Vay nóng Tima

Truyện:Lộc Đỉnh ký - Hồi 177



Lộc Đỉnh ký
Trọn bộ 248 hồi
Hồi 177: Miệng nói huênh hoang khéo đặt bày
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-248)

Siêu sale Lazada

Vua Khang Hy hỏi:

- Theo ý khanh thì nên để Tam Phiên lại hay sao? Vệ Chu Tô đáp:

- Xin thánh thượng minh giám, ngày trước Lão Tử đã nói: "Giai binh bất tường" thì dù việc binh đao tốt đẹp đến đâu cung là điều bất tường. Sau có người tham khảo cho chữ "giai" là lầm, chính chữ "duy" mới đúng. "Duy binh bất tường" nghĩa là hễ động đến binh nhung đều là điểm gở. Lão Tử còn nói: "Việc binh đao chỉ là điều bất tường, chứ không có tính cách quân tử chút nào. Nếu không phải vì chuyện bất đắc dĩ thì không nên dùng đến". Vi Tiểu Bảo ngầm nghĩ bụng:

- Lão này thật là lớn mật! Trước mặt Hoàng thượng mà dám xưng một điều Lão Tử hai điều Lão Tử? Thế mà Hoàng thượng vẫn không nổi giận mới kỳ! Gã không hiểu Lão Tử đây chính là bậc thánh nhân đời xưa tên gọi Lý Nhĩ, chứ không phải bọn quê mùa hống hách tự xưng là Lão Tử hay lão gia. Vua Khang Hy gật đầu hỏi:

- Binh đao quả là điềm dữ, chiến tranh quả là nguy hiểm. Đời xưa đã có lời minh huấn: Mỗi khi xảy ra chiến tranh là lê dân lại phải lầm than cực khổ. Còn các khanh bảo trẫm ban chỉ phủ dụ, không cho triệt thoái phiên trấn, như vậy liệu đã kết liễu được chưa? Văn hoa điện đại học sĩ là Đối Khách Nạp bước ra tâu:

- Xin Hoàng thượng xét soi: Từ ngày Ngô Tam Quế trấn thủ tỉnh Vân Nam đến nay, địa phương đó được bình định, quân Man di không đến quấy nhiễu. Triều đình khỏi mối lo ở biên cương phương Nam (???). Nay nếu triệt thoái phiên trấn ở Vân Nam, đưa Ngô Tam Quế về Liêu Đông thì e rằng giải Vân Quí có thể xảy ra hậu hoạn. Triều đình giữ lại phiên trấn, chắc Ngô Tam Quế đầy lòng cảm kích, chỉ mong báo đáp tiên ân. Hai phiên thần Cảnh Tĩnh Trung và Thượng Khả Hy, cùng Khổng quân ở Quảng Tây cũng đội ơn mưa móc. Từ nay bể lặng sóng yên, thiên hạ thái bình. Nhà vua lại gật đầu phán hỏi:

- Theo lời khanh thì dẹp những trọng trấn miền tây nam sẽ xẩy hoạ hoạn ở biên giới phải không? Đối Khách Nạp đáp:

- Chính thế! Thần nghe nói binh mã của Ngô Tam Quế rất tinh nhuệ, uy thế lẫy lừng, khiến bọn Man di phải khiếp phục. Bây giờ điều động cánh quân này, hoạ phúc chưa hiểu ra sao. Theo ngu kiến của hạ thần thì thêm việc không bằng bớt việc. Quan Hộ thượng thư là Mễ Tư Hàn nói:

- Từ đời xưa các bậc thánh vương trị nước đều lấy yên dân làm gốc, đời Tây Hán thiên hạ thịnh trị cũng vì theo chính sách của họ Tiêu họ Tào, chỉ cầu yên tĩnh chứ không bới việc. Nay Hoàng thượng thánh minh, đức sánh Tam hoàng, Hán, Đường thịnh thế cũng không bì kịp, Hoàng thượng từ ngày tiếp vị chấp chính, không ưa mở công trình hiệu đại để bớt sức lao động cho muôn dân, trăm họ đều cảm ơn đức. Theo ý nông nổi của ngu thần thì nên giữ nguyên tình trạng cũ, bất tất phải thay đổi chi hết. Cứ thế là phong điều vũ thuận, quốc thái dân an. Thánh thiên tử thõng tay trị nước, khỏi lo lắng chi hết. Các vương công đại thần nói lui tới đều là chủ trương không nên triệt hồi phiên trấn. Vua Khang Hy lại hỏi Đại học sĩ Đỗ Lập Đức:

