Vay nóng Tima

Truyện:Đông Chu liệt quốc - Hồi 052

Đông Chu liệt quốc
Trọn bộ 108 hồi
Hồi 052: Công Tử Tống Nghĩ Ghen Miếng Ăn Trần Linh Công Qúa Mê Sắc Ðẹp
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-108)

Siêu sale Lazada

Công tử Quy Sinh, tên tự là Tử-Gia. Công tử Tống tên tự là Tử-Công, hai người đều là quý thích(họ hàng thân thích của vua) ở nước Trịnh. Bấy giờ đang năm đầu Trịnh Linh Công, công tử Tống và công tử Quy Sinh hẹn nhau cùng vào triều. Bỗng đâu ngón tay trỏ của công tử Tống tự nhiên rung động. Công tử Tống mới giở ngón tay mình đang rung cho công tử Quy Sinh xem. Công tử Quy Sinh lấy làm lạ. Công tử Tống nói:

- Bao giờ ngón tay trỏ của tôi rung động thì thế nào ngày ấy tôi cũng được ăn một món gì lạ. Ngày trước tôi đi sứ nước Tấn, được ăn thạch hoa ngư (cá), sau sang sứ nước Sở, được ăn thiên nga(ngỗng), một lần được ăn hợp hoan quất (quýt), ngón tay trỏ đều báo trước, mà lần nào cũng nghiệm cả. Chưa biết ngày hôm nay được ăn món gì đây!

Khi công tử Tống và công Quy Sinh vào đến triều môn, thấy nội thị phụng mệnh đi gọi đồ tể gấp lắm... Công tử Tống hỏi nội thị rằng:

- Nhà ngươi gọi đồ tể có việc gì?

Nội thị nói:

- Có người ở Hán Giang về, mua được một con giải to lắm, nặng hơn hai trăm cân đem dâng cho chúa công. Chúa công nhận mà thưởng cho người ấy, bây giờ buộc con giải ở dưới thềm, sai tôi đi gọi người vào làm thịt, để định bày tiệc thết các quan đại phu.

Công tử Tống nói:

- Ðó tức là một món ăn quý lạ, ngón tay trỏ của ta rung động quả là có nghiệm.

Khi vào đến trong triều, trong thấy ở chân cột dưới thềm có buộc một con giải thật to, hai người cứ nhìn nhau mà cười. Ðến lúc yết kiến Trịnh Linh Công, nét mặt hai người vẫn còn hớn hở. Trịng Linh Công hỏi:

- Hai người hôm nay có sự gì mà vui mừng như vậy?

Công tử Quy Sinh nói:

- Lúc công tử Tống cùng với tôi sắp vào triều thì ngón trỏ rung động, công tử Tống có nói:hễ ngón tay trỏ rung động thì bao giờ cũng được ăn món gì quý lạ. Nay trông thấy dưới thềm có buộc con giải to, chắc là thế nào chúa công ngự tiệc, cũng có gia ân đến chúng tôi, vậy nên chúng tôi buồn cười.

TRịnh Linh Công nói đùa rằng:

- Nghiệm hay không, việc ấy còn tùy ở ta.

Khi tan triều về, công tử Quy Sinh bảo công tử Tống rằng:

- Miếng ngon dẫu có, nhưng nếu chúa công triệu nhà ngươi thì làm thế nào?

Công tử Tống nói:

- Ðã bày tiệc để thết các quan, có lẽ nào lại quên ta được!

Ðến lúc ngự tiệc, nội thị đi triệu khắp cả các quan đại phu. Công tử Tống hớn hở vào triều trông thấy công tử Quy Sinh. Liền cười mà bảo rằng:

- Tôi vẫn chắc rằng chúa công thế nào cũng triệu tôi.

Ðược một lúc, các quan đều đến cả. Trịnh Linh Công mời ngồi, rồi bảo các quan rằng:

- Thịt giải là một món ăn quý lạ, ta không dám ăn một mình, xin cùng với các ngươi cùng uống rượu.

Các quan cùng nói:

- Chúa công có của ngon vật lạ gì, cũng nhớ đến chúng tôi, chúng tôi biết lấy gì mà báo đền cho được.

Nhà bếp đem món thịt giải dâng lên Trịnh Linh Công trước. Trịnh Linh Công nếm mà khen ngon, rồi sai người ban cho các quan mỗi người một bát thịt giải và một đôi đủa ngà, mà đưa từ bàn dưới lên đến bàn trên. Khi đưa đến bàn nhất, bàn nhì thì chỉ có một bát thịt giải, nhà bếp bèn tâu với Linh Công rằng:

- Thịt giải hết cả rồi, chỉ còn một bát, chúa công dạy đưa cho ai?

Trịnh Linh Công nói:

-Ðưa cho Tử Gia (tức là công tử Quy Sinh).

Nhà bếp đêm bát thịt giải đưa đến trước mặt công tử Quy Sinh. Linh Công cười rầm lên mà bảo rằng:

- Ta định ban khắp cho các ngươi mà lại thiếu một mình Tử-công(tức là công tử Tống). Thế là số Tử Công không được ăn thịt giải. Ngón tay trỏ sao gọi là nghiệm được.

Nguyên Linh công cố ý truyền cho nhà bếp nấu thiếu đi một bát thịt giải đế chứng tỏ rằng ngón tay trỏ của công tử Tống không nghiệm, cốt ý gây nên một câu chuyện cười. Ai ngờ công tử Tống đã trót nói khoát với công tử Quy Sinh, ngày nay thấy các quan đều được ăn cả, mà mình không đưọc ăn, thẹn quá hóa giận, mới chạy thẳng đến trước mặt Linh công, thò ngay tay vào bát thịt giải của Linh Công, vớt lấy một miếng cầm ăn, vừa ăn vừa nói:

- tôi đã được ăn rồi, có phải ngón tay trỏ của tôi không nghiệm đâu!

Nói xong, tức khắc lui ra. Trịnh Linh công nổi giận, ném đũa xuống mà rằng:

- Công tử Tống vô lễ, dám khinh ta như vậy, hay là cho nước Trịnh không có lưỡi gươm sắc chém được đầu hắn chăng!

Bọn công tử Quy Sinh đều sụp lạy mà tâu rằng:

- Công tử cậy tình thân thuộc, muốn được thừa huệ chúa công, có phải dám vô lễ đâu, xin chúa công tha lỗi cho.

- Linh công hầm hầm tức giận. Các quan đều mất vui mà tan về cả. Công tử Quy Sinh tức khắc đến nhà công tử Tống mà bảo rằng:

- Ngày hôm nay chúa công tức giận lắm, sáng mai công tử nên vào triều xin lỗi.

Công tử Tống nói:

- Hễ mình khinh người thì người ta cũng khinh mình dẫu ai cũng vậy, nay chúa công khinh tôi trước, lại còn trách nổi gì!

Công tử Quy Sinh nói:

- Ðã đành rằng thế, nhưng theo lễ vua tôi thì công tử nên tạ mới phải.

Ngày hôm sau, hai người lại cùng vào triều. Công tử Tống cũng đứng trong bạn mình mà làm lễ, nhưng không tỏ ra hối hận sợ hải chút nào, đến nổi công tử Quy Sinh không an tâm mới tâu với Linh công rằng:

- Công tử Tống sợ chúa công quở trách, nay đến tạ tội nhưng sợ quá không nói nên lời, xin chúa công khoan dung cho.

Trịnh Linh công nói:

- Ta sợ có lỗi với Tử Cống chứ Tử Cống có sợ có lỗi với ta đâu!

Nói xong, tức thì vùng vằng đứng dậy. Khi tan triều trở về, công tử Tống mời công tử Quy Sinh đến hà mà bảo rằng:

- Chúa công giận ta lắm, thế nào cũng trị tội ta, chi bằng ta nổi loạn mà giết ngay chúa công đi, thì mới khỏi chết được.

Công tử Quy Sinh lấy tay bịt tai mà bảo công tử Tống rằng:

- Chết nổi! Giống vật mình nuôi lâu ngày, mình còn chẳng nở giết, huống chi là vua một nước, sao công tử lại nói hồ đồ như vậy!

Công tử Tống nói:

- Ta nói bỡn đó thôi, xin chớ tiết lộ cho người khác biết.

Công tử Quy Sinh cáo từ trở về. Công tử Tống dò biết công tử Quy Sinh cùng với em Trịnh Linh công là công tử Khứ Tật chơi bời thân thiết lắm, mới đặt điều nói ngay giữa triều đường rằng:

- Tử Gia (tên tự công tử Quy Sinh) cùng với Tử Lương (tên tự công tử Khứ Tật) hai người ngày đêm bàn nhau, không biết định làm việc gì! E rằng việc ấy rất nguy hiểm cho nước Trịnh ta!

Công tử Quy Sinh vội vàng nắm lấy tay công tử Tống dắt đến chỗ vắng người mà bảo rằng:

-Sao công tử lại nói như vậy?

Công tử Tống nói:

- Nhà ngươi không đồng mưu với ta, thế nào ta cũng khiến nhà ngươi chết trước ta một ngày!

Công tử Quy Sinh vốn người nhu nhược, không dám quyết đoán, nghe lời công tử Tống nói, sợ hãi mà hỏi rằng:

- Nhà ngươi định làm thế nào?

Công tử Tống nói

-Chúa công vô đạo, xem một việc chia thịt giải này thì đủ biết. Nếu làm xong đại sự, thì ta cùng nhà ngươi lập công tử Tử Lương (tức là công tử Khứ Tật) lên làm vua, rồi cầu thân với Tấn mà giữ lấy nước nhà.

Công tử Quy Sinh nghĩ ngợi hồi lâu rồi đáp lại rằng:

- Thôi, mặc công tử muốn làm gì thì làm, ta cũng không tiết lộ cho ai biết cả.

Công tử Tống liền tụ hợp trong nhà, nhân khi Linh công đi làm lễ thu tế, bèn đem nhiều tiền bạc đút lót cho thị vệ, nửa đêm lẻn vào chỗ vua ngủ ở trai cung, lấy cái bị đất đè lên mình mà giết đi rồi nói dối là Linh công bị bệnh trúng áp. Công tử Quy Sinh biết việc ấy mà không dám nói ra. Ngày hôm sau, công tử Quy Sinh và công tử Tống bàn nhau lập công tử Khứ Tật lên làm vua. Công tử Khứ Tật kinh sợ, từ chối rằng:

- Tiên quân ta có tám người con. Nếu định lập người hiền, thì tôi không có tài đức gì cả, mà định lập người nhiều tuổi thì đã có công tử Kiên. Tôi dầu chết thì thôi, chứ không dám quá phận như vậy!

Bấy giờ công tử Quy Sinh và công tử Tống mới lập công tử Kiên lên làm vua, tức là Trịnh Tướng công. Nguyên Trịnh Mục Công thuở xưa, cả thảy có mười ba người con. Trịnh Linh công bị giết, Trịnh Tướng công nối ngôi làm vua. Còn mười một người con nữa là: 1. Công tử KHứ Tật, tên tự là Tử Lương;2. Công tử Hỷ, tên tự là Tử Hán;3. Công tử Phi, tên tự là Tử Tứ;4. Công tử Phát, tên tự là Tử Quốc;5. Công tử Gia, tên tự là Tử Khổng;6. Công tử Yến, tên tự là công tử Du;7. Công tử Phú, tên tự là Tử Ấn;8. Côn gtử Phong;9. Công tử Vũ;10. Công tử Nhiên;11. Công tử Chí.

Trịnh Linh công ghét các em hay bè phái, chỉ sợ ngày sau sinh biến, mới bàn riêng với công tử Khứ Tật, định để một mình Khứ Tật ở nhà, còn thì đuổi hết các em đi sang các nước khác. Công tử Khứ Tật nói:

- Tiên quân ta thuở xưa, lúc mới sinh ra, có ứng vào cái mộng cành lan, đó là điềm họ ta sẽ được hưng thịnh. Anh em trong một nhà cũng ví như cái cây có cành, có lá, nếu đem cắt bỏ cành lá đi mà để cho gốc rễ trơ trọi thì chắc cái cây ấy chẳng bao lâu cũng đến khô héo. Nay chúa công bao dung được các em thì thôi, nhược bằng không bao dung được mà phải đuổi đi thì tôi cũng xin đi, chớ nỡ đâu một mình ở lại, mai sau còn mặt mũi nào trông thấy tiên quân ở dưới suối vàng nữa.

Trịnh Linh công nghe nói cảm động, mới cho cả mười một người em đều ở lại làm quan đại phu, cùng cầm quyền chính. Công tử Tống sai sứ giao kết với nước Tấn, để nhờ che chở cho nước Trịnh. Năm sau, Sở Trang vương sai công tử Anh Tề làm tướng, đem quân sang đánh Trịnh, và hỏi nước Trịnh rằng:

- Sao nước Trịnh dám giết vua?

Nước Tấn sai Tuần Lâm Phủ đem quân sang cứu Trịnh. Nước Sở mới rút quân về đánh nước Trần.

Năm thứ ba đời Chu Ðịnh vương, quan thượng khanh nuớc Tấn là Triệu Thuẩn mất, Khướt Khuyết thay làm trung quân nguyên soái nghe nói nước Trần cùng với nước Sở giảng hòa, liền tâu với Tấn Thành công, sai Tuân Lâm Phủ theo Tấn Thành công, đem quân bốn nước Tống, Vệ Trịnh, Tào, kéo sang đánh nước Trần. Tấn Thành công đi đến nữa đường thì bị bệnh mà chết. Tuân Lâm Phủ liền rút quân về, rồi lập thế tử Nho lân làm vua, tức là Tấn Cảnh Công. Năm ấy Sở Trang vương đánh Trịnh, đóng quân ở đất Liễu Phân(đất nước Trịnh). Khướt Khuyết đem quân sang cứu Trịnh, lẻn đánh quân Sở. Quân Sở bị thua, người nước Trịnh ai cũng mừng rỡ, chỉ có một mình công tử Khứ Tật là sắc mặt lo âu. Trịnh tướng công lấy làm lạ, liền hỏi. Công tử Khứ Tật nói:

- Nước Tấn đánh được quân Sở, chẳng qua là gặp may mà thôi. Tôi chỉ sợ quân Sở căm tức mà lại sang đánh Trịnh, đóng quân ở phía Bắc sông Ðĩnh Thủy. Gặp bấy giờ công tử Quy Sinh bị bệnh chết, công tử Khứ Tật mới truy cứu cái tội nếm thịt giải khi trước, mà giết công tử Tống, đem phanh thây ở trong triều, lại đẽo áo quan của công tử Quy Sinh và đuổi gia quyến đi nơi khác, rồi sai sứ sang tạ tội với Sở Trang vương rằng:

- Nước tôi có kẻ phản nghịch là công tử Quy Sinh và công tử Tống, nay đã trị tội cả rồi, vậy chúa công tôi xin theo vua Trần cùng sang ăn thề mà qui phụ thượng quốc.

Sở Trang vương thuận cho, định họp vua Trần và vua Trịnh cùng ăn thề ở đất Thần lăng, bèn sai sứ sang ước hẹn với vua Trần. Sứ giả ở nước Trần về, nói rằng vua TRần bị quan đại phu là Hạ Trung Thư giết chết, trong nước đại loạn. Nguyên Trần Linh công là con Trần Cung công vốn người lẳng lơ biếng nhác, không có uy nghi gì cả, lại ham mê tửu sắc, chẳng thiết gì đến chính sự, tin dùng hai quan đại phu là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ. Hai người ấy đều một phường tửu sắc, bởi vậy vua tôi ý hợp tâm đầu, nói cười đùa bỡn, rất là chớt nhã, không còn e lệ gì nữa!

Bấy giờ trong triều có một người hiền thần là Tiết Giả, trung thực dám nói thẳng, Trần Linh công vẫn có ý nễ sợ. Lại có quan đại phu là Hạ Ngự Thúc?Nguyên người cha Hạ Ngự Thúc là công tử Thiếu Tây (con Trần Ðịnh công), tên tự là Tử Hạ, bởi vậy Ngự Thúc dùng chữ Hạ làm họ, gọi là Hạ Ngự Thúc, vẫn nối đời làm quan tư mã nước Trần, ăn lộc ở đất Châu Lâm. Hạ Ngự Thúc lấy con gái TRịnh Mục công làm vợ, gọi là nàng Hạ Cơ, mắt phượng mày ngài, môi son má phấn, dáng dấp đã chẳng kém gì Ly Cơ, Tức Vi, lẳng lơ lại có phần hơn Ðắc Kỷ, Văn Khương, ai trông thấy cũng phải tâm thần mê mẫn. Hạ Cơ lại còn một câu chuyện ly kỳ nữa là: Năm mới mười lăm tuổi, nằm mộng thấy một chàng đẹp trai, mũ ngọc áo lông, tự xưng là thượng giới thiên tiên, cùng với Hạ Cơ giao hợp, rồi dạy Hạ Cơ những phép hấp tinh đạo khí, để thỏa thích lòng người trong khi giao tiếp.

Khi Hạ Cơ chưa lấy chồng, đã tư thông với anh là công tử Man (thứ huynh của Trịnh Linh công), chưa được ba năm thì công tử Man ốm quặt quẹo rồi chết non, sau lấy Hạ Ngự Thúc, sinh được một người con trai tên gọi là Hạ Trưng Thư. Hạ Trưng Thư tên tự là Tử Nam, năm mười hai tuổi thì cha là Hạ Ngự Thúc ốm chết. Hạ Cơ thường có ngoại tình, mới để Hạ Trưng Thư ở trong thành theo thầy học tập, còn mình thì về ở đất Châu Lâm. Khổng Ninh và Nghi Hàng phủ nguyên trước là bạn đồng liêu với Hạ Ngự Thúc, trong thấy Hạ Cơ đẹp, vẫn có ý nom dòm. Hạ Cơ có một con thị nữ tên gọi là Hà Hoa là người rất tinh quái, vốn đã hiểu biết tính chủ. Một hôm Khổng Ninh cùng với Hạ Trưng Thư đi săn, nhân tiện đến Châu Lâm, rồi ở chơi ngủ lại ở đấy, Khổng Ninh chịu phí tâm cơ, mật kết cùng Hà Hoa, tặng một cành trâm và nhờ nói hộ với chủ, bởi thế mới cùng Hạ Cơ tư thông.

Khổng Ninh lại lấy trộm cái quần trong bằng gấm của Hạ Cơ đem ra khoe với Nghi Hàng Phủ. Nghi Hàng Phủ cũng thèm thuồng, mới đem tiền của bàn mưu với Hà Hoa, để nhờ tiến dẫn hộ. Hạ Cơ xưa nay trông thấy Nghi Hàng Phủ là người vóc dạc cao lớn, mặt mũi phương phi, cũng đã có lòng thích, mới bảo Hà Hoa mời đến. Nghi Hàng Phủ khéo làm cho Hạ Cơ được bằng lòng, bởi vậy được Hạ Cơ yêu hơn Khổng Ninh. Nghi Hàng Phủ bảo Hạ Cơ rằng:

- Ngày trước quý nương có cho Khổng Ninh một cái quần gấm, nay đã có lòng yêu tôi, cũng nên cho tôi cái gì để kỷ niệm.

Hạ Cơ cười mà bảo rằng:

- Cái quần gấm ấy là hắn lấy trộm của thiếp, chứ không phải thiếp tặng cho đâu.

Hạ Cơ lại ghé tai bảo nhỏ Nghi Hàng Phủ rằng:

- Dẫu nằm cùng giường với nhau, nhưng cũng có kẻ hậu người bạc chứ!

Nói xong, liền cởi cái áo cánh bằng lụa đưa tặng Nghi Hàng Phủ. Nghi Hàng Phủ bằng lòng lắm, từ bấy giờ hai người lại càng thân mật, còn Khổng Ninh thì mỗi ngày Hạ Cơ một nhạt dần. Vì Khổng Ninh khi trước có đem cái quần gấm của Hạ Cơ khoe khoang với Nghi Hàng Phủ, sau Hàng Phủ được cái áo cánh của Hạ Cơ, lại đem khoe với KHổng Ninh. KHổng Ninh hỏi chuyện Hà Hoa, biết là Nghi Hàng PHủ cùng với Hạ Cơ thân mật lam, mới sinh lòng ghen ghét định tìm kế để phá. Khổng Ninh nghĩ thầm rằng:

- Chúa công cũng là người dâm dục, nghe đồn Hạ Cơ đẹp, vẫn có lòng mơ ước, đã nhiều lần nói đến, chỉ tiếc rằng cờ chẳng đến tay, chi bằng ta dắt chúa công đến, tất nhiên chúa công phải ơn ta. Vả chúa công có bệnh hôi nách, chắc là Hạ Cơ cũng không ưa, bấy giờ ta thừa cơ mà hưởng chung cuộc vui thú, khiến Nghi Hàng Phủ phải nhạt bớt đi một vài phần, cho thỏa tấm lòng căm tức của ta, ấy chính là diệu kế đó!

KHổng Ninh bèn lẻn vào yết kiến Trần Linh công, nhân khi đàm luận, nói đến chuyện Hạ Cơ là người đẹp, thiên Hạ không ai bằng. Linh công nói:

- Ta cũng nghe đồn từ lâu, nhưng năm nay chắc nàng đã gần bốn mươi tuổi, e rằng hoa đắc tháng ba, còn gì là xuân nữa!

Khổng Ninh nói:

- Hạ Cơ khéo giữ nhan sắc lắm, năm nay vẫn còn như con gái mười lăm tuổi, và am hiểu cái thuật trong phòng, giao tiếp rất thần diệu.

Linh công bấy giờ lửa dục nổi lên ngùn ngụt, sắc mặt đỏ bừng, bảo Khổng Ninh rằng:

- Nhà ngươi có kế gì khiến cho ta được đi lại với Hạ Cơ thì ta không dám quên ơn.

Khổng Ninh nói:

- Hạ Cơ nhà ở Châu Lâm. Chỗ ấy nhiều cây cối, phong cảnh rất đẹp, sáng mai chúa công giả cách ra chơi Châu Lâm, tât thế nào Hạ Cơ cũng phải nghênh tiếp. Hạ Cơ có một con thị nữ, tên gọi Hà Hoa, cũng khá thông thạo việc tình, dẻ tôi xin đem ý chúa công bảo nó khéo nói với Hạ Cơ, chắc thế nào cũng xong chuyện.

Linh công cười mà bảo rằng:

-Việc này ta tin cậy ngươi đó!

Ngày hôm sau, Trần Linh công truyền thẳng ngựa xe ra chơi Châu Lâm, cho quan đại phu là Khổng Ninh đi theo. Khổng Ninh sai người đưa tin trước cho Hạ Cơ để sửa tiệc sẵn, lại tỏ ý cho con Hà Hoa biết, bảo nó nói với Hạ Cơ. Linh công đến Châu Lâm. Hạ Cơ mặc lễ phục ra rước vào trong nhà rồi sụp lạy mà tâu rằng:

- Con trai thiếp là Hạ Trưng Thư đi trọ học vắng nhà, không biết chúa công tới đây, vậy nên không kịp nghêng tiếp, xin chúa công tha lỗi.

Giọng nói thỏ thẻ như tiếng chim oanh, nghe rất êm tai! Linh công thấy Hạ Cơ nhan sắc chẳng khác gì một vị thiên tiên, bọn phi tần trong cung ít ai bì kịp, mới bảo Hạ Cơ rằng:

- Thôi ta miễn lễ cho quý nương, ta nghe nói quý nương ở đây có cái vườn hoa đẹp, vậy ta muốn vào xem một chút. Hạ Cơ nói:

- Từ khi phu quân tạ thế đi rồi, cái vườn này bỏ hoang, không ai quét dọn, thiếp xin cáo tội trước với chúa công.

Hạ Cơ ứng đối rất lưu loát. Trần Linh công càng thêm có lòng yêu mến, truyền cho Hạ Cơ cởi bỏ lễ phục ra, để đưa vào ngoạn cảnh ở vườn hoa. Hạ Cơ bỏ lễ phục ra, bên trong lại mặc có một bộ quần áo thường rất nhã đạm, trông khác nào như đóa hoa lê ở dưới bóng trăng, chùm mai nhị ở trong đám tuyết, ưa nhìn biết nhường nào! Hạ Cơ đưa Linh công vào chốn hậu viên. Vườn dẫu chẳng lấy gì làm rộng lắm, nhưng có đủ hoa tươi lá lạ, cây đẹp cỏ thơm, một dòng nước chảy quanh, mấy gian nhà thủy tạ, khoảng giữa lại có hiên cao, tức là chỗ yến khách, hai đầu có hai dãy nhà, lối đi thông vào nội tẩm. Phía trong nữa có một chuồng ngựa, còn về phía tây vườn có một chỗ đất bỏ không, để làm chỗ tập bắn.

Linh công còn đang ngoạn cảnh thì trong hiên đã bày một bàn tiệc thịnh soạn. Hạ Cơ bưng chén rượu đứng mời?Trần Linh công cho ngồi hầu ở bên cạnh. Hạ Cơ khiêm nhượng không dám vào ngồi. Linh công nói:

- Có lẽ nào chủ nhân lại không ngồi! Thôi thì hôm nay ta hãy miễn lễ vua tôi cho, cứ ngồi lại uống rượu cho vui.

Linh công truyền cho Khổng Ninh ngồi bên hữu, Hạ Cơ ngồi bên tả. Trong khi uống rượu, Linh công cứ nhìn Hạ Cơ chòng chọc, mắt không hề chớp. Hạ Cơ cũng liếc mắt đưa tình. Linh công nhân lúc tửu hứng, lại càng si tình. Khổng Ninh ở bên cạnh tán tụng thêm vào, làm cho Linh công tấm lòng phơi phới, rượu uống vào mãi mà không thấy nhiều! Mặt trời đã lặn về tây, người nhà thắp nến, lại uống một chập nữa, Linh công say quá, nằm gục xuống đấy mà ngủ, tiếng ngáy khè khè. Khổng Ninh bảo riêng với Hạ Cơ rằng:

- Chúa công hâm mộ nhan sắc của quí nương, ngày nay tới đây, tìm cuộc truy hoan, quý nương chớ nên trái ý.

Hạ Cơ mĩm cười, không nói gì cả. Khổng Ninh tức khắc truyền cho quân sĩ đều ra ngoài yên nghỉ. Hạ Cơ sửa soạn gối thêu mền gấm, lại tắm gội sạch sẽ để chờ khi vua ngự. Bấy giờ chỉ để có thị nữ Hà Hoa đứng hầu ở cạnh Linh công. Ðược một lúc, Linh công tỉnh rượu, mở mắt nhìn, trông thấy Hà Hoa, liền hỏi:

- Ai đấy?

Hà Hoa quỳ xuống mà tâu rằng:

- Tiện tì tên gọi Hà Hoa, phụng mệnh chủ mẫu cho ra đây hầu hạ chúa công.

Nói xong, liền dâng một chén nước mai thang để giã rượu.

Trần Linh công hỏi:

- Nước mai thang này, ai nấu mà khéo nhĩ?

Hà Hoa nói:

- Tâu chúa công, nước mai thang là do tiện tì nấu.

Trần Linh công nói:

- Nhà ngươi biết nấu mai thang, vậy thì nhà ngươi biết làm mối cho ta không?

Hà Hoa giả cách không hiểu mà đáp rằng:

- Tiện tì đây không quen làm mối, nhưng cũng xin hết lòng, chẳng hay chúa công để ý đến người nào?

Trần Linh công nói:

- Ta vì chủ mẫu nhà ngươi mà ruột gan rối loạn. Nếu nhà ngươi giúp ta được thì ta sẽ trọng thưởng.

Hà Hoa nói:

- Chủ mẫu tôi phận hèn, sợ không đáng hầu quý nhân, nếu chúa công có lòng nghĩ đến thì tiện tì xin đưa vào. Linh công mừng lắm, sai Hà Hoa cầm đèn lồng để dẫn lối. Ðường đi khuất khúc, rối vào đến phòng ngủ của Hạ Cơ. Hạ Cơ đang ngồi một mình ở dưới bóng đèn ngẩn ngơ chờ đợi, bổng nghe tiếng giầy, toan hỏi xem ai thì Linh công đã bước vào đến trong cửa. Hà Hoa cầm đèn quay ra. Linh công không nói năng gì, ẫm Hạ Cơ vào màn cùng nằm. Trong khi ân ái thấy chẳng khác gì gái tơ, Linh công lấy làm lạ, liền hỏi. Hạ Cơ nói:

- Thiếp có phép nội thị, sau khi sanh đẻ cũng chẳng qua chỉ ba ngày thì đã lại nguyên cũ. Linh công khen rằng:

- Ta được gặp quý nương, chẳng khác gì được gặp thiên tiên.

Sức Linh công, đã không bằng Khổng Ninh và Nghi Hàng Phú, hơi hám lại không được thơm tho, chỉ vì là ông vua một nước, nên Hạ Cơ cũng ham lợi mà không quản ngại, chiều chuộng đủ điều trong khi cùng giường cùng gối. Linh công thấy vậy, cho là một sự gặp gỡ ít có gần đến gà gáy, Hạ Cơ giục Linh công trở dậy. Linh công nói:

- Ngày nay ta được gần gụi ái khanh, nghĩ lại bọng phi tần, không khác gì đất bùn chẳng hay ái khanh có nghĩ đến ta chút nào không?

Hạ Cơ ngờ Linh công đã biết việc Khổng Ninh và Nghi hàng Phủ đi lại với mình, mới nói với Linh công rằng:

- Xin nói tình thực với chúa công, từ khi phu nhân thiếp tạ thế đi rồi, thiếp không tự chế được mình, cũng có đi lại với người khác, nay đã được hầu hạ chúa công thì từ bây giờ trở đi, thiếp không dám tiếp ai nữa!

Linh công nói:

- Ái khanh xưa nay giao tiếp những ai, nên kể thực cho ta biết, can chi mà phải giấu diếm?

Hạ Cơ nói:

- Hai quân đại phu là khổng Ninh và Nghi Hàng phủ vì cớ đi lại trông nom đứa con nhỏ của thiếp, thành ra có cùng thiếp dan díu, ngoài ra không có một ai.

Linh công cười mà bảo rằng:

- Thảo nào mà Khổng Ninh cứ khen cái tài tiếp của ái khanh. Nếu chưa trải qua sao có biết được!

Hạ Cơ nói:

- Tiện thiếp biết tội đã nhiều, xin chúa công thứ cho.

Linh công nói:

- Khổng Ninh có cái công tiến dẫn ái khanh, ta còn nhớ ơn, ái khanh chớ ngại. Ta chỉ ước ao được cùng ái khanh đi lại lâu dài, còn thì mặc ái khanh, ta chẳng cấm làm gì!

Hạ Cơ nói:

- Chúa công cứ thường thường đi lại thì có khó gì chẳng được lâu dài với nhau.

Linh công trở dậy. Hạ Cơ cởi cái áo lót mình, mặc vào cho Trần Linh công mà nói rằng:

- Mỗi lúc chúa công trông thấy cái áo này cũng như trông thấy tiện thiếp.

Hà Hoa lại cầm đèn lồng đưa Linh công theo lối cũ ra ngoài hiên. Sáng hôm sau, Hạ Cơ mời Linh công lên nhà trên để ngự cơm sáng. Cơm xong. Khổng Ninh lại theo Linh công về triều. Các quan đều hợp cả ở triều môn chờ đợi. Linh công truyền cho miễn triều, rồi đi thẳng vào trong cung. Nghi Hàng Phủ nắm lấy áo Khổng Ninh, cố hỏi xem tối hôm trước Linh công ngủ ở đâu. Khổng Ninh không thể giấu được, mới phải nói thật cả.

Nghi Hàng Phủ biết là Khổng Ninh tiến dẫn, mới giẫm chân xuống đất mà gắt rằng:

- Món tốt như thế, sao lại nhường cho người ta hưởng một mình!

Khổng Ninh nói:

- Chúa công lấy làm đắc ý lắm! Lần sai thì đến phần nhà ngươi, có gì mà lo!

Hai người cười sằng sặc rồi trở về. Ngày hôm sau, Linh công ra triều, đợi lúc quan đã tan về cả, mới gọi Khổng Ninh đến trước mặt mà tạ ơn tiến dẫn Hạ Cơ, lại gọi Nghi Hàng Phủ vào mà hỏi rằng:

- Có ái thú như thế mà không tâu với ta, hai người lại hưởng trước là nghĩa làm sao?

Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đồng thanh tâu rằng:

- Thần đằng quả không gì cả!

Linh công nói:

- Chính Hạ Cơ đã thú với ta như vậy, các người lại còn giấu diếm làm gì!

Khổng Ninh nói:

- Thí dụ như một món ăn, bày tôi phải nếm trước, nếu nếm mà không thấy ngon thì không dám tiến dâng.

Linh công cười mà bảo rằng:

- Thí dụ như món chân gấu (là món ăn ngon nhất trong các món ăn của Trung quốc) thì nhường cho ta ăn trước cũng được chứ sao!

Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ đều bưng miệng cười, Linh công lại nói:

- Ta cùng hai người dẫu đều đều đi lại với nàng, nhưng riêng với ta, nàng có tặng một vật để làm kỷ niệm.

Nói xong, liền vạch cái áo lót mình cho Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ xem mà bảo rằng:

- Mỹ nhân cho ta đấy, hai người có được không?

Khổng Ninh nói

- Tôi cũng có!

Linh công hỏi:

- Nàng tặng nhà ngươi cái gì?

Khổng Ninh vén áo, để lộ cái quán gấm, rồi nói với Linh công rằng:

- Hạ Cơ tặng cho tôi đấy! Chẳng những tôi có, Nghi Hàng phủ cũng có.

Linh công lại hỏi Nghi Hàng Phủ. Nghi Hàng Phủ cởi cái áo cánh lụa đưa trình Linh công. Linh công bật cười mà nói rằng:

- Ba ta người nào cũng đều có một vật tùy thân để làm tang chứng, ngày khác đi ra Châu Lâm, có thể cùng nhau mỡ đại hội "liên sàng" được đấy!

Một vua và hai bày tôi, đùa bỡn nhau ở chốn triều đường, tiếng đồn đến ngoài, làm cho một vi trung thần nghiến răng nghiến lợi mà kêu rằng:

- Triều đình là chỗ phép tắc kỷ cương mà nhảm nhí như vậy thì cơ mất nước đến nơi rồi!

Nói xong, liền đi thẳng vào triều để đem lời can ngăn.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-108)


<