi thì nhiều lắm.

– Ông cho tôi xin một gói nhỏ?

Một quản tượng đem đến gói thuốc:

– Thưa vương gia, đây là một liều. Dù con voi lớn đến dâu, uống gói thuốc này cũng đi té re ngay.

Hoài Nhân mở gói thuốc ra, đem lên mũi ngửi:

– À thuốc có mùi giống như mùi cám.

Vương nếm thử:

– Hơi mằn mặn.

Vương mời Nang Tiên, Triệu Nhất, Mạnh Khánh Nguyên vào phòng kín rồi nói:

– Tôi dùng kế của Mạnh tướng quân.

Nang Tiên hỏi:

– Nghiã là?

– Trước hết ta dàn quân, thúc trống, làm như sẽ đánh vào trại Nguyên. Thấy lực lượng ta đông gấp bội, chúng phải hết sức dàn trận phòng ngự. Mặt khác ta sẽ làm cho bọn lính dũng mãnh, thiện chiến gốc Mông cổ của Toa Đô mất hết sức lực trong một vài ngày. Cuối cùng ta làm như vô tình để chúng bỏ chạy ra bờ biển cướp chiến thuyền. Khi thuyền chúng ra khơi, ta dùng thủy quân diệt chúng. Vậy xin công chúa làm như vậy… như vậy…

Nang Tiên mừng lắm ra lệnh cho bốn trang trưởng:

– Hái thực nhiều lá dứa, dã nhỏ, lấy nước. Đem nước đó pha với thuốc trị táo bón voi, rồi trộn vào 20 bao gạo ngon. Phơi khô. Tất cả đem vào trang gần chỗ đóng quân của bọn Thát đát. Cho người đến trại chúng mời chúng mua gạo, phải nài nỉ với giá cao để chúng không nghi ngờ. Mùi lá dứa sẽ át mùi vị thuốc đi. Chúng đem gạo đó cho quân ăn. Chỉ trong nửa ngày quân Thát đát bị té re hết. Đợi hơn ngày, bị té re, chúng mệt rã rời thì báo cho chúng tôi biết.

Trưa hôm sau thì có tin báo bộ chỉ huy của Yết Kiêu, của đề đốc Võ Văn Sáu, đạo quân của Hoàng Trang Liên, Quốc Toản, đạo quân của Vũ Long Nhị, Triệu Trung, Triệu Hòa tới. Yết Kiêu mời chư tướng vào họp, nghe lệnh.

Các tướng hội họp đầy đủ. Hồi Yết Kiêu trấn Trường sa với Vũ Uy vương, hầu từng giao du với các tướng Tống của hai hiệu Động đình, Tương giang: Mạnh Khánh Nguyên, Tôn Thắng Phu, Lưu Thâm. Sau họ bỏ Tống hàng Nguyên. Bây giờ họ bỏ Nguyên về với Trung nguyên. Gặp lại nhau, cùng ôn lại truyện cũ. Biết bao thương cảm, biết bao đau đớn. Mạnh Khánh Nguyên nói:

– Chúng tôi lầm lỡ, xiết bao đau đớn.

Triệu Nhất nói:

– Khổng tử dạy: hữu quá tắc cải. Chư tướng biết quay đầu nhìn lại đất nước của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang là quý lắm rồi vậy.

Tuy Hoài Nhân vương là khâm sai đại thần, nhưng Yết Kêu là nguyên soái mặt trận, nên vương vẫn nhũn nhặn tuân lệnh vị tướng đầy trí dũng này. Vương tường trình những gì mình đả làm. Yết Kiêu duyệt tình hình tất cả ba đạo quân. Hai đạo không giao chiến, không tổn một mũi tên, không đổ một giọt máu. Duy đạo của Hoàng Trang Liên, Trần Quốc Toản dự hai trận đánh, giao tranh khốc liệt, có tổn thất. Hầu nói:

– Trước khi tôi về đây thì Hoài Nhân vương với công chúa Nang Tiên đã thiết kế: bán gạo tẩm thuốc độc cho cánh quân của Toa Đô đóng ở phía chân đèo Trưởng. Bây giờ quân của Toa Đô bị té re, mệt nhoài. Nếu ta đánh thì chúng không còn sức lực. Tuy nhiên bọn này rất thiện chiến, lại liều mạng. Chúng ta tìm cách đuổi bọn chúng khỏi đất Chiêm, hơn là chém giết.

Vừa lúc đó, Tế tác Chiêm báo:

– Toàn bộ binh tướng của Toa Đô đang bị bệnh. Trong trại không thấy binh tướng đi lại. Hai bách phu trấn ở lưng chừng đèo đã rút về chân đèo.

Nang Tiên reo:

– Đạo quân Toa Đô đang bị bệnh. Tuy nhiên thuốc chỉ hiệu nghiệm có một ngày. Ta cần tấn công gấp.

Yết Kiêu ra lệnh:

– Đề đốc Võ Văn Sáu điều một số chiến thuyền tịch thu được của Thát đát, áp vào cửa sông sát phía bắc đèo Trưởng. Khi thấy quân Toa Đô xuất hiện thì thủy thủ bỏ chạy để chúng chiếm chiến thuyền. Đợi chúng xuống thuyền, rút ra khơi thì đem đại lực lượng thủy quân đánh trống reo hò, mục đích để chúng rút khỏi vùng biển của mình. Không nên chém giết.

– Đạo quân của phu nhân Hoàng Trang Liên đánh vào mặt tây trại quân Toa Đô. Võ công Toa Đô rất cao, Hoài Văn hầu đem Bạch Viên theo để trợ chiến. Khi thấy chúng rút chạy thì đánh trống đe dọa, đuổi xa xa. Tranh giao chiến.

– Đạo quân của tướng quân Vũ Long Nhị,; có hai thế tử Triệu Trung, Triệu Hòa yếm trợ, đánh vào mặt nam trại Toa Đô. Khi thấy chúng rút chạy thì chỉ đánh trống reo hò. Tránh giao tranh.

– Đạo quân của Hoài Nhân vương và công chúa Nang Tiên dàn ra ở phía Tây đèo Trưởng. Phòng Toa Đô không chạy ra biển mà đi theo đường thượng đạo rút về Nam.

Tại hành doanh của Yết Kiêu, hầu cùng bộ tham mưu ngồi chờ tin tức các đạo binh. Khoảng giờ ngọ có tin của Phạm Long Tam chỉ huy quân đoàn 3, trấn trên đỉnh đèo Trưởng:

“ Suốt hai ngày, quân Nguyên tấn công ráo riết. Đêm qua chúng rút xuống đồng bằng. Không rõ lý do”. 

Lại có tin của hai đạo binh tấn công trại Toa Đô:

“ Khi chúng tôi tới nơi, thì chúng đang nhổ trại. Chúng không rút về phia bờ biển, mà đánh thục mạng mở đường chạy về phía tây đèo Trưởng. Giặc cùng chớ đánh. Chúng tôi mở đường cho chúng chạy. Khi chúng chạy qua. Chúng tôi đánh vào hậu quân. Bắt được nhiều tù binh. Đa phần chúng bị bệnh đi không nổi. Xin cho thuốc chữa tiêu chảy”. 

Có tin của thái tử Bổ Đích:

“ Giải đất đồng bằng khá dài, phía nam đèo Trưởng do một thân vương Chiêm trấn nhậm, thình lình phản nhà vua, theo bọn Nguyên. Vị vương này được Hốt Tất Liệt phong cho làm Chiêm quốc quận vương. Ông ta lập một triều đình phản loạn. Bọn Chiêm gian này hô hào dân chúng: quy phục Nguyên triều, để được sống hòa bình, hơn là chiến tranh. Hầu hết quan lại, trang ấp trong vùng trấn nhậm của ông ta đều theo ông vua phản quốc này. Bọn quan Chiêm gian hợp với Lưu Khánh Nguyên đem quân đánh các trang ấp. Chúng đi đến đâu, các trang ấp mở cổng theo chúng. Khi chúng đánh đến Bồng sa là vùng trấn nhậm của thái tử thì bị chặn lại. Thế là một vùng đất trù phú bao la, dân đông lọt vào tay bọn Nguyên. Chúng cướp được rất nhiều lương thực, gia súc. Hiện bọn Chiêm gian cho quân đóng lẫn với quân Nguyên, với dân chúng trong các trang. Chúng lập đồn điền làm kế lâu dài. Lưu Khánh Nguyên không đánh đèo Trưởng nữa. Y sai bọn Chiêm gian liên lạc với Toa Đô. Toa Đô men theo đường mòn đèo Trưởng rút về phía nam để hội với đạo quân của Lưu Khánh Nguyên”. 

Yết Kiêu vội viết lệnh cho đạo binh của Hoài Nhân vương, Nang Tiên:

“Toa Đô đang đi đường thượng đạo, men theo đèo Trưởng rút về nam hợp với Lưu Khánh Nguyên. Chủ lực chúng rất mạnh. Tuyệt đối không dàn quân đánh với chúng. Chia quân thành nhiều toán nhỏ phục binh trên sườn núi. Đợi cho chúng đi qua, lăn đá đánh vào hậu quân của chúng. Mục đích làm tiêu hao mà thôi”. 

Chiều hôm sau tất cả các đạo quân tề tựu về dưới chân đèo Trưởng. Bộ tư lệnh của Yết Kiêu cũng đã tới. Liên quân Chiêm Việt, các vệ quân Tống Lục Tú Phu, Tường Hưng, các đoàn quân Tống mới bỏ Nguyên trở về, đóng thành mười trại khác nhau. Nhờ tài phủ dụ của thái tử Bổ Đích, dân chúng sống chết với nhà vua, nên các trang-ấp cung cấp lương thực cho liên quân Việt Chiêm dư thừa.

Tính chung tổng số tù binh trong ba đạo quân đánh viện binh Ô Mã Nhi khá đông đảo. Số tù binh gốc Mông cổ bị cầm tù tới gần 3 nghìn người. Số tù binh gốc Hán hơn bẩy nghìn. Đa số tù binh bị bắt do hạm đội Bạch đằng cầm tù trên biển. Số này khỏe mạnh, không bệnh tật. Một số tù binh bị đạo binh của Hoàng Trang Liên, Trần Quốc Toản bắt trong trận giải vây Tư dung. Đám này đa số bị thương. Một sốá khác bị đạo của Hoài Nhân vương, Nang Tiên bắt trong trận Toa Đô rút khỏi đèo Trưởng. Bọn này nhập Chiêm đã hơn ba năm, đói khổ, thân thể hao mòn. Chúng bị bắt do trúng độc vì ăn phải gạo tẩm thuốc, bị tiêu chảy ba ngày, người gầy vì mất hết nước. Một số bị sốt rét do muỗi đốt, do mòng cắn.

Ba cựu tướng Tống là Mạnh Khánh Nguyên, Lưu Thâm, Tôn Thắng Phu khẩn khoản hành lễ với ba thế tử họ Triệu và công chúa Ngọc Hoa:

– Thế tử! Công chúa, các tù binh người Hán đây đều thuộc hai hiệu binh Tương giang, Động đình! Họ là thuộc hạ cũ của anh em thần. Vì chúa tướng hàng Nguyên, mà họ bị đưa sang đây chịu đói, chịu chết. Lúc ra đi mười người nay chỉ còn một. Xin thế tử, công chúa ân xá cho họ. Anh em thần sẽ đem họ về dưới cờ Tống, phục hồi đất tổ Phục Hy, Thần Nông.

Yết Kiêu hạ lệnh:

– Trao tất cả tù binh gốc Hán cho ba thế tử, công chúa Tống phát lạc. Còn tù binh Mông cổ trao cho công chúa Nang Tiên.

Hầu nói với công chúa:

– Công chúa diện hạ. Không biết công chúa điện hạ sẽ phát lạc ra sao?

– Tôi sẽ đem chúng về nơi chúng đồn trú, xét tội những tên ác độc, xử tử hình cho dân chúng thỏa lòng. Còn lại trả Đại việt để Đại việt trao đổi lấy tù binh Cần vương Tống bị Thát đát bắt.

Thân binh báo:

– Thưa quân hầu, có một toán dân quân Chiêm, do một An phủ sứ chỉ huy, tiếp tế cho quân đồn trú trên đỉnh đèo Trưởng. Họ xin lệnh được qua trạm kiểm soát của ta.

Yết Kiêu nói với Nang Tiên:

– Xin công chúa phát lạc vụ này.

Chợt nhớ một truyện, Nang Tiên nói sẽ vào tai Vương Chân Phương mấy câu. Không ai biết hai người đẹp này nói gì với nhau, chỉ thấy hai người cười rất tươi rồi Nang Tiên nói:

– Thưa quân hầu, tôi sẽ lên đỉnh đèo tặng quà an ủi tướng sĩ Việt Chiêm. Xin mời Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu cùng đi. Quân Việt trên đỉnh đèo hầu hết là người Hoa ở Đại việt. Kính thỉnh công chúa Chân Phương ghé gót ngọc ủy lạo họ.

Phái đoàn lên đường. Nang Tiên sai 10 trâu chở thêm heo, gà, vịt, trái cây theo. Vì đèo dốc, phái đoàn không đi ngựa, mà đi bằng voi, với trâu.

Liên quân Việt Chiêm trên đèo không đông, trên dưới ba nghìn người. Nhờ khí hậu mát mẻ, được nuôi ăn đầy đủ, nên binh tướng đều khỏe mạnh. Họ dàn ra đón Chân Phương và Nang Tiên. Bộ chỉ huy của họ là một hang đá lớn, cạnh thác nước.

Chân Phương, Nang Tiên truyền làm tiệc khao quân thực lớn. Hai người loan báo cho binh tướng biết: viện quân của Nguyên đã bị phá tan. Toa Đô đang trốn chạy. Đức vua cùng triều đình đã trở về Đồ bàn an dân. Dân chúng đang ra sức khôi phục lại thành trì đồng ruộng.

Trong bữa tiệc, Nang Tiên hỏi Phạm Long Tam:

– Tướng quân! Ba năm qua tướng quân ra sức vì Chiêm! Hoàng đế Đại việt sẽ phong thưởng cho tướng quân. Về phía Chiêm, tôi muốn tặng tướng quân một món quà. Không biết tướng quân thích món gì?

Xuất thân là Ngưu tướng, từng lăn mình vào muôn ngàn mũi tên, hằng vạn đao thương. Nhưng Long Tam ngượng ngùng đưa mắt nhìn đạo sư Mộ Hợp Mễ Si Hi, rồi lắc lắc đầu.

Chân Phương mỉm cười hỏi:

– Long Tam! Có phải anh hùng nan quá mỹ nhân quan không?

Long Tam gật đầu:

– Chị hiểu rõ tâm tình của em! Không biết chị có giúp em vượt qua cửa ải này không?

Nang Tiên hỏi Long Tam:

– Tướng quân có thể cho tôi biết truyện ra sao không? Ở đây có Hoài Nhân vương là khâm sai đại thần Việt. Tôi là khâm sai của Chiêm. Chúng tôi có thể giúp tướng quân được không?

Viên An phủ sứ thuật:

Phạm Long Tam là chúa tướng Việt. Quân Việt là Hoa kiều sinh đẻ trên đất Việt, thuộc hiệu binh Thiệu Hưng, được đào tạo để trở thành những chiến binh thiện chiến. Họ từng tham dự những trận đánh kinh thiên động địa với Mông cổ trên đất Tống.  
Chế Mang Huy là chúa tướng phía Chiêm. Quân Chiêm hầu hết gốc từ dân quân. Suốt ba năm qua họ trấn thủ đèo Trưởng, phối hợp với quân Việt đánh cản không cho quân Nguyên vượt đèo. Họ trở thành những chiến binh kinh nghiệm. Hầu hết họ theo đạo Hồi, sống theo lời dậy đạo đức của đấng A La, chép trong kinh Cổ lăng (Coran). Trong quân có một đạo sư đạo danh Mộ Hợp Mễ Si Hi. Đạo sư gốc là người xứ Hồi cương sang truyền đạo. Đạo sư có cô con gái tên Pha Ti Ma (Fatima), 15 tuổi. Từ hơn ba năm qua, Pha Ti Ma theo cha trong mọi tình huống dù khó khăn, dù nguy hiểm. Bây giờ nàng là cô gái 18 tuổi, đang độ hoa rực nở, nhan sắc tươi như hoa. 
Phạm Long Tam gốc là một Ngưu tướng, khôi ngô, hào hoa phong nhã; được đào tạo rất kỹ về thuật lãnh đạo, đã được phong chức Uy viễn tướng quân, tước Thiện tâm bá. Tuy nhiên bá vẫn phòng không, lẻ bóng. Mỗi lần bá được phép về thăm nhà tại Thiên trường, tư thái nhu nhã của bá từng tạo cho bá thành niềm ước mơ được trao thân gửi phận của biết bao nhiêu thiếu nữ, tiểu thư. Nhưng hết viện Tống, đến trấn thủ Trường sa, nay viện Chiêm, bá gần 40 tuổi, không cho bá có thời giờ cưới vợ. 
Bây giờ giữa chốn gươm đao tóe lửa, gặp Pha Ti Ma, một thiếu nữ mắt to, mũi cao, thân hình nảy nở cùng chiến đấu ba năm qua, đã chiếm trọn thần minh của bá. Lúc đầu hai người chỉ yêu nhau qua những cái liếc mắt, nụ cười. Rồi dần dần tiến tới hò hẹn bên thác nước tình tự. Đạo sư Si Hi biết truyện, ông đem đạo đức của đấng A La ra khuyên con gái phải chấm dứt ngay mối tình trái đạo lý. Bằng không ông sẽ xử tội nàng; bị ném đá cho đến chết. Pha Ti Ma nghe lời cha, nhưng chỉ được ba ngày, nàng lại trốn cha, tình tự với Long Tam. Đạo Sư giận quá, không cho con gái ở trên đèo nữa, ông bắt nàng xuống trang ấp ở chân đèo sống với dân chúng. 
Phạm Long Tam cầu cứu với vị An phủ sứ Chiêm. Vị An phủ sứ kinh ngạc hỏi đạo sư: 
– Thưa thầy, tôi thấy em Pha Ti Ma là cô gái nhu thuận, xinh đẹp, từng vào sinh ra tử với chiến sĩ Chiêm Việt. Còn tướng quân Phạm Long Tam là một đấng anh hùng. Nếu hai người thành vợ chồng thì là một đôi giai ngẫu, sao thầy lại cấm Pha Ti Ma? 
Đạo sư Si Hi, trầm tư một lúc rồi cương quyết: 
– An phủ sứ ơi! An phủ sứ có biết tướng quân Long Tam đã gần bốn mươi tuổi rồi, mà Pha Ti Ma mới có 18 tuổi. Nếu thành vợ chồng, sẽ là một đôi đũa lệch, thì sao có hạnh phúc? Vả tôi muốn sau trận này sẽ đem Pha Ti Ma về đất Hồi, chứ không thể để lưu lạc tại Chiêm, tại Việt được. 
Thế rồi suốt 6 tháng qua, Long Tam với Pha Ti Ma sống trong xa cách, thương nhớ. Nàng muốn gửi thư cho Long Tam, Long Tam muốn gửi thư cho nàng, mà không được. Vì nàng không biết chữ Nôm, chữ Hán. Còn Long Tam không biết chữ Hồi! 

Nang Tiên hỏi đạo sư Si Hi:

– Thưa thầy, có phải tất cả mọi người sống trên mặt đất đều là con của A La không?

– Đúng vậy.

– Có phải khắp nơi trên mặt đất đều là đất của A La không?

– Đúng vậy.

– Như thế tướng quân Long Tam cũng là con của A La. Đồ bàn, hay Thăng long cũng là đất của A La. Sao thầy lại cản em Pha Ti Ma thành hôn với tướng quân Long Tam? Sao thầy lại coi Thăng long, Đồ bàn không giống Hồi cương?

Đạo sư Si Hi lúng túng không biết đối đáp ra sao trước lý luận của cô công chúa đẹp như tiên nga.

Đến đó quân báo:

– Có đạo sư Sa Đa Hút San (Sadat Hassan), và Chiêu Võ đại tướng quân, Chiêu dương hầu Cao Mang lên đèo thăm quân Việt, Chiêm.

Hoài Nhân vương sai người ra đón.

Lễ nghi tất.

Vì Sa Đát Hút San là tổng đạo sư, địa vị cao hơn đạo sư Mộ Hợp Mễ Si Hi nhiều. Si Hi phải cúi đầu hành lễ.

Cao Mang nói:

– Đệ tử của các đạo sư vùng Thư mi liên cùng quân Chiêm đánh phá hậu cứ Nguyên tan hoang. Khắp miền nam Chiêm quốc đã sạch bóng Thát đát. Đức vua và triều đình hồi loan, thanh bình trở lại. Triều đình Đại việt quyết định rút hết quân Việt về, trao các căn cứ cho Chiêm. Nên chúng tôi đem hai hiệu binh Đại đởm, Ngưu binh về nước bằng đường thủy. Khi qua cửa Tư dung thì nhận được lệnh của Viện Chiêm hành doanh rằng phía nam đèo Trưởng có biến. Tất cả đổ bộ lên, trình diện Thiên Kình đại tướng quân. Đại tướng quân lệnh cho chúng tôi lên đây cùng các vị chuẩn bị đổ đèo dẹp loạn.

Đạo Sư Sa Đát Hút San hỏi thăm đạo sư Mộ Hợp Mễ Si Hi về tình hình giáo chúng phía nam đèo Trưởng, rồi thuật rằng:

– Triều đình Đại việt coi trọng đạo đức của A La trong kinh Cổ lăng, nên chúng tôi được trọng vọng, được tự do giảng đạo. Triều đình tin vào giáo chúng nên cử tôi vào kinh lược, tổ chức giáo chúng đánh trận Thư mi liên. Bốn đạo sư ở Thư mi liên được đức vua Chiêm phong cho làm:

« Thông huyền, chí thánh,

Minh đạo đại sư ».

Lại phong cho một giải đất làm ấp riêng cho giáo hội. Sư đệ cũng được phong. Tôi có mang sắc chỉ phong cho sư đệ đây.

Công chúa Nang Tiên hô mọi người quỳ xuống hướng về nam. Đạo sư Mộ Hợp Mễ cầm một miếng da, trên viết chữ chằng chịt đọc bằng tiếng Chàm. Pha Ti Ma dịch sang tiếng Việt:

« Đức A La đã cảm thương dân Chiêm, sai các đạo sư sang đông phương rao truyền đạo lý của người. Trong các đạo sư, thì đạo sư Mộ Hợp Mễ Si Hi là người thương xót binh lính, không nài nguy hiểm theo quân trấn thủ đèo Trưởng, nằm gai, nếm mật giữ đất suốt ba năm qua. Nay phong: 
« Minh đạo, chí thánh,

Thuần đức đại sư ».

Truyền cấp một giải đất phía tây nam đèo Trưởng làm lộc thờ kính A la ». 

Biết Kha Li Đa là vợ của Cao Mang, nàng Pha Ti Ma hỏi thăm về cuộc sống của hai người. Nghe Kha Li Đa tả cuộc sống hạnh phúc của mình, Pha Ti Ma cảm thương thân phận nàng tu lên khóc giữa tiệc.

Nang Tiên thuật hoàn cảnh của Pha Ti Ma. Đạo sư Sa Đát Hút San hỏi Si Hi:

– Sư đệ! Sao sư đệ lại hủ lậu như vậy! Sư đệ hãy xem. Ta gả Kha Li Đa cho Cao Mang. Cao Mang sang nước ta tổ chức kháng chiến chống Mông cổ, mà nước ta tồn tại. Bây giờ Cao Mang được phong đại tướng quân, tước hầu. Kha Li Đa thành đại phu nhân. Vậy sư đệ hãy gả Pha Ti Ma cho tướng quân Phạm Long Tam mới đúng đạo lý.

Chân Phương can thiệp:

– Vùng đất phong cho đạo sư Mộ Hợp Mễ hiện nằm trong vùng kiểm soát của bọn Chiêm gian. Vậy Long Tam phải đánh chiếm vùng này, trả lại cho giáo hội Chiêm làm sính lễ, rồi mới được cưới Pha Ti Ma.

Nang Tiên hô:

– Mời Uy viễn tướng quân, Thiện tâm bá và Pha Ti Ma lạy tạ nhạc phụ đại nhân đi.

Hai người mừng chi siết kể, tới trước đạo sư Mộ Hợp Mễ hành lễ. Đạo sư Mộ Hợp Mễ không còn khắt khe với con gái nữa. Ông cười rất tươi.

Sáng hôm sau có chim ưng mang thư báo:

« Vì mặt trận nam đèo Trưởng biến chuyển nhanh chóng, Hưng Nhượng vương với thái tử Bổ Đích thân chỉ huy đánh phá triều đình bù nhìn Chiêm. Chư tướng phải hiện diện tại Trợ Chiêm sát Đát hành doanh phía nam đèo Trưởng nhận lệnh ». 

Tại Trợ Chiêm sát Đát hành doanh. Chư tướng Chiêm, Việt tề tựu đông đủ. Thái tử Bổ Đích đứng lên tường trình tình hình địch:

– Quân số bọn Nguyên không còn làm bao. Quân của Toa Đô rút về ước khoảng hơn vạn. Đa số bệnh tật, đói khát. Quân của bọn Lưu Khánh Nguyên còn hơn hai nghìn. Chúng đang thiếu lương ăn. Lùi về hậu cứ thì Thư mi liên bị ta chiếm. Tiến lên thì vướng đèo Trưởng. Giữa lúc ta có thể tuyệt diệt chúng thì đại vương Bác Câu La tổng trấn từ nam đèo Trưởng tới bắc Thư mi liên hàng Nguyên. Ông ta được Nguyên phong cho làm Chiêm quốc quận vương.

Nang Tiên hỏi:

– Ông ta theo Nguyên từ bao giờ?

– Bốn tháng trước, phụ hoàng cử ông đi sứ Nguyên, khất không sang chầu vì lý do tuổi già. Hốt Tất Liệt phong cho ông ta tước Chiêm thành quận vương. Khi ông ta về nước, lập tức triệu tập văn võ quan dưới quyền rồi tuyên bố hàng Nguyên. Vì vậy ta mất cả một vùng trù phú. Cái độc hại là ông ta hô hào dân chúng: thà khuất thân chịu 6 điều của Nguyên, hơn là chiến tranh, người chết, nhà cháy. Vì vậy hầu hết trang ấp dưới quyền ông ta mở cửa hàng Nguyên.

Hưng Nhượng vương nói:

– Hoàng thượng là một hoàng đế anh hùng. Thái tử là một người anh hùng trẻ. Dân chúng sẽ theo đức vua và thái tử. Bây giờ thừa cơ trúc chẻ ngói ta. Ta cần diệt cái triều đình gian này ngay. Vậy các vị có ý kiến gì không?

Hoài Văn hầu bàn:

– Từ hơn ba năm nay, liên quân Việt Chiêm phân tán vào dân chúng, chỉ thủ thế. Khi đóng trại đóng đồn, chúng không có hệ thống phòng vệ. Bọn Nguyên luôn ở thế công. Bây giờ quân ta đông hơn chúng, được tiếp vận đầy đủ. Ta nên đổi thành thế công. Chúng sẽ bị bất ngờ.

Hưng Nhượng vương tán thành:

– Chiến lược của Hoài Văn đúng với hoàn cảnh hiện tại.

Hoài Nhân vương chỉ vào tấm bản đồ ghi đồn trú của triều đình phản loạn, phát biểu:

– Cứ như tình hình này, thì hỗn hợp Chiêm gian với Nguyên chia ra đồn trú ở các cửa biển, và tại những trang ấp vùng đồng bằng. Phía tây chúng bỏ trống. Hiện triều đình gian của Bác Câu La đang đi tổ chức lại các trang ấp vùng núi. Tôi đề nghị mình dùng vệ Đại đởm theo thượng đạo, thình lình diệt triều đình này thì bọn Toa Đô không còn chính nghĩa nữa.

Hưng Nhượng vương vui vẻ:

– Kế này nguy hiểm, nhưng thành công thì đỡ tốn xương máu. Vệ Đại đởm của hiệu Thiệu hưng chỉ biết nói tiếng Hoa, tiếng Việt khi len lỏi vào các trang ấp rất khó. Lại nữa vệ trưởng võ công không cao. Lỡ ra khi đụng với cao thủ của giặc thì nguy vô cùng.

Nang Tiên nói:

– Ở đây có hai vị tướng trẻ võ công cực cao, lại dởm lược hơn đời là Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu. Nếu hai vị này theo vệ Đại đởm thì không tướng Nguyên, Chiêm nào địch lại. Còn nói tiếng Chiêm ư? Tôi xin lấy đội cảm tử Chiêm trấn đèo Trưởng đi theo Đại đởm. Cứ một Đại đởm thì có một cảm tử đi theo.

Hưng Nhương vương quyết định:

– Vậy Hoài Nhân vương, Hoài Văn hầu, dẫn vệ Đại đởm men theo rừng đánh cảm tử diệt triều đình Chiêm gian. Công chúa Nang Tiên mang 100 cảm tử Chiêm theo hướng đạo.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-61)


<