Vay nóng Tima

Truyện:Say mộng giang sơn - Hồi 0356

Say mộng giang sơn
Trọn bộ 1220 hồi
Hồi 0356: Ta nói không được giết
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-1220)

Siêu sale Shopee

- Bảy ngày sau hành hình!

Từ lúc Tiểu Man nghe được tin này về sau, tinh thần hoàn toàn sụp đổ. Bây giờ nàng chỉ muốn gặp Dương Phàm trước khi hắn bị hành hình. Nàng chỉ mong gặp mặt lại trượng phu của mình một lần.

Nhưng mà ngay cả điều này cũng là hy vọng xa vời. Nàng muốn tiến cung cũng không còn có lý do, Viện Chấp Sự cũng không cho phép thăm tù. Có lẽ... Nàng chỉ có thể đợi thời khắc hành hình, ở trên pháp trường nhìn phu quân một lần cuối cùng?

Sau khi nghe được tin tức này, Tiểu Man trắng đêm không ngủ, mãi cho đến rạng sáng ngày hôm sau, bỗng nhiên mới nghĩ đến một người. Nàng nghĩ đến vợ của Lai Tuấn Thần là Vương thị phu nhân. Đương nhiên Vương phu nhân không thể gây ảnh hưởng đến vụ án, nhưng làm phu nhân của quan trên Ngự Sử đài, nói cho nàng có cơ hội đi gặp trượng phu một lần, việc này cuối cùng làm được đúng không?

Ngay ngày hôm ấy Tiểu Man chạy tới Bác Cổ Trai, bảo phục vụ đi đến phủ báo lại, nói trong quán đưa đến mấy món đồ cổ cực kỳ quý hiếm, mời phu nhân đến quán xem. Tiểu Man ở trong quán đợi một ngày, Vương phu nhân cũng không đến. Ngày hôm sau Chợ Nam vừa mới mở cửa, Tiểu Man lại chạy đến quán trông chừng, khoảng sau nửa canh giờ, cuối cùng Vương phu nhân đã tới.

Vương phu nhân đem theo hai thị nữa chậm rãi đi vào Bác Cổ Trai, nàng vừa mới đi vào bên này thì có một tiểu nhị chạy ra đem theo một tấm biển đặt tại cửa ra vào, trên đó viết dòng chữ to: "Vẽ mẫu thiết kế!"

Vương phu nhân đi qua "Bình phong" cười nói:

- Dương gia nương tử, trong quán ngươi mới có thứ đồ cổ quý hiếm gì à? A? Dương gia nương tử, ngươi... Ngươi muốn làm cái gì?

Tiểu Man đã sớm phái người ở ngoài đợi nàng đến. Vương phu nhân còn chưa tới cửa, Tiểu Man cũng đã để cho chưởng quầy và bọn tiểu nhị tránh đi. Vương phu nhân vừa mới đi qua "Bình phong" Tiểu Man liền nhẹ nhàng quỳ gối, mà nói với giọng đau thương:

- Vương phu nhân, Tiểu Man có một chuyện muốn nhờ, vạn lần mong phu nhân giúp đỡ!

Võ Tắc Thiên muốn treo cổ một đám loạn thần tặc tử, bêu ở chợ ba ngày. Sau khi ý chỉ truyền đạt xuống, công việc từ trên xuống dưới Ngự Sử đài liền trở nên bận rộn.

Vì Địch Nhân Kiệt truyền huyết thư ra ngoài, khiến cho Hoàng đế xuất hiện lòng nghi ngờ, phái Thông Sự Xá Nhân Tề Phong đến Ngự Sử Đài quan sát bọn quan viên có phải là... bị nghiêm hình bức cung hay không mới phải nhận bừa. Mặc dù Lai Tuấn Thần lừa dối qua được chuyện đó rồi, nhưng cũng lo lắng đêm dài lắm mộng, lại xảy ra chuyện. Nên y liền lấy danh nghĩa các quan viên đang bị giam giữ làm ra một cái gọi là "Tạ Tử biểu", Nữ hoàng hạ lệnh xử tử nhưng trên thực tế còn có nhiều phạm nhân cơ bản không có nhận tội, thậm chí chưa từng thẩm vấn qua.

Lai Tuấn Thần đành phải triệu hồi tất cả tùy tùng Ngự Sử đến, vội vàng đưa phạm nhân thẩm vấn một lượt, bởi vì tất cả văn kiện quan trọng ghi chép về thẩm vấn, lời khai đều phải giao cho Đại Lý Tự lập hồ sơ. Nếu chẳng may trong một lúc Hoàng đế cao hứng, lại phái một vị quan viên tinh thông về hình ngục đi đọc lại tài liệu hồ sơ vụ án, khi thấy văn kiện quan trọng không được đầy đủ, nhất định sẽ tấu lên. Như vậy Hoàng đế phát hiện kết án qua loa.

Tả Ngự Sử Đài tổng cộng có mười lăm Tùy Tùng Ngự Sử lưu động, trừ bản thân Lai Tuấn Thần, toàn bộ Ngự Sử Đài cũng chỉ có mười lăm người này có quyền thăng đường xét hỏi.

Trước khi Võ Tắc Thiên nắm triều chính trong tay, Ngự Sử Đài chỉ phụ trách thực hiện các việc chi tiết, buộc tội quan viên. Còn việc kết án phạm nhân có phạm tội hay không phải do Hình bộ thẩm tra xử lý, Đại Lý Tự phúc thẩm, tử hình phạm nhân còn phải do Hoàng đế đưa ra quyết định. Trải qua ba cấp quan thẩm tra xử lý mới có thể chấp hành tử hình.

Từ triều đại Võ Hậu, vì để dễ dàng hơn trong việc tiêu diệt các thế lực phản đối, liền tăng thêm sức mạnh quyền lực cho Ngự Sử, đơn giản hóa việc phê duyệt tử hình. Từ đó về sau, Tùy Tùng Ngự Sử tập trung điều tra, xét xử, thi hành pháp luật. Toàn bộ quyền hành ba bên đều quy về một mối, có quyền xử tử phạm nhân ngay tại chỗ, mà phạm nhân không có quyền kháng án.

Sở dĩ Lai Tuấn Thần có thể một tay che trời, chính là vì Ngự Sử Đài nắm giữ quyền sát sinh trong tay. Hiện giờ mười lăm Tùy Tùng Ngự Sử đều ở trong kinh thành, cộng với bản thân Lai Tuấn Thần chia làm tám tổ. Cứ hai người một tổ, lấy các phòng công sự trong Ngự Sử Đài sung làm công đường, gấp gáp thẩm tra phạm nhân.

Dữ Hầu Tư hợp sức thẩm tra xử lý phạm nhân cùng Từ Hữu Công người vừa mới hồi kinh không lâu. Năm nay Từ Hữu Công đã trên năm mươi tuổi, thân hình dong dỏng, tướng mạo thanh nhã, ho nên trông khá trẻ, mới nhìn thì cũng chỉ trên dưới bốn mươi tuổi.

Hầu Ân Chỉ thật ra cũng không béo, chẳng qua hai má của hắn bị thịt che lấp cả mặt, nọng cằm, râu thưa thớt nên so với dáng vẻ đường đường của Từ Hữu Công thì đúng là thua chị kém em rồi.

Ở trong triều Lai Tuấn Thần được gọi là cô thần, không kết đảng lập phái, chỉ một lòng trung thành với Võ Tắc Thiên. Từ Hữu Công ở Ngự Sử Đài và trong triều đình là người thứ hai sau Lai Tuấn Thần, hắn cũng không kết đảng lập phái. Mà hắn có muốn kết đảng cũng không được, bởi vì trong Ngự Sử Đài, ngoài hắn ra tất cả quan viên đều bám theo Lai Tuấn Thần.

- Ừ... Hiện giờ.... , thẩm tra xử lý

Hầu Ân Chỉ giả vờ giả vịt làm ra vẻ đảo mắt nhìn qua danh sách phạm nhân, chờ thư lại bên cạnh nhắc, bên tai bất thình lình "Chát" một tiếng vang dội, làm cho Hầu Ân Chỉ sợ đến mức khẽ run rẩy. Từ Hữu Công dùng sức mà đập mạnh kinh đường mộc, sa sầm nét mặt, quát lớn:

- Người đâu! Giải phạm nhân Dương Phàm tới!

Hầu Ân Chỉ tức giận liếc mắt nhìn xéo qua Từ Hữu Công một cái, phất tay áo, xoay đầu đi đến bên cạnh.

Chỉ một lúc sau, Dương Phàm bị còng tay xích chân được lôi lên công đường. Từ Hữu Công giơ tay cầm lấy kinh đường mộc, Hầu Ân Chỉ nhanh tay lẹ mắt túm lấy kinh đường mộc đập xuống, lớn tiếng quát:

- Tội thần Dương Phàm, còn không quỳ xuống chịu xét hỏi!

Từ Hữu Công ho khan một tiếng nói:

- Hầu Ngự Sử, chuyện này không phải là kính thiên lễ địa, tế bái tổ tiên hay là đại lễ sắc phong của triều đình, làm sao mà còn phải quỳ. Nghi phạm lên thềm cần quỳ xuống sao? Bản quan làm sao mà không biết! Đến như Trung Thừa mỗi khi gặp bệ hạ, phải làm đại lễ ngũ thể địa đầu (phục sát đất), đó là vì Trung Thừa dùng phương cách đó bày tỏ lòng thành kính với Hoàng đế. Trên công đường, ta và ngươi cũng không thể dựa vào chấp pháp mà phạm pháp đâu.

Hầu Ân Chỉ bị hắn mỉa mai cho một chập, khuôn mặt lập tức đỏ bừng giống như mông con khỉ. Nhưng mà lời nói của Từ Hữu Công có lý, Hầu Ân Chỉ không thể nào cãi lại, đành phải nhìn Dương Phàm quát:

- Phạm quan Dương Phàm, hiện giờ có Dẫn Giá Đô Úy Chu Bân cáo buộc ngươi cùng với hắn đồng mưu, muốn kết bè kết đảng mưu mô làm phản, lật đổ Đại Chu. Ngươi có nhận tội không?

Từ Hữu Công chậm rãi lại nói:

- Hầu Ngự Sử, còn chưa có hỏi tên họ, để xác nhận đúng thân phận phạm nhân, ngươi gấp cái gì?

Hầu Ân Chỉ không thể nhịn được nữa nói:

- Người này chính là Dương Phàm, còn có thể sai sao?

Từ Hữu Công vuốt râu khoan thai nói:

- Có đúng có sai vẫn phải theo trình tự, xưa nay bản quan thẩm vấn luôn luôn tuân thủ!

Hầu Ân Chỉ tức giận bỏ Kinh đường mộc xuống phất tay áo nói:

- Ngươi tra xét, ngươi tra xét!

Từ Hữu Công đem tên họ, quê quán, hiện giữ chức gì của Dương Phàm hỏi từ đầu tới đuôi một lượt. Thư lại bên cạnh xác minh chính xác, lúc này mới lấy tội danh của hắn hỏi lại một lần nữa:

- Ngươi có nhận tội không?

Dương Phàm vững vàng đứng ở công đường trầm giọng đáp:

- Từ Ngự Sử, Dương mỗ nhận thấy mình vô tội!

Từ Hữu Công khẽ nhướng hai hàng lông mày rậm, hỏi:

- Nhận thấy mình vô tội? Ngươi giải thích thế nào?

Dương Phàm nói:

- Dương mỗ chưa từng phạm tội, tất nhiên nhận thấy mình vô tội! Tuy rằng Dương mỗ từng đảm nhiệm chức vụ ở dưới trướng Chu Bân, nhưng không có quan hệ cá nhân gì với hắn, lại càng không từng cùng hắn chuẩn bị kế hoạch mưu phản. Toàn bộ lời khai của Chu Bân là vì chịu hình mà khai lung tung vu cáo. Dương mỗ là người bị oan uổng, kính xin Ngự Sử minh xét.