- Khanh nhận thấy thế nào? Đỗ Lập Đức đáp:

- Việc thiết lập Tam phiên vốn là để đền đáp công lao cho kẻ phiên thần. Nay Tam phiên không phạm lỗi lớn mà dẹp bỏ đi thì khó lòng tránh khỏi điều chê bai của thiên hạ nói triều đình bạc đãi công thần đời tiên triều. Như vậy e thương tổn đến đức thịnh của bệ hạ.Vi Tiểu Bảo nghe mọi người nói toàn một giọng giá áo túi cơm. Tuy gã không hiểu mấy nhưng cũng biết chủ trương của họ đều muốn giữ chế độ phiên trấn lại. Trong lòng nóng nảy vô cùng, gã nhìn Sách Ngạch Đồ đưa mắt ra hiệu lại lắc đầu quày quạy. Gã mong lão lên tiếng phản đối chủ trương của mọi người. Không ngờ Sách Ngạch Đồ thẫy gã lắc đầu lại hiểu lầm. Lão cho là Vi Tiểu Bảo thúc giục mình cũng nên lên tiếng phản đối việc dẹp bỏ phiên trấn. Mặt khác lão nhận thấy rằng Vi Tiểu Bảo đã hiểu rõ tâm ý của Hoàng thượng, mà lão lại thấy nhà vua nghe những lời nghị luận của đại thần rồi không thổ lộ ý kiến để nguyên hay dẹp bỏ phiên trấn. Lão cho là tiểu Hoàng đế không dám gây chiến với Ngô Tam Quế, liền bước ra tâu:

- Bọn Ngô Tam Quế, Cảnh Tĩnh Trung, Thượng Khả Hy đều giỏi nghề dùng binh. Nếu triều đình xuống chỉ dẹp bỏ phiên trấn là khích động bọn họ hưng binh tạo phản, triều đình khó bề chống chọi. Nhất là cả năm tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến và Quảng Tây đồng thời gây sự với triều đình, thì không chừng còn những phe phản bạn khác cũng dấy quân hưởng ứng, lại càng nguy hiểm hơn nữa. Theo ý kiến cua ngu thần thì Ngô Tam Quế và Thượng Khả Hy đều già nua tuổi tác, chẳng còn sống được bao lâu ở thế gian, có để bọn họ thụ hưởng thêm mấy năm nữa rồi thọ chung chính tẩm cũng chẳng hề gì. Bọn binh tướng ở Tam phiên quen đánh trận cũng đã già nua, chờ chúng chết mòn chết mỏi một phần lớn rồi sẽ ra lệnh triệt phiên. Thế là ổn hơn hết. Vua Khang Hy tủm tỉm cười nói:

- Lời bàn của khanh thật đáng mặt lão thần trì trọng. Sách Ngạch Đồ lại cho là Hoàng thượng khen ngợi mình, vội vàng dập đầu tạ ơn, miệng tâu:

- Kẻ thần vì việc quân quốc há giám chẳng hết lòng nghĩ kế hoạch vẹn toàn Nhà vua hỏi đại học sĩ Hồ Hải:

- Khanh là một nhân vật văn võ kiêm toàn, thống hiểu lục thao tam được, nhận xét vụ này ra sao? Đồ Hải đáp:- Nô tài kém cỏi, nhờ ơn Hoàng thượng gia ân cất nhắc, theo ngu kiến của hạ thần thì binh mã triều đình đã thao luyện cực kỳ tinh nhuệ, tam phiên có mưu đồ đen tối cũng chẳng thể thành đại sự được. Nhưng nếu di chuyển mấy chục vạn người ở tam phiên đến Liêu Đông cũng có chỗ đáng lo. Vua Khang Hy hỏi lại:

- Điều chi đáng ngại? Đỗ Hải tâu:

- Liêu Đông là đất căn bản của nhà Đại Thanh ta. Bao nhiêu lăng tẩm liệt tổ liệt tông đều ở đó hết. Nếu tam phiên có dạ bất thần, mấy chục vạn người đồng thời nổi loạn ở Liêu Đông thì càng thêm khó phòng phạm. Nhà vua lẩm nhẩm gật đầu. Đồ Hải lại nói:

- Trường hợp mà đem tam phiên dời khỏi chỗ cũ, triều đình cần phải điều động binh mã lập đội trú phòng ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến. Đưa mấy chục vạn đại quân lên miền Bắc, lại chuyển mấy chục vạn đại quân xuống miền Nam không khỏi gây nhiều chuyện rắc rối, vừa hao phí tài nguyên, vừa phiền nhiễu địa phương. Sách Ngạch Đồ nói theo:

- Tam phiên đóng quân tại đó đã hoà mình với bách tính ở địa phương, không nghe thấy có chuyện xung đột xảy ra. Tiếng nói ở vùng Quảng Đông, Phúc Kiến lại là thứ ngôn ngữ đặc biệt cổ quái. Nay nếu triều đình điều động toàn quân tới đó thì sự ngôn ngữ bất đồng, tập tục khác lạ, hai bên khó nỗi hiểu nhau, nô tài e rằng có thể gây nên xích mích và biến cố nữa. Vi Tiểu Bảo càng nghe càng khó chịu. Gã biết tiểu Hoàng đế đã quyết ý triệt bỏ tam phiên mà bọn vương công đại thần toàn là hạng nhát gan sợ việc. Gã e mình quan tước thấp kém, lại còn nhỏ tuổi mà nơi đây là chốn triều đình thương nghị quốc gia đại sự, đâu có thể nói nhăng nói càn được? Vì thế trong lòng gã vừa nóng nảy, vừa bối rối, mà không nghĩ ra được kế gì. Bỗng thấy vua Khang Hy nhìn quan binh bộ thượng thư là Minh Châu phán hỏi:- Minh Châu! Vụ này thuộc phạm vi quản hạt của Bộ Binh. Vậy khanh tính thế nào? Minh Châu tâu:

- Hoàng thượng được thượng đế ban cho trí tuệ khác thường, nghe xa trông rộng, cao minh gấp trăm ngàn lần bọn thần tử. Nô tài nghĩ đi nghĩ lại nhận thấy triệt phiên có chỗ hay của nó mà để nguyên cũng có cái hay, thành ra không sao quyết định được. Mấy bữa nay nô tài vẫn khác khoải về vụ này. Sau chợt nghĩ ra một điều mới yên tâm và đêm qua đã ngủ được. Y dừng lại một chút rồi tiếp:

- Nguyên nô tài mới nhớ tới thánh thượng liệu việc như thần, tính toán không sơ sót mảy may. Bao nhiêu ý nghĩ của triều thần, thánh thượng đã nhìn thấy rõ. Bọn nô tài chỉ cần dốc lòng tận tuỵ làm theo là nhất định đi tới chỗ đại cát đại lợi, vạn sự như ý. Vi Tiểu Bảo nghe Minh Châu nói vậy, trong lòng rất lấy làm khâm phục bụng bảo dạ:

- Hết thảy văn võ triều thần chưa có một ai có bản lãnh làm quan giỏi bằng thằng cha này. Cách bợ đít của hắn thật là chu đáo. Lão gia phải bái hắn làm thầy mới được. Ngày sau chắc hắn còn tiền trình viễn đại, công danh phú quí khó mà lường được. Về sau quả nhiên Minh Châu làm đến văn tướng và được vua Khang Hy sủng hạnh vô cùng, đúng như điều tiền liệu của Vi Tiểu Bảo. Đó là việc về sau, nơi đây hãy xin tạm gác. Vua Khang Hy mỉm cười phán:

- Ta kêu khanh để nghĩ kế hoạch vẹn toàn cho việc nước, chứ không phải nghe khanh ca tụng công đức. Minh Châu dập đầu tâu:

- Ngửa trông lượng thánh xét soi. Kẻ thần nào phải công tụng đức, mà là sự thật hiển nhiên. Từ hôm Binh bộ được tin Tam phiên có điều bất ổn, nô tài ngày đêm tâm trí nghĩ bề đối phó. Vạn nhất phải dùng binh thì đều binh khiển tướngthế nào để có thể quyết thắng? Để Hoàng thượng khỏi lo âu? Nhưng nô tài nghĩ tới nghĩ lui không tìm được kế vẹn toàn, vì bọn nô tài đầu óc ngu muội, suy nghĩ đến mấy cũng chẳng kịp tài trí sáng suốt của Thánh hoàng. Thánh thượng không cần suy nghĩ, tuỳ tiện sai bảo là công việc sẽ đâu vào đấy. Y dừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Thánh thiên tử là ngôi sao Tử Vi ở trên trời giáng hạ phàm trần, di nhiên bọn nô tài là hạng phàm tục thì bì kịp thế nào được? Vì thế nô tài nghĩ rằng cứ chờ một khi thánh chỉ ban ra là công việc tốt đẹp. Dù trong lúc nhất thời bọn nô tài chưa hiểu rõ được thì cứ tận tâm tận lực tuân chỉ làm theo rồi sau này cũng tỉnh ngộ ra. Các quan đại thần nghe Minh Châu nịnh hót một hồi trong lòng đều ngầm thoá mạ là đồ vô sỉ, công nhiên nịnh hót trước mặt mọi người mà lại dùng lời lẽ bợ đít đến cùng cực, không biết xấu hổ là gì. Tuy mọi người trong lòng tức giận mà ngoài miệng cũng phải phụ hoạ theo. Nhà vua lại phán hỏi:

- Vi Tiểu Bảo người đã tới Vân Nam biết rõ tình hình, vậy vụ này nên thế nào? Ngươi thử nói trẫm nghe. Vi Tiểu Bảo quì xuống dập đầu tâu:

- Xin thánh thượng xét soi. Nô tài chẳng hiểu gì về những việc quốc gia đại sự. Chỉ nhớ Ngô Tam Quế nói với nô tài một câu rằng: "Vi đô thống! Sau này có xảy ra biến cố gì, đô thống cũng bất tất phiền não. Cái chức đô thống chỉ có phần tăng thêm chứ không bị giáng cấp đâu mà ngại". Vua Khang Hy hỏi xen vào:

- Hắn nói thế thì ngươi bảo sao? Vi Tiểu Bảo đáp:

- Nô tài không hiểu hỏi lại: "Sau này có chuyện biến cố gì?". Ngô Tam Quế cười đáp: "Khi nào đến việc thì đô thống tự nhiên sẽ rõ". Gã nói tới đây dừng lại một chút rồi tiếp:- Tâu Hoàng thượng! Ngô Tam Quế có ý tạo phản là một điều chắc chắn không sai nữa. Nô tài e rằng không chừng bây giờ hắn đã may áo long bào rồi. Hắn tự ví mình như con mãnh hổ, mà Hoàng thượng trong con mắt hắn chỉ là con Hoàng oanh. Vua Khang Hy nhíu cặp lông mày hỏi:

- Mãnh hổ, Hoàng oanh là thế nào? Vi Tiểu Bảo dập đầu tâu:

- Ngô Tam Quế thốt ra những lời đại nghịch vô đạo, nô tài lớn mật đến đâu cũng không dám thuật lại. Nhà vua phán:

- Ngươi cứ nói hết đi, những câu đại nghịch vô đạo đó có phải tự ngươi nói ra đâu mà ngại? Vi Tiểu Bảo tâu:

- Dạ Ngô Tam Quế có ba món bảo bối. Hắn nói là ba món đó tuy quí thật nhưng đáng tiếc cái đẹp của nó chưa được xứng đáng. Gã dừng lại một chút rồi tiếp:

- Món bảo bối thứ nhất là viên hồng ngọc bảo thạch lớn bằng trứng chi bồ câu mà đỏ như tiết gà. Hắn đính viên ngọc này vào chóp mũ và nói: "Bảo thạch lớn quá, đáng tiếc là cái mũ nhỏ nên không xứng". Vua Khang Hy đằng hắng một tiếng. Các đại thần nhìn nhau, ai cũng lầm bầm:

- Bảo thạch lớn mà mũ nhỏ quá thì hiển nhiên có ý muốn đội trên đầu chiếc mũ hoàng quan. Vi Tiểu Bảo lại nói:

- Món bảo bối thứ hai là một tấm da cọp nền trắng vành đen. Nô tài từng chầu Hoàng thượng trong cung, nhưng chưa từng được ngó thấy tấm da cọp sắc trắng nào. Ngô Tam Quế bảo là thứ bạch lão hổ này hàng mấy trăm năm chưa thấy một lần. Ngày trước Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn đánh được một con, Chu Nguyên Chương cũng đánh được một con. Ngoài ra còn Tào Tháo và Lưu Bị cũng đều đánh được một con. Ngô Tam Quế dùng tấm da cọp để bọc ghế ngồi, hắn nói: "Da bạch hổ là vật khó kiếm, đáng tiếc mình dùng nó để bọc cái ghế quá tầm thường". Vua Khang Hy lại lẩm nhẩm gật đầu, cười thầm trong bụng. Nhà vua biết Vi Tiểu Bảo buột miệng huênh hoang để vu hãm Ngô Tam Quế. Ngài còn biết gã là kẻ bất học vô thuật, nói nhăng nói càn chẳng có thứ tự nào hết. Thậm chí gã còn tưởng lầm Tào Tháo cũng làm Hoàng đế. Vi Tiểu Bảo lại nói:

- Món bảo bối thứ ba là tấm bình phong bằng đá Đại Lý. Trên tấm bình phong này vẽ cảnh thiên nhiên. Một con hoàng oanh nhỏ đứng trên ngọn cây cao chót vót. Dưới gốc cây là một con lão hổ. Ngô Tam Quế nói: "Tấm bình phong này quí vô giá. Đáng tiếc là con mãnh hổ lại phải khuất thân ở dưới gốc cây. Còn con hoàng oanh nhỏ vô dụng lại đậu ở cành cao mà buông tiếng hót líu lo". Vua Khang Hy nói:

- Trẫm nhận thấy ba câu đó hắn nói ra chẳng qua là để tỷ dụ mọi vật chẳng thể tận thiện tận mỹ, chưa hẳn đã có ý phản nghịch ở trong đó. Vi Tiểu Bảo tâu:

- Hoàng thượng khoan hồng độ lượng mến kẻ vô tài. Nếu Ngô Tam Quế còn chút lương tâm, thì đã đội ơn sâu phải mong báo đáp mới hợp lý. Nhưng hắn lại dùng lễ vật hối lộ vương công đại thần ở trong triều, biếu ông này ngàn lạng vàng, ông kia bạch ngân hai vạn lạng. Hắn rất hào phóng với mọi người quyền thế. Vậy mà có ba món chí bảo lại không đem tiến cống Hoàng thượng. Vua Khang Hy mỉm cười đáp:

- Trẫm không ham muốn những thứ đó. Vi Tiểu Bảo tâu:

- Phải rồi! Ngô Tam Quế hay đòi triều đình tiền lương, tiền thưởng cho bộ hạ. Hắn nắm bạc vào tay rồi, để lại Bắc Kinh đến quá nửa tặng cho văn võ bá quan. Nô tài đã bảo hắn "Vương gia tặng cho các quan lớn trong triều một cáchrộng rãi quá, khiến cho nô tài phải xót dạ thay cho vương gia". Hắn đáp: "Tiểu huynh đệ! Những vàng bạc này bất quá là tạm thời gởi ở nơi họ, để họ nói tốt cho mình, mấy năm nữa rồi họ phải trả cả vốn lời, việc gì mà lo?" Gã ngừng lại một chút rồi tiếp:

- Nô tài không hiểu hỏi hắn: "Thưa Vương gia! Tài vật đã tặng cho người ta rồi, khi nào người ta còn trả lại? Vả đây là Vương gia vì lòng tốt tình nguyện tặng cho họ chứ có phải họ vay mượn Vương gia đâu mà đòi họ trả vốn lời?" Ngô Tam Quế cười khanh khách, vỗ vai nô tài mấy cái rồi lấy ra cái túi gấm đưa cho nô tài nói: "Tiểu huynh đệ! Cái này là của tiểu vương tặng cho tiểu huynh đệ để tỏ chút lòng thành. ở trước mặt Hoàng thượng, tiểu huynh đệ liệu nói tốt cho tiểu vương một chút. Giả tỷ Hoàng thượng bảo dẹp bỏ phiên trấn thì tiểu huynh đệ viện lý lẽ cần thiết để không thể dẹp bỏ đi được". Rồi hắn cười ha hả nói tiếp: "Tiểu huynh đệ cứ yên tâm. Cái này tiểu vương không bao giờ đòi lại hết". Gã vừa nói vừa lấy trong bọc ra một túi gấm, cầm trong tay giơ cao lên. Mọi người đều nhìn thấy ngoài túi thêu bốn chữ "Bình tây vương phủ". Vi Tiểu Bảo lại mở miệng túi đổ những vật bên trong ra. Bỗng nghe những tiếng leng keng vang lên. Nào trân châu, nào bảo thạch, nào ngọc phỉ thuý, tất cả đến mấy chục viên mỹ ngọc rất trân quí rớt xuống đất. ánh minh châu bảo khí sáng rực trông hoa cả mắt. Những thứ châu báu này có thứ của Ngô Tam Quế tặng cho, có thứ gã lấy được ở chỗ khác. Nhưng trong lúc nhất thời, ai mà phân biệt được? Vua Khang Hy nói:

- Vừa rồi ngươi đi Vân Nam một chuyến thành ra một phen đại phát tài. Vi Tiểu Bảo tâu:

- Những đồ trân châu bảo bối này, nô tài không dám giữ nữa. Xin Hoàng thượng thưởng cho người khác. Nhà vua phán hỏi:

- Cái đó là của Ngô Tam Quế tặng cho ngươi, sao trẫm lại có thể thưởng cho kẻ khác được?Vi Tiểu Bảo tâu:

- Ngô Tam Quế tặng cho nô tài, lại muốn nô tài lừa dối Hoàng thượng, nói tốt cho hắn đã đành, lại còn trăm mưu nghìn kế để giữ phiên trấn lại chứ đừng triệt bỏ. Nô tài đối với Hoàng thượng dốc dạ trung thành, có lý đâu lại tham lam một chút kim ngân tài bảo để trỏ kẻ phản tặc bảo là trung thần. Nô tài đã thẳng thắng không bênh vực hắn mà còn giữ những của này thì có điều không phải với hắn. Vả lại kim ngân châu báu khắp thiên hạ đều là của Hoàng gia. Chúa thượng muốn thưởng cho ai thì đó là ơn đức của chúa thượng. Sao lại để tên Ngô Tam Quế giữ lấy rồi lên mặt hảo nhân, mua chuộc lòng người? Vua Khang Hy cười khanh khách nói:

- Ngươi đã hết lòng trung với trẫm thì những trân châu bảo bối này cũng coi như là của trẫm thưởng đó. Nhà vua lại móc trong túi một cái đồng hồ vàng, nói tiếp:

- Ngoài ra trẫm thưởng cho ngươi một vật bảo bối của Tây Dương này. Vi Tiểu Bảo vội quì xuống dập đầu, tiến lại đón lấy chiếc đồng hồ vàng. Hành động này của Vua tôi hai người đã lọt vào mắt các đại thần. Họ đều là những người chuyên coi thái độ những nhân vật khác thì làm gì chẳng hiểu tâm ý của vua Khang Hy? Mặt khác các đại thần đều đã nhận hối lộ của Ngô Tam Quế. Gần đây lại được Vi Tiểu Bảo chuyển giao một mớ, ai nấy đều hồi hộp nghĩ bụng:

- Nếu mình không biết lựa chiều, để thằng lỏi kia nói huỵch toẹt lễ vật ở Vân Nam đem về cho mình, mà Hoàng thượng nổi cơn tức giận, tất khép vào tội tư thông với Ngoại Phiên mưu đồ chuyện đen tối. Dù chẳng bị rơi đầu cũng phải đi sung quân. Các quan lại nghĩ tiếp:

- Vi Tiểu Bảo vũ hãm Ngô Tam Quế bằng những lời ấu trĩ, tức cười. Dù Ngô Tam Quế thực tình muốn làm phản, quyết chẳng khi nào tiết lộ cho Khâm sai của Hoàng đế biết. Gã còn nói những vàng bạc tặng các đại thần ở trong triều rồi sau này sẽ thu về đủ cả vốn lời là có ý ám thị sau khi cuộc tạo phản thành công,hắn lên làm Hoàng đế sẽ đòi lại các đại thần phải trả lại vàng bạc. Đó hiển nhiên là ý nghĩ của đứa con nít chưa hiểu sự đời. Ngô Tam Quế là một nhân vật lão mưu thâm toán khi nào lại để tâm đến chút kim ngân đã tặng cho người? Nhưng Vi Tiểu Bảo muốn nói gì thì nói cũng không bị đức vua bài bác, đủ tỏ ý kiến của gã được Hoàng thượng nâng đỡ triệt để. Như vậy còn ai dám lên tiếng phản đối để rước hoạ vào mình? Minh Châu nhanh trí, lẹ miệng nói ngay:

- Vi đô thống là một vị thiếu niên anh tài, xét đoán sự việc rất tinh vi và đối với Hoàng thượng lại hết dạ trung thành. Y đến chỗ Ngô Tam Quế tức là vào tận hang cọp thám tra biết rõ sự tình, khiến ai cũng phải khâm phục. Nếu không được Hoàng thượng soi rõ tiên cơ, phái Vi đô thống đến tận Vân Nam tra xét thì bọn ngu thần phục vụ ở kinh thành làm sao mà biết được Ngô Tam Quế đã chịu ơn sau của quốc gia mà lại sinh lòng phản trắc? Y nói mấy câu vừa để tâng bốc vua Khang Hy cung Vi Tiểu Bảo, vừa cởi mở cho các bạn đồng liêu trong triều. Đồng thời xác nhận tội danh của Ngô Tam Quế. Trong điện Thái Hoà, mỗi người lại nói thêm mấy câu lọt tai. Các đại thần đang hồi hộp trong lòng, lo lắng cho thái độ ngoan cố của mình lúc trước, bây giờ mới thở phào một cái nhẹ nhõm. Khang Thân Vương Kiệt Thư và Sách Ngạch Đồ nguyên là chỗ bạn thân với Vi Tiểu Bảo, lúc này đã hiểu ý, dĩ nhiễn hết lời nói vun vào. Các đại thần bây giờ lại theo hùa mỗi người một câu đều công nhận nên triệt hồi phiên trấn. Có vị tự trách mình quá hồ đồ, may được đức Hoàng thượng anh minh chỉ đạo chẳng khác vén mây trông thấy mặt trời. Có vị đưa ra phương lược nên triệt bỏ cách nào? Dùng kế gì đến bắt trói Ngô Tam Quế giải về kinh cùng tịch thu gia sản hắn làm sao? Ngô Tam Quế nổi tiếng là phú xưng địch quốc. Khi nhắc tới vụ tịch thu gia sản nhà hắn, ai cũng muốn được sai phái vào vụ này.Nhưng sau lại nghĩ việc đó không phải ngon lành, vì Ngô Tam Quế mà trở mặt thì người nào đến tịch thu gia sản của hắn sẽ bị rơi đầu trước tiên. Vua Khang Hy chờ mọi người nói hết cả rồi mới tuyên bố:

- Dù Ngô Tam Quế có ý nhị tâm, nhưng chưa lộ hình tích tạo phản. Vậy câu chuyện bữa nay, nhất thiết không ai được tiết lộ ra ngoài, để cho hắn có cơ hội sửa đổi lỗi lầm. Các đại thần lại ca tụng thánh đức mênh mông, nhân từ khoan hậu. Vua Khang Hy lấy trong bọc ra một tờ giấy vàng rồi hỏi:

- Đây là đạo thượng dụ. Các khanh thử coi xem có chỗ nào không ổn chăng? Ba Đạt khom lưng đón lấy, cầm hai tay lên lớn tiếng đọc:

"Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu rằng:

"Tự đời xưa các bậc đế vương bình định thiên hạ đều trông vào sức lực của quan quân. Khi bể lặng sóng yên là hạ lệnh ban sư, cho sĩ tốt nghỉ ngơi. Những bậc trọng thần trấn thủ biên cương cũng cần được có ngày hưu dưỡng yên vui. Đó là thịnh điển của quốc gia" Ba Đạt đọc tới đây dừng lại, các đại thần lại một phen tấm tắc khen ngợi, tán tụng đạo ngự chế hoành văn của Hoàng thượng.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-248)


<