Vay nóng Homecredit

Truyện:Đại Đường Tửu Đồ - Hồi 035

Đại Đường Tửu Đồ
Trọn bộ 295 hồi
Hồi 035: Đêm Thượng Nguyên
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-295)

Siêu sale Shopee

Tháng này là tháng giêng của nông lịch (âm lịch), người Đường gọi là "tiêu", còn ngày mười lăm lại là đêm trăng tròn đầu tiên của năm, cho nên gọi ngày mười lăm tháng giêng là Tiết (Tết) Nguyên Tiêu (hay Thượng Nguyên). Mà ở thời Đường nhất là năm Khai Nguyên thời thịnh Đường hiện giờ, tầm quan trọng của tết Nguyên Tiêu còn quan trọng hơn so với năm mới (tết đón xuân mới).

Thời Đường cấm cấm đi lại ban đêm. Ban đêm khi bắt đầu có tiếng trống là cấm xuất hành, vi phạm sẽ bị xử phạt, chỉ duy nhất tết Nguyên Tiêu, triều đình đặc biệt cho phép xoá bỏ lệnh cấm ba ngày, xưng là "phóng dạ". Ban đêm, nơi chốn giăng đèn kết hoa, ngày đêm ca múa tấu nhạc, dân chúng du ngoạn xem đèn nhiều vô số kể, suốt đêm vui vẻ, náo nhiệt phi thường. Đây là một lễ hội vui vẻ của toàn bộ dân chúng.

Năm nay, bởi vì Thịnh vương Lý Kỳ và Hàm Nghi công chúa giá lâm nên tết Nguyên Tiêu của Lạc Dương càng thêm phồn thịnh. Mấy vạn chiếc hoa đăng bắt đầu từ cố cung Lạc Dương kéo không dứt trải rộng toàn bộ các phố xá trong thành Lạc Dương. Đường phố toàn thấy người là người, ồn ào, ầm ĩ. Vầng trăng tròn trên bầu trời như trở nên mờ nhạt và ngượng ngùng bởi ánh sáng hoa đăng của nhân gian.

Bản thân ở trong hoàn cảnh kỳ diệu này, Tiêu Duệ lúc này mới cảm nhận được sâu sắc về sự tráng lệ của lễ hội lớn nhất thời Đường này. Trong thành, nơi nơi hoa đăng sáng, thương nhân dân chúng chen chúc mà đi, sĩ tử cung nữ chen vai thích cánh. Tiếng cười đùa của những người ngắm hoa đăng, tiếng rao hàng, hò hét của người bán hàng rong, tiếng ngâm thơ, ca hát và tiếng nhạc đệm mơ hồ vẳng đến, cả những tiếng pháo đì đạch đâu đó... tất cả đều khiến Tiêu Duệ nhất thời lạc trong biển cuồng hoan, hồn nhiên quên mất thiếu nữ Ngọc Hoàn ở bên cạnh mình, lúc này cũng tạm thời gạt ưu phiền sang một bên, nắm tay hắn nhìn xung quanh.

Thật lâu sau, Tiêu Duệ mới hít một hơi, thầm nghĩ, khó trách cổ nhân nói đêm hoa đăng trong tết Nguyên Tiêu thời thịnh Đường "du khách đông đúc, kỳ thuật dị năng, ca múa tạp kỹ, tiếng nhạc ồn ã vang xa hơn mười dặm. Phố lớn ngõ nhỏ, trà phường tửu quán ánh đèn sáng trưng, trống chiêng, pháo nổ, liên miên trăm dặm không dứt". Cảnh tượng trước mặt này so với những gì cổ nhân thuật lại thì chỉ có hơn chứ không có kém.

Quay sang nhìn thấy vẻ tươi cười dần hiện lên trên khuôn mặt người ngọc bên cạnh, trong lòng hắn rất vui mừng. Sau lễ mừng năm mới vài ngày, thương khách Tư Mã Lượng từ Thục tới, được tam tỷ Dương Ngọc Thanh của nàng nhờ vả, nói Dương mẫu bị bệnh nặng nằm liệt giường không dậy nổi, hy vọng Ngọc Hoàn có thể trở lại Thục. thiếu nữ tuy rằng tuổi nhỏ đã phải rời xa thân mẫu, nhưng từ đáy lòng vẫn nhớ và giữ gìn tình cảm máu mủ yêu thương mẹ, , nghe thấy tin tức này lòng nóng như lửa đốt, lập tức liền nói với thúc phụ muốn về Thục thăm mẹ.

Thúc phụ Dương Huyền đương nhiên không chịu cho nàng đi một mình, cuối cùng quyết định sau tết Nguyên Tiêu thì Dương Hoa sẽ cùng nàng quay về Thục. Nhiều ngày nay, thiếu nữ vẫn nhớ mong mẹ nên buồn bực không vui, nhân dịp tết Nguyên Tiêu, Tiêu Duệ liền mang nàng đi chơi, cùng ngắm hoa đăng giải sầu.

- Ngọc Hoàn, chúng ta đi tới trước xem đi.

Tiêu Duệ cười cười, nắm bàn tay nhỏ nhắn, mềm mại của thiếu nữ, trong giây lát đã lẫn vào trong đám người đông đúc. Giữa đám đông, hai vợ chồng sắp cưới này nhìn ngắm các hoa đăng đẹp đẽ, đoán những câu đố thiên kỳ bách quái trên những cây đèn, thỉnh thoảng lại vỗ tay ủng hộ những nghệ sĩ biểu diễn xiếc, tạp kỹ trên phố, khi lại mua một ít đồ ăn vặt của hàng rong, chậm rãi, vui vẻ, dạo bước giữa biển hoa đăng Lạc Dương.

Có lẽ là ảnh hưởng bởi tâm tình vui sướng của mọi người xung quanh, có lẽ là Tiêu lang cẩn thận săn sóc khiến thiếu nữ cảm động, cũng có lẽ, tết Nguyên Tiêu này là một ngày không nên buồn, thiếu nữ rốt cục buông lỏng tâm tư, tạm thời chôn chặt những buồn nhớ vào sâu trong lòng, khuôn mặt quyến rũ lại tươi cười vui vẻ, rúc vào lòng Tiêu lang, thoải mái cảm nhận hạnh phúc vô tận.

.......

.......

Thiếu niên và thiếu nữ đang ở giữa biển hoa đăng vừa ngắm đèn vừa ngắm trăng, thình lình nghe cách đó không xa có tiếng người ồn ào hẳn lên. Dòng người bắt đầu mãnh liệt chen chúc hướng về phía đó. Hai người bị xô đẩy cũng dần bước theo. Bên cạnh, có một bé gái khoảng 6, 7 tuổi bị xô đẩy ngã xuống đất, hoảng sợ gào khóc sợ hãi, nhưng nháy mắt đã bị bao phủ trong những tiếng người ồn ào.

Thấy thảm kịch sắp phát sinh, bé gái sắp bị dòng người dẫm đạp, Tiêu Duệ ra sức hét lớn

- Tránh ra, nhìn đứa bé!

Ngay khi mọi người đang chưa hiểu gì, hắn đã liều mạng lao tới, ôm lấy bé gái vào trong lòng, nhẹ nhàng vuối ve bả vai nó, an ủi.

Một lát, cha mẹ của bé gái mới khóc lóc chạy tới nhận nó từ trong tay Tiêu Duệ, nước mắt đầm đìa không thôi. Nhưng bọn họ còn chưa kịp nói cảm tạ Tiêu Duệ thì Tiêu Duệ và thiếu nữ đã bị dòng người ùn ùn cuốn về phía trước, còn cha mẹ của bé gái thì vẫn bị kẹt lại ở đó. Sự việc nguy hiểm đã kết thúc một cách an toàn, hai bên còn chưa kịp nhìn rõ mặt nhau thì đã thất lạc, không còn thấy nhau nữa.

Tiêu Duệ ra sức bảo vệ thiếu nữ, cũng chầm chậm cuốn theo dòng người.

- Hây a...

- Hô.....

Phía trước đột nhiên truyền tới những tiếng hô rung trời, thỉnh thoảng lại có những tiếng trống hỗn loạn. Dòng người náo động liền không còn di chuyển nữa. Hai người Tiêu Duệ cũng chen chân tới phía trước, thấy ở khoảng đất trống trước mặt cố cung Lạc Dương, đang trình diễn một màn "khiên câu". Nghe "khiên câu" có vẻ kỳ quái nhưng thực ra nó chính là "kéo co" của đời sau.

Hai sợi dây thừng to được nối với nhau bằng một cái móc sắt. Hai đầu dây được đội viên của hai đội kéo thẳng tắp. Trên móc sắt có buộc một lá cờ đỏ, bên nào kéo được lá cờ đỏ về bên mình là thắng.