Hầu Ân Chỉ không kìm nổi, cướp lời nói:

- Trên công đường chớ có ngụy biện! Tư Lễ Khanh Bùi Tuyên Lễ đã thừa nhậnrằng y ở giữa môi giới dẫn ngươi đi gặp Đông Quan Thượng Thư Lý Du Đạo, nhận hối lộ lớn của hắn. Lý Du Đạo còn từng hứa với ngươi, một khi thành công, sẽ phong ngươi làm Đại Tướng quân!

Dương Phàm nói:

- Cái đó là Lý Du Đạo nói sao?

Từ Hữu Công lập tức nói chen vào:

- Lý Du Đạo không chịu nhận tội, còn đang thẩm lý!

Dương Phàm nhẹ cả người, nói:

- Dương mỗ thật sự chưa từng cấu kết cùng bất kỳ kẻ nào mưu mô làm phản, lại chưa từng nhận hối lộ của người khác. Dương mỗ xin được đối chất ba mặt một lời cùng với Chu Bân và Bùi Tuyên Lễ!

Từ Hữu Công chậm rãi nói:

- Chu Bân bị dịch bệnh đã chết bất đắc kỳ tử, không thể cùng ngươi đối chất rồi. Về phần Bùi Tuyên Lễ sao...

Hắn nhìn sang Hầu Ân Chỉ, Hầu Ân Chỉ gọi một Thư lại lên hỏi vài câu, thấp giọng nói với Từ Hữu Công:

- Bây giờ Bùi Tuyên Lễ đang ở Vệ Ngự Sử làm nhân chứng, tạm thời không thể đến đây.

Nói xong y nhìn về phía Dương Phàm lớn tiếng nói:

- Phạm nhân Dương Phàm! Ngươi đừng tưởng mình gặp may mắn, cho rằng có thế lừa dối được trót lọt! Ngươi nói không nhận hối lộ, vậy ở đâu ngươi đột nhiên có mười sáu cửa hàng ở Chợ Nam. Những cái cửa hàng đó từ đâu mà đến vậy?

Dương Phàm nói:

- Ngươi nói những cửa hàng kia sao... Chính là một vị quý nhân tặng!

Hầu Ân Chỉ truy vấn:

- Người quý nhân này là ai, nhà ở chỗ nào, vì sao tặng ngươi?

Dương Phàm nói:

- Đây là việc riêng của Dương mỗ không tiện trả lời!

Hầu Ân Chỉ giận dữ, đập Kinh đường mộc quát:

- Dương Phàm! Ngươi định rượu mời không uống lại muốn uống rượu phạt. Ngươi muốn chịu nỗi khổ da thịt mới bằng lòng ngoan ngoãn nói thật ra sao? Người đâu!

- Khoan đã!

Từ Hữu Công lại nói:

- Hầu Ngự Sử đây là đại án mưu phản, sự việc trọng đại. Nếu tùy tiện dụng hình, nghi phạm chịu hình không được, nhận tội trái với lòng mình, không khỏi sẽ oan uổng người tốt. Bản quan nghĩ, hay là tìm thêm nhiều chứng cứ rõ ràng, khiến hắn không thể nào cãi lại, cúi đầu nhận tội thế mới thỏa đáng.

Hầu Ân Chỉ liếc mắt nhìn Từ Hữu Công một cái, ngạc nhiên mà nói:

- Dựa vào Từ Vô Trượng ngươi, làm sao mà thu thập chứng cớ?

Từ Vô Trượng chính là tên hiệu của Từ Hữu Công. Từ Hữu Công vốn là quan ở Bồ Châu. Vì hắn xử án không sử dụng hình phạt mà dùng mọi cách điều tra, dùng nhiều chứng cớ khiến cho người phạm tội không thể chối cãi chủ động nhận tội, cho nên rất được nhiều người kính yêu, gọi hắn là "Từ Vô Trượng". Từ Hữu Công có thể vào triều làm quan cũng là vì cái hiền danh này của hắn truyền đến tai Võ Tắc Thiên.

Từ Hữu Công nói:

- Tuy rằng Chu Bân đã chết nhưng Bùi Tuyên Lễ vẫn còn sống. Chờ hắn làm chứng xong bên kia, cứ đem gã lại đây. Chúng ta nôn nóng làm gì. Mặt khác, muốn biết những cửa hàng kia của Dương Phàm do ai tặng cho hắn, có thể cử người đến phủ Lạc Dương tìm tài liệu sổ sách điều tra một chút sẽ biết là do người nào sang tên đúng không?

Hầu Ân Chỉ nén giận, thấp giọng nói với hắn:

- Từ Ngự Sử, Lai Trung Thừa nóng lòng kết thúc vụ án. Ngươi cũng biết chuyện đó. Ngươi làm như thế này là làm khó Hầu mỗ, đối nghịch với Lai Trung Thừa a!

Từ Hữu Công cứ như không có việc gì nói:

- Từ mỗ chỉ theo lẽ công bằng mà xử án, sao lại nói đối nghịch với Trung Thừa?

Hầu Ân Chỉ thấp giọng nói:

- Ngươi cho là Hẫu mỗ ngu xuẩn đến mức không biết đi thăm dò khế ước sang nhượng cửa hàng hay sao? Ta đã sớm điều tra! Vấn đề là không điều tra được người này, manh mối bị chặt đứt hiểu không? Chu Bân và Bùi Tuyên Lễ đã thừa nhận là đồng mưu cùng Dương Phàm mưu phản. Như vậy việc người này mưu phản còn không phải sao? Cứ đánh cho hắn phải cung khai, rồi kết thúc cái án tử này chứ cần gì phiền phức như vậy?

Hầu Ân Chỉ nói cũng đúng là hợp tình hợp lý. Bởi vì "Căn cứ theo sự thật" Đây là thời đại mà xử án một nửa căn cứ vào pháp luật để quyết định. Vào thời điểm triều đại đời Đường xử án chủ yếu căn cứ theo cái gì?

Đó chính là khẩu cung!

Cái mà họ gọi là "Định tội theo lời cung khai". Cho nên Lai Tuấn Thần mới vắt hết óc, để nghĩ ra vô số hình cụ không có tính người dùng để bức lấy khẩu cung. Cho nên mặc dù Võ Tắc Thiên không thấy bất kỳ một bằng chứng nào, nhưng thấy các đại thần lăn tay điểm chỉ vào bản cung khai là chỉ việc ra quyết định.

Tuy nhiên, khẩu cung làm bằng chứng cũng có một chút đáp ứng theo nguyên tắc "Định tội theo lời cung khai", còn có nguyên tắc "Định tội theo sự làm chứng của nhiều người", nói cách khác khẩu cung phải của ba người trở lên mới có hiệu lực. Đây là cái gọi là "Ba người làm chứng mới đúng, hai người làm chứng không được công nhận".

Hiện giờ tội của Dương Phàm đã có khẩu cung thú tội của hai người Chu Bân và Bùi Tuyên Lễ. Chỉ cần có thêm một người nữa, bất kể là bản thân của hắn, hay là Lý Du Đạo thì Dương Phàm có thể bị ném vào tử tù đợi hành quyết.

Thế thì Lai Tuấn Thần không có lý gì không tìm đến một người thứ ba làm chứng?

Bởi vì Dương Phàm là Chưởng binh ở trong cung, tuy chức quan không cáo nhưng trong cái "Án mưu phản" này cũng nhiều tác dụng. Trong vụ án mưu phản này toàn những nhân vật quan trọng, Lai Tuấn Thần cố ý sắp đặt một nhân vật như vậy, chính là để trói chặt hắn, không cho hắn trốn thoát. Ai bảo sau lưng hắn có nhiều chỗ dựa có thế lực như vậy chứ.

Bởi vì ảnh hưởng của Dương Phàm to lớn, nên để khiến cho giống chuyện mưu phản, Lai Tuấn Thần mới làm ra một tình tiết câu chuyện: Hắn và Chu Bân đồng mưu, Bùi Tuyên Lễ ở giữa chắp mối. Còn Lý Du Đạo chiêu dụ trọng dụng. Lúc này mới có vẻ phản tặc hành sự kín đáo, đồng thời liên quan đến ít người, sơ hở cũng ít hơn, tránh cho những chỗ dựa vững chắc sau lưng Dương Phàm phát hiện ra lỗ hổng mà nhúng tay vào.

Ai ngờ việc này muốn kết án, nhưng mà thành ra ngược lại tự mua dây buộc mình. Lý Du Đạo còn không chịu nhận tội, Dương Phàm cũng không nhận tội, Lai Tuấn Thần lại không thể tùy tiện tìm người khác biết chuyện để thay Dương Phàm chịu trách nhiệm mưu phản. Nên một mặt y đành phải ép cung Lý Du Đạo, một mặt muốn làm cho Dương Phàm tự mình nhận tội.

Lần này Hầu Ân Chỉ khẽ nói thầm, thái độ chùng xuống, xem như giữ thể diện cho Từ Hữu Công, nhưng Từ Hữu Công cũng không cảm kích, lạnh lùng nói:

- Sự việc không phù hợp với pháp luật. Không thể làm như vậy được!

Hầu Ân Chỉ đã nín nhịn hồi lâu, thấy y vẫn không giữ thể diện và tình cảm, không khỏi giận tím mặt. Gã lăn lộn trên phố, bán bánh mà sống, nên ngay tức khắc lộ ra bản tính lưu manh của mình. Hầu Ân Chỉ đứng vụt dậy, một chân giẫm lên ghế ngồi, một mặt kéo tay áo nổi giận đùng đùng nói:

-Từ Vô Trượng! Ngươi cho là chỉ ngươi hiểu được Vương pháp, người như Hầu mỗ sẽ không hiểu Vương pháp sao? Mỗ nhớ rõ, nếu phạm nhân chối cãi không chịu nhận tội, có thể dùng hình.

Từ Hữu Công nhìn thấy hắn thể hiện như một tên lưu manh, cũng không tức giận, chậm rãi gật đầu nói:

- Đúng vậy! Đùng là có thể dùng hình, có thể tra tấn. Cứ hai mươi ngày một lần, tổng cộng không được vượt quá ba lần, tổng số trượng không được vượt quá hai trăm trượng. Nếu dùng hình lấy lời cung khai dẫn đến chết người, Chủ thẩm quan không chịu trách nhiệm! Hóa ra cái quy củ này ngươi cũng biết à?

- À? A, ... bản quan... Bản quan đương nhiên biết!

Trên cơ bản Hầu Ân Chỉ chính là một kẻ thất học, bằng không khi ở đây thẩm vấn Ngụy Nguyên Trung, vụ án cá biệt ồn ào, phạm nhân Ngụy Nguyên Trung ngồi còn Chủ thẩm hắn đứng chịu sự giáo huấn, khiến cho nó thành chuyện cười tới bây giờ. Từ Hữu Công nói những chuyện này thật ra gã không biết. Gã chỉ biết là quả thật có thể tra tấn bức cung thôi.

Hôm nay Từ Hữu Công cũng chứng thực điểm này, khiến cho Hầu Ân Chỉ càng tức giận. Gã cất tiếng cười dữ tợn, nhìn đám công sai trên công đường, rồi cầm Kinh đường mộc lên dùng sức mà đập một cái, quát:

- Người đâu! Dùng trượng đánh Dương Phàm, cho tới khi hắn khai ra mới thôi!

Từ Hữu Công chậm rãi mà nói:

- Nếu Dương Phàm không nhận tội thì sao?

Hầu Ân Chỉ nói:

- Vậy thì đánh đủ hai trăm trượng rồi hãy nói!

Hầu Ân Chỉ kiêu ngạo như thế, tất nhiên là đang bị cơn giận bốc lên đến đầu, có phần bất chấp hậu quả. Nhưng lần trước sau khi Tiết Hoài Nghĩa làm loạn Thẩm phán viện, lo lắng Lai Tuấn Thần bằng mặt mà không bằng lòng, hàng ngày đều phái người tới thăm dò xem Dương Phàm như thế nào. Nhưng từ khi Hoàng đế xác nhận tội danh mưu phản hạ chỉ hành quyết về sau, Tiết Hoài Nghĩa cũng không có phái người đến nữa, xem ra gã cũng có kiêng sợ. Vì vậy mà Hầu Ân Chỉ liền có đủ dũng khí.

Từ Hữu Công chậm rãi nói:

- Thân mình có làm bằng sắt cũng không chịu nổi hai trăm trượng đánh liên tục. Chẳng lẽ Hầu Ngự Sử định đánh chết hắn trên công đường hay sao?

Hầu Ân Chỉ lớn tiếng nói:

- Hầu mỗ ta đánh hắn chết tươi ở chỗ này thì thế nào?

Tữ Hữu Công chợt quát to lên:

- Từ Hữu Công ở đây, người này không thể chết!

Hầu Ân Chỉ hét lớn:

- Dùng hình

Từ Hữu Công hét lớn:

- Ai dám!

Hầu Ân Chỉ cầm lên một nắm thẻ ném xuống nền nhà, tức giận quát:

- Lập tức dụng hình! Đánh trước một trăm trượng, nếu vẫn không nhận tội, đánh tiếp một trăm trượng!

Từ Hữu Công cầm lên mắn thẻ ném xuống nền nhà, lớn tiếng nói:

- Lôi Hầu Ân Chỉ xuống, lột quan y đánh sáu mươi cái thật mạnh!

Dương Phàm là một phạm nhân từ lúc lên công đường còn chưa nói được mấy câu thì đã biến thành người ở ngoài đứng xem, hai quan Chủ thẩm ở trên đấu khẩu rồi gươm tuốt vỏ, nỏ giương dây. Đám công sai đứng hai bên tay cầm đại côn sơn màu đỏ thấy thẻ bài ném loạn trên mặt đất thì ngơ ngác nhìn nhau không biết nên nghe theo lệnh của vị quan nào mới ổn.

Hầu Ân Chỉ dừng tay chỉ vào mũi Từ Hữu Công nói:

- Từ Hữu Công, ngươi dám bao che tội phạm?

Từ Hữu Công phất tay giống như xua ruồi nhặng, nói:

- Bản quan theo lẽ công bằng chấp pháp, tại sao lại nói là bao che?

Hầu Ân Chỉ giơ ngón tay chỉ vào Dương Phàm hét lớn:

- Bản quan muốn thẩm vấn lấy lời khai, ngươi lại ngang ngược phá rối, như thế không phải là bao che?

Từ Hữu Công nói:

- Ta theo luật xử án. Luật thẩm vấn của Đại Chu ta, thì hỏi cung tù phạm đầu tiên phải dùng tình, tường tận suy đoán lý, nhiều lần khảo sát nghiệm chứng. Nhưng nếu chưa thể quyết, cần phải thấm vấn xung quanh, lập hồ sơ vụ án, xin ý kiến của quan trên cùng xử, sau đó thẩm tra lấy lời khai người phạm tội, dùng sáu mươi trượng! Bản quan không đúng chỗ nào.

Hầu Ân Chỉ thất học bị Từ Hữu Công nói cho một hồi đến mờ mịt, mắt nhỏ chớp chớp, dáng vẻ kiêu căng lập tức giảm bớt, lúng ta lúng túng hỏi:

- Ngươi...Ngươi nói cái gì?


Stickman AFK: Liên Minh Bóng Đêm

Hồi (1-1220)


<