← Hồi 398 | Hồi 400 → |
Kết cục của Lý Thừa Càn như thế nào Đỗ Hà cũng không có hứng thú tìm hiểu. Bởi vì tính cách luôn tự cho là đúng của hắn đã chú định hắn không phải là địch thủ của Đỗ Hà, trải qua nhiều chuyện như vậy, hắn muốn bảo trụ thái tử vị là chuyện không thể nào. Sở dĩ Lý Thế Dân còn chưa phế thái tử, theo ý tưởng của Đỗ Hà hẳn là vì còn chưa tìm được đối tượng càng thêm thích hợp.
Mấu chốt chính là không có thời gian khẩn cấp, là một vị quân vương chỉ vừa bốn mươi tuổi, ít nhất Lý Thế Dân còn cả hai mươi năm thời gian lo lắng lựa chọn, hiện tại phế lập chỉ sẽ kích thích dục vọng tranh đoạt giữa các hoàng tử, mất nhiều hơn được. Cho nên mặc dù Lý Thừa Càn phạm vào không ít sai lầm, nhưng khi thời gian còn chưa thích hợp, thái tử vị vẫn không dễ dàng thay đổi.
Tâm tư của Đỗ Hà chủ yếu vẫn đặt vào việc làm sao cứu viện Công Tôn Dạ Nguyệt, đối với dạng hiệp nữ hiếm có này, hắn thật sự không đành lòng nhìn thấy đối phương vì trừ diệt loại dâm tặc phát rồ như Thi Ngọc Hoa mà hi sinh tính mạng của chính mình.
Về kế hoạch cứu viện, bởi một lần mộng xuân kỳ cục kia, Đỗ Hà đã có ý tưởng, chỉ là cần phải giải quyết vấn đề về khâu nhỏ.
Đầu tiên hắn phải chuẩn bị một bộ áo lặn cho Công Tôn Dạ Nguyệt, một người không thể ngâm mình trong nước thời gian quá dài, có áo lặn sẽ tránh được vấn đề này.
Áo lặn cao cấp Đường triều được dùng da sa ngư (cá mập) làm tài liệu chế tạo, bề mặt sáng bóng trơn trượt hơn nữa còn giữ ấm, cũng không thua gì áo lặn ở hiện đại, mặc vào có thể giúp da thịt tránh tiếp xúc với nước trong thời gian dài, có thể giúp Công Tôn Dạ Nguyệt tiềm ẩn trong nước vào ban ngày, tránh né quân tốt tìm tòi, buổi tối trở ra ngoài thông khí.
Về phần hoạt tường dực, đây cũng không phải là vấn đề.
Đỗ Hà có thể tự do ra vào hoàng cung, hơn nữa đi tới lui cũng không bị lục soát người, chỉ cần đem từng phần tài liệu của hoạt tường dực vận chuyển vào hoàng cung, có thể lắp ráp thành hình trong khoảng thời gian ngắn, chỉ riêng cần phải chú ý chính là Công Tôn Dạ Nguyệt cũng không biết lắp ráp hoạt tường dực, càng không biết sử dụng đồ vật này.
Cho dù đây là hi vọng duy nhất, vẫn tràn ngập phiêu lưu, nhưng bất kể như thế nào vẫn an toàn hơn đi trên mặt đất.
Cho nên trước khi chấp hành kế hoạch, Đỗ Hà đem phương thức lắp ráp cùng sử dụng hoạt tường dực ghi vào trong mảnh vải, giấu trong khe hở ngay giả sơn giữa hồ để Công Tôn Dạ Nguyệt theo đó học tập phương pháp lắp ráp cùng sử dụng. Hắn cũng thỉnh thoảng lợi dụng cơ hội đến Hoằng Văn Quán mượn sách, lúc không có người nào chung quanh sẽ tự mình chỉ điểm.
Trong lòng Công Tôn Dạ Nguyệt cũng biết đây là cơ hội sống sót duy nhất của mình, vì vậy học tập càng thêm gắng sức, chỉ trong mười ngày đã nắm giữ được kỹ xảo lắp ráp sơ bộ ban đầu. Nhưng muốn phi hành cũng phải chậm rãi học tập, loại chuyện này không thể gấp gáp. Hơn nữa sự kiện lắp ráp còn chưa được bình ổn, cho dù là buổi tối thủ vệ hoàng cung cũng không có chút sơ hở, căn bản không có thời gian cho nàng thử nghiệm luyện tập.
Chuyện của Công Tôn Dạ Nguyệt là một tâm bệnh của Đỗ Hà, nhưng chân chính để cho hắn lưu ý vẫn là chuyện khai phát Giang Nam.
Dù sao chuyện của Công Tôn Dạ Nguyệt chỉ là việc tư, cứu viện nàng chỉ xuất phát từ đạo nghĩa, phát triển Giang Nam mới là việc khẩn cấp trước mắt, là nhiệm vụ trọng yếu nhất.
Vào cuối năm Đỗ Hà đưa ra kế hoạch khai phát Giang Nam, nhưng việc này cũng là quyết định vận mệnh tương lai của Đại Đường, cần phải tìm đủ thời cơ chuẩn bị. Sau khi yến hội của Lý Thế Dân chấm dứt, là năm mới bắt đầu, chuyện phát triển hàng đầu của Đại Đường vương triều trong năm mới chính là lời đề nghị khai phát Giang Nam của Đỗ Hà.
Cho nên sau khi yến hội kết thúc không lâu, Lý Thế Dân tìm Đỗ Hà, dặn dò hắn đưa ra một kế hoạch chi tiết về việc phát triển Giang Nam.
Vốn đây là trách nhiệm của Phòng Huyền Linh cùng Đỗ Như Hối, bọn họ là tả hữu phó thượng thư của Thượng Thư Tỉnh, tả hữu tướng của Đại Đường, chuyện cải cách tự nhiên phải do bọn họ làm chủ. Nhưng Lý Thế Dân lại không dặn họ làm, trực tiếp đưa cho Đỗ Hà.
