← Hồi 289 | Hồi 291 → |
Được biết đoàn người Ngụy Vương đã đến, Đặng tri phủ vội vàng bắc loa thông báo đón tiếp bọn họ vào thành. Tình hình như thế tự nhiên chẳng còn nhắc đến chuyện lễ nghĩa, chỉ gọi người đưa kiệu quan xanh nhỏ của hắn đến, Ngụy vương ngồi trong kiệu, các quan khác thì đi bộ theo cùng. Cũng may ở đây cách Thành Tứ Châu không xa, đám người đi trên thuyền mấy ngày nay cả người gân cốt sớm đã rã rời khó chịu, cũng chỉ muốn tản bộ hóng gió.
Thành Tứ Châu mặt đối sông Hoài, cách Hu Sơn hai dặm, vì kháng thổ mà xây nên. Thành trì bên ngoài vây chín dặm, tường thành cao khoảng hai trượng năm tấc, bao quanh thành là nước, khiến cả Thành Tứ Châu hoàn toàn vây ở giữa. Trên tường thành tổng cộng mở năm nơi cửa thành, ra vào thành trì thông thường cần thông qua điếu kiều. Bởi vì ở đây là thủy lục yếu trùng, các thương cổ tập trung như mây, vì thế tương đối phồn thịnh, vừa vào trong thành, đền, chùa, tháp, lầu, quan, am, từ, đàn cá kiến trúc đẹp đẽ đâu đâu cũng có thể thấy. Việc buôn bán trong thành tấp nập. Thuyền buôn đi lại, trên các câu cừ đều là cầu.
Tứ Châu phủ nha xây dựng cũng vô cùng khí phách, đến phủ nha, Đặng Tổ Dương truyền lệnh mở lớn cửa giữa mời đoàn người và Ngụy Vương cung kính nghênh tiếp vào phòng khách. Đầu tiên dâng trà lên, lúc này mới xin cáo lỗi một tiếng, vội vàng lui xuống thay đổi y phục. Do thời tiết nóng nực, cũng không cần chuẩn bị nước nóng, Đặng Tổ Dương vội vàng dùng nước lạnh dội qua một lượt, thay bộ quan phục rồi lại vội vàng đến khách phòng chính thức tham kiến Ngụy vương thiên tuế.
Khi vị Đặng Tổ Dương này đang ở trên đê điều thường phụ bình thường bẩn bụi, trên quần áo còn lấm bụi đất, hoàn toàn chẳng nhìn ra bộ dạng một quan viên. Lúc này vội vàng chỉnh trang lại một lượt, mặc bộ quan phục, đội thêm mũ quan, nhìn y phục, lại là lập tức có khí chất phong độ một vị đại quan. Đặng Tổ Dương vội vàng bái kiến Ngụy vương Triệu Đức Chiêu và tam tư sử Sở Chiêu Phụ hai vị thượng quan trước, rồi lại chắp tay thi lễ với mấy người Trình Vũ, Dương Hạo, mọi người một lần nữa ngồi vào vị trí.
Triệu Đức Chiêu tán thưởng việc hắn đích thân đi đô đốc giám sát việc xây dựng ở bến thuyền một phen, tiện lời lại hỏi đến lai lịch tòng sĩ của Đặng Tổ Dương, thậm chí tình hình Tứ Châu. Đặng Tổ Dương cũng là người quan chức, đem lai lịch bản thân và tình hình thành tích làm quan mấy năm ở Tứ Châu lần lượt báo cáo, Triệu Đức Chiêu liền hỏi đến tiến đệ công việc tích lương thảo lần này.
Đặng Tổ Dương nói: "Thiên tuế, chỉ thị của triều đình vừa đến, hạ quan liền lập tức cho bộ hạ người ngựa, mau chóng đi thu gom lương thực, mấy ngày trước đã thu mua được một lượng lương thảo lớn. Lại thêm trong quan khố vẫn còn có lương thảo, đại khái cũng đã hoàn thành được số lượng lương thực cần theo quy định. Vốn trong phủ khố nên bảo đảm tồn lại một lượng lương thực dự trữ nhất định để phòng thiên tai, nhưng hiện nay đã gần đến vụ mùa thu hoạch, nếu không có bất cứ biến cố gì xảy ra, đám lương tồn này cũng có thể góp lên triều đình, lương tồn của thành Tứ Châu hạ quan có thể sau mùa thu hoạch lại dự trữ sau."
Nói với Triệu Đức Chiêu một hồi, Đặng Tổ Dương thần thái căng thẳng lúc đầu dần dần bình tĩnh trở lại, hắn nhấp một ngụm trà nước rồi lại chẹp chẹp miệng nói tiếp: "Nhưng chẳng qua, lương thương đều có vẻ vô cùng cảnh giác, hạ quan chỉ thu mua được hai ngày, cho dù đã cố tình dốc sức làm ra vẻ bình thường, nhưng lượng lớn lương thực như thế mua về, vẫn khiến cho bọn họ phát giác được tình hình có gì bất ổn, các lương thương lần lượt đóng cửa ngừng bán. Bốn phía nghe ngóng tình hình, nhanh chóng nhận được tin tức Khai phong phủ thiếu lương lan ra rồi. Lần này muốn đúng hạn giá thường mua lương thì cũng khó khăn."
Triệu Đức Chiêu nghe xong không khỏi trở nên căng thẳng: "Đặng tri phủ, triều đình lần này đang thu mua lương thực, so với những năm thường thu lương bình thường không thể dự báo được. Thương cổ vì lợi mà mưu đồ, mượn thời cơ tăng giá trục lợi là hành động vốn đã được dự đoán trong triều đình, triều đình đã đặc biệt cho phép quan phủ địa phương có thể tự điều chỉnh tăng giá, nhưng không thể để các lương thương càng ngày càng tự do tăng giá, nếu không đến ngân khố triều đình cũng chẳng gánh nổi. Vì thế, nên cần quan phủ địa phương phải đưa ra nhiều biện pháp hơn. Đặng tri phủ đích thân lên bến thuyền đô dốc hà đê, cần cù chịu khó với trách nhiệm như thế bổn vương vô cùng tán thưởng. Nhưng tu bổ đê sông còn cần có lương thảo mới vận chuyển được, đám lương thảo này đã thu mua không nổi Đặng tri phủ còn có đối sách gì nữa không?"
Đặng Tổ Dương nghe thấy thiên tuế có ý trách cứ bản thân làm việc chưa đến nơi, không vội đi giải quyết việc thu mua lương thảo lại chạy đến chỗ xây dựng để điều, vội vàng giải thích: "Vương gia, hạ quan vội đến bến thuyền giám sát đê điều, là bởi vì Tứ Châu nam khám hoài thủy, bắc khống biện lưu, đê điều này không chủ liên can đến chỗ Tứ Châu của thần, Giang Hoài các nơi lương thảo đều phải thông qua bến thuyền Tứ Châu này của thần để vận chuyển vào kinh, nên nếu không tu sửa tốt chỗ để áp này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ các nơi vận chuyển lương vào trong kinh thành. Còn về khó khăn nơi thu mua lương thảo ở Tứ Châu, hạ quan hiện nay đã áp dụng vài đối sách, chỉ là vừa mới thi hành, hiện chưa biết thành công thế nào?"
Triệu Đức Chiêu chuyển tức sang mừng nói: "Đặng tri phủ đã có đối sách rồi sao? Không biết sử dụng đối sách gì thế có thể nói với bổn vương cụ thể không?"
Đặng Tổ Dương chắp tay nói: "Vâng!"
Hắn nhìn xung quanh một lượt, trong phòng ngoài các vị đại quan trong kinh chẳng có một người ngoài nào, liền giơ tay có ý cho đám người dưới trong phủ mình lui ra, lúc này mới nói: "Vương gia, các thương cổ điêu ngoa nhưng dù là lũ lụt hạn hán, dịch bệnh sâu bọ, hay khi gặp việc quân trọng đại, nhân cơ hội tích lương tự làm giàu, cứ tích lương không bán, ép buộc triều đình; bên dưới lại lấy lương làm vật, lừa mua rẻ của nông dân, những kiểu này đến nay, bọn họ biết triều đình thiếu lương, bất luận thế nào cũng cứ cho vì đại nghĩa, cũng là chưa chắc đã bỏ cái lợi lớn mà vì nước hi sinh.
Hạ quan hiện nay chỉ có thể phái ra các quan đi tuần tra khắp nơi, nghiêm trị các lương thường cấm nhân cơ hội mà tăng lương lừa dối dân tâm, vây bắt nghiêm trị không tha. Đồng thời điều chỉnh dân tráng khỏe mạnh, trấn giữa giao thông yếu đạo ở các nơi, cấm họ vận chuyển lương ra ngoài bán, để nhanh chóng điều chế, cấm các dòng chảy lương thảo. Sau đó ủy thác cho thê cữu của hạ quan giúp thực hiện chính sách này."
Thê cữu hạ quân chính là một lương thần, mỗi năm phát vận tư, chuyển vận tư, địch liền tư đều phụ trách thu mua hết các lương thảo của địa phương. Trước nay đa số đều do cậu ra mặt giúp đàm phán thương thỏa. Ở địa phương này trong các lương thần cũng coi như có chút danh tiếng, hạ quan để cậu ấy cũng có chút uy hiếp với đám sĩ thần thương cổ tích lương, trong lại âm thầm thu mua lương thảo, còn về bản thân hạ quan, lại tạm thời ra vẻ rời khỏi kế hoạch thu mua đình chỉ tất cả toàn lực tập trung vào việc xây để điều thủy lợi."
Hắn nhẹ nhành thở dài một hơi nói: "Cũng may làm sao, năm nay phong điều thủy thuận, bệnh dịch sâu bệnh lại ít, là một năm hứa hẹn bội thu. Chỉ cần tiết hạ thu này không phát sinh đại hồng thủy, lương thảo mới tất định vô cùng phong phú."
Triệu Đức Chiêu học được kế sách kinh quốc, với những sự việc này rốt cuộc vẫn là có sự khiếm khuyết thiếu sót. Nghe xong lời nhất thời vội nói: "Thu hoạch vào mùa thu? Chỉ sợ đợi đến mùa thu hoạch thu này, lương thảo thu về bị cách nhỡ, rồi mới đánh gạo vào kho, đã không kịp đủ đẻ vận chuyển đến kinh sư rồi."
Sở Chiêu Phụ nói một cách lớn tiếng: "Thiên tuế, ý của Đặng tri phủ muốn nói, đám lương thương đó tâm ý đen tối, ép lương trong kho không bán, vốn là muốn có ý tích lương làm giàu, có thể khuyên được. Nhưng lương thảo mùa thu nếu là đại bội thu, bọn họ có tích trữ lương thảo trong kho cũng bán không hết ra, nơi này mưa gió nhiều, ẩm ướt lớn, tồn lương không bán được để lâu sẽ bị biến chất.
Triều đình chúng ta đến lúc đó dù có không kịp tích lương đủ để cứu trợ, nhưng bọn họ đám lương thương cổ giảo hoạt tâm đen cũng chẳng được hưởng lợi một nửa nào. Cứ như thế chính là cục diện hai bên cùng bị thất bại và thương vong. Vì thế, hiện nay xem xem ai có thể chịu nhịn lâu hơn, đám thương cổ kia nếu đợi không nổi, mắt nhìn gạo cũ khó bán, gạo mới đã tới, tất phải chịu quy phục quan phủ."
Triệu Đức Chiêu đỏ mặt, xấu hổ nói: "Thì ra là như thế."
Đặng Tổ Dương nhìn Sở Chiêu Phụ một cái, trong lòng lộ ra có ý cười cung kính nói: "Tam tư sử đại nhân nói rất phải, hạ quan trước coi trọng chặn đường bọn họ bán ra ngoài, lại coi trọng pháp luật nghiêm trị hi vọng của bọn họ tăng giá, đồng thời hạ quan lại vội đi xây đắp để điều, tạm thời bỏ việc thu mua lương không quản, đám lương thương cổ đó vừa không biết bổn phủ rốt cục cần thu mua bao nhiêu lương thảo, cũng không biết triều điề cho phép Tứ Châu phủ có thể hạn chế nâng giá lên bao nhiêu, vừa thấy hạ quan không có ý vội vàng, trong khố bọn chúng tích trữ lương thảo như núi, trong lòng tất có thể không hoảng sao?"
Hạ quan lấy tĩnh chế động, đối phó nhất thời với bọn chúng, đợi đến thời cơ chín muồi, lúc đó mới thả lỏng cơ hội ra, nói triều đình thu lương đã đủ, sau đó lại để cậu vợ liên hệ mấy người lương thần có tiếng có quan hệ dẫn đầu mua lương. Bọn họ đám thương cổ đó vốn cũng mong cơ tâm, liên mình cùng làm thì vô cùng kiên cố, đến lúc đó đều sợ hãi bị người cướp mất cơ hội ăn may, chỗ lương tồn đó dừng mua chỉ cần lộ thông tin một cái, đám người khác tất tranh trước hạ giá bán ra lương cũ. Ai, thân là một vị quan phụ mẫu một châu, hành sử kế sách quả thật là tàn khốc, nhưng tình thế ép buộc, hạ quan cũng chẳng qua là bị ép phải làm thôi."
Dương Hạo khi gặp vị tri phủ một phủ lưỡng bảng tiến sĩ này tự mình đi bến thuyền chỉ huy công trình xây dựng thủy lợi mà triều đình vô cùng coi trọng này đã cảm thấy vị quan này quả thật đảm đang tài giỏi hiếm gặp. Bây giờ lại nghe kế sách hắn đưa ra vô cùng khả thi, cùng với hạ kế của mình dẫn dụ đám lương thương tự mình nộp vào võng có khác nhay cách làm nhưng hiệu quả như nhau càng thêm có cảm giác tri âm lớn hơn.
Nhưng hắn cẩn thận suy nghĩ một hồi, có chút lo lắng mà nói: "Đặng tri phủ, kế sách này, quả nhiên là cách làm hay để đối phó với đám thương cổ giảo hoạt ăn thịt không nhổ xương đó. Chỉ là .... kế này cần thiết phải để ý đó chính là việc không được để lộ thông tin ra. Một khi tin tức không bảo mật, khiến bọn họ biết được chân tướng, lúc đó Tứ Châu phủ có lẽ sẽ phải chịu sự ra giá của đám lương thương xảo quyệt này."
Đặng Tổ Dương cười nói: "Vị đại nhân này nhắc nhở rất phải, chẳng qua do vương gia hỏi han, hạ quan mới bẩm lên thiên tuế, tam tư sử và chư vị đại nhân ở đây nhắc đến chuyện này, cả phủ Tứ Châu này, trước lúc này ngoài bổn phủ chỉ có cậu vợ bổn phủ mới biết được."
Dương Hạo buột mồm nói: "Vậy cậu em vợ của ngài cũng là lương thân hắn............" Đột nhiên nghĩ ra cứ hỏi như thế có chút thất lễ, hơn nữa thương cổ thiên hạ, cũng chưa chắc đã toàn là người có tâm đồ xấu xa, ưu quốc nghĩa thần cũng không phải không có, nhất thời hắn liền ngậm miệng lại.
Đặng Tổ Dương thấy hắn nói lời lại ngừng, liền cười nói: "Cậu em vợ của hạ quan là tuyệt đối đáng tin tưởng. Cậu ta ở Tứ Châu này hưng hóa miếu đền kiến trúc, tu sửa cầu bổ đường, thiết nghĩa độ, hưng thủy lợi, trượng nghĩa sơ tài, hành thiện trong làng, mỗi lần tai họa liền dẫn đầu quyên tiền quyên gạo, đưa kế tiếp tế cháo, vẫn là một nghĩa thần có tiếng ở Tứ Châu. Bổn phủ lần này có thể kịp thời thu mua lương đến thành cũng là có công đóng góp của cậu ấy trong đó, bỏ ra sức lực lớn."
Dương Hạo nghe xong lúc này mới yên tâm, chắp tay với hắn cười nói: "Phủ đài đại nhân tha tội, là Dương mỗ đa tâm thôi."
Triệu Đức Chiêu nói: "Được, nếu đã như thế thì tốt, bổn vương ở Tứ Châu này quan sát vài ngày, thêm hiểu được một chút tình hình cụ thể, mời Đặng tri phủ sắp xếp cho bổn vương một nơi ở nhé."
Đặng Tổ Dương vui mừng nói: "Vương gia đã muốn ở lại Tứ Châu, vậy xin mời vương gia và chư vị đại nhân vất vả chịu khó một phen, tạm thời ở trong phủ đề của hạ quan cùng hạ quan. Ở địa phương vì mưa nước nhiều, thời tiết ẩm ướt, khách điếm lại ít có người ở, vì thế ẩm ướt mốc meo, không tiện để quý nhân trọ lại. Vương gia và chư vị đại nhân ở trong phủ hạ quan hạ quan cũng dễ gần vương gia thỉnh giá, và thương lượng bàn bạc với chư vị đại nhân việc lương thảo."
Triệu Đức Chiêu mỉm cười gật đầu, Đặng Tổ Dương thấy vương gia cho phép xuống liền vội vàng dặn dò người đi thông báo chuẩn bị sắp xếp chỗ ở cho các vị đại nhân. Trong hậu trạch lập tức náo nhiệt hắn lên, các phòng được chọn ra cho các vị đại nhân ở, Ngụy vương thân phận cao quý, Đặng Tổ Dương bèn nhường chỗ ở của vợ chồng mình ra, dọn dẹp sạch sẽ, đổi bộ chăn mền mới, mời Ngụy vương vào.
Triệu Đức Chiêu đến nơi ở được sắp xếp cho mình, người của tri phủ đã chuẩn bị vài chậu nước nóng dâng lên, người trong phủ Ngụy vương bước vào phòng, hầu hạ Triệu Đức Chiêu tắm rửa thay quần áo, Triệu Đức Chiêu tắm rửa đã xong, mặc bộ quần áo thoải mái mới, ngồi nhâm nhi trà trong phòng. Hắn trầm tư suy nghĩ, nâng chén trà thưởng thức, đột nhiên dặn dò nói: "Người đâu, gọi Dương viện sử đến cho bổn vương."
Chẳng mấy chốc sau Dương Hạo đã vội vã đến, hắn cũng vừa mới tắm rửa, sạch sẽ mồ hôi, thanh thản mà hành lễ với Triệu Đức Chiêu: "Thiên tuế triệu kiến không biết có điều gì dặn dò?"
Triệu Đức Chiêu trầm giọng nói: "Bổn vương suy nghĩ đi suy nghĩ lại, vẫn cảm thấy Đặng tri phủ đưa kế sách trữ lương quá mạo hiểm, sợ bị lộ mà hỏng việc."
Dương Hạo cũng là người vốn thích mạo hiểm có những chiến thắng kì quái, với cách làm của Đặng Tổ Dương vô cùng thích thú, nghe thấy lời của Triệu Đức Chiêu không khỏi lặng người, liền nhẹ nhàng mà khuyến giải: "Thiên tuế, theo hạ quan thấy, Đặng tri phủ cách làm này dường như không có gì không thỏa đáng, đây là cách mà không còn đường nào phải làm, thường nói là khó kiếm trong binh pháp. Trong tình huống này mà nói những xảo kế như thế lấy thông minh mà chiếm được lợi thế, rất hay."
Triệu Đức Chiêu lắc đầu nói: "Dùng con đường binh mà trị quốc, thật là sai lầm? Lấy chính trị quốc, lấy kì dụng binh, lấy vô sự mà đoạt thiên hạ. Cho dù là tri phủ hay bách tính, có mối quan hệ như nước và thuyền, mà sự phân biệt trên chiến trường rõ ràng. Sự việc quan hệ đến giang sơn xã tắc, vạn nghìn lê dân, xảo kế kì mưu, cuối cùng là con đường quá nguy hiểm, thành thì cũng thành, bại rồi sẽ ảnh hưởng đến cả gốc rễ xã tắc, tổn hại đến tính mạng của lê dân. Tứ Châu là nơi quan trọng để từ Hoài vào Biện, lương thực mà Tứ Châu đảm nhận cũng không phải một số lượng nhỏ, Đặng tri phủ dù thành trúc trong lòng bổn vương lại là không thể yên tâm được. Bổn vương ở đây dừng chân vài ngày chính là muốn xem xét hiểu rõ thêm chút về tình hình ở đây, nếu không cần thiết không thể chấp nhận kiểu đấu trí đấu sức với dân chúng như thế được.
Dương Hạo hiểu ý mà nói: "Không biết Vương gia muốn hạ quan làm những việc gì?"
"Bổn vương muốn ngươi đến khắp nơi trong thành thăm dò tìm hiểu một phen, xem xem lương thần ở địa phương phú hộ rốt cục là dự định thế nào, cách làm của Đặng tri phủ có phải có khả năng thực hiện, nếu không bổn vương vẫn không thể yên tâm được."
"Vâng, hạ quan tuân mệnh." Dương Hạo cúi mình nhận lệnh, thầm nghĩ: "Vị điện hạ tuổi trẻ này có tâm tư ổn định như thế sao? Hay là vị thái phó thường xuyên giấu mình sau tấm rèm chỉ đạo hắn?"
Triệu Đức Chiêu mỉm cười đứng dậy, nói một cách thân mật với hắn: "bổn vương trước đây chưa từng nhận qua trọng trách khâm sai gì cả, lần này sau khi phong vương lần đầu tiên làm khâm sai, thay mặt bệ hạ tuần thú địa phương, trên vai là trọng trách nặng nề, khiến ta không thể không cẩn thận thận trọng. Dương viện sử, việc xây dựng đê áp, khơi thông đường thủy, tập kết lương bốn phương, giải quyết cái nạn Biện Lương là kế sách mà ngươi nghĩ ra. Bổn vương hi vọng ngươi có thể giúp ra, chúng ta toàn tâm toàn lực vì triều đình mà làm tốt việc đại sự này. Đến lúc đó, bổn vương sẽ thỉnh công cho ngươi trước mặt bệ hạ."
Vị thế tử trong mắt rất nhiều quan viên đã là chuyện đương nhiên đó trong ngữ khí đã có ý trọng hòa chiêu lãm lớn, nhưng Dương Hạo trong lòng hiểu rõ trong triều chính cục phức tạp, Triệu Quang Nghĩa càng không phải vật trong hồ. Cũng không biết lịch sử này có phải sẽ vì bản thân mình có sự xen ngang của mình mà có chút thay đổi hay không, cũng nào dám cứ thế bỏ nam nha, thể hiện rõ ràng đứng dưới cờ của hắn, bên cạnh hắn được. Nên hắn cứ làm ra vẻ không nghe hiểu, cung kính mà vâng dạ: "Vương gia dặn dò, hạ quan tự mình tuân mệnh, nếu không còn sự dặn dò gì khác, hạ quan xin được đi chuẩn bị ngay."
Vừa nói tới đây, chợt có âm thanh vang lên, dư âm còn văng vẳng, lâu lâu vẫn không tan biến. Hai người kì lạ mà lắng nghe một hồi, thấy không có âm thanh gì nữa, Dương hạo mới định lui xuống, tiếng đàn cầm trong vắt lại vang lên, trong như nước nhẹ như gió thoảng bốn phía.
Tiếng đàn tơ mỏng manh. Lúc thì chậm rãi như lưu tuyền, lúc lại nhanh gấp như phi bão, lúc lại thanh thúy như châu lạc ngọc bàn, lúc lại thấp trầm như ni nam tế ngữ. Trong tiếng đàn dường như có một ngọn gió tinh nghịch bồng bềnh đến, trong những ngày hè nóng nực này khiến lòng người bỗng nhiên nhất thời thanh thản.
Triệu Đức Chiêu quả nhiên cũng là một người yêu thích khúc nhạc, nghe đến tâm hồn bay bổng, ngón tay cũng bất giác mà nhẹ nhàng gõ lên trên bàn theo tiếng nhạc. Dương hạo thấy vị Ngụy vương này mê mản tiếng đàn như thế, bèn cười một tiếng với hắn, rồi cung kính nói: "Thuộc hạ cáo từ." Nói xong cũng không đợi hắn trả lời, nhẹ nhàng rời khỏi phòng.
"Phong..... nhập tùng nhi hữu, nguyệt........... xuyên thủy dĩ vô ngân........" Triệu Đức Chiêu nhẹ nhàng đọc lên, ánh mắt rơi vào trong cổ cầm một góc.
Dương Hạo chậm bước đi ra khỏi phòng của Ngụy vương, liền nghe thấy một loạt tiếng đàn kéo dào đột nhiên truyền ra từ trong căn phòng mình vừa ra, dương dương sái sai, ủy uyển liên miên.
Ngươi tấu phong nhập tùng, ta tấu nguyệt quan sơn. Triệu Đức Chiêu là một người đàn giỏi, nghe người đó đàn vô cùng cao minh, không khỏi dậy lòng ganh đua, lấy phủ cầm ra cùng đàn, nhưng khi tiếng đàn của hắn cất lên tiếng đàn của người kia liền dừng lại. Triệu Đức Chiêu không khỏi có chút thất vọng, nhưng lại không tiện dừng lại ở đây chỉ đành tiếp tục đàn tiếp.
Dương Hạo đi vào trong hoa viên của cửa sau nha phủ, trong vườn đình hiên lâm, bích ba lân lân, trước đình liễu rủ, dường như người đi lạc vào nơi tiên cảnh. Đột nhiên phát giác bên trái dường như có người, hắn cố ý bước đến gần hơn, từ bên phải nhìn sang, vừa may nhìn được một bóng hình thon thả.
Người đó ôm trong lòng trường cầm, thân hình yểu điệu, mặc một bộ quần áo lục sắc nhạt, eo thon thon, bước chân thướt tha, vừa mình ra, giống như nhìn thấy một quyển sách màu đen, bóng người thoắt cái ẩn sau bóng cây không thấy nữa, nghĩ lại người thiếu nữ này chính là người vừa đàn ban nãy. Không muốn quen biết với một nam nhân xa lạ như hắn nên cố ý ẩn vào trong bóng cây.
"Người này có lẽ là nữ quyến trong nhà Đặng tri phủ à?"Dương Hạo thầm đi theo ra, trốn sau của trong ánh trăng, liền nghe thấy ngoài tiếng đàn của Ngụy vương, tiếng đàn đó lại đột nhiên vang lên, khi tiếng đàn hai người hòa hợp lúc lại như tranh nhau dù hắn là người không hiểu nhạc cũng nghe được tâm ý của hai người.
Dương Hạo quay về nơi ở của mình, gọi Bích túc đến với hắn thương nghị một phen, Bích Túc liền vội vàng rời khỏi nha môn tri phủ, không lâu sau liền cầm theo bao phục quay về, trong bao phục có hai bộ quần áo bình thường của các thương gia, hai người đổi y phục, từ góc của nha môn rời đi, đến các con đường trong thành Tứ Châu.
Thành Tứ Châu khắp nơi cầu xá, thuyền nhỏ xuyên qua chân cầu, rất nhiều kiến trúc đều theo nước mà xây. Hai người du lãm đến bờ một con sông, vừa hay gặp bên bờ một góc hồng lầu, tửu lầu cao qua, trước lầu không gian đất rộng rãi, có một hòn đá thò ra tận sông. Bên bờ sông có một con thuyền nhỏ, một hán tử đang đi vào trong tửu lầu vận chuyển các bao lương, Dương Hạo liền ra giấu hiệu cho Bích Túc, đi vào trong điếm.
← Hồi 289 | Hồi 291 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác