Truyện Tiên Hiệp

Wiki:Đả Cẩu Bổng Pháp

Phiên bản vào lúc 04:16, ngày 10 tháng 1 năm 2022 của Admin (Thảo luận | đóng góp)
() | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Đả Cẩu Bổng Pháp
0.00
(0 lượt)


Đả Cẩu Bổng Pháp
Truyện


Môn phái Cái Bang
Loại hình Bổng pháp
Người sáng lập Không rõ
Nhân vật liên quan Uông Kiếm Thông
Kiều Phong
Hồng Thất Công
Hoàng Dung
Dương Quá
Gia Luật Tề
Thư tịch Không rõ
Cách luyện Không rõ

Đả Cẩu Bổng Pháp (Hán tự: 打狗棒法) là thần công trấn phái của Cái Bang, thường dùng chung với bảo vật trấn phái là Đả Cẩu Bổng.

Đả Cẩu Bổng Pháp một trong những bộ môn võ công tuyệt đỉnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp của , có thể xứng danh thiên hạ đệ nhất hạ bổng pháp, uy lực dù không bằng , nhưng mỗi chiêu đều là biến ảo khôn lường. Tây Độc Âu Dương Phong cũng phải tốn mất mấy ngày mới có thể phá giải, kể cả Linh Xà Trượng Pháp cũng không địch lại, Thiên Hạ Ngũ Tuyệt cũng dè chừng ba phần, đủ thấy lợi hại thế nào.

Đặc điểm

Môn bổng pháp này cùng Hàng Long Thập Bát Chưởng được xem là võ học trấn phái. Nhưng Hàng Long Thập Bát Chưởng có thể được truyền cho người không phải là bang chủ, còn Đả Cẩu Bổng Pháp thì nhất định chỉ truyền cho bang chủ mà thôi, do bang chủ đời trước truyền lại cho người kế nhiệm, trong mấy trăm năm qua không một bang chủ nào của Cái Bang không biết môn bổng pháp này (trừ Du Thản Chi).

Đây là một loại côn pháp chí cao, từ lâu đã nổi danh nhưng mãi cho đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ, và đến đời Hoàng Dung thì được biết đến rộng rãi. Bộ bổng pháp này dùng nhu thắng cương, bao đời bang chủ Cái Bang nhờ nó mà nổi danh giang hồ.

Những cao thủ về bộ bổng pháp này có thể kể đến như: Kiều Phong, Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Tống Nguyên Ân (bang chủ đời thứ 12 của Cái Bang). Ngoài ra còn có: Lỗ Hữu Cước, Gia Luật Tề, Sử Hỏa Long, Hoàng Sam Nữ Tử, Sử Hồng Thạch.

Dương Quá trong một dịp may mắn đã được Hồng Thất Công truyền cho bộ bổng pháp này. Nguyên do là lúc trên đỉnh núi tuyết, Bắc Cái Hồng Thất Công và Tây Độc Âu Dương Phong quyết chiến mấy ngày bất phân thắng bại, khiến cho nội lực cả hai đều đã cạn kiệt, vì vậy cả hai người lần lượt truyền thụ võ công cho Dương Quá bằng miệng, dùng Dương Quá làm "mẫu" thi triển để đấu võ học với nhau. Vì thế nên Dương Quá đã tập được chiêu thức của Đả Cẩu Bổng Pháp. Về sau, tại đại hội anh hùng, Hoàng Dung đã truyền khẩu quyết cho Dương Quá, từ đó, anh trở thành người duy nhất không phải bang chủ Cái bang mà luyện được Đả Cẩu Bổng Pháp.

Sau đời bang chủ Gia Luật Tề, Đả Cẩu Bổng Pháp bắt đầu thất truyền. Về sau, trong , thiên hạ đồn rằng chính Hoàng Sam Nữ Tử đã truyền thụ lại Đả Cẩu Bổng Pháp cho tân bang chủ mới của Cái Bang, Sử Hồng Thạch.

Nguồn gốc

Tương truyền rằng xưa kia, những người ăn xin thường bị chó nhà hoặc chó hoang tấn công khi họ đi hành khất trên vệ đường, nên hầu hết các thành viên trong Cái Bang đều cầm một chiếc gậy trúc trong tay để tự vệ khi họ đi ăn xin. Đặc điểm của Đả Cẩu Bổng Pháp là linh hoạt, mềm dẻo, biến hóa, là những kỹ năng được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế khi đánh chó.

Đả Cẩu Bổng Pháp là do tổ sư của Cái Bang sáng tạo ra, truyền cho bang chủ từ đời này qua đời khác, quyết không truyền thụ ra ngoài. Lúc đầu tổ sư Cái Bang chỉ sáng tạo mười sáu chiêu, tới đời bang chủ Cái Bang thứ ba đã thay đổi rồi sáng tạo thêm, làm cho bộ bổng pháp này có thêm vô số ảo diệu biến hóa. Suốt mấy trăm năm qua, mỗi lần Cái Bang gặp nguy nan, bang chủ liền tự thân ra tay, dùng Đả Cẩu Bổng Pháp trấn áp quần hùng.

Mặc dù cái tên Đả Cẩu Bổng Pháp (chiêu thức dùng gậy đánh chó) nghe có vẻ hơi thô tục, nhưng có biến hóa tinh tế và chiêu thức kỳ diệu, là môn võ học đệ nhất công phu trong võ lâm. Nhưng trong tiểu thuyết thì chỉ có Hồng Thất Công và Hoàng Dung là sử dụng đầy đủ Đả Cẩu Bổng Pháp để đối địch với kẻ thù.

Đả Cẩu Bổng

Đả Cẩu Bổng là tín vật của Cái Bang, cũng được xem là vật đại diện cho bang chủ Cái Bang, thấy Đả Cẩu Bổng như thấy bang chủ. Thân bổng màu xanh biếc, trơn tru, bóng nhẵn, tính chất vừa cứng cỏi vừa dẻo dai, còn được mệnh danh là "Lục ngọc trượng".

Khi Dương Khang nhặt được Đả Cẩu Bổng ở quán rượu Khúc Ba Tửu, hắn muốn nhân cơ hội này đi đến Nhạc Châu Hiên Viên đài. Đầu tiên, hắn cấu kết với "phe tịnh y" trong Cái Bang để bắt Quách Tĩnh và Hoàng Dung, lên kế hoạch giả mạo bang chủ Cái Bang tại đại hội Cái Bang, hòng dụ dỗ bang chúng đầu hàng Kim quốc, muốn thống lĩnh Cái Bang từ đó phò giúp Kim quốc thống nhất thiên hạ. Nhưng Quách Tĩnh cùng với Hoàng Dung đã vạch trần âm mưu quỷ kế của Dương Khang, đồng thời đoạt lại Đả Cẩu Bổng từ trong tay của hắn. Còn Hoàng Dung thì dùng Đả Cẩu Bổng Pháp đánh bại Dương Khang để ngăn tai họa xảy ra. Cuối cùng Hoàng Dung được công nhận là người kế vị do đích thân Hồng Thất Công đề cử, trở thành bang chủ thứ 19 của Cái Bang, đồng thời cũng là nữ bang chủ đầu tiên của Cái Bang.

Chiêu thức

Đả Cẩu Bổng Pháp có tổng cộng 36 chiêu, mỗi chiêu có nhiều thức biến hóa khác nhau tạo thành vô số chiêu thức tinh diệu. Đả Cẩu Bổng Pháp được thi triển theo đường lối "Tứ lạng bạt thiên cân" (Bốn lạng bạt ngàn cân), võ công được áp dụng theo 8 chữ khẩu quyết: buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khóa, xoay. "Đả Cẩu" ý không phải là đánh chó mà là đánh kẻ có mùi chó.

Đây là những chiêu thức trong Đả Cẩu Bổng Pháp được nhắc đến:

  • Khiêu Tự Quyết: Bổng Khiêu Lạt Khuyển, Phản Khiêu Cẩu Thân, Đảo Loạn Cẩu Oa, Khiêu Bát Cẩu Trảo.
  • Phong Tự Quyết: Áp Biển Cẩu Bối, Ác Cẩu Lan Lộ, Khuyển Nha Giao Thác, Mẫu Cẩu Hộ Sô.
Áp Biển Cẩu Bối: Thân gậy duỗi ra đột ngột, đầu gậy tựa vào vũ khí của địch, nhẹ nhàng ấn xuống, rồi thình lình ra đòn có sức nặng ngàn cân.
Ác Cẩu Lan Lộ: Nâng gậy đưa ngang trước người, đợi vũ khí của địch đánh tới, liền hất nó sang một bên, rồi thuận thế mượn sức đánh vũ khí của địch ra ngoài.
  • Chuyển Tự Quyết: Ác Khuyển Hồi Giảo, Khoái Kích Cẩu Đồn, Tang Gia Chi Khuyển, Tảo Cẩu Xuân Môn, Thích Vị Thoai Khuyển.
  • Bạn Tự Quyết: Ngao Khẩu Đoạt Trượng, Bạt Cẩu Triều Thiên, Hoành Đả Song Ngao, Tam Khuyển Thương Thực.
Ngao Khẩu Đoạt Trượng: Nếu như gậy bị địch cướp đi thì trước hết duỗi hai ngón tay giữa của tay phải ra đánh vào hai mắt địch, đồng thời chân trái lật lại áp vào thân gậy lập tức đoạt lại. Chiêu này biến ảo khó lường, dùng để đoạt gậy thì "trăm lần được cả trăm" cao thủ giỏi mấy cũng không tránh thoát. Tại đại hội Cái Bang bên hồ Động Đình, Hoàng Dung từng dùng chiêu này ba lần đoạt cây gậy trúc trong tay Dương Khang. Nàng cũng từng dùng chiêu này để đoạt lại Đả Cẩu Bổng từ tay Hoắc Đô.
Bạt Cẩu Triều Thiên: Thân gậy duỗi ra, chạm vào phần đầu vũ khí của địch rồi hất lên trên.
  • Dẫn Tự Quyết: Dẫn Cẩu Nhập Trại, Bổng Hồi Lược Địa, Tà Đả Cẩu Bối, Giao Thủ Bài Vĩ, Quần Cẩu Tranh Thực.
Tà Đả Cẩu Bối: Dùng Đả Cẩu Bổng vẫy qua vẫy lại, để địch khó xác định hướng đánh, nhân lúc địch sơ hở đánh vào má của hắn. Chiêu này Lỗ Hữu Cước từng dùng với Hoắc Đô.
  • Tróc Tự Quyết: Phản Tróc Cẩu Đồn, Cẩu Cấp Khiêu Tường, Độc Khuyển Phệ Nhật, Cẩu Nhãn Khán Nhân.
Phản Tróc Cẩu Đồn: Dùng thân gậy quét ngang mông của địch.
  • Triền Tự Quyết: Đẩu Khuyển Thập Lộng, Bổng Đả Song Khuyển, Tử Lạp Cẩu Vĩ, Cẩu Giảo Cẩu Cốt, Tử Cẩu Khất Lân.
Bổng Đả Song Khuyển: Nhanh chóng và dùng sức quét vào chân kẻ địch. Đây là chiêu thức đầu tiên mà Dương Quá học được từ Hồng Thất Công.
  • Phách Tự Quyết: Bổng Đả Cẩu Đầu, Cùng Hạng Cản Cẩu, Phong Cẩu Giảo Hầu, Lạc Thủy Đả Cẩu, Thiên Hạ Vô Cẩu.
Bổng Đả Cẩu Đầu: Nhanh chóng và dùng sức đánh vào đỉnh đầu của địch.
Thiên Hạ Vô Cẩu: Đây là chiêu cuối của Đả Cẩu Bổng Pháp và là chiêu thức tinh vi nhất. Chiêu này một khi ra tay là quật ngã địch ở bốn phương tám hướng, không gì có thể cản lại, vì thế chiêu này mới có tên là Thiên Hạ Vô Cẩu (không còn con chó nào trong thiên hạ). Bổng pháp chiêu này tinh diệu, biến ảo khôn lường, đã đạt đến cảnh giới võ học.

Xem thêm