Trò kéo co trước cửa cố cung Lạc Dương này hiển nhiên không chỉ đơn thuần là trò chơi của dân gian. Nhìn trang phục của hai đội là thấy họ đều là cấm vệ quân thủ vệ cố cung Lạc Dương, ai nấy đều vạm vỡ, cường tráng. Một đội mặc áo đỏ, còn đội kia mặc áo màu lục. Tất cả đội viên đều nghiến răng nghiến lợi, cố gắng hết sức kéo. Hai màu đỏ và xanh lục giao nhau giữa biển hoa đăng trông cực kỳ nổi bật.

Đám người xem náo nhiệt cũng chia ra cố vũ cho hai đội, đều không ngừng hò hét trợ uy. Chỉ có điều thiếu một người "chỉ huy" nên tiếng vỗ tay, hòa hét của hai bên vô cùng tán loạn.

Trên lầu trước cửa cung, Lý Nghi và Lý Kỳ cười dài ngồi xếp bằng trên tấm thảm màu đỏ, chiếc bàn trước mặt bày rất nhiều đồ ăn, hoa quả, bánh mứt, trà thơm, rượu ngon, đồ đựng cũng đều là những dụng cụ tinh tế, đẹp đẽ, quý giá. Nhưng hai người hiển nhiên không hứng thú với những thứ đó nên không động tới chúng chút nào.

- Nghi tỷ tỷ, đệ nghĩ đội đỏ sẽ thắng!

- Không, Kỳ đệ, đội màu lục sẽ thắng!

Ở trên lầu, hai tỷ đệ cá cược thắng thua, dưới lầu, cặp phu thê sắp cưới cũng tranh luận tương tự. Vì vậy bất kể là trên lầu hay dưới lầu, mọi người đều ra sức đấu võ mồm, còn chưa nói xong thì thi đấu đã kết thúc từ lúc nào. Đội đỏ vênh váo tự đắc ôm quyền chào xung quanh rồi nhất tề cúi người thi lễ hướng lên trên lầu.

*****

Những người ủng hộ đội đỏ đều hò hét kinh thiên động địa, vang vọng đất trời. Ở trên lầu, Lý Kỳ hưng phấn vỗ đùi, dưới lầu, thiếu nữ vui vẻ ra mặt, khẽ cười đắc ý liếc nhìn Tiêu lang. Ở trên lầu, Lý Nghi lơ đễnh cười, ánh mắt đoan trang nhìn đám người đang hò reo vui sướng ở phía dưới.

Đột nhiên, ánh mắt của nàng bị kiềm hãm: một thiếu niên áo xanh tuấn tú đang đứng cười trong đám người. Thần sắc của hắn vui sướng mà bình tĩnh giống như hạc trong bầy gà, bên cạnh là một tiểu mỹ nhân kiều diễm quyến rũ như hoa như ngọc đang nép sát người hắn. Khuôn mặt hạnh phúc và thỏa mãn của nàng khiến trong lòng Lý Nghi khẽ run.

Mà lúc này, Lý Kỳ đang hưng phấn quá độ cũng nhìn thấy Tiêu Duệ, khoa tay múa chân địa hô

- Tiêu Duệ! Tiêu Duệ!

Lý Nghi cười mắng:

- Đừng hô, hắn nghe không được đâu.

Lý Kỳ a một tiếng, khoát tay gọi Vệ Giáo đứng sau lưng, cúi đầu nói mấy câu. Vệ Giáo vội vàng xuống lầu, sau hồi lâu liền đem hai người Tiêu Duệ từ trong đám đông lên lầu.

.......

.......

- Thảo dân Tiêu Duệ bái kiến Thịnh vương điện hạ, Hàm Nghi công chúa điện hạ!

Tiêu Duệ mặc dù phi thường chán ghét loại lễ tiết quỳ lạy này, nhưng ở thời đại cấp bậc nghiêm ngặt này, đối mặt hoàng tử công chúa mà không quỳ xuống, trừ khi tự mình muốn tìm chết. Tiêu Duệ không muốn thi cử và tham gia quan trường chính là vì không muốn cứ phải dập đầu liên tục như thế này.

Dương Ngọc Hoàn sợ hãi quỳ gối phía sau Tiêu Duệ, nhỏ giọng nói

- Nô Dương thị Ngọc Hoàn bái kiến hai vị điện hạ!

Lý Kỳ nhanh nhẹn đi tới kéo Tiêu Duệ, đang định nói gì nhưng lập tức cố kìm nén sắc mặt hưng phấn lại, ra vẻ trầm ổn, ho khan một tiếng, cất giọng còn non nói:

- Tiêu Duệ, không cần đa lễ, đến đây, ngồi cạnh bổn vương. Chúng ta cùng nhau ngắm hoa đăng.

Lý Nghi cũng cười khoát tay áo, phân phó thị nữ đỡ Dương Ngọc Hoàn lên, dịu dàng nói:

- Dương tiểu thư, đến ngồi cạnh bản cung đi.

Thiếu nữ rõ ràng là có chút khẩn trương, nàng sợ hãi liếc mắt nhìn Tiêu Duệ, thấy trong mắt hắn có vẻ cổ vũ và dịu dàng, lúc này mới cố gắng cẩn thận ngồi xuống bên dưới Lý Nghi. Lý Nghi thấy nàng không muốn xa rời Tiêu Duệ như thế, hơi thất thần, trong lòng có một cảm giác phức tạp không nói nên lời.

.......

.......

Bốn người trên cao nhìn xuống, ngắm dòng người qua lại và biển hoa đăng của thành Lạc Dương, trong lòng trở nên phi thường tĩnh lặng. Lý Nghi chậm rãi đứng dậy, than nhẹ nói:

- Hỏa thụ ngân hoa hợp

Tinh kiều thiết tỏa khai

Ám trần tùy mã khứ

Minh nguyệt trục nhân lai

Du kỹ giai nùng lý

Hành ca tận lạc mai

Kim ngô bất cấm dạ

Ngọc lậu mạc tương thôi (1)

(Dịch kém, mong được chỉ bảo:

Đèn đuốc soi rực rỡ

Cửa thép mở khóa rồi

Bóng tối rời đi mất

Ánh trăng đến theo người

Chơi đùa vui bất tận

Hát ca tận sớm mai

Đêm nay không bị cấm

Ngọc ngà cũng bỏ qua. )

Lý Kỳ vỗ tay nói

- Nghi tỷ tỷ, thơ hay, quá tài tình!

Lý Nghi đỏ mặt, sẵng giọng:

- Kỳ đệ, đây là thơ của Tô Vị Đạo, bản cung chỉ hơi xúc động thuận miệng ngâm lên mà thôi. Đệ đừng nói nhảm, khiến ta phải xấu hổ trước mặt Tiêu công tử.

Lý Kỳ cười ha hả, hắn không biết đây là câu thơ của Tô Vị Đạo thời sơ Đường, chỉ có điều nghe thuận tai liền tiện mồm tán một câu, không ngờ nịnh bợ không đúng chỗ, không tránh khỏi hơi xấu hổ.

Lý Nghi quay lại nhìn Tiêu Duệ đang trầm tĩnh, thản nhiên nói:

- Tiêu công tử, đêm nay là tết Thượng Nguyên, Tiêu công tử có thể có câu thơ tuyệt vời nào để ta vui tai được không?

Tiêu Duệ thầm thoát mồ hôi trong lòng, thầm nghĩ Đường nhân có phải đều mắc chứng cuồng thơ hay không. Bất kể khi nào, mặc kệ cao hứng hay thương cảm, đều phải ngâm thơ, quả thực là... Hắn chậm rãi đứng dậy, trầm ngâm một lát, cúi người thi lễ

- Thảo dân tài non học ít, không dám bêu xấu trước mặt hai vị điện hạ. Nhưng công chúa điện hạ có mệnh, thảo dân cũng không dám không tuân theo.

Hơi hơi tiến lên trước một bước, Tiêu Duệ nhìn dòng người vui vẻ liên miên không dứt dưới lầu, mặc cho làn gió đêm trong trẻo nhưng lạnh lẽo thổi phất phơ ống tay áo của mình, cao giọng ngâm:

- Thượng nguyên nguyệt dạ

Hữu đăng vô nguyệt bất ngu nhân,

Hữu nguyệt vô đăng bất toán xuân.

Xuân đáo nhân gian nhân tự ngọc,

Đăng thiêu nguyệt hạ nguyệt như ngân.

Mãn nhai lưu hỏa du sĩ nữ,

Phí địa sanh ca tái xã thần.

Bất triển phương tôn khai khẩu tiếu,

Như hà tiêu đắc thử lương thần. (2)

- Hữu đăng vô nguyệt bất ngu nhân,

Hữu nguyệt vô đăng bất toán xuân.

Xuân đáo nhân gian nhân tự ngọc,

Đăng thiêu nguyệt hạ nguyệt như ngân.

Lý Nghi cúi đầu ngâm một lần, vẻ mặt điềm tĩnh trên mặt không khống chế nổi toát lên chút dao động cảm xúc, không kìm nổi tán thưởng:

- Tiêu công tử! Thơ quá hay, có bài thơ này, Thượng Nguyên năm nay của Lạc Dương càng rạng rỡ thêm không ít.

Tiêu Duệ ha hả cười, lập tức ngồi trở về. Hắn cũng không để lời tán thưởng của Lý Nghi vào trong lòng. Theo cách nhìn của người hiện đại như hắn, , đối với quý nhân trong cung như Lý Nghi và Lý Kỳ, thưởng thức một người và chán ghét một người đều tới nhanh mà đi cũng mau, không có gì tốt đẹp đáng để ý cả.

Nhưng trong lòng của thiếu nữ đang ngồi ở một bên lại không hề yên lặng. Từ trong ánh mắt của Lý Nghi nhìn Tiêu Duệ, nàng rõ ràng nắm bắt được một tia cuồng nhiệt và ái mộ, bất kể là Lý Nghi đã ngụy trang rất khá. Nghĩ vị công chúa trước mặt này cũng tầm tuổi mình, lại chưa cưới, nếu công chúa nhìn trúng một sĩ tử nào đó để gửi gắm bản thân thì cũng chẳng phải chuyện gì mới mẻ. Nếu chẳng may Hàm Nghi công chúa này...? Liệu mình có năng lực làm gì được? Nghĩ đến đây, trong lòng thiếu nữ càng thêm bất an. Nàng vừa lặng lẽ đánh giá sắc mặt trầm tĩnh đẹp đẽ quý giá của công chúa trẻ tuổi, vừa nhìn Tiêu Lang mà mình yêu thương tới tận xương tủy, đôi bàn tay nhỏ bé nắm chặt, dính chặt xuống mặt thảm.

Vầng trăng sáng lên cao, chiếu ánh sáng trong trẻo xuống thân hình hơi cứng ngắc của thiếu nữ đang quỳ. Tiêu Duệ quay đầu lại thoáng nhìn, phát hiện sắc mặt nàng có chút khác thường, liền khom người xin lỗi Lý Kỳ và Lý Nghi, đứng dậy đi tới, thấp giọng hỏi:

- Ngọc Hoàn, nàng làm sao vậy? Thân mình không thoải mái à?

Thiếu nữ thấy Tiêu lang cúi người dịu dàng hỏi, đôi mắt đỏ lên, đột nhiên muốn khóc. Nàng mạnh mẽ kìm nước mắt, cúi đầu xuống:

- Tiêu lang, chúng ta trở về đi, được không?

.......

.......

Thấy hai người Tiêu Duệ cố ý muốn đi, Lý Kỳ và Lý Nghi cũng không gượng ép ở lại, chỉ có điều trước khi chia tay, Lý Kỳ nói một câu khiến thiếu nữ Ngọc Hoàn đang bối rối lại càng thêm bất an.

- Tiêu Duệ, qua tết Nguyên Tiêu, ta cùng Nghi tỷ tỷ phải về Trường An. Ngươi cũng nên chuẩn bị đi Trường An dự thi đi. Chúng ta gặp lại nhau ở Trường An. Ta chờ ngươi thi đỗ sẽ cầu phụ hoàng cho người vào phủ Thịnh Vương làm thư đồng của bản vương.

Lý Kỳ khoát tay nói

Tiêu Duệ ngẩn ra. Đối với những người khác, có thể được hoàng tử ưu ái như vậy chính là chuyện tốt một bước lên trời, nhưng trong mắt Tiêu Duệ thì chẳng phải là chuyện gì tốt đẹp. Hắn căn bản không có gì hứng thú đối với chức vị, tình nguyện làm một phú ông thoải mái nơi rừng núi, không phải lo cơm áo. Nếu nhất định phải có chức vị, hắn thà rằng chỉ làm một chức quan nhỏ có công việc thực tế như Huyện lệnh chẳng hạn, chứ không muốn làm bình hoa đứng bên ngênh đón đám quý tộc.

1. Tô Vị Đạo: người Loan Thành Triệu Châu, cùng quê với Lý Kiểụ Nổi danh về văn học, người đương thời gọi chung là Tô Lý. Đậu tiến sĩ, từng làm quản lý thư ký cho Bùi Hành Kiệm, làm nội quan mấy lần, lên tới tướng vị trong mấy năm, thời Trung Tông Thần Long, bị tội bè đảng Trương Dịch Chi biếm làm thứ sử Mi Châu, lúc làm trưởng sứ Ích Châu thì mất, để lại 15 quyển thợ Bài thơ được nhiều người đọc có bài Thượng Nguyên là hay nhất.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-295)


<