← Hồi 320 | Hồi 322 → |
Đỗ Hà nghe Từ Tuệ nói xong, đáy lòng cũng có chút lâng lâng, đây là chỗ lợi lớn nhất của xuyên việt, đối mặt với một số oa nhi còn chưa xuất thế, bản quyền căn bản không phải vấn đề, tin tưởng mấy chục năm sau thi tiên Lý Bạch sinh ra, không chừng còn phải học [hiệp khách hành] của mình để thành tài!
Chỉ là không thể tưởng được Từ Tuệ sùng bái mình như thế, dù ngay cả Đỗ Hà đối với nàng không hề có cảm giác gì nhưng chỉ riêng việc được mỹ nữ sùng bái cũng là một chuyện đáng giá cao hứng, huống chi còn là mỹ nữ đỉnh cấp. Vũ Mị Nương nghe Từ Tuệ nói xong cũng líu lưỡi.
Vào buổi trưa, vì tránh cho Vân Trác dây dưa, nàng đi tới gian phòng của Từ Tuệ để tâm tình. Hai tài nữ ở cùng một chỗ, trong lời nói khó tránh khỏi liên quan đến một ít kiến giải thi văn.
Từ Tuệ tỏ vẻ ưa thích thơ của Đào Uyên Minh, cho rằng thơ của Đào Uyên Minh chân thành tha thiết, mộc mạc tự nhiên, thật là thiên hạ nhất tuyệt.
Vũ Mị Nương lại ủng hộ Đỗ Hà, nói:
- Ta lại càng ưa thích Đỗ Hà, hắn năm nay chưa đầy hai mươi nhưng mấy câu 'Triệu khách man hồ anh, ngô câu sương tuyết minh. Ngân yên chiếu bạch mã, táp đạp như lưu tinh. Thập bước sát nhất nhân, thiên lý bất lưu hành. Sự liễu phất y khứ, thâm tàng thân dữ danh. ' Thật có khí phách, mấy câu 'Tửu bất túy nhân nhân tự túy...... Túy ngọa trác đầu quân mạc tiếu, kỷ nhân năng giải tửu thâm vị?' tiêu sái không bị trói buộc, lại có 'Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong, họa lâu tây bạn quế đường đông. Thân vô thải phượng nhất khởi phi dực, tâm hữu linh tê nhất điểm thông' lãng mạn, còn có 'Tương kiến thì nan biệt diệc nan, đông phong vô lực bách hoa tàn. Xuân tàm đáo tử ti phương tẫn, chá cự thành hôi lệ thủy kiền' bi thương, thống khổ, cùng với tình cảm sâu sắc.
Vũ Mị Nương vốn si mê Đỗ Hà nên hiểu rõ hắn hơn cả bản thân, nói đến thao thao bất tuyệt khiến cho Từ Tuệ sững sờ.
Danh khí Đỗ Hà sớm đã truyền đến Giang Nam, chỉ là văn thơ nếu không ra thi tập thì rất khó truyền ra.
Đỗ Hà làm thơ không ít nhưng chưa từng có ý làm thi tập, ở Quan Trung, Trung Nguyên đều có thể nghe được thơ hắn nhưng Giang Nam lại không có, cá biệt có cũng chỉ là những danh ngôn nên danh khí cũng không phải rất lớn.
Từ Tuệ cũng là một tài nữ, từ mấy câu thơ mà Vũ Mị Nương đọc lên đã cảm nhận được ảo diệu trong đó, tinh thần đại chấn, vội vàng thỉnh giáo Vũ Mị Nương.
Vũ Mị Nương vì muốn đề cao Đỗ Hà, cũng không nghĩ nhiều, trực tiếp viết ra [Túy tửu ca], [Tán tửu ca], [Hiệp khách hành] cùng với [Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong] đưa cho Từ Tuệ.
Từ Tuệ đọc qua từng bài, thơ của Đỗ Hà đều danh thi truyền lưu ngàn năm, chỉ cần đọc qua là say mê, sau khi nàng đọc xong nhất thời mê mẩn, thở dài nói:
- Kiếp này nếu có thể may mắn có thể gặp được Đỗ tiên sinh nói chuyện coi như là đủ.
Vũ Mị Nương lúc ấy vẫn còn cười thầm:
- Đỗ đại ca ở trên thuyền, chỉ là các ngươi có mắt không tròng mà thôi.
Nhưng bây giờ Vũ Mị Nương lại hối hận, vốn chỉ muốn cho Từ Tuệ biết năng lực của người trong lòng mình, căn bản không thể tưởng được Từ Tuệ đã sớm biết Đỗ Hà, hơn nữa giữa hai người còn xảy ra một ít chuyện "bí mật", càng thêm ảo não:
- Từ gia đại tiểu thư sùng bái Đỗ đại ca như thế, vạn nhất để nàng biết Đỗ đại ca là Đỗ Tường vậy chẳng phải tăng thêm một đối thủ sao?
Nàng phiền muộn nghĩ đến, trong lúc vô tình lại liếc Đỗ Hà, thấy vẻ mặt hắn được tâng bốc đang lâng lâng, rầu rĩ thầm nói:
- Sớm biết như vậy đã không chép thơ cho nàng, hiện giờ hối hận cũng đã muộn.
Thấy Từ Tuệ tôn sùng Đỗ Hà như thế, nguyên một đám văn nhân nhã sĩ trên boong đều cảm thấy thất vọng, biểu lộ sự ghen ghét với Đỗ Hà ở Trường An, càng có có người nói:
- Đỗ tướng quân có tài lãnh binh là không giả, về phần làm thơ, chỉ sợ là phố phường đồn đãi, không đủ để tin? Với cái nhìn của ta thì Đỗ tướng quân chưa hẳn vượt Vân huynh!
Người nói chuyện là hậu nhân của Tam quốc Đông Ngô Cố Ung tên Cố Chi Minh. Dáng người hắn ẽo ợt, vẻ mặt xanh tái, cặp mắt lộ vẻ đố kỵ, hiển nhiên thấy Từ Tuệ sùng bái Đỗ Hà như thế nên cảm thấy bất mãn. Hắn gia nhập Lộc Minh Thi Xã là muốn ôm được giai nhân, lại thấy giai nhân ca ngợi nam nhân khác thì trong lòng dĩ nhiên không thoải mái.
Những người khác bên cạnh không biết chuyện cũng lên tiếng phụ họa.
Chỉ có một người im lặng không nói.
Đề tài này liên quan tới bản thân Vân Trác nhưng hắn lại không trả lời.
Đỗ Hà nhìn hắn, cảm thấy phản ứng như vậy có chút không hợp, chẳng lẽ hắn biết là thơ của mình?
Từ Tuệ nghe chúng nhân đầu tiên cũng sinh ra nghi vấn với Đỗ Hà như mình thì liền mỉm cười đọc ra hai bài [Hiệp khách hành] và [Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong].
Xung quanh im ắng!
Người có thể tham gia hội thi thơ này hoặc nhiều hoặc ít đều có bản lĩnh văn học nhất định, sao có thể không biết được ý cảnh trong hai bài thơ.
Từ Tuệ khẽ cười nói:
- Tiểu muội trước kia cũng như các ngươi, đều cho rằng Đỗ Hà hư danh nói chơi, nhưng nghe Vũ cô nương đọc mấy câu thơ của Đỗ tướng quân mới biết, thế giới to lớn, chúng ta ở Giang Nam thật sự như ếch ngồi đáy giếng!
Câu này của nàng nói với một đám văn nhân kiêu ngạo thật khó nghe, không ít người muốn lên tiếng phản bác nhưng lại không biết mở miệng thế nào. Bọn họ thật sự vô lực làm ra thơ hay hơn Đỗ Hà.
Cố Chi Minh hừ nói:
- Ta cũng biết qua Đỗ Hà, có chút tài hoa nhưng bản thân không triển vọng, sỉ nhục văn hóa. Theo ta được biết, Đỗ Hà thích làm chút chuyện kỳ kỹ dâm xảo, nhìn như hữu dụng, kỳ thực đi lầm đường. Thánh Nhân nói 'Thụ chi dĩ lý, tắc vô sở bất năng dụng; Thụ chi dĩ nhạc, tắc vô sở bất năng hưng. ' Người đọc sách thánh hiền đem sở học để trị quốc an bang bình thiên hạ, còn Đỗ Hà lại ưa thích thuật kỳ kỹ dâm xảo, khác gì tiểu thương sai dịch?
Hắn nói lời này khiến không ít người cúi đầu, cũng có chút người cao giọng tán thưởng. Từ Tuệ cũng không thấy lộ ra biểu tình suy nghĩ sâu xa, Đỗ Hà ở một bên nghe nhưng trong lòng tràn đầy cảm giác quái dị, không thể tưởng được ở ngoài ngàn dặm lại có một đám người vì một chút công nghệ cao của mình mà tranh luận không ngớt.
Vũ Mị Nương nhất thời đỏ bừng mặt, thời đại này vốn là "Vạn bàn giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao" đã thành tư tưởng thâm căn cố đế, thượng trí hạ ngu là đạo lý thiên kinh địa nghĩa. Nhưng nàng há có thể cho phép nhẫn Cố Chi Minh đem người trong lòng của mình nói thành người buôn bán nhỏ liền nói ngay:
- Ngươi coi là gì, nói ra mấy câu coi rẻ thánh nhân! Chẳng phải Phục Hy tạo cầm sắt, Nữ Oa làm sanh hoàng, kỳ kỹ dâm xảo, nếu là vô dụng thì những thánh nhân như Phục Hy, Nữ Oa, Hoàng Đế, Thuấn, Vũ đều là vậy? Này không có kỳ kỹ âm xảo thì người quân tử ngoài kinh điển còn có cỡi ngựa bắn cung, thiên văn số học...không chỗ nào không thông, sao lại là tiểu thương? Trong mắt của ngươi chẳng phải tiên hiền thánh nhân như Phục Hy, Nữ Oa, Hoàng Đế, Thuấn, Vũ cũng là người buôn bán nhỏ?
Những lời này của Vũ Mị Nương quả thực là lợi hại, chữ chữ sắc bén, chỉ thiếu chỉ mặt Cố Chi Minh mắng chửi.
Cố Chi Minh tức giận đến sắc mặt lúc xanh lúc trắng, không phản bác được.
Đỗ Hà thấy Vũ Mị Nương lên tiếng cho mình cũng không im lặng:
- Mở miệng một tiếng Thánh Nhân, chẳng phải Thánh Nhân nói 'Dân không cao thấp sang hèn, đều có sở dụng. ' vô luận là quan lớn quyền quý hay là người buôn bán nhỏ đều có chỗ sở trường. Nếu không có người buôn bán nhỏ, ta hỏi các vị, các ngươi mua đồ dùng sinh hoạt ở đâu? Giang Nam không sản xuất sắt, chẳng lẽ muốn công tượng làm một cái cuốc lại chạy đến phương bắc mua sắt sao? Giang Nam không thừa thãi gia súc, nếu không có người buôn bán nhỏ, dân chúng mua dê bò ở đâu, không có dê bò thì sao trồng trọt, các ngươi ăn cái gì? Còn có kỳ kỹ dâm xảo, thế gian có cái gì không liên quan đến kỳ kỹ dâm xảo. Y phục các ngươi mặc trên người là kỳ kỹ dâm xảo, các ngươi dùng giấy là kỳ kỹ dâm xảo, các ngươi dùng được văn chương cũng là kỳ kỹ dâm xảo, nói rất hay 'Kỳ kỹ dâm xảo là đi sai đường', nếu là vậy thì sao các ngươi phải mày dạn mặt dày sử dụng, vì cái gì không thiêu hủy tất cả sách vở, cởi tất cả quần áo. Nếu là kỳ kỹ dâm xảo, vậy thì có người bắt buộc các ngươi dùng hay không, càng không có người cầu lấy các ngươi dùng. Nói khó nghe, như vậy chẳng khác làm kỹ nữ còn treo biển trinh tiết.
Tuy Đỗ Hà đã sáp nhập vào Đại Đường, đã đã trở thành một con dân Đại Đường nhưng một số lời thô tục vẫn không thể nào đổi được, nhất là vào thời điểm giảng đạo lý càng không tự chủ được tổn hại đối phương hai câu.
Cả đám tài tử xôn xao, cổ nhân coi trọng nhất lễ phép, người ngang nhiên chửi mắng như Đỗ Hà cũng ít khi thấy, nhưng bọn hắn lại loáng thoáng cảm thấy, dù Đỗ Hà nói thô tục nhưng có chút đạo lý.
Cố Chi Minh càng vừa tức vừa giận, chỉ vào Đỗ Hà nói:
- Ngươi, sao ngươi mắng chửi người?
Đỗ Hà bĩu môi nói:
- Sao ta mắng chửi người, ta nói rất đúng sự thật. Rõ ràng không có ly khai sách vở, quần áo, nhưng lại dối trá mở miệng một tiếng nói những vật này là kỳ kỹ dâm xảo, cái này có khác kỹ nữ treo biển trinh tiết. Ngươi có bản lĩnh vậy cởi y phục ra, từ nay về sau không dùng vật do kỳ kỹ dâm xảo tạo ra, ta sẽ phục ngươi!
Hắn thấy trên mặt Cố Chi Minh lúc đỏ lúc trắng, trong lòng không khỏi cực kỳ thoải mái, tự đắc cười cười:
- Ta là người thô kệch nhanh mồm nhanh miệng, có chỗ đắc tội xin bỏ qua!
Những người khác cũng biết Đỗ Hà nói không sai nhưng nhất thời lại khó có thể tiếp nhận loại thái độ này, nói không ra lời.
Vũ Mị Nương lại vui vẻ ngắm Đỗ Hà, tình yêu nữ tử vốn mù quáng, tuy Đỗ Hà nói bất nhã, nhưng nàng nghe ra chữ chữ châu ngọc.
Từ Tuệ cũng bị Đỗ Hà thuyết phục, thần sắc không còn ngơ ngác, thấy không khí như vậy có chút xấu hổ cười nói:
- Đỗ công tử nghiêm trọng rồi, chỉ là tùy tiện nói chơi thôi, tin tưởng không có người sẽ để ý. Nếu mọi người đã đến đông đủ, ta thấy hội thi thơ có thể chính thức bắt đầu rồi!
← Hồi 320 | Hồi 322 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác