← Hồi 346 | Hồi 348 → |
Do Hỏa đạo nhân và Quỷ cốc đã cùng nhau nghiên cứu, bổ sung thêm nguyên liệu đặc biệt vào trong thuốc pháo, nên khi thành Thanh Dương bùng lên tiếng pháo nổ long trời lở đất, chỉ trong giây lát quét ra tới bốn phương, tiếng kèn lệnh của địch, tiếng hò hét đuổi dịch đều bị át đi. Trong tiếng vang lớn, một người mặc áo bào trắng lưng đeo thanh chiến đao to, từ trên đầu thành nhảy xuống.
Tống Dương đặt chân xuống đất, không ngừng lại, sau khi vượt qua kênh bảo vệ cho thành lại chạy tới phía trước, đi tới gần tầm ngắm bắn của cung nỏ ở đầu thành mới dừng lại, lấy Long Tước đâm thẳng xuống giữ cân bằng, đứng khoanh tay nhìn về phía đấm nô lệ đang bị truy đuổi, chạy trốn.
Sau Tống Dương, La Quan cũng nhảy xuống, đại tông sư cầm trong tay một lá cờ lớn, hai tay dùng sức đem cán cờ ấn sâu xuống đất, gió nổi lên làm lá cờ bay phần phật, hai chữ "Thường Xuân" như rồng bay phượng múa hiện ra.
Việc đuổi dịch chỉ là mới bắt đầu, đám nô lệ cách Thanh Dương khá xa, nhưng lá cờ trong tay La Quan lại lớn quá mức, đủ để làm cho người ta nhìn thấy rõ ràng. Cho dù không biết chữ cũng chẳng sao, tiếng đại tông sư ngân nga vang xa, mỗi chữ rõ ràng để thông báo với bốn phương: Thường Xuân Hầu đang ở đây.
Thường Xuân Hầu, một nhân vật quan trọng như thế không ngờ lại tách khỏi sự yểm hộ của thành lũy, chỉ đem theo một người, xuất hiện ở trước mặt kẻ thù... Chủ soái của Phiên quân lập tức truyền lệnh:
- Xe nỏ giảo huyền, bắn chết!
Không cần biết người nhảy xuống có thật là Thường Xuân Hầu hay không, giết chết hắn là được rồi, mà hiện tại việc đuổi dịch đã bắt đầu, phía trước trận địa của Phiên binh đều đã bị nô lệ bao trùm, đoàn kỵ binh không đi, các loại cung nỏ dây trói đều không với đến được, máy bắn đá cũng chỉ có hạn không thể chạm tới người được, chỉ còn mỗi xe nỏ hạng nặng được kéo theo ra trận mới có thể sử dụng được.
Khoảng cách thật sự quá xa, không thể bắn một phát mà giết chết ngay được, huống chi phía trước còn có vô số nô lệ tên nỏ không cách nào xuyên qua, chỉ còn cách nâng cao đầu xe nỏ dùng tên làm vật để bắn, như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến độ chính xác. Phiên tử chuẩn bị xe nỏ, bọn nô lệ thì tiếp tục bị xua lên phía trước, bọn họ đều là người Nam Lý, tất cả đều từng được nghe nói qua chuyện về Tống Dương, từ xa xa nhìn thấy vị Hầu gia thần kỳ nhất Nam Lý đang đứng ở ngoài thành, trong lòng đám nô lệ không khỏi dâng lên một tia hy vọng... Có lẽ Thường Xuân Hầu có cách cứu được chúng ta?
Đáng tiếc, Tống Dương vừa mở miệng, đã dập tắt tất cả mọi hy vọng của mọi người:
- Thanh Dương trọng địa, tiền tuyến kháng địch, không được cho đến gần nửa bước, chỗ ta đứng, cung nỏ của Thanh Dương có thể bắn tới được, kẻ nào bước gần nửa bước thì giết không tha, bất kể là ai.
Long Tước xung đem kình lực hung mãnh làm cho thanh âm của Tống Dương tăng lên, thẳng hướng trời cao, vang dội tới mà lạnh lùng, cứ như vậy cứng rắn mà đánh vào trong tim của đám nô lệ.
Theo lời của Tống Dương, phía tây của thành Thanh Dương vang lên tiếng thị uy dọa người của đám Man nhân, Sơn Khê Man tiếp quản tiền tuyến ở đầu thành, Thạnh Đầu Lão cũng đã hiện thân, cũng không sợ nguy hiểm, tất cả đều nhảy lên trên đống tên, trong ánh mắt lóe ra hưng phấn cùng tàn nhẫn, nhìn chằm chằm dân chúng của Nam Lý giống như thủy triều đang dâng lên.
Khoảng cách hiện tại của đôi phương vẫn còn khá xa, ánh mắt của đám nô lệ đang bị đuổi lên trước nhìn đến đầu thành thì đã mơ hồ rất nhiều, tuy nhiên thân hình của đại man, quần áo cùng hình dạng thấp bé của binh linh Nam Lý cũng rất khác nhau, không khó để phân biệt.
- Phiên tử cùng người Nam Lý đánh giết lẫn nhau, cho rằng như thế là hay, thành Thanh Dương có thể là một trong những mồi lửa của cuộc chiến, nhưng không thể vì "Khu dịch" (bị xua đuổi lùi lại) mà đình trệ, nếu như vậy, thì chính là nỗi nhục lớn của thế giới Nam Lý.
Từ lời nói đến hành động đều đã rõ ràng, phía Tây thành do đại man canh gác, tránh cho binh lính Thanh Dương phải chịu nỗi khổ tàn sát đồng bào, cắt đứt niềm hy vọng xa vời không thực tế của dân chúng dưới thành. Nếu không phải là Thanh Dương, không có đại man, đổi lại bất cứ thành trì nào trong thiên hạ, đối diện với việc đuổi dịch cũng buộc phải xuống tay hạ sát.
Phía sau có tiếng thở dài nặng nề, ngữ khí của Tống Dương trở nên trầm thấp:
- Đi lên là chết, lùi lại cũng là chết, không có đường sống, ta không cứu được các ngươi... Cũng chỉ có thể làm đến thế này!
Nói xong, hắn dùng sức vung tay một cái.
Trong thành nhận được tín hiệu của hắn, lại có một tiếng pháo hiệu vang lên, một cảnh tượng kinh người đột ngột xuất hiện: từ trên đầu thành nhảy xuống một dải lụa trắng thật lớn, trong nháy mắt thành Thanh Dương vốn đang màu xanh đen lạnh lẽo bị nhuộm thành hai màu đen trắng, còn có các chiến sĩ ở đầu thành đang dùng sức phất tay, từng đợt từng đợt tiền giấy trắng, như tuyết rơi đầy trời, trước sau cũng chỉ cách một khoảng hô hấp, tiền giấy theo gió tung bay giữa không trung.
Đây là một buổi đưa tiễn, Tây Thùy trọng trấn, cử thành tề ai.
Tống Dương và La Quan vốn mặc một thân áo trắng, lúc này cả hai đều lấy từ trong ngực ra một miếng vải trắng, quấn vải lên trán, tiếng của Tống Dương vang lên, lại nói một lần:
- Ta chỉ có thể làm được như thế này... Hôm nay vì các người khoác đay để tang, con dân Nam Lý, đồng bào của Tống Dương, kiếp sau còn có ngày gặp lại!
Nói xong, Tống Dương liền quỳ xuống đất, hướng về đám nô lệ mà hắn muốn đưa tiền, cung kính khấu đầu bốn cái. Vào lúc này bóng đêm lắng xuống, một tiếng bén nhọn xé không khí, Xe nỏ của phiên tử cuối cùng đã chuẩn bị hoàn tất, đợt thứ nhất bắn tới.
Loại xe nỏ to như thế này mang đi cùng rất bất tiện, lần này phiên tử mang theo hơn trăm cái đã là một hành động kinh người, trong đó một nửa để lại ở chính tây, một lần cùng bắn, hơn năm mươi mũi tên lớn xé gió, ở trong không trung khốc liệt vẽ thành hình cung, lướt qua đỉnh đầu của mọi người, hung hăng đâm về phía Tống Dương đang đứng.
Trong mắt La Quan tinh quang dâng lên, ngẩng đầu nhìn đám cự nỏ đang bay trong không trung, sau đó ánh sáng trong mắt lập tức biến mất, đứng im tại chỗ không hề nhúc nhích. Nhiệm vụ của La Quan là bảo vệ sự an toàn của Tống Dương, nhãn lực của đại tông sư cũng có thể coi là rất cao, xác định được rằng đám tên đang bay trên không không có cái nào có thể bắn trúng Tống Dương cùng chính mình, không thèm để ý đến nữa.
Mà thờ ơ trước cơn mưa tên này, còn có Tống Dương vẫn như trước đang dập đầu rất thành thật... Tình cảnh này rơi vào trong mắt đám nô lệ đang chạy tới phía trước, làm sao không phải là một trận chấn động mạnh!
Một mũi tên rơi xuống đất, hoàn toàn không đạt tới được mục tiêu, cong cong vẹo vẹo cắm ở bên cạnh Tống Dương, lại dẫn tới một tràng kinh hô từ phía nô lệ.
Tống Dương đứng dậy, lại nói, vẫn là cái câu kia:
- Ta chỉ có thể làm đến thế này... Nhưng cầu những ác linh trong thanh đao của ta, đồ phiên sát cẩu, vì các người báo thù rửa hận!
Lúc này tiếng pháo thứ ba vang lên, trong tiếng kêu của máy bắn tên, cầu treo phái tây thành hạ xuống, cửa thành mở rộng ra, một đội ngũ ba nghìn người xông ra. Các chiến sĩ đều mặc một thân áo trắng, vải trắng bao bên ngoài áo giáp, trên đầu ngọn giáo treo hoa anh đào trắng, trên đao quấn lúa trắng, trên khiên cũng sơn màu bạc.
Ba nghìn binh lính của Nam Lý ra khỏi thành xếp hàng đứng ở phía sau Tống Dương, bày ra trận thế tấn công, ở phía sau cầu treo được kéo lên, cửa thành lại lần nữa đóng lại.
Chiến sĩ hiếu trung, chỉ đi không về.
Trên lưng những binh sĩ này đều đeo một gói đồ rất nặng, tùy theo hiệu lệnh của trưởng quan, binh lính đem gói đồ sau lưng ném mạnh ra phía trước, tiếng sắt thép vang lên mãnh liệt, gói đồ rơi xuống đất mở ra, bên trong hoặc đao hoặc kiếm.
Cùng với đao kiếm rơi xuống đất, lại là tiếng bắn nỏ lần thứ hai từ phía Phiên tử, tiếng tiễn vang lên trong không trung dường như muốn thôi hồn đoạt phách. Lúc này La Quan cũng không đứng yên nữa, rống lên một tiếng chấn trụ trường cung!
Bây giờ trước thành Thanh Dương không chỉ có hai con người cùng một lá cờ lớn nữa, xung quang Tống Dương còn có ba nghìn hiếu binh, trận thế đã mở lớn, tùy ý để cho cung tên bắn tới sẽ có người bị thương, những mũi trường tiến cũng lũ lượt bắn ra, ngắm đúng vào xe nỏ lao tới.
Tống Dương vẫn bất động, giơ tay chỉ vào đống binh khí rơi trên mặt đất, cao giọng đối với đại quân "Khu dịch" ở phía trước nói:
- Lễ vật đưa tiễn, thích thì cầm lấy. Nhưng hãy nhớ kỹ một điều: trong sa trường, khi trong tay có lưỡi kiếm, chính là chiến sĩ vũ dũng, chính là đại binh hung mãnh!
Một câu nói khó hiểu, Tống Dương cũng không giải thích, thậm chí cũng chẳng thèm để ý tới "Khu dịch" nữa, hắn quay lưng về phía đám nô lệ, đối mặt về phía ba nghìn hiếu binh đang đứng sau lưng mình, giọng điệu vững vàng:
- Da tóc trên cơ thể, cha mẹ trao cho, ai cũng phải biết yêu quý chính mình, quý trọng tính mạng. Nhưng trên tính mạng, còn có một vật đáng quý trọng nữa.
Nói rồi, Tống Dương cúi người, năm ngón tay bốc lên một nắm bùn đất, giơ tay đưa cho binh sĩ nhìn:
- Trăm năm qua, Nam Lý chịu khổ không ngừng, dao loạn, tráng hoạn, man họa liên tiếp không dứt, nỗi lo bên trong chưa từng ngừng nghỉ, Phiên cẩu không ngừng ức hiếp, Yến tặc như hổ rình mồi, mười vạn ác quỷ trong Hồng hoang theo thời, họa ngoại xâm mỗi ngày tập kích... những dù là thế, Nam Lý vẫn ngạo nghễ đứng ở Trung thổ.
- Cùng hoàn cảnh như vậy, đổi thành Thổ Phiên, đổi thành Đại Yến, đổi thành Lang Tử thảo nguyên, thiên hạ này còn có bộ tộc nào có thể dựng nước, có thể kiên trì hơn trăm năm không bị suy vong lụi bại, ngược lại có thể tiếp tục phát triển? Ngày nay Tống Dương cùng chư vị ở đây gặp được dịp may đứng ở nơi sa trường này, may mắn được như tổ tiên của chúng ta, tổ tiên Nam Lý năng nhân sở bất năng, thành nhân sở nan thành.
- Tổ tiên đã qua đời, nhưng vẫn chưa hề đi xa, một đất nước hoang tàn trong mắt đám người ngoài kia, lại là vinh quang được tưới bằng mồ hôi nước mắt mà ông cha ta tranh giành suốt đời, không nỡ rời bỏ.
- Tổ tiên ở nơi nào? Thân hóa đại địa, huyết khái ốc thổ, bùn đất dưới chân con cháu, chính là tấm lưng của tổ tông cha mẹ.
Tống Dương giơ cao bàn tay đang cầm bùn đất, thanh âm run nhè nhẹ:
- Cốt nhục của tổ tiên, giấu... ở... nơi... này!
- Không có những ngôi nhà đất, làm sao có được mùa thu hoạch, không có xương cốt tổ tiên tạo ra đất trời tự do, cho dù chúng ta có sống, cũng chẳng biết sống ở nơi nào... Không có vùng trời vùng đất này, cho dù chúng ta có sống, cũng chẳng biết sống ở nơi nào!
- Chiếc rùi phủ Khai Thiên của Thái cổ thần tiên có thể cắt đôi trời đất, cũng không thể chém đứt cội nguồn của tổ tiên và Nam Lý, vì cha chú, tổ tông của ta và các người, cùng quốc gia này hòa chung một chỗ! Dưới hoàng thổ, chôn cất di hài của tổ tiên, mà Nam Lý hai chữ, là vinh quang của tổ tiên!
- Không có Nam Lý, nghĩa là không có tổ tiên, không có tổ tông, còn nói đến tính mạng làm gì? Nếu Phiên cẩu đến, ta liền giết. Lúc ta chết, máu vẩy cố thổ, xác chôn gia hương, một trận mưa gió đến hóa thành bùn xuân, hóa thành phúc đức cho con cháu, nhưng Phiên cẩu có cái gì? Chỉ có khách chết dị hương, thây phơi hoang dã!
- Binh sĩ hôm nay, cuối cùng cũng sẽ thành "Tổ tiên", bọn nhỏ không nhớ được tên của ta của ngươi, không nhớ được chúng ta cụ thể đã làm cái gì, đã giết những giặc gì, không quan trọng, bọn chúng biết được bùn đất dưới chân ẩn chứa cốt nhục của tổ tiên, ngươi ta hiện giờ, chính là một giọt máu của "Tổ tiên" tương lai. Đời đời như vậy, con cháu Nam Lý được thừa kế, thiên thu vạn đại, bất bại vu thiên hạ.
- Thân xác có thể mất, hồn phách lại trường tồn, ngày sau ở cõi U Minh gặp lại, hảo huynh đệ phải nhớ dẫn ta tới trước mặt tổ tiên của nhà ngươi, ta sẽ cùng ngươi dập đầu trước tổ tiên, nói cho lão nhân gia: hài nhi đã tận lực rồi. Lại được nghe tổ tiên cười một tiếng "Hảo tiểu tử, đã đủ rồi!"
Thanh âm vang dội giới huấn hiếu binh, truyền khắp tứ phương, chủ trận Thổ Phiên ở chỗ xa nhất cũng có thể nghe thấy rõ ràng.
Tống Dương nói xong, lại quay mặt lại nhìn "Khu dịch", giờ phút này khoảng cách của song phương đã gần rồi, đám nô lệ chạy ở phía trước có thể thấy rõ mặt Tống Dương.
Bọn họ nhìn đến, Tống Dương bất ngờ đối với bọn họ cười, ngữ khí rất nghiêm túc:
- Thề chém phiên kỳ, xin phiền nhường đường.
Tám chữ nói xong, nụ cười của hắn biến thành dữ tợn, cao giọng kêu to thanh âm như sấm nổ:
- Binh sĩ của Nam Lý ở đâu?
Ba nghìn hiếu binh ở sau lưng cùng rống lên:
- Ở đây!
Tống Dương vẫn chưa hài lòng, đề cao thanh âm hỏi lại:
- Binh sĩ của Nam Lý ở đâu?
Hiếu binh hét tới khàn cả giọng:
- Ở đây!
Không chỉ có hiếu binh, trong thành Thanh Dương cũng vang lên hai chữ "Ở đây", ứng theo với quân đội tiên phong.
Khuôn mặt của Tống Dương bị bóp méo, hai nắm đấm nắm chặt nhảy lên một cái, dậm chân, vẫn điên cuồng mà gào lên câu nói kia:
- Binh sĩ của Nam Lý ở đâu?
Nhưng lần này hỏi xong, hắn không chờ những người khác trả lời, giơ lên thanh Long Tước bảo đao, mũi đao lớn chỉ về hướng là cờ đang phất phới giữa đám quân Phiên tử, từng chữ từng chữ, toàn bộ trở thành bạo phát rống lớn, từng từ vang lên như sét đánh:
- Phiên kỳ không rơi xuống... Ta không phải là... đám con ngoan... theo ta lên!
Tiếng trả lời oanh oanh liệt liệt vang vọng, ba nghìn hiếu binh nâng khiên xông lên, khắp không trung vang lên tiếng bắn tên, đi theo Tống Dương xung phong phát động, trực tiếp nghe hướng đại quân "Khu dịch" phô thiên cái địa mà đến, Tống Dương xông tới trước, chỉ đem bảo đao hạ xuống, không hướng mũi đao sắc bén về phía đám nô lệ, vừa chạy vừa la hét như điên lặp lại một câu:
- Tránh đường! Cho qua! Tránh đường!
Toàn thành khoác đay, toàn quân để tang, Thường Xuân Hầu đứng trước thành bái tế những người sắp chết, ba nghìn hiếu binh ném binh khí làm "Quà ly biệt", cổ vũ hiếu binh trước khi ra trận... Nhưng từ đầu đến cuối, Tống Dương cũng không hề khuyên đám nô lệ một câu: mọi người chớ công thành.
Đao kiếm vẫn đang nằm trên mặt đất, muốn có thể cầm lên, cầm lên rồi thì muốn làm một con tốt cho Thổ Phiên hay là làm binh sĩ cho Nam Lý, Tống Dương cũng không hỏi, không khuyên, không quản, hắn chỉ muốn xin đến hai chữ: cho qua.
Nhường một con đường, để hắn đi chặt đứt vương kỳ của Phiên tặc.
Đúng như Tống Dương muốn, hắn được nhường đường, như Tống Dương mong muốn, hắn không chỉ mượn được một con đường, còn mượn được vô số mạng người!
Dân chúng bị khu dịch, tấn công thành, thậm chí còn tình nguyện cầm lấy gậy gỗ, thang dài, không khác gì ngoài việc tâm tồn hy vọng, ngóng trông quân coi thành mở lòng từ bị để cho bọn họ vào cửa.
Nhưng trước mắt là một tòa thành để tang, một trời tiền giấy... đã nói rõ ràng cho tất cả bọn nô lệ bốn chữ: ngươi đã chết rồi.
Không còn đường sống, cuối cùng chỉ còn một lựa chọn mà thôi: nên chết như thế nào?
Chính là kêu khóc mà tấn công chính thành trì của mình, để cho nhà đau thù thích, làm cho bọn Phiên tử vỗ tay vui sướng, hay là từ bỏ thân xác này, ngày sau đi đến cõi U Minh, đổi lại một tiếng khen ngợi của tổ tiên.
Lựa chọn quá đơn giản rồi.
Nhưng từ xưa đến nay có rất ít "Khu dịch" xuất hiện chuyện bất ngờ làm phản, tấn công ngược lại, như thế cũng không phải vì đầu của bọn nô lệ cứng nhắc, ngay cả một lựa chọn đơn giản như vậy mà cũng chọn sai, nguyên nhân chân chính là vì: sợ hãi.
Mấu chốt của "Khu dịch" chính là ở chỗ làm cho đám nô lệ sợ hãi, sợ bọn sài lang hổ báo này từ đáy lòng sợ ra, cảm xúc là một thứ rất phúc tạp, nếu như thực sự bị đe dọa, làm sợ hãi lan tràn từ trong đám người lan ra, đến thần tiên cũng cứu không được.
Chính trực bị sợ hãi ngăn chặn, trong lại lại vẫn tồn tại một tia hy vọng, nghĩ rằng công thành thì sẽ có thể còn đường sống, làm sao có khả năng bất ngờ làm phản.
Hôm nay mấy vạn dân chúng bị Phiên tử đuổi đi cùng vô số lần "Khu dịch" trong chiến sử của Trung thổ trước kia cũng không có gì khác, hoảng loạn vô thố, cảm xúc kích động... Nhưng bọn họ gặp được một tòa thành khoác đay để tang cho đồng bào, nghe được một đoạn giới huấn đến vinh quang của tổ tiên, gặp được một người Nam Lý dũng mãnh rõ ràng đã là địch thủ nhưng không chịu thương tổn đồng tộc, biết rõ là không có khả năng nhưng vẫn thề sống chết phát động tập kích ngược, thề sống chết chặt đứt vương kỳ của kẻ thù.
Một Tống Dương đối mặt với Khu dịch còn dám dẫn binh lính ra ngoài thành, phân phát đao kiếm cho đám nô lệ cũng không yêu cầu điều gì, biết rõ sẽ phải chết vẫn xung trận tập kích ngược.
Quý vì vương hầu, còn không tiếc sinh tử, chỉ cầu giết địch đền đáp tổ tiên... Tính mệnh có còn quan trọng đến mức ấy sao?
Ba nghìn hiếu binh bắt đầu tấn công, mấy vạn nô lệ trước mắt lập tức dạt sang hai bên nhường đường, dành một đường rộng cho những chiến sĩ bằng lòng hy sinh, ở phía sau Phiên tử có bắn tên đến mức nào cũng không ngăn cản được, mà chuyện càng đáng sợ hơn nữa cũng tiếp đến: Không chỉ nhường đường, còn có bất ngờ nổi dậy.
Vì tổ tiên mà nổi dậy.
Đối mặt với việc bị làm phản bất ngờ Phiên quân lấy tiễn trận trấn áp, tuy nhiên dù cho có hung mãnh tới đâu, cũng không có khả năng trong một thời gian ngắn đem mấy vạn người tựa như vụn cát đều giết sạch, cuối vẫn phải tham gia giao chiến, huyết nhục đẩu đả.
Đây là một trận chiến không có trì hoãn, mỗi ngày lao động, mỗi ngày chỉ có thể ăn một cái bánh bao làm sao những kẻ nô lệ suy yếu có thể cùng đám quân đội Phiên binh đã được huấn luyện, chỉnh tề so sánh được?
Phiên quân nhất định sẽ đánh thắng một trận, nhưng đối tới đại soái của Thổ Phiên mà nói, cho dù là có giết chết số lượng nô lệ gấp đôi như thế này cũng chẳng có ý nghĩa gì cả, chỗ duy nhất đáng xem trong trận chiến này: bắt sống kẻ tự xưng là Thường Xuân Hầu kia.
← Hồi 346 | Hồi 348 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác