Vay nóng Tinvay

Truyện:Đường Chuyên - Hồi 1301

Đường Chuyên
Trọn bộ 1385 hồi
Hồi 1301: Hậu diễn thuyết
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1385)

Siêu sale Shopee

Kịch biến mà Trường Tôn Vô Kỵ lo lắng không xảy ra, cả Đại Đường sóng yên biển lặng, lời hoàng đế nói ở thư viện được soạn thành sách, phát khắp thiên hạ, như hoàng đế đã nói, không chuyện gì không thể nói.

Chỉ có người tự tin cực điểm mới nói ra lời như thế, ông ta cực kỳ hi vọng người ta sẽ nghị luận, chỉ trích hoàng đế giết huynh, giết đệ, giam cha.

Nhưng ông ta thất vọng rồi, mọi người bàn tán nhiều nhất là đề tài lý tưởng, vấn đề đất đai, con cháu đời sau cùng vị trí của mình trong thời thịnh thế. Bản thảo của thư viện xuống địa phương, những xưởng in tự động bỏ qua đoạn liên quan tới sự biến Huyền Vũ Môn.

Cũng có kẻ cố ý đem những mặt u ám kia truyền bá đi, nhưng hắn vừa mở miệng, bị người xung quanh khinh bỉ nói:

- Câm mồm, che dấu cho quân phụ một chút không được à? Ngươi tưởng bọn ta không biết sao? Chỉ có mình ngươi là thông minh chắc.

Lời đồn đại chưa nổi lên đã bị vô số nước bọt nhấn chìm, khi bách tính tự phát che dấu chuyện xấu cho hoàng đế, chuyện xấu đó sẽ thành vinh quang vô thượng của đế vương.

- Ta mặc kệ bệ hạ làm chuyện xấu gì, ta chỉ biết thịnh thể tới rồi, thịnh thế mà bao người chết cầu cũng không được, kho lương nhà ta chật kín, trong tủ có bạc, lão bà vừa sinh con! Mẹ nó, kiếm thêm ít tiền để lại cho con còn hơn đi nói xấu bệ hạ...

Lý Nhị mặc thanh sam nghe thấy những lời như thế này cười không khép miệng lại được, giờ thì thực sự yên tâm rồi, dù u linh của Kiến Thành, Nguyên Cát có lượn lờ trong hoang cung thì cũng chỉ là hai oán niệm hư vô thôi.

Vân Diệp tức tới toàn thân run rẩy, rất muốn úp cái bát bánh bột trong tay vào mặt tên chủ hiệu chó má, hắn xưng tụng Vân gia còn không quên đá đều Vân gia, cái gì mà Vân gia toàn kẻ ngớ ngẩn.

Lão tử hay dở gì cũng có danh xưng chiến thần, một bài (binh xa hành) của Vân Thọ đầy căm ghét với chiến tranh, suy nghĩ kiến thiết hậu chiến, từ phương diện mà nói cũng có giá trị thẩm mỹ và nhân văn sâu sắc.

Xe rầm rầm,

Ngựa hí râng,

Người đi cung tên đeo bên lưng.

Cha mẹ, vợ con chạy theo tiễn,

Bụi mù chẳng thấy cầu Hàm Dương.

Níu áo giậm chân, chặn đường khóc,

Tiếng khóc xông lên thẳng chín tầng.

Khách qua đường thấy, hỏi người đi,

Người rằng: "Bắt đi những mấy kỳ.

Lấy từ mười lăm giữ Hoàng Hà,

Cho đến bốn mươi ra khẩn điền.

Lúc đi ông lý quấn chỏm cho,

Trở về đầu bạc lại đi liền.

Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ,

Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ.

Binh Xa Hành- Đỗ Phủ-thivien.

Lý Nhị đọc xong bài thơ, quay đầu nói với Vân Diệp:

- Không thảm tới mức đó chứ, ngươi là người cầm quân đánh trận, Thọ Nhi cũng không phải là chưa thấy binh sự, sao lại viết ra bài thơ này.

- Nhất là " Há chẳng nghe: nhà Hán Sơn Đông hai trăm châu, ngàn thôn muôn xóm ùn gai cỏ. Ví có đàn bà khoẻ cuốc cày, Huống nữa quân Tần quen khổ chiến, khác chi gà chó bị lùa đi, thương tình, dù ông hỏi, nỗi hờn đâu dám nói" mấy câu này làm lòng trẫm chua xót, Sơn Đông đã gần mười năm rồi không có chiến sự, đâu ra ngàn thôn muôn xóm ùn gai cỏ? Vì làm thơ mà nói sai sự thật, người ta nói Vân gia toàn kẻ ngớ ngẩn có gì sai?

Lý Nhị khinh bỉ nhìn Vân Diệp, tiếp tục nghe chủ hiệu bánh ca ngợi mình, hạ thấp Vân gia, long nhan hớn hở suốt cả ngày.

- Không phải thế, nương nương nói, đánh trận dù sao cũng không tốt, chẳng may mà thua thì phải đánh tiếp, tới khi đó không biết thiên hạ sẽ ra sao. Sau đó Tiểu Thọ ngâm bài thơ này, nương nương còn khen hay, tình cảnh giao hòa, hơn mấy bài thơ trang điểm phú quý của thần, thơ như thế phải để tất cả mọi người biết, lấy làm cảnh báo.

Lý Nhị gật gù:

- Thế thì đúng, có câu nước tuy lớn nhưng hiếu chiến tất vong. Có điều từ khi Đại Đường quật khởi thì xem ra câu này không hợp thời nữa.

Lý Nhị nếm thử mật ngọt cường đạo, nói với ông ta cũng vô ích. Lúc này chủ quán đã chuyên tâm buôn bán, không ca ngợi hoàng đế nữa, Lý Nhị hơi thất vọng, đặt nửa bát bánh xuống, tiếp tục cùng Vân Diệp và Lý Thái du ngoạn chợ Ngọc Sơn.

Cứ đông người thì sẽ có chợ thôi, nhất là Ngọc Sơn hiện giờ ở đâu cũng có người.

Trên đường đi Lý Thái không nói một lời, nguyên nhân là do hắn nói với phụ thân đừng phái Hi Mạt Đế Á đi về phía nam, kết quả bị Lý Nhị mắng một trận, tới giờ vẫn rầu rĩ.

Lý Nhị vẫn vài phần xem trọng đứa con béo này của mình, bực mình giải thích:

- Nhi tử Lý Huy của ngươi tướng mạo kỳ dị, trong triều có lời chỉ trích, cho nên vương thế tử của ngươi chỉ có thể là Lý Hân. Lý Huy sau này muốn sống tự tại, thì phải có công tích, giờ nó còn nhỏ, cho nên thể diện do cha mẹ kiếm cho nó, Hi Mạt Đế Á nhắm vào mục tiêu này, cha mẹ hi sinh cho con cái là thiên kinh địa nghĩa. Ngươi nghĩ Hi Mạt Đế Á dùng lý do gì thuyết phục được trẫm, một người mẹ suy nghĩ cho con là người mẹ tốt, trẫm không có bất kỳ lý do gì ngăn cản nàng đi Ai Cập, thuận tiện về cố hương có gì không tốt, mộ người thân của nàng đoán chừng đã bị gió cát vùi lấp, ngươi làm người không thể ích kỷ như thế.

Lý Thái thương cảm thở dài, vẫn không n ói gì, ai cũng nhìn ra hắn đã đồng ý cho Hi Mạt Đế Á đi Ai Cập.

- Khi nào thì ngươi lên đường? Ba tháng nữa gió mùa nổi lên rồi, sóng biển sẽ lặng, không trì hoãn được nữa, nếu đã hạ quyết tâm thì làm đi, đừng cố kỵ, ngươi đã nói, chúng ta đều đang ném đá qua sông.

Vì không có tiền lệ, nên chuyện gì cũng cần mày mò, ném đá quá sông thực ra là chuyện cực kỳ đáng sợ, đôi khi nhầm đường, đôi khi sụt hố gặp phải thảm họa.

Khi Vân Diệp tới Hán Thủy, ngồi thuyền nam hạ nhìn thấy một bóng người quen thuộc, bị cho vào xe tù, đang chuẩn bị đưa lên một chiếc thuyền đi phương nam xa xôi, theo sau là một đội ngũ già trẻ, thảm vô cùng.

Vân Diệp xuống thuyền, đi tới bên xe tù, nhìn Vương Huyền Sách râu tóc cáu bẩn:

- Ngươi đi tới đâu?

- Giao Châu!

- Tội của ngươi không phải đày tới Giao Châu là có thể rửa sạch, giờ ngươi bị trưng dụng nhập ngũ, thành tử sĩ, theo ta đi Nhạc Châu, sau đó tới hạm đội thám hiểm phương nam, nếu còn sống trở về sẽ được rửa hết tội. Vì ngươi trưng quân nên người nhà sẽ được thả, trừ khi ngươi nửa đường bỏ chạy, nếu không họ sẽ được sống yên ổn.

Vân Diệp nói vỗ cùng nghiêm khắc, lấy văn thư từ tay quan viên áp giải, ký tên đóng dấu của mình, bảo họ vệ binh bộ bàn giao.

Đó là cái lợi của binh bộ thượng thư, mà trong luật cũng ghi rõ, làm tử sĩ có thể chuộc tội, mà người nào được thành tử sĩ thì trong một ý niệm của Vân Diệp.

- Tiên sinh.

Trong tròng mắt khô cạn của Vương Huyền Sách trào ra nước mắt, Lý Trì thất bại, hắn bị quan viên hình bộ áp giải từ Nam Chiếu về kinh sư, vốn là chết chắc, nhưng hoàng hậu một lòng giữ mạng cho Lý Trì nên họ cũng được sống, tuy tội giảm một bậc, song hình bộ không định buông tha, lần này nói là đầy đi Giao Châu, kỳ thực là biến tướng muốn giết cả nhà họ.

Quan viên mở xe tù, Vương Huyền Sách quỳ xuống đất ôm chân Vân Diệp khóc lớn, có hổ thẹn, cũng có ủy khuất không nói lên lời.

- Ngươi vốn là sự kiêu ngạo của thư viện, sau lại thành sỉ nhục của thư viện, tới nơi khó khăn nhất rèn luyện tâm trí, tuyên cáo với thế nhân, thư viện không dạy ra kẻ âm mưu dã tâm lang sói, hãy dùng trí tuệ ngươi vào chỗ nên dùng, ngươi mới có ba hai tuổi, còn có cơ hội làm lại.

Vương Huyền Sách chỉ biết ôm đùi Vân Diệp khóc, tuy không ngừng gật đầu, nhưng thực ra đã ở bên bờ sụp đổ. Vân Diệp sai người đưa cả nhà hắn vào khoang thuyền, tới Nhạc Châu sẽ tìm cho họ chỗ an thân.

HẾT!

__________________


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-1385)


<