Dụng ý của Lý Thế Dân làm như vậy đã thật rõ ràng, hắn muốn hướng cả triều văn võ chứng minh ánh mắt của hắn chuẩn xác, hắn đề bạt người hoàn toàn có đủ năng lực đảm đương trách nhiệm, bất luận là phương lược hay là những chi tiết nhỏ, hoàn toàn đều đủ thực lực cùng năng lực gia nhập vào Thượng Thư Tỉnh.
Đương nhiên cũng không thiếu được nguyên nhân do biểu hiện ban đầu của Đỗ Hà về môn mã cầu, tiếp theo là cuộc thi đấu dũng giả, cho đến đại duyệt binh. Chỉ cần là kế hoạch do Đỗ Hà đưa ra, ở bố cục khâu nhỏ chi tiết đều khiến người ta cảm nhận được đặc sắc sáng ngời, loại đặc sắc này người khác thật khó có thể tưởng tượng, vô cùng cao minh.
Lần này Đỗ Hà lại đưa ra đề nghị khai phát Giang Nam, hơn nữa còn cung cấp ra hai đại chính sách phương châm về việc phát triển con đường tơ lụa trên biển cùng hai mùa lúa nước, làm cho người ta phải than thở sợ hãi, từng chi tiết bên trong thật khiến người phải sáng mắt.
Cho nên hắn quyết đoán đem chuyện lập kế hoạch này giao cho Đỗ Hà.
Hành động này có chút vượt mặt, nhưng Lý Thế Dân đối với phẩm hạnh của những vị lão thần dưới trướng lại hiểu rõ như lòng bàn tay mình.
Phòng Huyền Linh trí tuệ cùng năng lực cao siêu, công huân trác tuyệt, địa vị hiển hách, nhưng hắn biết dùng nhân tài, biết nhượng hiền, là một vị tể tướng lòng dạ rộng rãi, sẽ không lưu ý chuyện bị vượt quyền. Đỗ Như Hối luận khí độ tuy không sánh kịp Phòng Huyền Linh, nhưng cũng không đố kỵ hiền tài, huống chi Đỗ Hà còn là con trai của hắn.
Nguyên nhân chính là vì hiểu được tính cách của hai vị hiền tướng, Lý Thế Dân mới không cần băn khoăn giao trách nhiệm cho Đỗ Hà.
Đỗ Hà hiểu được dụng tâm của Lý Thế Dân, biết được ý nghĩa lớn lao của việc khai phát Giang Nam lần này, chỉ cảm thấy trên vai mình đè nặng tương lai của Đại Đường, có cảm giác như muốn nghẹt thở.
Có người khi đối mặt áp lực cực lớn sẽ không chịu nổi, lựa chọn trốn tránh, có người lại ngược lại, áp lực càng lớn phát huy ra được tiêu chuẩn thực lực càng mạnh, càng đánh càng hăng hái.
Đỗ Hà thuộc về loại người sau, hắn có hơn kinh nghiệm ngàn năm đời sau, có một thân thông minh tài trí, sau lưng còn một vị phụ thân tể tướng ủng hộ, đem những lực lượng này toàn bộ phát huy ra, dù áp lực lớn thế nào cũng chẳng khác gì một bữa điểm tâm, không đáng giá nhắc tới.
Không ngừng tổng kết kinh nghiệm của cổ nhân cùng hậu nhân, căn cứ xu thế phát triển của Giang Nam tương lai không ngừng tìm hiểu nghiên cứu, định ra được phương châm chi tiết.
Trinh Quán mười ba năm, tháng hai ngày hai mươi lăm.
Ngày này Đỗ Hà quyết định nộp lên bản kế hoạch thư phát triển Giang Nam.
Tiếng gà gáy sáng sớm vang lên, Đỗ Hà được Trường Nhạc hầu hạ sớm rời giường, sau khi hưởng dụng bữa điểm tâm tình yêu của trưởng công chúa Đại Đường, tiếp nhận một quyển tấu chương thật dày do Trường Nhạc đưa tới.
Tấu chương rất dày, một xấp dày xếp lại cao bằng quả bóng đá, kéo ra cũng phải dài tới mười lăm thước.
Đây là bản kế hoạch thư do Đỗ Hà bỏ ra hơn hai mươi ngày nghiên cứu sửa sang trong việc khai phát Giang Nam, mặc dù còn chưa hoàn toàn tinh tế từng khâu nhỏ, nhưng cũng đã đạt tới hơn vạn chữ.
- Phu quân, cố lên!
Làm thê tử, Trường Nhạc hiểu thật rõ ràng Đỗ Hà đã bỏ bao nhiêu tâm tư trong việc khai phát Giang Nam.
Đỗ Hà tự tin cười nói:
- Yên tâm, tướng công của nàng chưa bao giờ biết áp lực là gì, khẩn trương là thứ gì!
Cất kỹ tấu chương, với những bước chân thật kiên nghị, Đỗ Hà đi ra phủ đệ.
Tương lai huy hoàng nhất của Đại Đường để cho hắn nắm giữ trong tay.
Ở Đường triều về tấu chương có hai loại phương pháp xử lý, một loại là quốc gia đại sự, cần vua tôi đối mặt thương nghị, một loại là những việc nhỏ nhưng không thể không giải quyết, loại này bình thường sẽ do tể tướng Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối xử lý, bên dưới tấu chương ghi lại phương pháp xử lý, hoặc là đề nghị, tiếp tục chuyển giao cho Lý Thế Dân quyết sách.
Loại trước nhất định phải giải quyết trên triều đình, loại sau là nhiệm vụ sau khi hạ triều.
Phát triển Giang Nam là đại sự quan hệ tới hướng đi của Đại Đường trong tương lai, tự nhiên phải được giải quyết khi tảo triều.
Quan viên có tấu chương trước tiên phải đem tấu chương giao cho tổng quản thái giám, sau đó tổng quản thái giám phụ trách thu tấu chương đặt lên ngự án của Lý Thế Dân, lâm thời lật xem, lâm thời xử lý, đây là chế độ lưu trình của Đường triều, không phải giống như trên ti vi, một câu "có việc thượng tấu, vô sự bãi triều" chỉ như đi ngang qua sân khấu, đương nhiên cho dù không viết tấu chương ở trên triều đình giáp mặt nói ra cũng có thể, chỉ là phương thức thượng triều dâng tấu chương càng trang trọng hơn một ít, cũng càng thêm tỏ rõ ý tứ.
Đi vào hoàng cung, Đỗ Hà căn cứ theo lưu trình đem tấu chương giao cho tổng quản thái giám đặc biệt phụ trách tiếp nhận tấu chương.
Tổng quản thái giám kinh ngạc nhìn độ dày của tấu chương, cười nói:
- Lão hủ thu nhận tấu chương đã có mười năm, phần tấu chương này của tiểu Đỗ đại nhân đúng là dày nhất.
Đỗ Hà lập tức cười nói:
- Không chỉ là dày nhất, phân lượng cũng là đủ nhất.
Khai triều bắt đầu!
Trước tiên thương nghị những chuyện khác, Lý Thế Dân ở trước mặt mọi người cầm lấy tấu chương của Đỗ Hà, nhìn thoáng qua lạc khoản, mang theo nụ cười chăm chú xem.
Tấu chương hơn vạn chữ, Lý Thế Dân nhìn một lúc lâu mới rời tay, trong mắt lóe lên nỗi vui mừng, nhìn mọi người nói:
- Ngay vừa rồi trẫm xem tấu chương của tiểu Đỗ ái khanh, trong tấu chương có quy hoạch những bước phát triển Giang Nam thật chi tiết. Chư vị ái khanh thử cùng thương nghị một chút, nhìn xem có thể thực hiện hay không!
*****
Lời vừa nói ra, quần thần liền biết được quyển tấu chương thật dày kia xuất từ thủ bút của Đỗ Hà, lập tức dâng lên hứng thú thật lớn.
Lý Thế Dân cũng không giao tấu chương xuống dưới, mà cầm trong tay, nhìn thấy nội dung bên trong bắt đầu niệm lên cùng thảo luận thương nghị.
- Tiểu Đỗ ái khanh, ngươi nói chuyện phát triển Giang Nam, đầu tiên cần thành lập một cơ cấu ngoại giao, đây là ý gì? Phát triển Giang Nam vì sao lại liên quan tới việc bang giao giữa quốc gia cùng quốc gia?
Đỗ Hà thong dong giải thích:
- Hạ thần nhắc tới việc thành lập bộ ngoại giao là có cơ sở, ở thời Chiến Quốc tới Tần Hán, tung hoành gia làm hoạt động ngoại giao chính trị là chủ yếu, sự xuất hiện của bọn họ chủ yếu là bởi vì lúc ấy tranh luận việc cắt cứ, vương quyền không thể củng cố thống nhất, cần dựa trên cơ sở của thực lực một nước mà lợi dụng liên hợp, bài xích, nguy bức, dụ dỗ hoặc phụ thuộc hay dùng phương pháp bất chiến mà thắng, hoặc lấy tổn thất nhỏ nhất đạt được lợi tức lớn nhất. Trí mưu, tư tưởng, thủ đoạn, sách lược của bọn họ dựa trên căn bản mà xử lý tốt nhất quan hệ giữa quốc gia cùng quốc gia!
- Phát triển Giang Nam chỗ mấu chốt nhất là mở rộng con đường tơ lụa, điều này khó tránh sẽ cần cùng quốc gia khác tiến hành bang giao hữu hảo. Nếu như có tung hoành gia tồn tại, sẽ khiến quan hệ giữa hai nước càng thêm chặt chẽ, sinh ra càng nhiều tiếp xúc tương hợp. Ngoài ra, nếu giữa quốc gia cùng quốc gia kết giao, ở một vài quá trình khó tránh việc ma xát lẫn nhau xuất hiện. Dưới tình huống không nên dụng binh, ngoại giao là biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề. Vào lúc đó, đại thần ngoại giao nếu có thể vì quốc gia đạt được lợi ích lớn nhất, tung hoành gia tồn tại liền thành chủ yếu. Kỳ thật tác dụng của ngoại giao không chỉ ở việc khai phát con đường tơ lụa trên biển, ở trong lúc bình thường đối với tương lai Đại Đường chúng ta cũng có được ý nghĩa. Binh pháp Tôn Tử cũng có nói: thượng binh phạt mưu, tiếp theo phạt giao, đủ thấy chính trị ngoại giao trọng yếu, mà Đại Đường chúng ta còn khuyết thiếu cơ cấu tổ chức tương tự như vậy!
Ngoại giao trọng yếu, không thua gì chiến tranh, ở trong chính trị cho dù là quốc gia cường đại cũng cần phải có đồng minh.
Ngoại giao trừ bỏ có thể mang đến lợi ích trong kinh tế, còn có thể xúc tiến trao đổi văn hóa giữa quốc gia cùng quốc gia, đối với việc phát triển tiến bộ có ảnh hưởng cực kỳ lâu dài.
Một quốc gia không thể thiếu ngoại giao, ở chính trị cũng không thiếu được đồng minh. Đây là sự thật từ xưa tới nay không thể chối cãi, nhất là cường quốc quân sự càng cần ngoại giao cường ngạnh.
Bởi vì cường quốc chí cường, là phi thường dễ dàng lâm vào cục diện trở thành mục tiêu bị công kích.
Nói ví dụ như nước Đức, Hitler vô cùng cường đại, ở thời đại đó không có một người nào, không có một quốc gia nào ngăn cản được phong mang của nước Đức. Nhưng Hitler lại thất bại, hơn nữa còn bị bại cực thảm. Mấu chốt lớn nhất trong sự thất bại của hắn chính là hắn tác chiến quá nhiều chiến tuyến, đắc tội quá nhiều quốc gia, lại không hề có một quốc gia đồng minh nào hỗ trợ, còn đắc tội Liên Bang Xô Viết, Pháp, Mỹ, Anh là những cường quốc quân sự, đối mặt chiến thuật biển người thì cho dù nước Đức có được lực lượng có thể xem thường toàn bộ thế giới, cũng chỉ còn một con đường thất bại. Ở trong điểm này đế vương Trung Quốc cổ đại làm càng xuất sắc. Ở thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, mưu lược ngoại giao còn có từ ngữ xa thì thân gần thì đánh, làm như vậy có thể phòng ngừa nước láng giềng tấn công, lại khiến nước đối địch phải thụ địch cả hai mặt, không thể chỉ đối kháng với một phương. Một kế của Phạm Tuy, diệt sáu nước, hưng Tần triều, đủ thấy kế mưu thật thành công. Đạo lý này kỳ thật ai cũng hiểu được, nhiều đế vương cũng từng làm như thế, nhưng lại không làm được hoàn toàn.
Chủ yếu chính là ở thời đại này tầm mắt mọi người còn chưa đủ rộng rãi, thường thường chỉ đặt ở Trung Nguyên Hoa Hạ, chính mình tốt, cái gì cũng tốt, mặc kệ người khác chết sống, chỉ cần không ngăn cản ta, lẫn nhau đều bình an vô sự, rất ít ra mặt can thiệp chính trị của nước khác.
Làm như vậy kỳ thật không chút lý trí, dù sao dệt hoa trên gấm không bằng giúp người khi gặp nạn.
Giữa quốc gia cùng quốc đều tồn tại những điểm ích lợi giống nhau, đem những điểm ích lợi này trói buộc chung một chỗ, chẳng khác nào đem hai quốc gia cùng buộc chung trên một sợi dây thừng, cùng nhau tiến lui, sẽ hình thành một lực lượng cường đại hoàn toàn mới. Điểm này ở nước Mỹ hiện đại làm được cực kỳ xuất sắc, minh hữu của họ chẳng những có thể mang đến ích lợi thật lớn cho nước Mỹ, còn có thể trợ giúp hạn chế kình địch của bọn họ phát triển.
Địa vị của Đường triều hiện tại cũng giống như nước Mỹ, nhưng ở ngoại giao vẫn xa xa không thể đánh đồng. Chính sách của Đường triều đối ngoại thật đại khí, chỉ cần ngươi nguyện ý cùng ta làm bằng hữu, chúng ta là bằng hữu, ngươi muốn cùng ta là địch, ta sẽ tiêu diệt ngươi, tương đối có khí phách.
Nhưng cách làm này cũng không được lý trí, cũng không cao minh, không đặc thù, cũng ý nghĩa toàn bộ bằng hữu đều chỉ là kết giao hời hợt.
Đại Đường cường đại họ sẽ chen chúc mà đến, nếu Đại Đường phát sinh biến đổi lớn, chân chính có thể đưa tay viện thủ dốc sức giúp đỡ lại không có mấy người.
Ngược lại phần lớn còn có thể bỏ đá xuống giếng, quay giáo đánh một kích. Có thể cùng phú quý nhưng lại không thể cùng hoạn nạn.
Lựa chọn hợp lý đồng minh có thể chung chiến tuyến cùng tiến lui đây là rất trọng yếu, nhất là hôm nay Đại Đường phóng mắt ra thiên hạ lại càng cần có được đồng minh như thế.
Nếu trong ngoại giao Đại Đường có thể thành công được như nước Mỹ, sẽ càng thêm cường đại. Theo lâu dài mà nói, bộ ngoại giao xây dựng là chuyện tất nhiên phải làm!
Đỗ Hà ở trong kế hoạch đem việc kiến tạo bộ ngoại giao đặt ở vị trí đầu não, có thể thấy được xem trọng như thế nào.
- Tiểu Đỗ đại nhân nói có đạo lý, thượng binh phạt mưu, tiếp theo phạt giao, việc xây dựng bộ ngoại giao là một sáng kiến hoàn toàn mới, lấy mưu lược ngoại giao giải quyết phân tranh giữa quốc gia cùng quốc gia, là chiều hướng nên phát triển, là hành động nên làm.
Thần phục nghị!
Đỗ Hà giải thích xong, lập tức liền có người đứng ra đồng ý quyết định này.
Người đứng ra đầu tiên là Ngụy Chinh.
Đỗ Hà mỉm cười, cũng không cảm thấy ngoài ý muốn. Ngụy Chinh ở Đường triều luôn chủ trương gắng sức thực hiện bất chiến, cho rằng tránh chiến tranh mới là đạo lý khiến đất nước trở thành cường quốc.
Việc xây dựng bộ ngoại giao biểu thị tranh cãi giữa quốc gia cùng quốc gia trong tương lai sẽ dùng ngoại giao là việc chính, Ngụy Chinh đương nhiên vô cùng ủng hộ.
Chỉ là hắn không hiểu rõ tâm ý của Đỗ Hà, việc xây dựng bộ ngoại giao cũng không phải vì tránh chiến tranh, ngược lại là vì khai chiến, lấy sách lược thân xa đánh gần cùng kết giao với quốc gia có lợi cho Đại Đường, kết minh cùng khai phát kinh tế giữa quốc gia cùng quốc gia để lớn mạnh bản thân, ngoài ra còn dùng việc phát triển kinh tế mở rộng quân bị, khai phát ranh giới, cũng không phải một mặt chỉ dùng ngoại giao để tránh né chiến tranh, đó là hành vi cực kỳ yếu đuối, không hợp với bản tính hiếu chiến của Đỗ Hà.
Nhưng được Ngụy Chinh đồng ý thành lập bộ ngoại giao, vì vậy ý kiến này cũng không cần trì hoãn, được ba vị tể tướng có lực ảnh hưởng lớn nhất Đường triều ủng hộ, căn bản không còn tồn tại ý kiến phản đối.
Ngụy Chinh đồng ý dĩ nhiên là có lợi cho mình, vì vậy Đỗ Hà cũng không cần giải thích tường tận, cứ tùy ý cho hắn nghĩ như thế.
Lý Thế Dân hiểu rõ ý nghĩ trong lòng Đỗ Hà, hai người đều thuộc dạng người thích hiếu chiến, đều có ý nghĩa mở mang bờ cõi, hoành đồ đại chí dương oai nước khác, bình thường khi nói chuyện phiếm cũng luôn nhắc tới chuyện khai cương khoách thổ. Đỗ Hà cũng không chỉ một lần tỏ vẻ muốn chinh chiến, nếu nói hắn thích chủ hòa, Lý Thế Dân chính là người thứ nhất không tin.
- Liên cũng cảm thấy lời nói của tiểu Đỗ ái khanh cực kỳ có lý, việc thành lập bộ ngoại giao có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển của Đại Đường trong tương lai! Nhưng dùng tên bộ ngoại giao không đủ chuẩn xác, thôi thì sửa tên Túng Hoành Ti đi!
Lý Thế Dân là một người theo chủ nghĩa hoàn mỹ, đối với danh hiệu cũng rất chú ý.
- Túng giả, hợp chúng nhược dĩ công nhất cường dã; hoành giả, sự nhất cường dĩ công chúng nhược dã, sách biện chi sĩ thủy vu túng hoành học thuyết, túng hoành học thuyết đứng đầu chư tử bách gia của Hoa Hạ, Túng Hoành Ti thật thích hợp. Bệ hạ thánh minh!
Ai nói danh thần không biết nịnh nọt, chiêu vỗ mông ngựa của Ngụy Chinh chẳng những thật có văn hóa, còn đặc biệt thơm ngào ngạt.
Lý Thế Dân đắc ý vểnh cả đuôi lên trời.
Đáy lòng Đỗ Hà buồn bực, đây đúng là chênh lệch đi, Lý Thế Dân chẳng qua chỉ đổi cái tên liền được hai chữ "Thánh minh", còn chính mình phải nghĩ cách sao lại không thấy người nào đứng ra khen ngợi đi?
Lý Thế Dân nói tiếp:
- Tiểu Đỗ ái khanh ở trong tấu chương nói việc phát triển Giang Nam liên quan tới bách tính, việc này liên lý giải. Dân cư là tượng trưng cho sự phồn hoa, muốn phát triển Giang Nam, mở rộng nhân khẩu Giang Nam là rất trọng yếu, nhưng điểm này cũng không dễ dàng thực hiện.
Cổ nhân lưu luyến quê hương, đối với quê nhà có cảm tình cực kỳ thâm hậu.
Điều này cũng giống như thân phận của đời sau, người đời sau khi giới thiệu mình, trước tiên giới thiệu chức vị, sau đó đem thân phận mình viết rõ ràng rành mạch, sợ người khác không biết. Mà cổ nhân lại đem điểm tựa giới thiệu quê nhà trước, phần lớn bọn họ nói chuyện luôn nói mình là người phương nào đến, sau đó mới thông báo tên của họ.
Từ điểm này cũng có thể thấy được, cổ nhân xem trong quê hương như thế nào.
Nhân khẩu Giang Nam thiếu thốn, phương pháp duy nhất muốn mở rộng dân cư là phải di dời dân chúng, làm cho dân chúng chịu xa xứ cũng không phải là chuyện dễ dàng, xử lý không tốt thậm chí sẽ kích thích dân biến.
Đỗ Hà nói:
- Về điểm này thần cũng có suy nghĩ qua. Cảm thấy không thể mạnh mẽ cưỡng chế dân chúng di dời, nhưng có thể dụ dỗ, đại khái phương pháp bao hàm trong hai điểm: thông qua giảm miễn thu nhập thuế, hấp dẫn thương nhân ở lại; thương nhân càng nhiều kinh tế tất nhiên bay lên. Tiếp theo khai khẩn ruộng tốt, nguồn nước Giang Nam cực kỳ phong phú, đất đai phì nhiêu chưa khai hoang lại đầy dẫy khắp nơi. Chỉ cần chúng ta khai khẩn đất hoang, cho dân chúng thuê với giá rẻ, có thể hấp dẫn dân chúng đến ở lại. Chỉ cần phương pháp vừa phải, không lo dân chúng không bị hấp dẫn. Dù sao đối với dân chúng mà nói cuộc sống tốt đẹp so với thứ gì cũng trọng yếu hơn.
Ngụy Chinh khẽ cười nói:
- Hành động này của tiểu Đỗ đại nhân chẳng những lấy được lòng dân chúng, còn nhằm vào tình cảnh thiếu lương thực của Đại Đường mà suy nghĩ, đáng giá dùng thử xem. Nhưng hiệu quả của hành động này có chút chậm chạp, trong thời gian ngắn rất khó có được hiệu quả lớn, Ngụy mỗ chỉ nói lời thật, tiểu Đỗ đại nhân hãy kiến lượng!
Đỗ Hà chỉ mỉm cười, hắn cũng không hề tức giận, kỳ thật tai hại này hắn cũng sớm biết, chỉ là trong khoảnh khắc nghĩ không ra còn có biện pháp nào hữu hiệu hơn, liền nói:
- Lời của Ngụy tướng tiểu tử cũng có nghĩ qua, chỉ là ngoại trừ biện pháp này thật không nghĩ ra còn biện pháp nào khác tốt hơn.
Ngụy Chinh nói:
- Bệ hạ, thần có một biện pháp hẳn có thể giải quyết được vấn đề khó khăn này!
Lý Thế Dân cũng đang suy nghĩ vấn đề về nhân khẩu này, nghe vậy tinh thần rung lên, vội hỏi:
- Ái khanh mau nói đi!
Đỗ Hà cũng dựng thẳng lỗ tai.
*****
Ngụy Chinh cười nói:
- Năm xưa thiên hạ đại loạn, trước có chính sách tàn bạo của Dương Quảng, dân chúng lầm than, sau có quần hùng cắt cứ, công phạt lẫn nhau khiến dân chúng tử thương vô số. Vì cầu mạng sống, họ chạy vào trong núi rừng tránh né tai nạn ở khắp mọi nơi. Nhất là phía nam nhiều nhất. Hiện nay thiên hạ đại định, dân chúng ở lại trong núi rừng tạo thành những thôn trang nhỏ, tới năm Trinh Quán có người xuống núi trở về quê nhà sinh sống, những người này thường thường quan phủ không ghi chép trong hồ sơ nhân khẩu, nếu đưa họ điều tra ra, vô hình trung có thể giúp Giang Nam tăng thêm nhân khẩu không ít!
Trong mắt Đỗ Hà sáng ngời, vô cùng mừng rỡ.
Lời của Ngụy Chinh nói kỳ thật chính là những người thuộc hắc hộ, ở thời cổ đại không hộ khẩu thật ra cuộc sống dễ dàng hơn. Ở hiện đại nhân khẩu đều cần có giấy căn cước, không hộ khẩu rất khó thể sinh tồn. Mà cổ đại đối với việc này lại không quá nghiêm khắc, bọn họ vẫn có thể tự do buôn bán, hơn nữa còn không cần nộp lên thuế má.
Thời Tùy còn có một bản ghi chép, khi Tùy triều lập quốc, dân cư chỉ có ba trăm năm mươi vạn hộ, nhưng mười mấy năm sau dân cư đã lên tới chín trăm tám mươi vạn hộ, cơ hồ gấp ba.
Đây không phải do chế độ của Tùy triều cao minh như thế nào, cũng không phải do dân chúng sinh sản mạnh, mà là bởi vì Nam Bắc triều náo động khiến dân chúng không hộ khẩu đầy tràn khắp nơi.
Tùy Văn Đế Dương Kiên là một vị đế vương rất ưu tú, đối với việc nhân khẩu không hộ khẩu nắm bắt chặt chẽ, cơ hồ điều tra rõ những hắc hộ kia, khiến dân cư thời Tùy liền tăng vọt.
Đường triều đối với dân chúng không hộ khẩu cũng không chặt chẽ giám sát, mấu chốt ở chỗ tra rõ chuyện này thật phiền toái, lúc trước thời Tùy bởi vì số lượng dân chúng không hộ khẩu rất nhiều, nếu tra xét sẽ có hiệu quả trong việc phát triển quốc gia, mà Đường triều chuyện tra xét này cũng không quá cần thiết.
Nhưng hiện tại đúng là thời gian cần nhiều dân cư, nếu triệt để điều tra những người không có hộ khẩu, quả thật sẽ tạo ra hiệu quả phát triển tốt cho Giang Nam.
Đỗ Hà âm thầm tán thưởng:
- Ngụy Chinh không hổ là Ngụy Chinh, quả nhiên cao minh!
Lý Thế Dân cũng nhớ lại điểm này, vui vẻ nói:
- Như thế nào liên lại đem chuyện này quên mất...
Hắn nhìn về phía Hộ Bộ thượng thư, liền hạ lệnh:
- Lấy Giang Nam làm trước, tra rõ toàn bộ dân cư không hộ khẩu trong Đại Đường, đem những dân chúng còn trốn trong núi không hay biết tình hình thiên hạ biến hóa di dời xuống núi, nói cho bọn họ biết Dương Quảng đã bị trừ diệt, thiên hạ thái bình!
Trong mắt Lý Thế Dân lóe lên sắc thái thần bí, mỗi một điểm trong tấu chương của Đỗ Hà, mỗi một điều đều nằm ngoài dự đoán mọi người, làm cho người ta phải suy nghĩ sâu xa, hắn liền quyết định, vì tương lai Đại Đường, mỗi một điểm trong tấu chương đều phải cùng quần thần cẩn thận thương thảo nghiên cứu!
Đây cũng không phải vì chuyện Đỗ Hà có thể phục chúng hay không, mà là nghiên cứu, cùng kéo theo cả triều văn võ nghiên cứu tư tưởng hoàn toàn mới của Đỗ Hà trong việc phát triển Giang Nam.
- Về hàng hải, thần có một vấn đề muốn hỏi Tiểu Đỗ đại nhân.
Lý Thế Dân vừa thỏa hiệp, Binh bộ Thượng thư Lý Tích đột nhiên đứng ra.
Đỗ Hà nhìn qua thượng ti cũ, cười nói:
- Thượng Thư đại nhân, cứ nói thẳng......
Lý Tích trầm giọng nói:
- Nhớ lúc trước Hán Vũ Đế khai phát con đường tơ lụa, từng trải qua ngàn vạn gian khổ. Trên biển càng không thể so với đất liền, muốn thành công càng thêm khó khăn, tuy nhiên như lời Ngụy tể tướng nói, hàng hải giao thông tiện lợi, mặt biển bốn phương thông suốt, không có gì hiểm trở.
Nhưng cũng chính vì như thế mà không có dấu hiệu gì để nhận biết, trời cao biển rộng, mênh mông, thuyền viên đi xa sao đảm bảo không bị mất phương hướng? Việc đi lại giữa các quốc gia theo đường hàng hải ít nhất cũng cần hơn tháng. Lúc đi thuyền gặp sóng to gió lớn, như thế...... thì làm sao có thể nhận được chính xác hay không? Chẳng lẽ chỉ dựa vào la bàn ư? Lão thần cho rằng, vấn đề này nếu không giải quyết được thì mạo hiểm sẽ rất lớn......
Lý Tích với tư cách một vị danh tướng, rất mẫn cảm với địa hình phương hướng, lập tức ý thức được vấn đề mấu chốt.
Lý Tích nói vậy khiến Lý Thế Dân nhướng mày, các danh thần Ngụy Chinh, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Trư Toại cũng lần lượt phát hiện vấn đề nghiêm trọng, lâm vào trầm tư. Nếu không giải quyết được vấn đề dẫn đường thì hàng hải không thể chấp hành. Bọn họ đều là lương thần có thực học, gặp vấn đề cũng không phủ nhận quyết sách mà đang suy nghĩ như thế nào giải quyết.
Bất luận quyết sách trọng yếu nào đều không thể tránh khỏi sơ sót, chỉ có thể giải quyết tốt, nếu không thể nào xử lý thì coi như thất bại.
Đỗ Hà sớm cân nhắc vấn đề này, với tư cách là một lão sư lịch sử, say mê thời đại hàng hải nên hắn có hiểu biết nhất định về lịch sử hàng hải. Hàng hải Châu Âu sở dĩ phát triển là vì tiếp nhận phát minh la bàn của Minh triều, từ đó dẫn đến sự bùng nổ giao thương trên biển. Theo sử sách, công cụ chỉ hướng chính thức phát triển là từ Tống, Nguyên, Minh. Tống triều bắt đầu sử dụng la bàn, Nguyên triều bởi vì thổ địa phạm vi rộng lớn, nghành hàng hải phát triển nên cải tiến một bước kim chỉ nam. Còn vào Minh triều thì ngành hàng hải Trung Quốc đạt tới đỉnh cao của thế giới, xuất hiện sự kiện nổi danh Trịnh Hòa hạ Tây Dương, chính thức phát minh ra la bàn hàng hải.
Điểm này Đường triều có vẻ chưa đủ, bởi vì trước kia chưa hề tồn tại khái niệm hàng hải. Dụng cụ chỉ hướng dù vẫn là la bàn nhưng còn khá thô sơ, hiệu quả chưa thấy rõ.
La bàn tuy là phát minh vĩ đại nhưng dù sao ở buổi ban đầu còn rất nhiều thiếu sót, chưa thể dùng cho hàng hải.
Đỗ Hà lúc này nghe Lý Tích vạch ra điểm mấu chốt, mỉm cười nói:
- Điểm này tiểu tử đã cân nhắc, hơn nữa đã bắt đầu nghiên cứu, căn cứ vào nguyên lý la bàn sẽ cải tiến ra một kim la bàn chính xác gấp trăm lần, có thể dùng cho hàng hải...... Tại đây có thể cho chư vị đại thần xem một món đồ chơi nhỏ, coi như tiền thân của kim la bàn......
Hắn lấy từ trong tay áo ra một nửa bán cầu làm từ lưu ly, bên trong treo một kim từ, một đầu lam một đầu hồng, phân biệt chỉ hướng nam bắc, đúng là kim chỉ nam tinh xảo.
Cũng vừa may, Đỗ Hà trước khi xuyên việt là giáo sư lịch sử, đã từng đã dạy lịch sử ở trường cấp hai, dĩ nhiên có dạy qua bốn phát minh vĩ đại thời cổ đại của Trung Quốc nên có làm ra một cái kim chỉ nam tinh giản để dạy.
Trong lịch sử, nhà cải cách và khoa học trứ danh Thẩm Quát dưới triều Nam Tống có ghi lại bốn cách chế tác la bàn trong tác phẩm "Mộng khê bút đàm", theo thứ tự là Thủy Phù pháp, Oản Thần Toàn Định pháp, Chỉ Giáp Toàn Định pháp, Lũ Huyền pháp.
Thủy Phù pháp là đem kim la bàn xuyên vào mấy cây cỏ bấc nổi trên mặt nước, có thể chỉ thị phương hướng. Oản Thần Toàn Định pháp, Chỉ Giáp Toàn Định pháp là đem kim la bàn đặt tại miệng chén ăn cơm và móng tay để chỉ thị phương hướng. Về phần Lũ Huyền pháp là trong kim la bàn bôi một ít sáp, dính một sợi tơ tằm treo ở một chỗ không có gió để chỉ thị phương hướng. Trong sách khi so sánh bốn cách này đặc biệt chỉ ra, khuyết điểm lớn nhất của Thủy Phù pháp là dễ bị ảnh hưởng bởi mặt nước dao động dẫn đến sai kết quả đo đạc. Oản Thần Toàn Định pháp cùng Chỉ Giáp Toàn Định pháp bởi vì lực ma sát nhỏ, chuyển động rất linh hoạt, nhưng dễ dàng rơi xuống, Lũ Huyền pháp là phương pháp ổn thỏa nhất.
Đừng nhìn mấy phương pháp đơn giản, nhưng lại ngưng tụ trí tuệ cổ nhân, dù là thủy châm và tảo châm đời sau cũng dựa theo nguyên lý này để chế tạo.
Kim chỉ nam trong tay Đỗ Hà chính là Lũ Huyền pháp, dùng sáp cùng tơ tằm treo trên bầu trời trong hòn bi, tuy cấu tạo đơn giản nhưng so với la bàn lại chính xác hơn không ít.
Lĩnh thái giám đem kim chỉ nam trong tay Đỗ Hà đưa cho Lý Thế Dân, mặc hắn vuốt vuốt như thế nào thì kim chỉ hướng nam bắc vẫn không thay đổi.
- Thật sự là xảo đoạt thiên công......
Lý Thế Dân không thể tưởng được đồ chơi xinh xắn như thế lại tinh diệu hơn la bàn truyền lưu ngàn năm.
Đỗ Hà nói tiếp:
- Đây chỉ là đồ chơi nhỏ mà thôi, kim la bàn chính thức còn phải tinh vi và chính xác hơn rất nhiều.
Đỗ Hà cũng không nhớ được trình tự chi tiết nhưng cũng may có ấn tượng đại khái, lại có nguyên lý kim chỉ nam làm nền tảng, tuy sản phẩm làm ra chưa được tinh tế nhưng đủ để dùng cho hàng hải.
Tấu chương của Đỗ Hà tổng cộng mười mục lớn, hai mươi mục nhỏ, mỗi một mục đều phù hợp với thực tế khai phát Giang Nam, Lý Thế Dân tại mỗi hạng mục đều hỏi qua.
Cơ hồ mỗi một điểm đều được Đỗ Hà giải thích hợp lý, mặc dù cũng có vài điểm chưa thỏa mãn nhưng các công thần như Ngụy Chinh, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Chử Toại Lương đều nghĩ ra biện pháp giải quyết tốt.
Cho tới nay, Đỗ Hà ở trong triều vẫn không thể nào đắc nhân tâm, mấu chốt là vì tuổi hắn quá trẻ, căn cơ cũng quá nông. Quân công của hắn quả thực vang dội nhưng trong mắt văn thần thì dù có cao đến mấy cũng không thể lọt vào mắt. Cho nên trong mắt vài đại thần, sở dĩ Đỗ Hà có thể nhúng tay chính vụ là bởi vì Lý Thế Dân thiên vị. Lúc trước Đỗ Hà đưa ra phương án thống trị Giang Nam, khai phát con đường tơ lụa trên biển quả thật làm cho một số văn thần kính trọng vài phần nhưng bọn họ đều là thứ quật cường, không thể nào dễ dàng thừa nhận năng lực của Đỗ Hà, huống chi đề nghị lúc trước chỉ là một sườn đại cương, không có ý nghĩa thực tiễn, không cách nào làm cho nhân tâm phục khẩu phục.
Trong mười hạng mục lớn, hai mươi hạng mục nhỏ trong tấu chương của hắn hôm nay đều là chữ chữ châu ngọc, khiến người không thể không phục.
Ưu thế lớn nhất của Sơ Đường là văn võ toàn triều không ai là kém cỏi, bọn họ dù có lẽ có chút tiểu nhân, có lẽ có chút ít tâm thuật bất chánh nhưng đều có năng lực, có bản lĩnh, hơn nữa đều là lương thần tâm hướng Đại Đường.
Vì tương lai Đại Đường, mỗi người bọn họ đều không tiếc sở học bổ cứu cho tấu chương Đỗ Hà càng thêm hoàn mỹ.
Lý Thế Dân thu về tấu chương, bọn họ vừa mới thảo luận vấn đề phòng hộ lũ lụt trong hai mươi hạng mục nhỏ.
Tài nguyên nước Giang Nam cực kỳ phong phú, cơ hồ không gặp thiên tai, cần chú ý chính là lũ lụt.
Hoàng Hà, Trường Giang là hai sông lớn của Trung Quốc, vẫn nói Hoàng Hà là sông mẹ, Trường Giang có thể xem như mẹ kế, tuy tác dụng kém Hoàng Hà nhưng lại thường xuyên phát sinh lũ lụt.
Hôm nay Giang Nam còn chưa khai phát, hoàn cảnh sinh thái hai bờ Trường Giang còn chưa bị phá hủy nên Đỗ Hà trong tấu chương đưa ra ý kiến đề phòng. Khai phát Giang Nam có thể, nhưng tuyệt đối không thể khai phát vô độ lung tung, nhất là không thể phá hư thảm thực vật và hoàn cảnh sinh thái hai bên bờ Trường Giang.
Đối với sự tán thành của văn võ toàn triều, Lý Thế Dân cảm khái nói:
- Hơn mười hạng mục lớn, hai mươi hạng mục nhỏ trong tấu chương của Tiểu Đỗ ái khanh đều là châu ngọc, chắc chắn sẽ khai phát thành công Giang Nam. Trẫm ân chuẩn hết thảy, ngoài ra thăng nhiệm Tiểu Đỗ ái khanh làm Hữu Thượng thư tỉnh Ti Lang trung, hiệp trợ Thượng thư tỉnh xử lý hết thảy về chuyện khai phát Giang Nam.
Lý Thế Dân lần này thăng quan cho Đỗ Hà, cả triều văn võ không ai dị nghị.
- Bãi triều!
Vì đại sự khai phát Giang Nam, trong lúc vô tình bọn họ đã thương nghị suốt năm canh giờ, quá cả giờ cơm trưa, lúc còn thương nghị thì không sao, lúc này mới phát hiện bụng đang sôi réo.
Chư thần thối lui, Đỗ Hà cơ hồ nói năm canh giờ, miệng đắng lưỡi khô, bụng cũng bắt đầu kêu lên, đang định vào thiên điện uống trà, ăn bánh ngọt nhưng Lý Thế Dân lại sai thái giám bên cạnh bảo hắn vào phòng ăn.
Đỗ Hà biết có ăn ngon, vội vàng đi theo.
Lý Thế Dân đã ngồi ở trong phòng, trước mặt là bát đũa để sẵn, thấy Đỗ Hà thì bảo hắn ngồi xuống.
Đỗ Hà cũng không khách khí, vừa uống rượu vừa ăn thịt nướng, ai cũng không nói chuyện.
Hơi chút đầy bụng, Lý Thế Dân giả bộ hỏi:
- Hiền tế, ngươi nói lãnh thổ của Alexander Đại Đế gấp ba Đại Đường?
Đỗ Hà nghe vậy cười thầm, trong lòng sớm đã ngờ tới Lý Thế Dân sẽ hỏi như vậy: Ăn ngay nói thật, căn bản không có.
Alexander Đại Đế tuy lợi hại, lãnh thổ kéo dài qua Đông Nam Âu, Tây Á, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, nhưng lãnh địa trên thực tế vẫn chưa bằng lãnh thổ Đại Đường thời Cao Tông, nói gì gấp ba Đại Đường.
Sở dĩ hắn nói như vậy vì hiểu rất rõ Lý Thế Dân. Lý Thế Dân là một người hoàn mỹ, biểu hiện bên ngoài rất khiêm tốn, nhưng trên thực tế tự kỷ vô cùng, hắn muốn đứng đầu thế giới, mục tiêu là vượt qua Tần hoàng Hán Vũ. Với xu thế phát triển hiện giờ của Đại Đường thì ngày vượt qua Tần hoàng Hán Vũ cũng không xa, một số lĩnh vực thậm chí còn vượt xa Tần hoàng Hán Vũ. Người như vậy sợ nhất là không có mục tiêu, nhất là một Hoàng Đế không có mục tiêu, còn lại chỉ có hưởng lạc.
Đỗ Hà bịa ra một nhân vật truyền kỳ chính là muốn nói cho Lý Thế Dân ngươi còn kém xa lắm.
Lý Thế Dân quả nhiên trúng chiêu, mục tiêu đã không còn là Tần hoàng Hán Vũ mà là Alexander có lãnh thổ gấp ba Đại Đường!
← Hồi 398 | Hồi 400 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác