Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Ác Hán - Hồi 211

Ác Hán
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 211: Tiểu ôn hầu
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Điển Mãn đang cùng một viên tiểu tướng đánh nhau, tiểu tướng đó tuổi chừng mười tám mười chính, dung mạo cùng kỳ anh tuấn oai dũng, người mặc trang phục Tiên Ti, hông đeo đai sư tử, tay cầm một cây Phương thiên hoa kích, cưỡi một con ngựa thẫm màu, đánh ngang ngửa với Điển Mã,

Hai bên đấu trường, một phía là Đổng Thiết, Man Ngưu trừ 10 Kỹ kích sĩ còn có 20 hộ vệ lược trận. Bên kia có chừng 100 kỵ sĩ, giáp đen, trang phục khá giống Cự ma sĩ, nhưng người hiểu biết nhìn một cái là biết ngay đồ mô phỏng.

Điển Mãn võ nghệ không tồi, hơn nữa sức mạnh không kém, đôi thanh đồng chùy tung bay, mà đánh không thắng nổi tiểu tướng kia.

Đổng Tiết mặt đỏ bừng bừng, đứng trong trận hò hét:

- A Mãn, đánh chết hắn, đừng tha cho cái thằng phóng đãng đó.

Ngưu Cương hoảng sợ giữ chặt cương Đổng Tiết, cẩn thận bảo vệ không để nàng quá khích xông tới.

Khi Đổng Phi tới thì tiểu tướng kia đang dùng một chiêu gạt, đại kích biến hóa thành từng đạo hàn quang lạnh lẽo, từ phía dưới hất chéo lên, quỷ dị vô cùng. Chiêu số của Điển Mãn hiển nhiên đã thuần thục rồi, thấy kích đánh tới cũng chẳng hoảng, chùy trái đè xuống, chùy phải đâm ra.

Đổng Phi tới nơi, binh khí hai người vừa va chạm vào nhau, hai con ngựa đồng loạt lui về, vó không ngừng cào đất, lắc bờm vẫy đuôi.

- Tiểu Mãn tránh ra.

Đổng Phi căn bản không thèm nhìn mặt tiểu tướng kia, y đang đầy một bùng tức giận, thấy Điển Mãn đánh không thắng đối phương, vọt ngay tới.

Điển Mãn nghe thấy giọng Đổng Phi, giật cương ngựa nhảy sang nhường đường.

- Tiểu tặc, đỡ một chùy của ta.

Đổng Phi giọng tới người tới, Sư tông thú như bay vọt trên không, cao tới nửa người. Đổng Phi trên lưng ngựa dồn sức, lôi chùy phá không, phát ra tiếng rít kinh người.

Tiểu tướng kia vội giơ kích ra đỡ, cheng một tiếng lớn, chiến mã phía dưới không chịu nổi sức mạnh ập tới như núi đổ, lảo đảo lùi lại.

Con mắt nhỏ vốn khép hờ của Đổng Phi đột nhiên mở ra:

- Tiểu tặc không tệ, đón được một chiêu Chấn Sơn Chùy của ta.

Có thể nhận ra tiểu tướng kia tiếp một chiêu Chấn Sơn Chùy của Đổng Phi đã vô cùng cận lực, nhưng bản tính kiêu ngạo không cho hắn lộ ra chút sợ hãi nào. Ghìm cương giữ ngựa, hai tay run run, Phương Thiên Hoa Kích to như quả trứng ngỗng hơi oằn đi:

- Tên trẻ không đánh nổi nên gọi thằng già tới à?

Phương Thiên Hoa Kích, đai sư tử, nếu có thêm con Xích thố mã, cắm thêm đuôi gà trên mũ, thì đúng là Lữ ôn hầu.

Tên tiểu tử này trông bộ dạng...

Đổng Phi đang suy nghĩ thì Đổng Tiết không chịu hét lên:

- Cha, đừng tha cho tên phóng đãng đó, vừa rồi hắn, hắn... Bắt hắn, con muốn đánh hắn một trận.

Đám thiết giáp kỵ có vẻ muốn xông tới, nhưng từ bốn phương tám hướng tiếng tù vang lên, từng đội thiết kỵ xuất hiện, chớp mắt vây đám thiết giáp kỵ kia vào giữa, tên tiểu tướng mặt biến sắc, có chút kinh hoàng.

Nhưng chỉ hớp mắt đã khôi phục bình tĩnh, cười lạnh:

- Sao, thằng già tới định lấy nhiều đánh ít à?

Lời nói cuồng ngạo vô cùng làm Triệu Vân nổi giận:

- Tiểu tặc, không cần chủ công ra tay, chỉ ta cũng thu thập được ngươi.

Song Đổng Phi đột nhiên vung mạnh tay, ý bảo đám Triệu Vân đừng hành động bữa bãi:

- Nhóc con, tên là gì, từ đâu tới? Vì sao xuất hiện ở đây?

- Cần ngươi quản à?

Tiểu tướng ngữ khí rất cuồng, nhưng khí thế không còn được như trước nữa.

Nói thực tuổi tiểu tưởng đó khả năng không kém Đổng Phi quá 10 tuổi, nhưng Đổng Phi mơ hồ đoán được lai lịch của hắn, nếu là con kẻ đó, gọi một tiếng nhóc con không phải là quá.

- Nhóc con, đừng có ngông cuồng, thiếp giáp quân của ngươi căn bản không đủ để chơi. Còn bản thân ngươi, tuy có chút bản lĩnh, nhưng không đáng lọt vào mắt ta. Nếu là chuyện khác ta không thèm so đo, nhưng ngươi dám bắt nạt con gái ta.

Đổng Phi giọng chợt trở nên lạnh lẽo:

- Nếu đỡ được của ta ba chiêu thì ta tha cho ngươi. Nếu ba chiêu mà cũng không đỡ được thì ngoan ngoãn theo ta về, ta sẽ phái người thông báo với cha ngươi.

- Phì.

Tiểu tướng đó bị những lời của Đổng Phi làm thẹn quá hóa giận.

Đúng ngươi lợi hại lắm, so với cái tên cầm chùy vừa rồi lợi hại hơn trăm lần, nhưng cho dù cha ta cũng không dám nói hạ ta trong ba chiêu, chẳng lẽ ngươi còn lợi hại hơn cha ta hay sao? Hôm nay cho ngươi biết thế nào là cao thủ.

Tiểu tướng không nói một lời, thúc ngựa xông tới Đổng Phi, hoa kích múa vù vù, một chiêu Thanh long hiến trảo đâm xuống.

Đổng Phi cười ha hả:

- Nhóc con, ta nhường ngươi ba chiêu đấy.

Sư tông thú nhảy sang, một chiêu của tiểu tướng kia đánh hụt.

- Nếu chiêu này thêm vào chút lực xoáy thì uy lực sẽ lớn hơn, sao vậy, cha ngươi không dạy ngươi dùng kích à?

Nếu là người khác có lẽ nghe ra manh mối, nhưng tiểu tướng kia bị Đổng Phi coi thường tức tới xì khói, hai ngựa giao nhau, trở kích quét một cái, không ngờ Đổng Phi chẳng thèm nhìn, giục ngựa tăng tốc:

- Chậm quá, nhóc con chưa ăn no à?

- Phì phì phì, sửu quỷ kia, ngươi kiêu ngạo quá đấy, xem kích.

Tiểu tướng xoay đầu ngựa lại vừa nhổ nước bọt vừa xông tới:

- Khí thế lắm, có điều cái vẻ hư hỏng này, hài, xem ra cha ngươi đúng là thiếu quản giáo ngươi rồi.

Đánh ba chiêu mà ngay cả binh khí của người ta cũng không chạm vào được, tiểu tướng kia hơi tỉnh ra, nhìn tướng mạo Đổng Phi, nhìn chiến mã, nhìn binh khí lại thêm vào lời nói của hắn, bất giác rùng mình ớn lạnh xương sống.

Cha từng nhiều lần nhắc với ta về người này, chẳng lẽ là hắn hay sao?

Định lên tiếng hỏi thì nụ cười trên mặt Đổng Phi thu lại, con mắt híp lại thành khe hẹp, lóe lên hàn quang bén nhọn:

- Nhóc con, ta nhường ngươi ba chiêu rồi, xem ngươi đỡ được mấy chiêu của ta.

Sư tông thú cảm nhận ngay được tâm ý của Đổng Phi, tung vó phi đi, Đổng Phi một chùy hạ thấp, một chùy để sau người, nói thì chậm, lời Đổng Phi vừa dứt thì người đã tới trước mặt tiểu tướng kia.

Tốc độ con chiến mã đó đúng là có thể so với Xích thố của cha, không, thậm chí còn nhanh hơn cả Xích thố.

Tiểu tướng giật này mình, nâng kích đâm tới, Đổng Phi trên ngựa hơi nghiêng người, đại chùy ở sau đột nhiên phi ra mang theo luồng lực cực lớn, nhưng khi đánh xuống phảng phất đột nhiên mất hết sức.

Chùy xoay tròn cực nhanh, cheng một tiếng đánh lên thân kích, thuận thế rẽ đi.

Đừng xem thường đòn rẽ này, tiểu tướng kia cảm giác không giữ nổi kích, vuột khỏi tay bay đi, về phần Đổng Phi dùng lực ra sao, căn bản hắn không nhìn rõ.

Lúc này cây chùy khác của Đổng Phi đã tới, điểm lên ngực tiểu tướng, hắn như bị một bàn tay lớn ném đi, ngã bịch xuống đất, xương khớp như tan rã. Đám thiết giáp kỵ kinh hãi muốn thúc ngựa tới cứu chủ nhân.

Đồng Phi nhìn thấy nheo mắt lại rống to:

- Dừng ngựa lại cho ta, chẳng lẽ không cần tính mạng công tử nhà các ngươi à?

Rồi giục ngựa tới trước mặt tiểu tướng kia, khuôn mặt đen đúa hiện ra nụ cười cổ quái:

- Nhóc con, Lữ ôn hầu có khỏe không?

Tiểu tướng kia khó khăn lắm người mới khôi phục chút tri giác, chống người dậy thì thấy ngay cái đầu to đùng của Sư tông thú, hai con mắt yêu dị đang nhìn mình chằm chằm.

Nghe câu này của Đổng Phi, hắn ngẩng đầu lên nhìn, hồi lâu mới cất giọng hơi run run hỏi:

- Dám hỏi có phải là Võ Công hầu, Đại đô đốc đấy không?

*****

Lữ Bố có một đứa con trai tên Lữ Hiệt.

Khi Đổng Phi ở Lạc Dương đã nghe nói tới rồi, có điều vì Lữ Hiệt là con Nghiêm Thị, khi đó không có ở Lạc Dương, cho nên Đổng Phi chỉ nghe tới tên hắn chứ chưa gặp bao giờ, thật ra có gặp cũng vô ích. Bảy năm trước tướng mạo Lữ Hiệt khác rất nhiều.

Đổng Phi nhìn thấy hắn xuất chiêu đã quen mắt rồi, ba chiêu sau đó của Lữ Hiệt càng lộ tẩy, hắn chẳng qua mới vào giai đoạn cử trọng nhược khinh, vận dụng sức lực đã có nhận thức, nhưng chưa thuần thục, mà quá trình thuần thục này phải trải qua vô số trận chiến mới hoàn toàn nắm vững được.

Năm xưa Đổng Phi nắm được tinh diệu của cử trọng nhược khinh lúc 14 tuổi. Có điều phải mất tám nắm y mới hoàn toàn nắm bắt được các loại kỹ xảo và ảo diệu trong đó, năm 24 tuổi đột phá cử trọng nhược khinh, lĩnh ngộ cử khin nhược trọng.

Trong mắt Đổng Phi, lúc này Lữ Hiệt tuy đã biết kỹ xảo kích pháp của Lữ Bố, nhưng chưa nắm được tinh túy trong đó.

Kích pháp của Lữ Bố là chiêu thức từ nhỏ chém giết với mã tặc và người Hồ ở biên tái lĩnh ngộ được, trong đó ẩn chứa sát khí, xuất chiêu mãnh liệt. Lữ Hiệt chỉ học được cái vỏ, chưa có cái thần, không thể thi triển được toàn bộ uy lực.

Nếu không ít nhất hắn có thể đỡ được ba chùy của mình.

- Cha, giao hắn cho con.

- Nữu Nữu, không được vô lễ, đó là con trai Lữ ôn hầu, chút hiểu lầm thôi, cần gì để trong lòng.

Đổng Tiết cong môi lên, tỏ vẻ không cao hứng. Chẳng trách được, xưa nay Đổng Phi với nàng là đòi sao được vậy, giờ có tên phóng đãng khinh bạc mình, chẳng biết sao cha lại như có vẻ bảo vệ hắn.

Hừ một tiếng, quay ngựa đi luôn.

Ngưu Cương và Điển Mãn khổ não nhìn Đổng Phi, thấy y trừng mắt mới phản ứng kịp, đuổi theo Đổng Tiết.

Lữ Hiệt lúc này ngồi bệt dưới đất, trong lòng ủ rũ chán nản.

Từ nhỏ học võ, luôn cho rằng võ công của mình đã đạt tới hóa cảnh, thường ngày cùng bộ khúc của Lữ Bố giao đấu đều chiếm thượng phong, ai ngờ đầu tiên gặp phải tên tuổi ngang ngửa mình, đánh bất phân thắng bại, sau gặp phải Đổng Phi.

Lữ Hiệt đã nghe nói tới tên Đổng Phi.

Đùa à, tên Tây Vực Bảo Hổ, còn ai ở Đại Hán này không biết cơ chứ.

Lần này hắn lén lút ra ngoài là vì một câu nói của cha hắn, mấy tháng trước Lữ Hiệt hỏi Lữ Bố:

- Cha, trong thiên hạ này võ công của con có thể xếp thứ mấy.

Nếu là trước kia Lữ Bố có thể đáp hàm hồ cho qua, nhưng khi ấy Lữ Bố đang bị Viên Thiệu đánh dữ dội, tâm tình không tốt lắm, làm sao có kiên nhẫn trả lời:

- Võ nghệ của con còn kém lắm.

Lữ Hiệt nghe thế thì không vui:

- Cha nói gì thế? Trong U Châu này trừ cha ra có ai là đối thủ của con.

- Ai là đối thủ của con à? Được, ta tính cho con nghe nhé. Tào Tính kiêu dũng, trong 100 hồi nhất định lấy mạng con. Cao Thuận không tầm thường, tuy chưa chắc là đối thủ của con, nhưng con cũng chẳng làm gì được hắn. Ngoài ra Vương Tử Sơn đao mã thuần thục, con cũng khó kháng cự... Hiệt Nhi, võ công con không tệ, nhưng ngay 20 thứ hạng đầu cũng không vào được.

Câu này Lữ Hiệt không sao chấp nhận được.

- Cha, vậy cha nói thiên hạ còn có cao thủ nào nữa?

Lữ Bố hôm đó uống nhiều, không ngờ chăm chú tính toán:

- Ai thì cha không biết, nhưng có vài người con không so được. Từ Châu có Quan Vũ, đao pháp xưng nhất tuyệt. Viên Thiệu có Văn Sửu, khả năng lấy đầu thượng tướng trong vạn quân. Dưới trướng Tào Tháo có Hứa Chử, từng được Đổng Tây Bình gọi là Hổ Si, không thể xem nhẹ, bọn họ đều có thể lấy mạng con trong tức khắc.

Lữ Hiệt nghe thế thì choáng váng.

Sao thiên hạ còn có nhiều tướng lĩnh tài giỏi như thế?

Lữ Bố lại nói:

- Bình sinh cha có hai trận đánh hiểm nhất, một là mấy năm trước ở Lô Long Tắc, thiếu chút nữa bị một tên vô danh tiểu tốt đánh bại. Tuy nói cha khinh địch, nhưng mà tên đó lợi hại lắm, trong vòng 10 chiêu có thể lấy mạng con.

Đó là nói tới Triệu Vân.

- Còn trận nữa ạ?

Lữ Bố cười khổ:

- Chín năm trước họa thái giám, ta từng cùng Võ Công hầu đánh một trận, trận đó cha thua... Có điều Đổng Tây Bình khi ấy chiếm ưu thế về ngựa, ta còn không phục. Sau mới biết hôm đó y dùng binh khí không thuận tay.

- Vậy giờ cha và Đổng Tây Bình ai cao minh hơn.

- Ta có Xích thố, Phương Thiên Hoa Kích thì Đổng Tây Bình có song chùy và Sư tông thú, nếu đánh nhau e khó nói.

Lữ Bố thở dài:

- Có điều dưới trướng Đổng Tây Bình mãnh tướng như mây, nay trong tay y có những ai, ta không biết. Nhưng năm xưa có một Đình hầu, một Thiệu đình hầu vô cùng dũng mãnh, đáng vào mười vị trí đàu.. Ngoài ra có đại tướng Từ Hoảng, Bàng Đức, Trương Cáp đều là tuấn kiệt trên đời, con không phải là đối thủ của họ đâu.

Lữ Hiệt bị đả kích mạnh:

- Cha, vậy con có thể đánh với Bạo hổ mấy chiêu.

- Ba chiêu.

Lữ Bố nói chắc chắn:

- Con mà ngăn được Đổng Tây Bình ba chiêu thì có thể xông pha thiên hạ, cha cũng có thể thắng y.

Tiếc là Lữ Hiệt không nghe ra ý Lữ Bố, Lữ Bố sao có thể đánh nghiêm túc với hắn, nên mỗi lần đều đánh bảy tám hiệp. Nếu Đổng Phi trong ba chiêu chưa hạ được Lữ Hiệt, e không phải là đối thủ của Lữ Bố.

Lữ Hiệt nghe xong rất bất bình thế là dẫn 100 Phi Hùng vệ lén lút rời U châu.

Phi Hùng vệ là do Lữ Bố dựa theo Cự Ma sĩ mà lập nên, toàn bộ là cường dũng trong Phi Hùng quân, tuy trang bị không so được với Cự Ma sĩ, nhưng luận riêng chiến lực thì ngang nhau.

Phi Hùng quân nay có ba vạn người, nhưng chỉ có 800 Phi Hùng vệ. Lữ Bố đúng là yêu con, chọn ra trong đó 100 người làm thân binh cho Lữ Hiệt.

Dọc đường đi Lữ Hiệt khiêu chiến khắp nơi, xông qua Tiên Ti doanh, lập được danh hiểu nhỏ "Tiểu Ôn hầu", càng thêm đắc ý, liền xuyên qua Ngũ Nguyên, tới Sóc Phương, định đến Trường An khiêu chiến Đổng Phi.

Nhưng không ngờ ở ngoài thành Sóc Phương gặp được Đổng Tiết ra ngoài chơi, Lữ Hiệt đã có hôn phối là con gái Hạ Hầu Uyên, năm nay mười tám.

Hôn sự này thực ra được định đoạt lâu rồi, năm đó Tào Tháo vì kiềm chế Viên Thiệu, nên thông gia với Lữ Bố, nhưng con gái hắn còn nhỏ, đánh cầu khẩn Hạ Hầu Uyên gả con gái cho Lữ Hiệt. Lữ Bố cũng cần một đồng minh, nên thống khoái đồng ý.

Nhưng Lữ Hiệt không vui, hắn từ nhỏ lớn lên ở tái ngoại, ở mức độ nào đó giống Nghiêm Thị, có thái độ tự do tự chủ với hôn nhân. Có điều dù sao lớn rồi, hiểu được chỗ khó của cha, miệng thì đồng ý, song lòng có chút kháng cự.

Lần này hắn trốn khỏi U châu, một là vì tìm Đổng Phi khiêu chiến, mặt khác là giải khuây.

Đổng Tiết trời sinh kiều diễm xinh tươi, Lữ Hiệt thấy nàng tíu tít nói cười thì mê mẩn, muốn tới góp vui. Hơn nữa hắn thèm ngựa của Đổng Tiết, ngựa của hắn tuy tốt, nhưng đem so thì...

Đổng Phi sau khi chiếm Tây Vực liền phong tỏa nguồn ngựa, tuy thi thoảng mua được chiến mã, song đều là thứ đào thải. Mà chiến mã tái bắc hiển nhiên không thể so với ngựa Tây Vực.

Lữ Hiệt bản tính kiêu ngạo, ngôn ngữ ở tái ngoại nghe rất bình thường, lọt vào tai người Trung Nguyên thì thành lời khinh bạc.

Đổng Tiết là ai cơ chứ, cha nàng là Hổ lang chi tướng, mẹ nàng là tài nữ vang danh thiên hạ, từ khi sinh ra ai là không cưng chiều nàng.

Ý của Lữ Hiệt là muốn mua ngựa, nhưng Đổng Tiết nghe thành hắn có ý trêu ghẹo nàng.

Hai người đều cao ngạo, nói một lời không hợp tất nhiên sinh xung đột, thế là Điển Mãn đánh nhau với Lữ Hiệt.

Chỉ là con gái hiểu lầm thôi, Đổng Phi không để trong lòng, dẫn Lữ Hiệt về Sóc Phương, sai người bày tiệc tẩy trân.

Lữ Hiệt chuyến này không còn chút ngạo mạn nào nữa, ngồi trong bữa tiệc thậm chí không dám ngẩng đầu lên.

*****

Mất mặt, quá mất mặt! Còn tưởng mình chống được mấy hiệp, kết quả người ta cho một chùy đã thua. Còn "Tiểu ôn hầu" gì chứ, mất mặt qua mức rồi.

Bữa tiệc đó làm Lữ Hiệt cảm thấy rất không tự nhiên, luôn cảm thấy người xung quanh đang cười nhạo mình.

Thực ra đâu có ai cười nhạo hắn, dù là Triệu Vân có khúc mắc với Lữ Bố cũng không vì nguyên nhân này mà giận lây Lữ Hiệt.

Ít nhất Triệu Vân cho rằng, mình bằng tuổi Lữ Hiệt chưa chắc mạnh bằng hắn, nếu chẳng phải ở Hổ Lao Quan, cùng Lữ Bố tắm máu đánh một trận, e võ nghệ không thăng tiến nhanh như thế.

Nhưng người cao ngạo thì lại thường đâm đầu vào ngõ cụt.

Lữ Hiệt nằm trằn trọc trên giường không sao ngủ nổi, càng nghĩ càng thấy mình không thể ở lại được, canh ba liền ngồi dậy, mặc khôi giáp, xách binh khí, lặng lẽ rời phòng, đi tới lán ngựa.

Hắn quyết định phải du lịch khắp thiên hạ, nếu có cao nhân chỉ điểm thì càng tốt, cha và Đại đô đốc đều trưởng thành trong chiến đấu, còn ta ở U Châu, cha sẽ không cho ta cơ hội, để ta được chiến đấu thực sự.

Không được, ta phải đi con đường thuộc về mình, không thể dựa vào cha, bị người ta gọi là Tiểu ôn hầu.

Lữ Hiệt quyết định xong liền đi trộm một con ngựa, ngựa của hắn bị thương rồi, sợ là khó lên chiến trường, đành "mượn" một con ngựa Tây Vực, khi nào ta nổi danh sẽ trả Đổng thúc thúc 10 con ngựa.

Đúng lúc Lữ Hiệt chuẩn bị dắt ngựa rời cửa bên phủ nha thì một bóng người xuất hiện ngăn đường đi của hắn:

- Tiểu tặc khinh bạc, dám trộm ngựa à?

Đổng Tiết ban ngày thấy Lữ Hiệt chiến bại, vốn định nhờ cha giáo huấn đối phương một bài học, không ngờ bị cha mắng, Tiểu Văn Cơ vô cùng tủi thân.

Từ nhỏ tới lớn cha luôn chiều chuộng nàng, chưa bao giờ trái ý, thậm chí ngay cả chuyện lớn như hôn nhân mà cũng tùy ý nàng. Đủ thấy Đổng Phi sủng ái nàng tới độ nào, Tiểu Văn Cơ tất nhiên rất cao ngạo.

Vậy mà tên Lữ Hiệt dám dùng lời khinh bạc mình.

Trong mắt Tiểu Văn Cơ đó là điều không thể tha thứ, cha thế nào cũng giúp mình hả giận.

Ai mà ngờ.

Tên tiểu tặc đó mặt mũi lấm lét, nhất định không phải người tốt.

Tiểu Văn Cơ không có ấn tượng tốt với Lữ Hiệt, nên ngầm sai người theo dõi hắn. Quả nhiên cha tốt với hắn như thế, nhưng hắn muốn trộm của cha, loại người này không thể khách khí với hắn.

Tiểu Văn Cơ biết Lữ Hiệt võ nghệ cao cường, nên gọi Điển Mãn và Ngưu Cương theo. Mà Điển Mãn và Ngưu Cương lại coi Tiểu Văn Cơ như muội muội, tất nhiên không ưa gì Lữ Hiệt.

Khi Tiểu Văn Cơ chặn đường Lữ Hiệt thì hai bọn họ nấp trong chỗ tối, chỉ cần Lữ Hiệt có hành động, sẽ xông ra đánh Lữ Hiệt một trận. Mọi người võ nghệ tương đương, Điển Mãn một mình đánh ngang Lữ Hiệt, thêm vào Ngưu Cương là thắng chắc.

Tất nhiên Lữ Hiệt cũng phát hiện chỗ hai người kia ẩn nấp.

Ban ngày bị Đổng Phi một chiêu đánh bại, kết quả người ta thịnh tình khoản đãi, nhưng mình trộm ngựa của người ta. Lữ Hiệt lòng hổ thẹn, giọng cũng ấp úng:

- Không phải trộm... Ta chỉ muốn, muốn....

Nhưng muốn mãi mà không nói được tiếp. Đúng vậy, không được chủ đồng ý không phải trộm là sao? Nói tới chữ "trộm", mặt Lữ Hiệt càng đỏ, càng thêm ấp úng.

Đường đường con trai Ác hổ lại đi trộm ngựa, lời này mà truyền ra ngoài chẳng phải mất mặt? Đừng nói bản thân, ngay thể diện của cha cũng mất hết.

Lữ Hiệt tuy võ công xuất chúng, nhưng chưa va chạm với đời mấy. Bằng tuổi này, Đổng Phi và Lữ Bố có ai là chưa trải qua trăm trận.

Đổng Phi là tên quái thai không nói, cứ nói Lữ Bố đi, tuy chỉ là một võ phu, trải qua vô số trắc trở. Chứ đâu như Lữ Hiệt, từ nhỏ sống trong lồng kính, nâng niu trăm bề, hiểu biết bên ngoài quá ít.

Đổi lại là Lữ Bố, nhất định sẽ trừng mắt lên:

- Ta trộm đấy, sao nào?

Nhưng Lữ Hiệt thì không nói ra khỏi miệng được, đầu cúi gằm xuống, hận không có cái lỗ nào trên mặt đất để mà chui vào.

Tiểu Văn Cơ lấy làm lạ, sao tên tiểu tặc này ban ngày ngông cuồng như thế, chớp mắt một cái đã biến thành người khác rồi? Nàng không có võ nghệ, nhưng đi theo cha, cũng gặp qua nhiều việc rồi, Lữ Hiệt không thể so được:

- Cái tên tiểu tặc này, làm sao vô dụng như thế? Trộm ngựa của người ta, chẳng lẽ một câu xin lỗi cũng không biết nói.

- Ta, ta... Xin lỗi.

Lữ Hiệt giọng như muỗi kêu, đâu còn khí khái tung hoành thiên hạ như ban sáng.

Tiểu Văn Cơ nhìn bộ dạng hắn nhưu thế cũng mềm lòng:

- Bỏ đi, cha ta nói rồi, những lời ban ngày ngươi nói chẳng qua là thói quen của dị tộc, không tính là thất lễ. Có điều muộn như thế này rồi, ngươi còn lén lén lút lút, lại dắt ngựa của nhà ta, rốt cuộc muốn làm gì?

- Ta muốn, muốn ra ngoài xông pha.

Lúc này Điển Mãn và Ngưu Cương cũng đi ra, nhíu mày nhìn Lữ Hiệt, tựa hồ cũng có chút kinh ngạc bộ dạng của hắn vào lúc này. Đặc biệt là Điển Mãn, nếu chẳng phải hắn theo cha chinh chiến lâu ngày, có tâm đắc về giao chiến, thì luận riêng võ nghệ, chưa chắc đã hơn Lữ Hiệt.

Nguyên nhân gì làm tên mặt trắng này lúng túng như thế?

Tiểu Văn Cơ lại nói:

- Ngươi muốn đi xông pha, vì sao phải lén lút, lại còn nửa đêm canh ba? Không từ biệt đã đi là vô lễ, cha ta nhiệt tình chiêu đãi ngươi như thế, ngươi bỏ đi sẽ làm cha ta nổi giận.

- Đúng thế, dù ngươi muốn đi, nửa đêm thế này Sóc Phương canh phòng nghiêm ngặt, cổng thành đóng kín. Nếu không có lệnh bài của Nhị thúc hoặc thủ lệnh của Từ đại thúc thì không một ai đi được, không khéo còn gây ra hiểu lầm.

- Hả, cái này ta không biết.

Tiểu Văn Cơ nhìn Lữ Hiệt, đột nhiên thở dài:

- Đầu người óc heo, có cái bề ngoài đẹp như vậy mà không có óc.

- Ngươi....

Lữ Hiệt dù có hiền đến đâu cũng bị lời này của Tiểu Văn Cơ chọc giận, mắc hổ trợn trừng.

Nhưng Tiểu Văn Cơ có gì chưa gặp qua? Cha đưa nàng đi khắp nơi, lá gan được rèn luyện ra qua từng cuộc đại chiến không kém bậc mày râu, ưỡn ngực trừng mắt nhìn lại.

Lữ Hiệt như bóng xì hơi, quay đầu muốn dẫn ngựa trở về.

- Tiểu tặc...

Lữ Hiệt tức tối:

- Xú nha đầu, đừng có được nước lấn tới. Ban ngày ta ăn nói không đúng, là ta sai, ta đã xin lỗi rồi, ngươi còn muốn gì nữa, chẳng lẽ muốn giáo huấn ta một phen.

Không đợi Tiểu Văn Cơ lên tiếng, Điển Mãn đã cười nhạt:

- Bằng vào bộ dạng này của ngươi, ta chẳng thèm đánh ấy chứ. Chẳng qua trộm một lần thôi, có gì đáng sợ đâu? Trời chưa sập xuống, làm gì mà như chết cha chết mẹ vậy? Tiểu tử, nếu như chỉ có chút khí độ đó thôi thì Tam gia coi thường ngươi.

Điễn Mãn trong Điển gia xếp thứ ba, nên thường tự xưng là Tam gia.

Lữ Hiệt cắn răng, thở mạnh một hơi, đi tiếp.

- Tiểu tặc, ngươi đi đâu?

Tiểu Văn Cơ hỏi:

- Ý ta nói, vừa rồi ngươi nói muốn xông pha, là đi đâu xông pha, nói ra xem nào?

Lữ Hiệt lắc đầu:

- Ta không biết.

Đúng thế, hắn cũng không biết phải đi đâu xông pha, vốn tự tin mười phần khiêu chiến Đổng Phi, nào ngờ chênh lệch lớn đến thế, lòng nguội lạnh, thậm chí không mặt mũi nào về U châu nữa.

- Nếu không sao thì uống rượu với bọn ta.

Tiểu Văn Cơ cười đưa ra lời mời, đúng là nàng ghét tên tiểu tặc này, nhưng nhìn bộ dạng của hắn, cũng có chút tội nghiệp. Tâm tình của nàng là của cô gái n hỏ, đâu có nhiều thù hận? Ngứa mắt với bộ dạng của Lữ Hiệt thôi.

Lữ Hiệt muốn từ chối, nhưng Điển Mãn Ngưu Cương đi tới kéo hắn đi, muốn vùng ra, nhưng hai người kia càng khỏe hơn hắn, kẹp hắn đi vào hoa viên phủ nha.

Phủ nha vốn là trạch viện một hào phú địa phương, nhưng vì âm mưu tạo phản, bị Từ Hoảng nhổ bật gốc chiếm lấy làm nơi làm việc.

Hiện là tháng sáu, đã cuối hạ, thời tiết phương bắc vào thời điểm này đã se se lạnh, có điều hoa sen trong ao đang nở rộ.

Trăng trong như nước rải lên hoa viên.

Đám người Tiểu Văn Cơ tới chòi nghỉ, Điển Mãn xách một cái thùng gỗ trong giếng nước sau hòn giả sơn ra, nước lạnh, cho rượu vào, hương rượu ba mươi năm thơm ngào ngạt, đó là rượu quý phú hào kia cất giữ, nay thuộc về Điển Mãn.

Ngưu Cương và Điển Mãn cười hì hà bê rượu vào chòi nghỉ.

- Tiểu tử, xem như ngươi có phúc, đây là rượu ngon Từ thái thú cất giữ, vốn định tặng Nhị thúc đưa về Trường An. Nay ngươi hưởng lợi rồi, hừ, nếu chẳng phải hôm nay tiểu muội nổi giận kéo bọn ta ra đây thì ngươi không được nếm đâu.

Sắc rượu đục nhưng hương thơm.

Lữ Hiệt không kiềm được khen một câu thì đã thấy Tiểu Văn Cơ cầm chén, ực một tiếng uống cạn, gò má trắng trẻo ửng hồng, thêm vài phần quyến rũ.

Tửu lượng của Tiểu Văn Cơ được chân truyền từ Đổng Phi, khi theo ngoại công học tập cũng thường xuyên uống rượu, nên tửu lượng còn lớn hơn cả đám Điển Mãn:

- Hừm, nếu chẳng phải vì ngươi sao cha mắng ta? Ta lớn thế này rồi mới là lần đầu tiên bị cha mắng.

Lữ Hiệt ngẩn ra:

- Đại đô đốc tốt với ngươi lắm à?

- Nói thừa, đó là cha ta, sao không tốt với ta?

Tiểu Văn Cơ hậm hực uống thêm chén nữa:

- Tốt như thế nào?

- Cái đó thì nhiều lắm, ví như lần này ta trốn nhà đi theo, cha cũng không mắng ta. Thực ra rất nhiều người thấy cha ta đáng sợ, nhưng thực tế thế nào? Cha đối đãi với người ta vô cùng tốt, chỉ cần không trêu vào cha, không chạm vào kỵ húy của cha, người sẽ không nổi giận, đa phần thời gian cười tủm tỉm.

- Thật á?

- Còn ngươi? Cha ngươi thế nào? Nghe cha ta nói, cha ngươi lợi hại lắm, trên đời này người được cha ta khen không nhiều.

- Cha ta...

Lữ Hiệt gãi đầu, nghĩ rất lâu, nhưng cái đáng nói hình như không có.

Khó mà trách được, với tính Lữ Bố, cho dù rõ ràng yêu thương ai cũng ít khi biểu lộ ra, nói cách khác, Lữ Bố không thích biểu lộ tình cảm của mình. Không giống với Đổng Phi, thích thể hiện tình cảm cho người khác biết.

Khi còn nhỏ Lữ Bố theo Đinh Nguyên không được vui, về sau được thế, bận rộn chiến sự không có thời gian chiếu cố n gười nhà. Khi rảnh hắn cũng chỉ điểm võ nghệ cho Lữ Hiệt, nhưng cơ bản là vội vàng nói qua một phen, mặc Lữ Hiệt mày mò.

Nhưng nếu bảo Lữ Bố không yêu con thì đó là trơ mắt nói dối.

Chỉ nhìn chuyện hắn không cho Lữ Hiệt lên chiến trường đủ biết hắn quan tâm tới an toàn của con mình.

Nhưng Lữ Hiệt cảm thấy cha mình rất lãnh đạm, thậm chí thời gian chăm sóc Xích thố còn nhiều hơn hắn.

- Vừa rồi ngươi nói muốn đi xông pha? Vì sao?

- Ta....

Đối diện với Tiểu Văn Cơ, không hiểu sao Lữ Hiệt rất sợ, rất thiếu tự tin, giọng rất nhỏ:

- Ta vốn cho rằng võ nghệ của mình rất lợi hại, có thể xông pha thiên hạ... Thậm chí trước khi gặp Đại đô đốc, ta cũng cảm giác đó. Không ngờ một chiêu đã bại, ta thấy mình quá cuồng vọng rồi. Trước khi rời U châu, cha ta nói võ nghệ của ta không lọt vào được 20 hạng đầu, ta còn không tin.

- Hai mươi hạng đầu.

Điển Mãn không nhịn được cười:

- Ngươi đúng là cuồng vọng, anh hùng hào kiệt thiên hạ vô kể, ai dám nói có thể vào 20 hạng đầu? Chuyện nhà khác ta không biết, mãnh tướng dưới trướng Nhị thúc nhiều như mây, chưa nói cha ta và Tam thúc. Trong thành Trường An có Hoàng bá phụ, Triệu gia thúc mà ngươi gặp hôm nay đều là dũng tướng vạn người khó địch.

Lữ Hiệt ngạc nhiên nhìn Điển Mãn:

- Vậy ngươi không thấy mình rất kém cỏi à?

- Kém cỏi? Vì sao? Võ nghệ cao cường không có nghĩa là cái gì cũng làm được. Nhị thúc nói, võ nghệ người cao tới đâu, Giả bá phụ nói một câu cũng có thể lấy mạng người. Võ nghệ cao không phải là vô địch.

- Giả bá phụ? Ông ta lợi hại lắm à?

- Lợi hại?

Hai tên Điển Mãn cười hô hố:

- Tiểu muội võ nghệ không cao, nhưng dư sức đối phó với Giả bá phụ, nói vậy có phải tiểu muội lợi hại nhất trên đời rồi hay không. Tiểu tử, Nhị thúc từng nói với bọn ta, lợi hại hay không, không phải ở võ nghệ mà ở cái này và cái này.

Chỉ vào đầu rồi chỉ vào tim

Lữ Hiệt rơi vào trầm tư.

Tiểu Văn Cơ cười hì hì:

- Ngươi có biết cha ta tôn kính nhất là ai không?

Lữ Hiệt lắc đầu:

- Cha ta tôn kính nhất hai người, một là Định Viễn hầu Ban Siêu, một là Quan Quân hầu Hoắc Khứ Bệnh. Cha nói hai người đó đều là đại anh hùng mở mang bờ cõi cho Đại Hán, dù nhân phẩm có tỳ vết, nhưng không che được hào quang của họ. Còn có Hoàng bá phụ, tuy là thư sinh yếu ớt, văn tài cũng chẳng xuất chúng. Nhưng nếu luận tận tâm tận lực, giao việc cho một người mà không cần hỏi tới, trừ Hoàng bá phụ ra không còn ai nữa.

Ban Siêu và Hoắc Khứ Bệnh thì Lữ Hiệt biết, nhưng Hoàng bá phụ thì....

- Hoàng bá phụ là ai?

- Một bộ hạ của cha ta, là người rất tốt, tiếc là...

Tiểu Văn Cơ mặt bi thương:

- Cha nói, Hoàng bá phụ là tiểu nhân vật, nhưng có phẩm chất làm người ta kính trọng... trong cuộc đời mỗi người, không nhất định phải kinh thiên động địa, nhưng thế nào cũng phải để lại cái gì đó.

- Ta không hiểu.

Lữ Hiệt uống rượu lắc đầu.

- Tiểu tặc, ngươi có biết không, ta rất coi thường ngươi.

Đột nhiên Tiểu Văn Cơ chỉ mặt Lữ Hiệt mắng:

- Chỉ có cái vẻ ngoài đẹp mã, võ nghệ cao, nhưng là kẻ nhu nhược.

Lữ Hiệt tự nhiên bị mắng chẳng hiểu ra sao:

- Vì sao ngươi mắng ta?

- Ngươi cho rằng ra ngoài xông pha, luyện được võ nghệ cao là thiên hạ kính trọng ngươi à? Ta nói ngươi đang trốn tránh thì có.

- Trốn tránh? Vì sao ta phải trốn tránh?

Lữ Hiện đỏ mặt tía tai cãi lại:

- Ngươi trốn tránh ngươi không đánh lại cha ta, trốn tránh sự thực tài không bằng người.

- Ta...

Lữ Hiệt muốn tranh luận, lại không biết nói thế nào:

Cái miệng của Tiểu Văn Cơ không kém gì các danh sĩ, chưa nói gia học uyên thâm, kinh nghiệm cũng vô cùng phong phú:

- Tiểu tặc, ngươi có biết cha ta và cha ngươi tuy cũng là "hổ", nhưng khác nhau lớn nhất ở đâu không?

- Ta... Ta không biết.

- Được, ta nói cho ngươi biết, năm xưa cha ta gặp phải trở ngại, tuyệt không từ bỏ, dù là trong tuyệt cảnh luôn vui vẻ. Ngươi xem, cha ta từ khi xuất đạo tới này, chuyện nào không làm người thiên hạ vỗ tay khen ngợi. Người không nghĩ cho bản thân, mà điều người làm vì mọi người bên cạnh. Cha ngươi chỉ có cái danh Ác hổ, nhưng đã có công tích gì? Khi cha ta ở Tây Vực huyết chiến với dị tộc, cha ngươi vì tư lợi, thôn tính chư hầu, mệt dân hao của.

Tiểu Văn Cơ nghiêm mặt nói:

- Cho nên võ nghệ cha ngươi có cao hơn cha ta mười lần chăng nữa thì ta vẫn xem thường. Còn cha ta dù có sức trói gà không chặt thì ta vẫn lấy làm kiêu ngạo. Tiểu tặc, chỉ cầu võ dũng một người dù có vang danh thiên hạ, cũng chẳng qua là một kẻ độc tài mà thôi.

Tiểu Văn Cơ khi mắng người rất độc ác, làm Lữ Hiệt không ngẩng đầu lên được.

- Ngươi nói láo, cha ta không phải kẻ độc tài.

- Không phải à? Vậy ta hỏi ngươi, từ khi cha ngươi nắm châu mục tới nay đã làm được gì? Thôn tính Liêu Tây, tàn sát bách tính, chuyện đại trượng phu khinh bỉ. Ta lại hỏi ngươi, khi cha ngươi khó khăn, mấy người nguyện ý ra tay giúp?

Lữ Hiệt định nói ra tên Tào Tháo, nhưng từ khi Lữ Bố khai chiến với Viên Thiệu tới nay, Tào Tháo không hề viện trợ gì. Đa phần chỉ nói mồm hoặc ứng phó bề ngoài cho có, không hành động thực tế:

- Còn cha ngươi thì sao?

- Cha ta không cần giúp, vì người có năng lực giải quyết.

Tiểu Văn Cơ đứng dậy nói lớn:

- Tiểu tặc, khi cha ta xuất binh Quan Trung, cờ đi tới đâu, bách tính ra đường hoan nghênh. Hoàng bá phụ có thể trong mười ngày phá 16 huyện Vị Nam là vì chỉ cần cờ phất lên là có người đầu hàng. Nghĩ kỹ đi, được người ta tôn kính, không phải võ công cao là được, mà xem ngươi làm gì?

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<