Vay nóng Tima

Truyện:Đại Đường đạo soái - Hồi 648

Đại Đường đạo soái
Trọn bộ 722 hồi
Hồi 648: Tiểu chính thái và Đại mập mạp
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-722)

Siêu sale Shopee

Phương pháp tốt không phải là không có.

Nhưng gần đây trừ bồi tiếp người nhà, Đỗ Hà cầm một quyển sách trong tay, đây chính là quyển Luật Lễ của Trưởng Tôn Vô Kỵ.

Quyển sách này chính là thứ làm Đại Đường oanh động, chính là pháp tắc giúp Đại Đường trị thế, cũng bởi vì có quyển sách này xuất thế nên chỉnh đốn và cải cách, làm cho không có người nào dám khinh thị.

Mà ở trên giường, Vũ Mị Nương đã từng nói về quyển sách này với Đỗ Hà.

Vũ Mị Nương vì Đỗ Hà, điều tra đối với Trưởng Tôn Vô Kỵ có thể nói là tận lực, mà Luật Lễ, chính là cú xoay người thật đẹp của Trưởng Tôn Vô Kỵ, hiện tại cả văn thần trong triều đang thảo luận về quyển sách này.

Uy danh của Trưởng Tôn Vô Kỵ, so với trước đó, còn tốt hơn.

Vì thế Đỗ Hà cũng cầm lấy một bản, tĩnh tâm nghiên cứu.

Những ngày này, Đỗ Hà đã xem quyển sách này không dưới ba lượt, mỗi một lần đều có cảm xúc hoàn toàn mới, rốt cuộc cũng hiểu Luật Lễ này là cái gì, quyển Luật Lễ có thể làm cho văn sĩ cả thiên hạ oanh động, cũng không còn nằm trong phạm trù của sách được nữa, nội dung bên trong phần lớn nói nên trị vì thiên hạ như thế nào, nên dùng luật pháp ước thúc vạn dân như thế nào, nên dùng luật pháp ổn định xã hội như thế nào, nên dùng luật pháp giữ gìn lợi ích của Đại Đường như thế nào.

Đỗ Hà xem mà cảm thấy sợ hãi thán phục không thôi, Trưởng Tôn Vô Kỵ trừ một bụng ý nghĩ xấu ra, trên phương diện giải thích luật pháp, phóng nhãn cả Đại Đường, đúng là không ai bằng.

Đỗ Hà cũng nghĩ tới danh ngôn đời sau, phương Tây có luật pháp La Mã, phương Đông có Đường luật.

Đương nhiên Đường luật này không chỉ có luật pháp do Trưởng Tôn Vô Kỵ biên soạn, mà pháp luật Đại Đường Đường là tên gọi chung, kể cả Vũ Đức Luật thời Lý Uyên, thời kỳ Đường Huyền Tông có Khai Nguyên Luật, Đại Đường Lục Điển các loại, Trưởng Tôn Vô Kỵ biên soạn Trinh Quán Luật, Vĩnh Huy Luật, chiếm vị trí chủ đạo trong luật pháp đời Đường, là căn cơ khởi nguyên của Đường luật.

Vũ Đức Luật tuy không bằng Trinh Quán Luật, Vĩnh Huy Luật, nhưng phần lớn đều noi theo luật pháp đời Tùy, cũng không có bao nhiêu cải tiến. Cũng bởi vì như thế, Lý Thế Dân sau khi kế vị, đã cho Trưởng Tôn Vô Kỵ biên soạn luật pháp thuộc về Đại Đường.

Cũng làm căn cơ trụ cột cho Đường luật.

Bất kể là Khai Nguyên Luật, Đại Đương Lục Điển hay là Đại Trung Hình Luật Thống Loại sau này, đều vây chung quanh Trinh Quán Luật, Vĩnh Huy Luật mà tiến hành biên soạn.

Đỗ Hà không biết bởi vì nguyên nhân mình xuyên việt, hay là cái gì đó, dưới hào quang của hắn, Trưởng Tôn Vô Kỵ ở thời Lý trị bắt đầu tu sửa Trinh Quán Luật, không biết được thái tử hiện giờ là ai, bởi vì chưa rõ ràng, mà Luật Lễ xuất hiện một cách ngoài ý muốn.

Đỗ Hà tức là võ tướng, cũng là văn thần, cũng không thể coi thường Luật Lễ mang ảnh hưởng tới cho Đại Đường.

Đỗ Hà khép Luật Lễ lại, đang suy nghĩ, suy nghĩ về nội dung của quyển sách này.

Luật Lễ là luật pháp, cũng không phải đầm rồng hang hổ, càng không phải thiết kế chế độ hư vô mờ mịt, mà Đường triều hấp thụ những điểm chưa được của các triều đại trước, đem ưu điểm tiếp thu, cải tiến khuyết điểm, cho ra một chế độ chính trị hoàn thiện hơn.

Kẻ thống trị đời Tùy đã đề ra luật pháp nghiêm khắc để trừng phạt, cho nên dẫn tới khởi nghĩa nông dân trong lịch sử, mà Đường triều thành lập cũng có ấn tượng sâu sắc. Cho nên Trưởng Tôn Vô Kỵ tiếp nhận giáo huấn đời Tùy diệt vong, áp dụng nhiều biện pháp cải tiến, thành lập hệ thống chính trị ổn định, quán triệt phương châm tiếp thu cái tốt, cải biến cái xấu.

Trong mắt của người đời Đường, đúng là không chê vào đâu được, là một kiệt tác thiên cổ.

Nhưng mà...

Trong mắt Đỗ Hà hiện ra một đạo quang mang, cái này chính là ánh mắt của đời Đường thôi.

Bản thân sự tồn tại của Đỗ Hà chính là bug (bác nào chơi game có bug thì biết nó là gì, gọi chung là hack), là dị loại có tri thức ngàn năm. Tiến bộ lịch sử, tiến bộ khoa học, tiến bộ xã hội, tiến bộ luật pháp và chế độ.

Có thể ổn định luật pháp thiên triều, bất luận chi tiết, tỉ mĩ hay là thân thể to lớn, đều vượt xa Đường triều.

Đương nhiên nếu như nói Sở Lưu Hương, người trong quan phủ tuy không thấy được thế nào là cao thượng, nhưng bọn họ đại biểu cho pháp luật và quy cũ, nhưng cho dù là người nào cũng phải tôn trọng! Miệt thị bọn họ, chính là chà đạp quy củ, loại quy củ này đương nhiên không được tôn trọng, nhưng đạo đức cùng chính nghĩa, cho dù thế nào cũng không được khinh thị.

Chế độ thiên triều không sai, sai chính là người chấp hành, bao che lẫn nhau, lạm dụng chức quyền.

Đỗ Hà cũng không phải học pháp luật, cho nên luật pháp kỹ càng hắn không biết, cũng không có khả năng biến thành luật sư, đem điều lệ chế độ thiên triều, mấy trăm đầu luật pháp nhớ trong đầu. Nhưng dù sao cũng là người trưởng thành, cho nên tiếp xúc được một ít chế độ và sinh hoạt.

Những điều lệ chế độ này, chính là thường thấy nhất, thực dụng nhất, cũng là mấu chốt khiến xã hội ổn định.

Ngoài ra hắn với tư cách là thầy giáo lịch sử, cũng tiếp xúc qua với chế độ luật pháp của Đường triều, tuy cũng không có khả năng nhớ tất cả trong đầu, nhưng là một quái vật đi trước thời đại, cho nên nhìn ra nhiều điểm không ổn trong Luật Lễ của Trưởng Tôn Vô Kỵ.

Đỗ Hà tiếp tục đọc Luật Lễ, trong đầu xuất hiện ý nghĩ cải tiến, thì thầm tự nói:

- Nhớ rõ nghe Mị Nương đã từng nói qua, sửa một chữ được một lượng vàng, không biết lão hồ ly kia có thể lấy ra bao nhiêu vàng đây?

Muốn sửa một câu trong Luật Lễ rất đơn giản, nhưng muốn làm được lại có thể nói là muôn vàn khó khăn.

Cũng không phải trong đầu của Đỗ Hà không có hàng, mà cần phân chia ra các triều đại khác nhau mà ứng dụng, Đường triều là thời đại phong kiến tiêu chuẩn, tuy trên danh nghĩa mà nói, dân chúng là đệ nhất, đều là nói nhảm. Xã hội phong kiến, hoàng đế là đệ nhất, ai cũng không thể xúc phạm quyền lực của hoàng đế.

Nếu như Đỗ Hà làm từng bước, nói cái gì dân chủ, nói cái gì tự trị, đây tuyệt đối là đốt đèn trong phòng chứa thuốc nổ... Đó là muốn chết.

Đỗ Hà tốt xấu gì cũng lăn lộn ở Đại Đường nhiều năm như vậy, cho nên thường thức đó cũng biết rõ, căn cứ vào kinh nghiệm cả ngàn năm, sửa chữa Luật Lễ không khó, nhưng cái khó chính là thời đại khác biệt quá rõ ràng, lựa chọn tinh túy của nó, dung nhập vào bên trong.

Đỗ Hà phát hiện có rất nhiều chế độ hợp lý cao minh hơn, nhưng bởi vì chế độ xã hội hiện giờ mà không thể vận dụng, cũng chỉ có thể thở dài, cũng không có quá mức cưỡng cầu.

Tiến bộ xã hội, cần đi từng bước khá dài. Bây giờ là xã hội phong kiến, xã hội phong kiến thì có thứ tự của xã hội phong kiến. Nếu như cưỡng ép sửa đổi, cứng nhắc dùng chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học hoặc chế độ tư bản chủ nghĩa khoa học mà phát triển, giống như nuông chiều thành hư, ngược lại là chuyện xấu.

Đỗ Hà chọn lựa tỉ mỉ, đem nhưng thứ có hữu dụng đưa vào trong chế độ này, những thứ không hợp với xã hội phong kiến sẽ loại bỏ, chỉ lấy những thứ thích hợp với xã hội phong kiến mà thôi, ở địa phương tương ứng, thêm vào trong Luật Lễ. Những chế độ phong kiến trước đời Đường, phần lớn đều lấy chế độ phục vụ cho đế vương, không có băn khoăn này. Nếu như đem những thứ vượt qua thời đại, chẳng khác gì đem súng ống đưa vào trong Tam Quốc Chí, tận dụng mọi thứ mà thêm vào.

Tam Quốc Chí với tư cách là một trong nhị thập tứ sử, kỳ thật cũng không bằng nên nói, Tam Quốc Chí là do người ta tự biên tự diễn thêm vào, đương nhiên cũng không phải là do Trần Thọ ghi sử bất công, cũng không phải khuyết thiếu công tâm khi ghi sử.

Mà là nhân lực có hạn, một người có năng lực thế nào, cũng không có khả năng đem toàn bộ tư liệu dung nhập vào trong sử sách.

Lúc Nam Bắc triều, Tống Văn Đế bảo Trần Thọ ghi lại Tam Quốc Chí, mà Bùi Tùng Chi là phụ tá để làm chuyện này. Bùi Tùng Chi mượn nhờ lực lượng của quốc gia, dụng tâm thu thập tư liệu lịch sử còn sót lại, bổ sung những chỗ thiếu và uốn nắn sai lầm. Mà ghi sử và chuyện của nhân vật, Bùi Tùng Chi có bình luận, mà Trần Thọ không lo liệu chuyện này, Bùi Tùng Chi cũng tiến hành phê bình. Bùi Tùng Chi có kiến thức uyên bác, dẫn sách đầu đuôi nguyên vẹn, không có thêm bớt vào. Vì chú thích Tam Quốc Chí, hắn đã thu thập hơn một trăm năm mươi loại tài liệu nguyên thủy thời kỳ Tam Quốc Chí, dẫn chứng rộng rãi và giữ nguyên văn, số lượng lời chú thích còn nhiều gấp ba nguyên văn.

Mà Tam Quốc Chí bây giờ cần thêm hai chữ "Bùi chú" (chú: có nghĩa là chú thích, mà Bùi chú là do người họ Bùi chú thích), chỉ có thêm hai chữ này, mới có thể tính toán là Tam Quốc Chí trong nhị thập tứ sử.

Đỗ Hà làm những chuyện như ngày hôm nay, cũng không kém Bùi Tùng Chi bao nhiêu, thời điểm này hắn vận dụng toàn bộ tri thức của mình vào việc chỉnh đốn và cải cách lại cho hoàn thiện, không chút do dự chú thích thao thao bất tuyệt, giải thích rõ ràng. Có một ít chỗ không bàn mà hợp với lịch sử, dễ dàng phạm sai lầm, làm cho người có tâm lợi dụng nó để vượt qua, cho nên phải bổ sung rõ ràng.

Phần lớn thời gian nghỉ ngơi của Đỗ Hà là làm chuyện này..

Luật Lễ có gần mười vạn chữ, muốn chú thích từng chỗ, cũng không phải chuyện dễ dàng gì.

Đây không phải là ghi tiểu thuyết, có thể ghi loạn vào trong đó, với tài năng của Trưởng Tôn Vô Kỵ, Luật Lễ hơn mười vạn chữ, cũng phải tốn hơn ba năm, có thể thấy được mỗi chữ trong đó, mỗi một câu hắn đã trải qua cân nhắc kỹ càng mới ghi vào. Đỗ Hà tự hỏi trên phương diện luật pháp, hắn kém Trưởng Tôn Vô Kỵ, chỗ dựa của hắn chỉ là tri thức hơn ngàn năm mà thôi, cho nên sửa chữa đặc biệt cẩn thận.

Hơn nửa tháng qua đi, hắn cũng chỉ sửa chữa được hơn vạn chữ mà thôi. Nhưng trong hơn vạn chữ này, Đỗ Hà chỗ đánh dấu chú giải cũng hơn một vạn hai ngàn năm trăm chữ, so với nội dung nguyên bản còn nhiều hơn.

Nếu đúng là sửa một chữ, được một lượng vàng. Như vậy Đỗ Hà hiện tại đã có hơn một vạn lượng vàng rồi.

Con số này quá mức khổng lồ, Trưởng Tôn Vô Kỵ mười phần là không thể lấy ra được.

Hôm nay cao thấp Đỗ phủ vô cùng đặc biệt, bởi vì, song sinh Tiểu Bảo Nhi và Bách Hợp của Đỗ Hà, đã tới ngày đầy tháng.

Đỗ Hà cũng không phải ưa thích phô trương, nếu có khả năng hắn chỉ hi vọng chỉ có người nhà mà thôi, gọi thêm Phòng Di Ái, La Thông, Tiết Nhân Quý, Lý Kính Nghiệp là những hảo hữu sinh tử, cùng tới đây chia vui. Nhưng chuyện này không thực tế, người trong giang hồ, thân bất do kỷ. Người trong quan trường, càng là như thế.

Đỗ Hà trà trộn trong Thượng Thư Tỉnh, mà đại sự như đầy tháng con trẻ, không mời người trong quan phủ tới, hiển nhiên không nói nổi, mà trong lòng của bọn họ cũng có chút phiền phức khó chịu, cho rằng mình xem thường bọn họ. Đồng dạng, mời bọn họ, cũng phải mời thêm những quan viên khác, tất cả đều phải mời.

*****

Bởi vì tránh mời phiến diện, cho nên số quan viên được mời cũng nhiều hơn tám mươi.

Tiệc rượu cũng không phải là bày loạn ngồi sao thì ngồi, phải phân chủ yếu và thứ yếu.

Bởi như vậy, Đỗ Hà và đám hảo hữu nhất định phải ngồi cuối cùng.

Đây cũng là nguyên nhân khiến Đỗ Hà khó xử.

Đỗ Hà nhìn danh sách thật dài trên tay, thật khó khăn sắp xếp vị trí.

Người hiện đại đối với chỗ ngồi dự tiệc rượu, cũng không quá coi trọng. Nhưng người cổ đại rất quan tâm tới vị trí khi ngồi, bởi vì một vị trí ngồi mà đánh đập tàn nhẫn, thậm chí có khối người biến thành cừu địch sinh tử. Cho nên người cổ đại đối với chuyện sắp xếp vị trí ngồi, phi thường chú ý, giống như xếp hàng chờ công chứng, cần phải sắp xếp hợp lý, đây là một chuyện không dễ dàng gì.

Quản sự trong phủ sắp đi phát thiệp mời cho từng quan lại quyền quý, nhưng đang chờ quyết định cuối cùng của Đỗ Hà.

Đỗ Hà nhìn thấy danh ngạch trên tay, hắn đang suy nghĩ, đầu tiên là ghế cho các vương tử. Tuy nói Đỗ Hà cùng con của Lý Thế Dân không có qua lại quá nhiều, nhưng dù sao Trường Nhạc cũng là người trong hoàng gia, Tiểu Bảo Nhi, Bách Hợp là cháu ngoại trai gái của bọn họ, bọn họ thân là cậu, không mời không được.

Ghế đầu tiên không thể làm khác, không hề nghi ngờ, ghế đó phải lưu lại cho Đạo Hạ hoàng tử đi thay cho Lý Thế Dân.

Lý Thế Dân với tư cách hoàng đế, nếu như ngồi cùng hàng với thần tử, sẽ có gián thần kháng nghị (gián thần: tức là chức quan can gián nhà vua), mà hắn cũng không muốn như vậy. Lý Thế Dân cực kỳ ân sủng với Đỗ Hà, nếu như hôn lại tự tham gia đầy tháng của Tiểu Bảo Nhi, Bách Hợp, Ngụy Chinh, Mã Chu là những gián thần sẽ ghé vào tai của hắn mà nói này nói kia.

Lần trước Lý Thế Dân vì lo lắng Trường Nhạc gặp nguy hiểm, không để ý dáng vẻ mà đi tới Đỗ Phủ, làm cho Ngụy Chinh, Mã Chu nói ra một hồi.

Mà trước khi cử hành yến hội, Lý Thế Dân đã truyền tin tức tỏ vẻ chính mình không đến, nhưng sẽ cho một vương tử đi thay hắn, đến đây chúc mừng, trong lời nói cũng có chút tiếc nuối, tỏ vẻ phải đợi sau khi thân thể Trường Nhạc khôi phục lại, thì bảo nàng mang Bách Hợp đi tới gặp hắn vài ngày. Về phần Tiểu Bảo Nhi, Lý Thế Dân tỏ vẻ quân tử không đoạt yêu thích của người khác, để lại cho song thân của Đỗ Hà chơi với cháu.

Đối với cách nói này của Lý Thế Dân, Đỗ Hà tỏ vẻ trơ trẽn, chỉ cần không phải mù lòa, có thể nhìn ra Lý Thế Dân thiên vị nữ ngoại tôn của mình. Nhưng mà, Trưởng Tôn hoàng hậu cũng hi vọng Trường Nhạc có thể mang theo Tiểu Bảo Nhi theo, đối với hai thân gia của phu nhân, nam trọng nữ khinh nam, nữ trọng nam khinh nữ, hợp lại thành một đôi quái dị.

Về phần chuyện thứ hai, chính là Lý Thái.

Đối với Lý Thái, Đỗ Hà không có tình nguyện, chỉ hi vọng cái tên tính tình không coi ai ra gì này, đừng làm rộn xảy ra chuyện là được.

Kế tiếp chính là công khanh, Tần Quỳnh, Úy Trì Kính Đức, Trình Giảo Kim là những lão tướng của Đại Đường, kế tiếp là Tô Định Phương, Tiết Vạn Triệt là những tướng lãnh tầm trung, cộng thêm một ít quan viên Thượng Thư Tỉnh, cộng thêm bọn người mà Đỗ Hà quen biết như La Thông, Phòng Di Ái.

Nhìn thấy hảo hữu ngồi cuối cùng, Đỗ Hà thật sự băn khoăn, nếu như có thể, hắn thật sự muốn xếp bọn họ lên chỗ của Lý Thái. Những người này đều là tri kỷ sinh tử của hắn, nhưng có thể đánh đồng với Lý Thái sao?

Đỗ Hà đem mấy chi tiết, điều chỉnh lại cẩn thận, cho quản sự an bài.

Đỗ Hà tiến vào phòng Trường Nhạc, tra hỏi tình huống thân thể của nàng.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-722)


<