← Hồi 598 | Hồi 600 → |
Ngày hôm nay là ngày Lý Thừa Càn đi đày Kiềm Châu.
Kiềm Châu là Tứ Xuyên Trùng Khánh bây giờ. Chỉ cần người hơi có chút hiểu rõ địa lý đều biết Trùng Khánh nằm ở Tây Nam Trung Quốc, là một trong những thành thị trọng yếu của thượng du sông Trường Giang. Nhưng Kiềm Châu thời cổ lại không thể so với hiện tại, chỗ đó núi nhiều người ít, hoàn cảnh mặc dù không tệ nhưng kinh tế lạc hậu, đường xá khó đi, có câu đường vào Thục khó hơn lên trời.
Cùng ngày này, Đỗ Hà được Lý Thế Dân triệu kiến.
Chỗ triệu kiến Đỗ Hà cũng không phải thư phòng trong điện Cam Lộ như bình thường mà ngoài ý muốn là Đông Cung.
Lý Thừa Càn sau khi bị giáng chức đã chuyển ra Đông Cung. Hôm nay Đông Cung thiếu khuyết chủ nhân, đặc biệt hoang vu. Đỗ Hà lại một lần nữa bước vào chỗ này, nhìn xem địa phương quen thuộc lẫn xa lạ, tâm tình cũng có chút trầm trọng.
Được thị vệ dẫn đường, Đỗ Hà đi tới một tầng lầu hai tầng cỡ lớn phía tây Đông Cung. Kiến trúc tòa lầu cực kỳ cổ xưa, có khí tức yên tĩnh. Trước là một tấm biển "Cần khổ trai", chữ viết tinh tế thanh tú, cảm giác như hành vân lưu thủy.
Đỗ Hà nhìn ra, đây là chữ Lý Thế Dân tự tay viết.
Đi vào Cần khổ trai mới phát hiện tòa lầu này là một thư trai. Nó được đặt tên Cần khổ đủ thấy kỳ vọng với chủ nhân cao thế nào.
Đỗ Hà cũng thầm thở dài, đi vào lầu hai, Lý Thế Dân đang đứng quay lưng trước một bàn sách, nghe tiếng bước chân hắn buồn bã nói:
- Thư phòng này là trẫm tự mình xếp đặt thiết kế, tấm biển cũng là trẫm tự tay viết. Lúc sắc phong Thừa Càn làm thái tử thì thư phòng này là lễ vật trẫm tặng nó, hi vọng nó có thể dùng cần làm gốc, theo hạnh khổ tiến lên.
Đỗ Hà đáp:
- Núi sách có đường cần lao, bể học lấy khổ làm thuyền, nhạc phụ đại nhân đối với quá...... Ách......
Trong lúc nhất thời, hắn không biết xưng Lý Thừa Càn tên gì, Thái tử tuyệt đối không thể gọi, hắn bây giờ là dân chúng, nhưng gọi tính danh cũng không thích hợp, ngừng lại một chút mới nói:
- Kỳ vọng với đại cữu huynh.
Lý Thế Dân quay người trở lại, tán thán nói:
- Hay cho một câu Núi sách có đường cần lao, bể học lấy khổ làm thuyền, chỉ có chăm chỉ mới là đường tắt duy nhất, chỉ có trả giá gian khổ, mới có thể thành tựu tương lai. Chỉ tiếc, trẫm không phải là một người cha hợp cách, không thể dạy bảo con mình để ra chuyện thế này.
Đỗ Hà không nói gì, hắn cũng không tán đồng sự áy náy của Lý Thế Dân. Cha chỉ là người dẫn đường cho con, con có thể thành tài hay không chỉ có thể dựa vào bản thân. Hắn học không vì cha, càng không trưởng thành vì cha. Một người cha cũng không có khả năng sống vì con, hắn có chuyện của mình. Không thể yêu cầu một người cha vĩnh viễn hiểu con, với tư cách một người con cũng phải thông cảm cho cha. Lý Thừa Càn không nhỏ nữa, không phải không biết chuyện, đổ lỗi sai lên người cha hắn thật sự không nên.
Bất quá Lý Thế Dân với tư cách làm cha đương nhiên có tình cảm này, người ngoài khuyên bảo cũng không tiện, suy nghĩ kỹ trong chốc lát, mới nói:
- Kỳ thật tiểu tế cảm thấy nhạc phụ đại nhân cùng đại cữu huynh thiếu sự hiểu nhau. Người không biết đại cữu huynh nghĩ gì, đại cữu huynh cũng không biết nhạc phụ đại nhân muốn gì, từ đó sinh ra rất nhiều hiểu lầm. Kỳ thật đây cũng là tác hại của việc dạy con thời cổ, lời cha là trời, không tồn tại đối thoại hai chiều.
Lý Thế Dân không trả lời, một hồi lâu, mới nói:
- Trẫm cảm thấy ngươi đúng, kỳ thật trẫm có hỏi Thừa Càn một vấn đề, nó là Thái tử, tại sao phải phản trẫm. Nó nói nó không cam lòng, không cam lòng trở thành thái tử hơn mười năm lại cứ thế nhường cho người khác. Trẫm biết nó nói Thanh Tước nhưng trẫm chưa nói cho nó biết nguyên nhân. Nghe ngươi nói vậy trẫm thấy nên nói cho nó biết. Khi nó đi ngươi thay trẫm tiễn, nói cho nó biết trẫm chưa từng nghĩ sẽ thay nó bằng Thanh Tước. Chỉ là sau hai lần nó làm giám quốc thì hành vi dần dần bắt đầu phóng đãng, dưỡng thành tập tính không tốt. Hết thảy đều trong mắt trẫm, trẫm là hi vọng nó có thể tự cảnh giác, đừng tưởng rằng trở thành Thái tử thì có thể trở thành hoàng đế tương lai của Đại Đường, cố tình làm bậy.
Lúc Đỗ Hà đem lời của Lý Thế Dân nói cho Lý Thừa Càn thì hắn khóc vô cùng thương tâm, hi vọng trước khi đi có thể gặp lại cha mình một lần.
- Nói như vậy, Hầu Quân Tập vẫn chưa xuất hiện?
Lý Thế Dân không ngừng gõ lên mặt bàn, mỗi lần nhớ tới tên phản bội từng là tâm phúc này, trong mắt đều lộ ra vẻ phức tạp.
Về phần Vũ Mị Nương như thế nào phát giác Hầu Quân Tập dị động thì Đỗ Hà đã nói chi tiết cho Lý Thế Dân. Lý Thế Dân cũng nghĩ như hắn, định lợi dụng người nhà Hầu Quân Tập để dụ hắn. Chỉ là chuyện không như ý, người của Đỗ Hà an bài vẫn chằm chằm nhìn vào Nam Hồng nhưng vẫn không hề thấy bóng dáng Hầu Quân Tập.
Theo tốc độ của Nam Hồng, qua ít ngày nữa sẽ ly khai biên giới Đại Đường, lúc đó ra tay chẳng phải dễ dàng.
Bất đắc dĩ, Đỗ Hà chỉ có thể hướng Lý Thế Dân báo cáo tình huống, để ra quyết định.
Lý Thế Dân trầm mặc hồi lâu, gật đầu nói:
- Động thủ đi, Hầu Quân Tập sớm đã nghĩ kỹ đường lui, rút lui hướng bắc tuyệt không phải là chạy thục mạng lung tung. Hắn không phải loại người cam chịu thất bại, nhất định trù tính cơ hội Đông Sơn tái khởi.
Đỗ Hà gật đầu tỏ vẻ nhận đồng, hắn từng tự mình điều tra qua mật đạo chạy trốn của Hầu Quân Tập. Mật đạo rất dài, cũng rất mới, cấu tạo phi thường đơn giản, lỗ thoát khí đều là làm qua loa, có thể thấy được nó cũng không phải là tỉ mỉ xếp đặt thiết kế mà là mới đào móc. Hầu Quân Tập vào lúc quyết định tạo phản đã nghĩ đường lui cho mình rồi.
Hắn muốn chạy trốn, lựa chọn không chỗ nào khác mà là mặt phía bắc, mười phần là ý định tìm Tiết Duyên Đà nương tựa. Bởi vì đương thời, chỉ có Tiết Duyên Đà mới có năng lực đánh một trận với Đại Đường. Hầu Quân Tập muốn xoay người, chỉ có đầu nhập vào Tiết Duyên Đà.
- Đầu tiên là tạo phản, sau là phản quốc. Hầu Quân Tập tội không thể xá, há có thể nuông chiều! Trước giam người nhà hắn, ngày sau bắt giữ Hầu Quân Tập sẽ định tội cả nhà.
Lý Thế Dân rất oán hận Hầu Quân Tập. Nếu không là hắn, Lý Thừa Càn quả quyết không có ý tạo phản. Tuy chuyện bức vua thoái vị là do Lý Thừa Càn tự mình quyết đoán những người sáng suốt đều nhìn ra, trong chuyện này Hầu Quân Tập đóng vai trò chính, đổ hết tội lên hắn cũng không oan uổng.
Đỗ Hà lúc này phân phó Hoàng Phủ Hạo Hoa, Ba Vũ Hưng cùng Tần Dục động thủ.
Hoàng Phủ Hạo Hoa, Ba Vũ Hưng, Tần Dục là ba chiến tướng của Đỗ Hà. Trải qua nhiều năm luyện tập, mỗi người đều có tuyệt nghệ. Hoàng Phủ Hạo Hoa sáng tạo nhanh nhẹn, có nhanh trí, thiện ở ứng biến, Ba Vũ Hưng thân mang [Thiết Huyết tâm pháp], võ nghệ đã tấn thăng nhất lưu hảo thủ đương thời, khinh công Tần Dục đã ở cảnh giới cao, dù võ nghệ còn có chút chưa đủ nhưng nếu hắn chuyên tâm né tránh thì cả Ba Vũ Hưng cũng không cách nào đụng vào hắn mảy may.
Ba người bọn họ đồng loạt ra tay, mặc cho Nam Hồng có ba đầu sáu tay cũng không cách nào đào thoát, một đoàn người đều bị bắt.
Trải qua một phen thẩm vấn, hết thảy nguyên do đều minh bạch.
Nam Hồng vào rất nhiều năm trước, không gọi là Nam Hồng mà là Hồng Nam, là một viên chiến tướng bên cạnh Hầu Quân Tập. Hầu Quân Tập làm người tự ngạo, không giỏi lôi kéo quan hệ nhưng rất bao che cấp dưới nên quân tốt cũng rất trung thành.
Hồng Nam tác chiến dũng cảm, trên chiến trường đã ngăn qua một mũi tên cho Hầu Quân Tập, rất được Hầu Quân Tập coi trọng nhưng hắn lại có tật háo sắc.
Vào lúc tác chiến với Vương Thế Sung, Hồng Nam phụ trách du kích, tiêu diệt trinh sát Vương Thế Sung. Khi qua một thôn nhỏ trinh sát, gặp một thôn phụ rất có tư sắc liền thông dâm. Lý Thế Dân trị quân cực nghiêm, văn bản quân pháp quy định rõ ràng tuyệt đối không thể nhiễu dân, chớ nói chi là phạm phải loại tội lớn này nên hạ lệnh Hầu Quân Tập xử tử Hồng Nam.
Hầu Quân Tập không đành lòng, đem Hồng Nam thả ra rồi thế một tù binh vào.
Vốn loại chuyện này không thể dấu diếm Lý Thế Dân tuệ nhãn như đuốc nhưng lúc ấy Đậu Kiến Đức lĩnh mười vạn đại quân đến đánh, Lý Thế Dân căn bản không rảnh chú ý nên Hầu Quân Tập qua mắt được.
Hồng Nam chạy về Trường An, dùng tên giả Nam Hồng, lúc đầu làm nghề rèn sắt. Hầu Quân Tập biết được thì chiếu cố nhiều hơn, Lý Thế Dân sau khi kế vị, Hầu Quân Tập là Binh bộ Thượng thư, lợi dụng chức quyền cho Hồng Nam mấy bộ áo giáp hàng mẫu của Đại Đường, dạy hắn chế tác Minh Quang Khải, Quang Yếu Khải, Tế Lân Khải, Sơn Văn Khải, Ô Chuy Khải, ...đầy đủ mười ba loại kỹ thuật chế tạo áo giáp của Đại Đường, để cho hắn có thể trực tiếp buôn bán cùng triều đình, chưa đầy vài năm đã trở thành một trong những phú thương Trường An.
Về sau bởi vì Đỗ Hà nhắc nhở, Lý Thế Dân bắt đầu kiểm soát nghiêm khắc với các loại kỹ thuật tinh luyện kim loại, không cho phép tư nhân buôn bán.
Hồng Nam cũng kiếm đủ tiền rồi nên chuyển sang buôn bán nhỏ.
Hầu Quân Tập muốn bức vua thoái vị tạo phản, cần khí giới tốt. Đại Đường quản lý khí giới phi thường nghiêm khắc nên dù là Hầu Quân Tập cũng không cách nào lợi dụng, mới nhớ lại Hồng Nam, tìm tới hắn.
Hồng Nam tuy đã rửa tay không làm, nhưng một thân kỹ nghệ chưa từng quên, triệu tập công tượng chế tạo cho Hầu Quân Tập hai trăm thanh Đường đao cùng hơn hai trăm bộ Quang Yếu Khải, vào đêm phát sinh án mạng trong Hoằng Phúc tự thì giao cho Hầu Quân Tập.
*****
Hầu Quân Tập muốn binh khí áo giáp chỉ dùng để tạo phản, Hồng Nam tự nhiên không dám lộ chuyện đêm đó.
Đúng như Vũ Mị Nương đoán trước, bởi vì chuyện Hồng Nam làm liên luỵ cửu tộc nên căn bản không quan tâm tội mất đầu vì hai án mạng.
Về phần vợ con Hầu Quân Tập, bọn họ cũng không biết hướng đi của Hầu Quân Tập, chỉ biết Hầu Quân Tập bảo bọn họ đi theo Hồng Nam.
Hồng Nam vẫn là một hán tử cương nghạnh, hắn nói ra mọi chuyện nhưng không hề nói hạ lạc của Hầu Quân Tập.
Dù bị tra tấn nghiêm khắc thế nào cũng cắn chặt răng gượng chống.
Cuối cùng vẫn là phép thẩm vấn tinh thần hữu hiệu, dù là một nam tử có tinh thần kiên định cũng sụp đổ, khai hết mọi chuyện.
Đúng như Lý Thế Dân dự đoán, Hầu Quân Tập để cho Hồng Nam dùng thương đội yểm hộ đưa bọn chúng đến Vương đình Tiết Duyên Đà. Đường lui của Hầu Quân Tập là lợi dụng Tiết Duyên Đà triển khai trả thù.
Bất quá hắn chỉ biết Tiết Duyên Đà là nơi Hầu Quân Tập đi, cụ thể thế nào thì hắn cũng không rõ. Đỗ Hà một mực có một loại dự cảm, Hầu Quân Tập nếu gia nhập Tiết Duyên Đà, đối với Đại Đường mà nói, tuyệt đối không phải là một chuyện tốt.
Rất nhanh, dự cảm của hắn đã ứng nghiệm.
Sau khi chuyện Lý Thừa Càn bức vua thoái vị tạo phản được một tháng thì phương bắc truyền đến tin con trai trưởng của Tiết Duyên Đà là Đại Độ Thiết dẫn binh đánh bộ lạc Lý Tư Ma.
Lý Tư Ma là tàn dư Đột Quyết còn sót lại, là tộc nhân của Hiệt Lợi Khả Hãn, sớm đã phụ thuộc Đại Đường. Lý Thế Dân lệnh cho hắn ở tại Sào Nam, trên danh nghĩa thống trị vùng này nhưng thực tế là giám thị nhất cử nhất động Tiết Duyên Đà. Cũng tức là nói Lý Tư ma là người của Lý Thế Dân, Tiết Duyên Đà làm như vậy không thể nghi ngờ là tuyên chiến với Đại Đường.
Việc này qua đi chưa đủ ba ngày, Đại Độ Thiết đã có ý định khấu nhập Trường Thành, tiến hành cướp đoạt, nhưng Đại Đường đã có chuẩn bị, lợi dụng phòng tuyến Trường Thành đánh lui địch nhân.
Để chuẩn bị dụng binh với Tiết Duyên Đà, Lý Thế Dân triệu tập Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Lý Tích triển khai thảo luận.
Loại hội nghị cao tầng này, với thân phận Đỗ Hà hiện tại vẫn chưa thể tham gia.
- Bệ Hạ quả nhiên liệu sự như thần, Tiết Duyên Đà hai lần xuất kích, tuy nhìn như không có Hầu Quân Tập xuất hiện, nhưng những chỗ Đại Độ Thiết đánh đều là phòng tuyến hiểm yếu của Đại Đường. Cũng chỉ có Hầu Quân Tập mới có thể tinh tường bố phòng quốc gia Đại Đường như thế.
Lý Tích càng già càng lão luyện, trước ca ngợi Lý Thế Dân vài câu mới tiến vào chính đề:
- Thần đã cải biến bố phòng biên giới, lần này may mắn đánh lui địch xâm phạm nhưng đối phương dựa vào ngựa, qua như gió, rất khó mở rộng thành quả chiến đấu. Không chủ động xuất kích, sợ là chỉ có thể bị động chống đỡ.
Lý Tích từng nhiều năm là đồng liêu nên biết rõ tính cách cực đoan của Hầu Quân Tập. Sau khi biết được tin Hầu Quân Tập rất có thể gia nhập Tiết Duyên Đà liền lập tức dâng biểu hy vọng có thể cải biến tình huống bố phòng biên cương, miễn cho cho Hầu Quân Tập lợi dụng.
Lý Thế Dân đồng ý đề nghị này. Quả nhiên, Đại Độ Thiết trực tiếp đánh vào thì do bố phòng biên cương đã thay mới nên có hiệu quả sơ bộ.
Lý Thế Dân nghe được hàm ý của Lý Tích, cười hỏi:
- Theo Mậu Công là nên dùng binh với Tiết Duyên Đà?
Lý Tích chém đinh chặt sắt mà nói:
- Trần Thang thời Hán triều có một câu là "Minh phạm cường hán giả, xa đâu cũng giết!", thần ở chỗ này trích dẫn "Minh phạm Thịnh Đường người, xa đâu cũng giết!" chúng ta đã chuẩn bị một năm, đao thương kiếm kích sớm đã mài đến sáng như tuyết, là thời điểm để cho dũng sĩ Đại Đường soạn nhạc thắng lợi rồi.
Lý Thế Dân nghe xong cũng thấy nhiệt huyết sôi trào, hắn không phải không biết lời này của Lý Tích hoặc nhiều hoặc ít có chút thổi phồng nhưng tinh thần vẫn rừng rực chiến ý:
- Nói hay lắm...... Đại Đường chưa bao giờ e ngại bất kỳ một địch nhân nào...... Tiết Duyên Đà, tôm tép nhãi nhép. Tên Di Nam kia vẫn nhờ trẫm ban cho mới có hôm nay, trẫm muốn cho hắn biết do trẫm để hắn làm bá chủ phương bắc hắn mới có tư cách làm, trẫm không cho hắn làm, hắn tuyệt đối không được!
← Hồi 598 | Hồi 600 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác