← Hồi 466 | Hồi 468 → |
Nhân dưỡng ngọc, ngọc dưỡng nhân, đó là kiến thức thông thường rất nhiều người biết, cho dù là hoàng thất long tộc, quan viên thế gia, phú hào thân sĩ, đều có thói quen mang ngọc thạch.
Từ tác dụng tốt cho sức khỏe, không cần nói cũng hiểu ngọc thạch là thứ đồ trang sức, dùng để thể hiện thân phận địa vị cũng như sự giàu sang.
- Tạ ơn tướng công.
Nhu Nhi không từ chối cũng chẳng xấu hổ, cười tươi như hoa nở.
Hai người trò chuyện vui vẻ, bên kia Uyển Nhi đã kiểm tra xong toàn bộ số tơ lụa, sau đó mang bình rượu hoàng thượng ban tặng tới:
- Tướng công, hoàng thượng còn ban tặng một bình rượu, chàng có muốn nếm thử không?
- Được, mỗi người chúng ta thử một chén nào.
Uyển Nhi rót cho Đường Kính Chi một chén trước, rồi sau đó mới lần lượt rót cho tỷ muội của mình, ngự tửu tuy không nhất định là thứ ngon nhất, nhưng là thứ hoàng đế ban, cho nên hơn ở chỗ quý trọng.
Người được uống thứ rượu này trừ trong hoàng thất ra thì rất vinh dự, nhưng người làm ra rượu chưa chắc đã vui, rượu được chọn làm ngự tửu thì đồng nghĩa với việc không được bán ra ngoài nữa, rượu làm ra lúc nào cũng phải đảm bảo chất lượng đều như nhau, hơi kém vị một chút rất có thể bị gán cho cái tội lơ là chức phận.
Tất nhiên cái gì dính dáng chút tới hoàng gia thì rác cũng biến thành vàng, lợi lộc khác đem lại không phải là ít.
- Tướng công, uống thêm một chén nữa nhé?
Uyển Nhi thấy Đường Kính Chi đã uống hết, hỏi:
Đường Kính Chi lắc đầu:
- Thôi, không uống nữa, ta là thương nhân, không phải là tài tử cũng không thích học đòi làm sang, mượn rượu ngâm thơ, nếm thử một chén cho biết là được.
Nhu Nhi không chịu:
- Tướng công là đại tài tử của Lưu Châu mà, chỉ bằng vào bài thơ thất ngôn kia của chàng, ba trăm năm trước, ba trăm năm sau cũng không ai bì kịp.
Nghe cô bé đó khen Đường Kính Chi chỉ thấy rợn người, chỉ cười trừ không nói gì cả.
Ngọc Nhi theo bên y rất nhiều, dù nàng không hiểu vì sao nhưng biết tướng công tuy là tài tử có tiếng nhưng không thích nhắc tới chuyện thi ca, có lẽ là do lời thề năm xưa? Nên nàng hỏi sang chuyện khác:
- Tướng công, hoàng thượng còn ban tặng cho một tòa phủ, bao giờ chúng ta tới đó?
- Ăn xong chúng ta đi.
Mặc dù Đường gia đã có hai căn nhà ở kinh thành, nhưng đều cực kỳ bình thường, chỉ ở tạm thôi, không phù hợp với thân phận của y hiện nay, hoàng đế đã ban cho một tòa phủ, tội gì không tới xem.
Uyển Nhi sai hạ nhân chuẩn bị cơm nước, rồi cùng Nhu Nhi quay trở lại công việc, Ngọc Nhi xem khế ước trăm mẫu ruộng tốt kia cũng đứng lên đi ra ngoài.
Đường Kính Chi ra ngoài thành một vòng với hoàng đế, bụng đói meo rồi, ba vị di nương đều đã ăn, cho nên chỉ còn lại mình y ăn cơm.
Đầu bếp mới làm rất nhanh, chẳng bao lâu có nha hoàn mang ba món ăn, một món canh cùng bát cơm lớn lên, tay nghề cũng không tệ, tuy còn chưa bằng Trịnh Hân Như, ăn xong rửa ráy, Đường Kính Chi gọi ba vị di nương lên xe ngựa tới tòa phủ ngự tứ.
Tòa phủ này nằm hơi chếch về phía tây trục đường chính, là nơi quy tụ giới quyền quý kinh thành, nhà cao cửa rộng, đường lát đá thênh thang, trước cổng nhà nào cũng là sư tử đá cao lớn, hộ vệ oai nghiêm cầm đao canh gác, xe ngựa của Đường gia đi qua đỗ lại trước cổng tòa phủ chưa có chủ nhân, nhưng mắt vẫn nhìn thẳng.
Người ở đây không ít quý tộc lâu đời, một Trung Nghĩa bá mới nổi còn chưa là gì với họ.
Nhu Nhi nóng vội nhảy xuống xe ngựa trước tiên, chỉ thấy trước mắt là cánh cổng cao, bên trên là tấm biển đen kịt viết ba chữ lớn "Trung Nghĩa Bá", những người khác không thấy gì, Đường Kính Chi thì ngạc nhiên, tấm biển này không thể làm một hai ngày là xong, xem ra Hoàng thái hậu đã an bài xong lâu rồi.
Thị Mặc đi tới gõ cửa.
- Dám hỏi, có phải Trung Nghĩa bá về không?
Một người trung niên trang phục quản gia đi ra cung kính hỏi:
Nhìn người trung niên này, hai mắt Ngọc Nhi nheo lại, đi tới bên tướng công thư sinh, nắm tay giấu trong ống tay áo siết chặt.
- Đúng vậy!
Đường Kính Chi chắp tay sau lưng đi vào phủ, Nhu Nhi mặc dù rất kích động, trước mặt người ngoài nàng phải giữ thể diện cho tướng công, dù gì tướng công là là bát tước rồi, thùy mị đi phía sau, đầu hơi cúi xuống, nhưng mắt như tỏa sáng, không ngừng liếc nhìn xung quanh đầy hiếu kỳ.
Quản gia kia tránh sang bên nhường đường, đợi Đường Kính Chi đi qua mới định đi theo, nhưng cảm giác sống lưng ớn lạnh, ngẩng đầu lên thấy một nữ nhân vóc dáng mê người, đeo khăn che mặt chỉ để lộ ra ánh mắt sắc lạnh nhìn mình.
Cao thủ!
Quản gia biến sắc, đứng lại suy nghĩ một lúc mới cẩn thận theo sau một quãng.
Bước qua tấm bình phong đá cao hơn đầu người, chính thức tiến vào nhà mới, trước mắt là cái sân rộng lát đá, đại sảnh tiền viện, một bên là dãy nhà dành cho hạ nhân, hành lang dài quanh co lẩn khuất sau tàng cây, nhìn không thấy điểm cuối.
Nhu Nhi tâm tính trẻ con, không thong thả nhìn ngắm được, vả lại tiền viện là nơi của nam nhân, nàng không để tâm lắm, giục:
- Tướng công, chúng ta đi nhanh lên, xem xem nhà mới có to bằng tổ trạch ở Lạc thành không?
Đường Kính Chi còn chưa nói, vị quản gia kia đã khom lưng xuống, giữ một khoảng cách nhất định đáp:
- Bẩm phu nhân, tòa phủ này tổng cộng rộng hơn mười lăm mẫu, có mười sáu sương phòng, chia làm sáu tiểu viện, có hậu hoa viên và một cái hồ nhỏ rất trong, có điều hiện giờ nước hồ bị đóng băng rồi, không có gì để xem.
- Ồ, vậy là còn nhỏ hơn tổ trạch nhiều.
Nghe giọng Nhu Nhi hơi thất vọng Đường Kính Chi buồn cười, tổ trạch Đường gia ở Lạc Thành có mấy trăm năm lịch sử, riêng hạ nhân sống trong đó gần 500 người rồi, chẳng khác gì một cái thôn nhỏ, ở kinh thành này chắc mỗi hoàng cung có thể lớn hơn được thôi.
Đi qua phòng chính là một hoa viên chiếm diện tích chừng hai mẫu, có cái hồ nhỏ, giữa hồ có một hòn giả sơn, tuy không to nhưng bài trí cầu kỳ, rất có cảm giác nói non nối tiếp trung điệp, khung cảnh cổ kính u nhã, làm người ta có cảm giác gần gũi với tự nhiên.
Trừ cánh cổng cao lớn uy nghiêm, tường bao khí thế thì bên trong nhà cửa bố trí ngả theo chiều hướng tự nhiên trang nhã chứ không phải sơm son thiếp vàng lòe loẹt, làm Đường Kính Chi rất hài lòng.
- Mặt hồ quả nhiên là đóng băng rồi.
Uyển Nhi đi tới bên hồ cảm thấy có chút đáng tiếc, nếu như bây giờ là mùa hè, bọn họ có thể ngồi ở trong chòi nghỉ thưởng thức mỹ cảnh rồi.
Đường Kính Chi lúc này tính trẻ con nổi lên, thấy băng đóng rất dày, liền nhảy xuống, chạy thật nhanh, mượn đà quán tính trượt trên mặt hồ.
Mọi người đứng bên hồ thấy Đường Kính Chi không ngờ lại chơi trượt băng như trẻ con, mắt trợn tròn, không sao tin nổi.
- Tướng công, thiếp cũng muốn chơi.
Nhu Nhi là người tỉnh lại trước tiên, ngó quanh thấy không có ai cũng nhảy xuống mặt băng, có điều chân trượt một cái ngã xuống, may mà Ngọc Nhi nhanh tay, búng chân lươt tới, tay phải đưa ra, giữ lấy trước khi Nhu Nhi ngã dập mông xuống.
- Nhu Nhi tỷ tỷ, chậm chậm thôi.
Uyển Nhi giật mình, tay đặt lên ngực trách:
Đường Kính Chi nhìn thấy cảnh đó, lướt nhanh tới, đón lấy Nhu Nhi:
- Không ngã chứ? Nào chúng ta cùng chơi.
Nói rồi kéo tay Nhu Nhi, chạy trên mặt hồ.
Nhu Nhi nắm lấy bàn tay Đường Kính Chi, hét lên vừa kích thích vừa sờ sợ.
Thấy Đường Kính Chi chơi vui như thế, Ngọc Nhi cũng thấy ngứa ngáy, kéo tay Uyển Nhi chơi cùng, Uyển Nhi tính cách dịu dàng nhu mi của nàng, vốn không muốn tham gia, nhưng bị Ngọc Nhi kéo ra hồ, có điều cho dù là thế, Uyển Nhi cũng chỉ đi thật chậm trượt một đoạn ngắn xíu mà thôi.
← Hồi 466 | Hồi 468 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác