← Hồi 15 | Hồi 17 → |
Mùa thu. Nam Kiều, Quan Độ, nước sông đang cuồn cuộn chảy. Máu của tướng sĩ hơn chục vạn quân Thiệu làm đỏ cả mặt sông. Xác chết ngổn ngang khắp nơi: trên sườn núi, trong bụi cây, suốt dọc hai bờ sông. Đâu đâu cũng có tiếng rên rỉ, tiếng gào khóc...
Hoàng Hà ngàn đời có thêm một câu chuyện bi thảm. Nước Trung Hoa cổ xưa lại thêm một trang sử đầy máu và nước mắt.
Đêm nay Quan Độ Khẩu yên tĩnh lạ thường, ánh trăng lạnh lẽo trải trên bờ sông một màu trắng bệch.
Tào Mạnh Đức và Quách Gia đi dạo trên bờ Quan Độ. Hàng nửa năm nay, họ luôn luôn để tâm đến vùng đất này. Đêm đêm, đầu đội sao, chân lội nước Hoàng Hà. Mạnh Đức ấp ủ những vần thơ, buột miệng ngâm nga thành lời:
Tháng mười đầu đông, gió bấc heo hắt, khí trời lành lạnh, sương sa lả tả, tiếng gà gáy sớm, nhạn bay về nam, chim ác ẩn mình, gấu rừng vào hang...
Quách Gia chờ nghe xong một đoạn, mới nói:
- Hứng thơ lại đến với Thừa tướng?
Mạnh Đức nhìn ra mặt sông mênh mang, như tự nói với mình:
- Kể từ cuối xuân đến nay đã đầu đông, hơn tám tháng trời, bây giờ mới có chút thảnh thơi, tức cảnh sinh tình, đó là cái nghiệp của nhà thơ!
Quách Gia biết Tào Mạnh Đức đang suy nghĩ, đang miêu tả... , nên chỉ phụ hoạ:
- Đúng, đã hơn tám tháng trời.
Tiếng sóng, tiếng bọt nước xô vào những viên sỏi dưới chân, đó là tiếng thở về đêm của sông Hoàng Hà.
Mạnh Đức lên tiếng, phá tan sự yên lặng:
- Quân Thiệu gấp mười lần quân ta, được các hào kiệt phương bắc giúp đỡ, mà vẫn bại là vì sao? Phụng Hiếu, ý ông thế nào?
Quách Gia nói:
- Đó chính là "mười điều thắng và mười điều bại" tôi đã thưa với Thừa tướng cách đây mấy năm. Thật là ý trời, người làm.
Câu chuyện khiến Tào Mạnh Đức hào hứng. Ý trời, người làm, đúng vậy. Mọi tình hình hiện nay đều do hai nhân tố đó quyết định. Lương thảo là khâu chính trong cuộc chiến Quan Độ. Nếu Tuân Úc không kiên trì, có thể chúng ta đã rút lui trước. Hứa Du đến hàng, cung cấp tin tức quý giá về Ô Sào, mới có cuộc chiến cướp lương, làm quân Thiệu đứng trước nguy cơ trầm trọng, sĩ khí và lòng quân trong toàn tuyến tan rã, tình thế biến chuyển cực kỳ tồi tệ. Những sự thực khách quan đó làm cho nhận thức của Mạnh Đức càng đúng đắn hơn.
Biết cuộc đấu tranh giữa mình và Viên Thuật còn tiếp diễn, Mạnh Đức đã đánh giá lại Thiệu. Để kiểm tra sự đánh giá ấy, Mạnh Đức hỏi:
- Phụng Hiếu, giải thích như thế nào về hai chữ "người làm"?
Có lẽ để vừa lòng Tào Mạnh Đức, Quách Gia gần như đã nói lại "mười điều thắng và mười điều thua". Quách Gia nói:
- Trận chiến Quan Độ, Thiệu tính rất đúng, lấy quân từ cánh trái hỗ trợ trung tuyến tấn công. Thiên thời địa lợi đều có Viên Thiệu là người vui buồn không để lộ, khoan hậu, biết dung nạp người hiền, nhưng tính khí kiêu căng, không chịu nghe người khác, mới dẫn tới thất bại.
Nghe xong, Mạnh Đức chẳng lấy gì làm vui vẻ, chỉ thấy gánh nặng trên vai mình càng nặng thêm. Quách Gia lại nói:
- Cuộc chiến Quan Độ diễn ra trên đất ta. Ta tuy thắng, nhưng sức cùng lực kiệt. Thiệu thua, nhưng hậu phương nguyên vẹn, tiềm lực còn nhiều, chớ có xem thường.
Tào Mạnh Đức tiếp lời Quách Gia:
- Có lấy được bốn châu của họ Viên hay không, có hùng cứ được Hoa Bắc hay không, bây giờ mới là lúc bắt đầu.
Khói lửa cuộc chiến Quan Độ chưa tàn hết, Tào Mạnh Đức đã dõi nhìn về mảnh đất thuộc quyền họ Viên ở phương bắc bằng cặp mắt tinh anh và kiên nghị.
Viên Thiệu vội vã rút khỏi chiến trường Quan Độ, không kịp tiêu huỷ các văn kiện mật, thư từ của người ở Hứa Xương, bọn thân thích Đổng Thừa, tướng sĩ tư thông với Viên Thiệu, văn kiện liên minh quân sự, tất cả chất thành một đống, chờ Mạnh Đức về xử lý.
Người người thầm đoán ai là kẻ sẽ bị truy bắt. họ chờ đợi một cuộc thanh trừng lớn. Không khí trở nên căng thẳng.
Tào Mạnh Đức nhìn qua đống văn kiện, và sai đốt hết, không nhắc tới việc ấy nữa.
Trước đây, chưa hiểu vì sao Mạnh Đức không nghe lời mình, không giết Lưu Bị và Quan Vũ, thì nay việc Mạnh Đức sai đốt văn kiện, làm cho Tuân Úc càng thêm khâm phục, càng thêm hiểu biết.
Hạ Hầu Đôn hỏi:
- Vì sao Thừa tướng không tìm ra những kẻ có tội, bắt mà giết đi?
Mạnh Đức nói vui:
- Tướng Đôn sao thích giết nhiều thế?
Và quay lại nói với mọi người:
- Đang lúc Thiệu mạnh, chính ta cũng chưa chắc đã giữ nổi thân mình, huống hồ người khác.
Viên Thiệu suốt đêm không dám dừng chân, chạy một mạch đến Lê Dương, đại bản doanh tiền tiêu ở Ký Châu. Tư lệnh tiền tiêu là Tưởng Nghĩa Cừ nghe tin, thân ra đón tiếp. Viên Thiệu xuống ngựa, cầm tay Cừ, nói:
- Số mệnh ta xin giao cho tướng quân!
Cừ liền trao quyền cầm quân cho Viên Thiệu.
Cừ thu thập tàn quân lại. Quân sĩ nghe tin Thiệu ở Lê Dương, theo về đông như kiến, quân thế lại mạnh, Viên Thiệu mới tính chuyện đưa quân về Nghiệp Thành.
Điền Phong đang ở trong ngục, một hôm cai ngục lại vào thăm, nói:
- Tôi xin vào mừng ông!
Phong hỏi:
- Có việc gì đáng mừng?
Cai ngục l:
- Viên tướng quân thua to mới về, nghĩ đến lời ông mà hối hận, phen này ông sẽ được tha.
Nào ngờ Điền Phong than rằng:
- Ngày mà Chúa công thua trận, cũng là lúc chính ta phải giết.
Cai ngục lại hỏi:
- Ông nói thế nghĩa là thế nào?
Phong nói:
- Viên tướng quân trông ngoài mặt thì khoan hoà, nhưng trong bụng hay ghen ghét, nghi người trung thành, nghe kẻ gièm pha. Nếu được mà mừng, may ra còn tha cho, nay thua, tất hổ thẹn, ta còn mong sống sao được!
Cai ngục nghe Điền Phong nói mà buồn.
Quả nhiên, trên đường về Nghiệp Thành, Thiệu nghe lũ tàn quân than thở:
- Nếu Chúa công nghe lời Điền Phong, chúng ta đâu đến nỗi này!
Viên Thiệu nghe chúng nói vậy, lấy làm cảm kích. Nhân có Phùng Kỷ từ Nghiệp Thành đến đón, liền nói với Kỷ:
- Ta không nghe lời Điền Phong đến nỗi thua, bây giờ trở về, trông thấy hắn thật xấu hổ.
Phùng Kỷ vốn ghen ghét Điền Phong nên nhân thể nói:
- Điền Phong ngồi trong ngục, nghe tin Chúa công thua, vỗ tay cười to: "Ta nói có sai đâu!"
Thiệu cả giận, mắng:
- Hắn dám nhạo báng ta, phải giết đi thôi.
Ngay đêm hôm Thiệu về đến Nghiệp Thành, Điền Phong đã bị giết.
Tư lệnh Thẩm Phôi đóng ở Nghiệp Thành có hai người con theo Viên Thiệu nam chinh, điều bị quân Tào bắt giữ. Có Mạnh Đại là bộ tướng nói nhỏ với Thiệu:
- Thẩm Phôi là người được tôn kính và có thế lực ở Nghiệp Thành. Họ tộc có nhiều người cầm quân. Hiện hai người con của hắn còn bị cầm tù. Nếu Tháo làm áp lực với Thẩm Phôi, chúng ta tất gặp nguy hiểm.
Viên Thiệu lo ngại, liền đem chuyện hỏi Quách Đồ và Tân Bình. Hai người không thật thân thiết với Thẩm Phôi, nên họ ngả theo ý kiến Mạnh Đại. Viên Thiệu lập tức cách chức Thẩm Phôi, thay bằng Mạnh Đại.
Phùng Kỷ ra vẻ công tâm khác thường, nói:
- Thẩm Phôi là người trung thực, kiên cường, không vì chuyện của con làm điều bất trung, bất nghĩa, xin Chúa công xem xét lại.
Viên Thiệu xoá lệnh.
Mùa xuân năm Kiến An thứ sáu.
Thừa cơ, Mạnh Đức dẫn đại quân đi đánh Viên Thiệu; Lưu Bị đã xây dựng được nhiều căn cứ ở vùng Nhữ Nam. Quan Vũ, Trương Phi cùng Triệu Tử Long, một hổ tướng nguyên là thủ hạ của Công Tôn Toản, giỏi việc cầm quân. Lưu Bị thạo bề yên dân. Nên chẳng mấy chốc lực lượng của Lưu Bị mạnh lên chưa từng thấy. Mạnh Đức hiểu rõ điều đó, nhưng ngặt vì tình hình Quan Độ bức bách, nên chỉ phái Hạ Hầu Uyên dẫn một cánh quân vào đóng ở đất Nhữ Nam. Quân Uyên chống cự không nổi, hơn hai ngàn người ngựa tan tác bằng hết.
Uyên quay về chịu tội. Mạnh Đức chỉ cười rồi đỡ Uyên dậy và nói:
- Trụ được ngần ấy ngày là giỏi! Ta đánh giá thấp lực lượng của Lưu Bị. Chính ta phải xin lỗi tướng quân mới đúng.
Hạ Hầu Uyên cảm động vô cùng.
Hiện nay Mạnh Đức phải quyết định, tiêu diệt Bị trước hay Thiệu trước. Những lúc như thế này, Mạnh Đức thường lắng nghe ý kiến các mưu sĩ.
Hạ Hầu Đôn muốn trả thù cho em nên chủ trương đánh Bị trước.
Quách Gia, Tuân úc cho rằng nên đánh Thiệu trước. Quách Gia nói:
- Viên Thiệu vừa thảm bại ở bốn châu quận, ười ly tán, ta nên thừa thắng đánh tiếp. Nếu chúng ta đi đánh Kinh Châu, Hán Trung, quân Viên có cơ phục hồi, sẽ đánh vào mặt sau của ta, hoá ra chúng ta là người bị tấn công!
Nghe xong, Mạnh Đức đã có quyết định.
Mấy hôm sau, đạo quân đi đánh phương bắc được biên chế lại. Cung cách biên chế lần này nhiều người không được biết. Quách Gia, Tuân Úc, Hứa Du, các mưu sĩ bậc trên ở lại giữ Hứa Đô. Đội ngũ được chia thành ba quân: tả, trung, hữu quân, Mạnh Đức soái lĩnh trung quân, Trình Dục làm tham mưu. Các đạo khác chia làm mười toán nhỏ, do các võ tướng cầm đầu. Bên tả đội một Hạ Hầu Đôn, đội hai Trương Liêu, đội ba Lý Điển, đội bốn Nhạc Tiến, đội năm Hạ Hầu Uyên; bên hữu đội một Tào Hồng, đội hai Trương Cáp, đội ba Từ Hoảng, đội bốn Vu Cấm, đội năm Cao Lãm. Tào Nhân là tư lệnh coi giữ Duyện Châu.
Tuân Úc hỏi Quách Gia:
Ý Thừa tướng như thế nào?
Quách Gia hỏi lại: - Ý kiến của ông?
Tuân Úc nói:
- Mục đích chính của cuộc chiến lần này là tốc độ. Nhanh chóng thâm nhập vào khu vực quân Thiệu, khoa trương thanh thế, làm cho lòng dân phân tán.
- Thế để chúng ta ở lại Hứa Đô, ý Thừa tướng là gì?
Tuân Úc không trả lời được.
Quách Gia nói:
- Thừa tướng muốn chúng ta đánh giá lại tình hình sau đại chiến Quách Độ để có được sách lược đúng đắn cho sau này.
Nói xong, cả hai cùng cười.
Viên Thiệu chưa kịp hoàn hồn, đã được tin quân Tào đánh lên miền bắc.
- Giặc Tào định bức chết ta!
Thiệu kêu lên một tiếng rồi ngã xuống, bệnh lao tái phát.
Vợ là Lưu thị, khuyên Thiệu lập con nối nghiệp. Khi đó, con trưởng của Thiệu là Viên Đàm đang giữ Thanh Châu, con thứ là Viên Hy giữ U Châu, con thứ ba là Viên Thượng đang ở ngay cạnh.
Quách Đồ nói:
- Quân giặc áp sát bờ cõi. Việc lập tự chưa nên. Đừng để trong nhà cha con, anh em tranh giành lẫn nhau. Gắng lo kế đánh giặc trước đã.
Viên Thiệu cho là phải, liền phái người gọi Viên Hy, Viên Đàm, con rể là Cao Cán dẫn quân đến Nghiệp Thành trợ chiến.
Tính cơ động, sức chiến đấu của từng đạo quân Tào đều mạnh, khiến Viên Thiệu phải bố trí trọng binh, canh phòng cẩn mật tại tất cả các bến quân Tào có thể vượt sông. Nhất lở bến Lê Dương gần Nghiệp Thành còn có đại quân đóng đồn, các tuyến phòng thủ dày đặc. Mạnh Đức chẳng vội vã gì, chờ khi Viên Thiệu bố trí đã xong, mới lệnh cho tướng sĩ vượt sông Tân Độ tại bến Thương Đình sát nách Nghiệp Thành.
Dòng sông Hoàng Hà vĩ đại từ ngàn xưa êm đềm trôi. Mạnh Đức đứng trên mỏm đồi bên bờ sông, bộ râu phất phơ trong gió.
Dân địa phương nhìn thấy quân Tào liền đem cơm nước ra đón. Dẫn đầu dân chúng là mấy cụ già râu tóc bạc phơ. Mạnh Đức hỏi:
- Các cụ năm nay bao nhiêu tuổi?
Mấy ông già thưa:
Chúng tôi đều gần trăm tuổi cả.
Mạnh Đức nói:
- Quân ta quấy nhiễu làng mạc các cụ, ta rất không được an tâm.
Mấy ông già nói:
- Thời vua Hoàn đế, có ngôi sao vàng, mọc ở phần đất Sở, đất Tống. Ở Liêu Đông có người hiền tên là n Quỳ, tài xem thiên văn, đêm nằm ở đây có nói chuyện với chúng tôi rằng: "Hoàng tinh chiếu thẳng vào chỗ này, năm mươi năm nữa sẽ có một đấng chân nhân, dấy lên ở vùng Lương Bái". Nay tính ra, vừa đúng năm mươi năm. Vả, Viên Bản Sơ thu thuế quá nặng, dân ai cũng oán. Thừa tướng cất quân nhân nghĩa, cứu dân trị kẻ có tội, một trận đánh ở Quan Độ, phá được trăm vạn quân Viên, chính ứng vào lời của n Quỳ ngày trước. Trăm họ mong được thái bình từ đâ
Mạnh Đức cảm động, nhận chén rượu từ tay cụ già trăm tuổi, rải đều trên mặt Hoàng Hà, sau đó đỡ cụ già dậy và nói:
- Mạnh Đức ta nhận của cụ một chén rượu, sẽ trả cụ những ngày thái bình thịnh trị.
Dân làng vui vẻ xuống núi.
Mạnh Đức vừa vượt sông, Thiệu đã dẫn đại quân đến Thương Đình. Hai bên đều hạ trại.
Hôm sau hai bên đối nhau dàn trận. Mạnh Đức dẫn các tướng ra. Thiệu cũng đem ba con trai, một chàng rể và các văn võ ra trước trận. Mạnh Đức nói:
- Bản Sơ nay đã kế cùng, sức hết, sao chẳng đầu hàng, đợi đến khi gươm kề cổ, hối sao kịp?
Thiệu giận lắm, ngoảnh lại hỏi các tướng:
- Ai dám ra đánh?
Viên Thượng liền múa đôi dao, tế ngựa ra trận. Sử Hoán là bộ tướng của Tử Hoảng nhảy ra. Hai người đánh nhau được ba hiệp. Thượng quay đầu ngựa chạy về. Sử Hoán đuổi theo. Viên Thượng dừng ngựa lại, giương cung đặt tên, bắn một phát, trúng vào giữa trán. Sử Hoán ngã ngựa.
Viên Thiệu giơ roi vẫy một cái, đại đội quân mã kéo ồ ra. Hai bên đánh nhau một trận to, rồi cùng khua chiêng thu quân về trại.
Trình Dục thưa:
- Binh pháp nói "đứng bên cái chết phải tìm đường sống". Địch nhiều ta ít, nên rút về bờ sông, cho quân mai phục, dử cho địch đến, quân ta không còn đường rút, tất phải liều mà đánh thì phá được họ.
Tháo cho là phải. Nửa đêm hôm đó, Mạnh Đức sai Hứa Chử dẫn quân tiến lên, giả vờ cướp trại. Thiệu dẫn toàn quân kéo cả ra. Hứa Chử rút chạy. Viên Thiệu dẫn quân đuổi theo đến tận bờ sông. Bây giờ, phục binh mới xông ra,
Mạnh Đức hô to:
- Hết đường chạy rồi, anh em sao không liều chết đánh bừa đi?
Quân Tào đánh một trận, giết vô khối quân Thiệu, xác chết đầy đường, Thiệu phải rút quân.
Rút về đến Thương Đình, Thiệu ôm ba con khóc lóc một hồi:
- Ta từng hùng cứ bốn châu, binh nhiều lương đủ, không ngờ hôm nay suy đốn đến nỗi này. Đó là trời giết ta!
Nói xong, Thiệu ngất đi, ngã gục xuống đất, miệng thổ máu tươi ròng ròng. Viên Đàm gọi Tân Bình, Quách Đồ về Thanh Châu trước. Viên Hy về U Châu. Cao Cán về Tinh Châu chỉnh đốn binh mã. Rồi Viên Đàm cùng Viên Thượng hộ tống cha về dưỡng bệnh ở Ký Châu.
Bọn Hứa Chử muốn Mạnh Đức tiến công Ký Châu
- Mục đích trận đánh đạt được rồi. Chúng ta rút quân!
Quân đang định rút, chợt có thư của Tuân Úc nói rằng: "Lưu Bị ở Nhữ Nam, được vài vạn quân của Lưu Tích, Cung Đô, nghe tin Thừa tướng đem quân đi đánh Hà Bắc, liền sai Lưu Tích giữ Nhữ Nam, còn mình tự dẫn quân tiến đánh Hứa Xương".
Mạnh Đức nói:
- Mọi việc ta đã tính trước, không ngờ lão tai to đến nhanh như thế!
Mạnh Đức để Tào Hồng đóng quân ở bến Thương Đình, hư trương thanh thế, còn mình thì dân đại quân phóng đến Nhữ Nam.
Lại nói, cánh quân của Lưu Bị định đến đánh úp Hứa Đô, đi gần tới núi Trương Sơn thì vừa gặp quân Tào kéo đến. Hai quân đánh trận tao ngộ chiến. Quân Tào từ xa đến mệt mỏi, không kịp bố trận, bị ba viên đại tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Tử Long đánh giết phải lui quân hơn mười dặm và hạ trại.
Trương Liêu nói:
- Vân Trường đem quân đến đánh Thừa tướng, thật không biết điều, hổ danh nghĩa khí.
Mạnh Đức nói:
- Ai thờ chủ nấy, hai quân chống đối, đánh nhau là chuyện thường. Ta phải tìm cách đánh lui quân địch. 417;ng Liêu đi khỏi, Mạnh Đức đăm chiêu suy nghĩ, bỗng có một kế hay.
Hôm sau Triệu Vân ra khiêu chiến. Quân Tào nhất định không ra.
Trương Phi đến thách đánh, quân Tào cũng làm thinh, Lưu Bị có điều hoài nghi, chợt có người báo:
- Cung Đô tải lương đến, bị quân Tào bao vây.
Lưu Bị sai Trương Phi ra cứu, thì lại có tin:
- Hạ Hầu Uyên dẫn quân lén lấy Nhữ Nam.
Lưu Bị vội sai Triệu Vân, Quan Vũ đi cứu Nhữ Nam còn mình thì cố thủ trong trại.
Chiều hôm đó, Lưu Bị lại được tin: Hạ Hầu Uyên đã đánh vỡ Nhữ Nam, Lưu Tích phải bỏ thành chạy, Trương Phi đang bị vây. Lưu Bị chờ cho đến đêm, mới dám bỏ trại mà chạy.
Trên đường, Lưu Bị hợp với quân Triệu Vân cùng chạy về Kinh Châu.
Mạnh Đức không cho truy đuổi, mọi người trở lại Hứa Xương.
Trên đường về, Mạnh Đức nói với Trình Dục:
- Nghỉ ngơi, dưỡng sức ít lâu, đợi sang xuân hãy khởi binh bắc phạt lần th
Tháng giêng năm đó, Mạnh Đức cùng đội thị vệ trở về quê cũ, huyện Tiêu, châu Duyện. Ngoài việc thăm lại bà con thân bằng cố hữu, cũng muốn nghỉ ngơi, có thời gian suy nghĩ trước khi bắc phạt lần nữa.
Lúc ở quê nhà, Mạnh Đức nắm bắt thời gian, chăm lo tích luỹ nhân tài vật lực. Trước hết Mạnh Đức ban bố lệnh chăm sóc thân nhân gia đình tướng sĩ tử trận, chia thêm ruộng đất, cung cấp trâu bò nông cụ; đưa thầy về huyện Tiêu, chăm lo giáo dục, xây dựng trường sở, khuyến khích thanh thiếu niên đến trường; phái quân lính đến Tuấn Nghi, đào mương Tuy Dương Câu, chăm lo thuỷ lợi, đẩy mạnh sản xuất. Đến mùa hạ, Mạnh Đức cho tập kết quan quân về vùng Quan Độ, ngày đêm luyện tập, chuẩn bị công việc bắc phạt.
Năm đó, Mạnh Đức tròn bốn mươi bảy tuổi.
← Hồi 15 | Hồi 17 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác