← Hồi 757 | Hồi 759 → |
Trên Khúc Giang.
Lý Ngôn Khánh mặc một chiếc áo màu xanh nhạt cùng với Phòng Huyền Linh ở trên một chiếc thuyền.
Thẩm Quang lái thuyền mặc một bộ đồ màu đen.
Trịnh Hoành Nghị ở bên cạnh thêm rượu lắng nghe Lý Ngôn Khánh và Phòng Huyền Linh nói chuyện.
Với tư cách là người bên trong thái tử cung, Trịnh Hoành Nghị còn kiêm chức vụ tự thừa Hồng Lư, phẩm trật lục phẩm. Lại nói tiếp bất kể năm đó hắn làm chuyện gì hiện tại hắn có thành tựu như ngày hôm nay đương nhiên phần nhiều là do Lý Kiến Thành lấy lòng Lý Ngôn Khánh, nếu không chỉ sợ Trịnh Hoành Nghị khó ngồi vững vàng.
Lý Uyên không thừa nhận địa vị của Tùy Dương chỉ cho rằng Phòng Huyền Linh là sư giả của chư hầu một phương mà thôi. Lý Ngôn Khánh và Phòng Huyền Linh gặp mặt nhau dĩ nhiên cần phải cẩn thận, bên cạnh cần phải có một quan viên Hồng Lư tự tương bồi. Trên danh ngãi là đi cùng nhưng thực tế cũng có ý định giám sát.
Trịnh Hoành Nghị là Tự Thừa lục phẩm, là người của Đông cung xem như cũng thích hợp.
Tuy nhiên bên cạnh Lý Ngôn Khánh có Trịnh Hoành Nghị rót rượu cũng không tệ.
Ngôn Khánh chân trần ngắm cảnh rất có phong khí của danh sĩ ngụy tấn.
Mà Phòng Huyền Linh thì cũng rất nhàn nhã, hắn dựa vào cột buồm mạn thuyền nhấm nháp Nghi Xuân rượu không có phong phạm của sứ giả gì cả.
- Nhoáng một cái đã mười lăm năm rồi.
Lý Ngôn Khánh cười nói:
- Cái gì mười lăm năm?
- Đương nhiên là mười lăm năm kể từ lần trước ta rời khỏi Trường An. Ha ha đệ có nhớ không lúc trước ta cùng lão Đỗ đi tìm đệ đó là lúc đậu tiến sĩ, sau khi rời khỏi Trường An lần đó ta vẫn chưa trở lại.
Phòng Huyền Linh mười tám tuổi đậu tiên sĩ hơn nữa còn là tiến sĩ trẻ nhất từ khi nhà Tùy khai quốc.
Từ đó về sau hắn đảm nhiệm chức quan Vũ Kỵ úy chỉ là một võ tán quan mà thôi, ở lại Trường An chờ cơ hội.
Thực chất ở bên trong Trường An rất coi trọng Phòng Huyền Linh.
Yên vũ Giang Nam rất tốt nhưng cuối cùng vẫn không so được với Trường An thịnh thế.
Lý Ngôn Khánh gật nhẹ đầu rồi nói:
- Làm sao không nhớ rõ cho được.
Năm đó Từ Thế Tích đứng hầu Phòng Huyền Linh trải giấy Đỗ Như Hối mài mực cả kiếp này thời gian hắn ở trong Học Xá là thời gian vui sướng nhất.
Ánh mắt của Ngôn Khánh trở nên thê lương hắn đột nhiên thấp giọng ngâm xướng.
Trường An hảo,
Phong cảnh cựu tằng am.
Dịch thơ:
Trường An đẹp
Phong cảnh đã từng am(hiểu)
Trịnh Hoành Nghị cùng vơi sphl đều khẽ giật mình, ngẩng đầu nhìn lại Lý Ngôn Khánh làm ra vẻ lắng nghe, phải biết rằng từ những năm cuối Đại Nghiệp cho tới nay Lý Ngôn Khánh chưa từng làm qua thi từ, Phòng Huyền Linh là người cũng rất thích thơ, Trịnh Hoành Nghị tuy không so được với Phòng Huyền Linh nhưng dù sao cũng là người trong danh môn, đệ tử của Nhan Sư Cổ.
Vừa nghe Lý Ngôn Khánh mở đầu một hai câu cả hai đều biết rõ, Lý Ngôn Khánh sắp tới sẽ có thêm một bài thơ.
Nhưng Ngôn Khánh ngâm xướng xong một câu thơ này xong lập tức không nói gì nữa, hắn không hề có ý niệm trộm thơ nhưng câu đầu tiên thuận miệng nói ra, Phòng Huyền Linh và Trịnh Hoành Nghị đưa mắt chờ đợi khiến cho hắn đâm lao phải theo lão.
Sớm biết vậy đừng có khoe khoang.
Hít sâu một hơi, Ngôn Khánh nhẹ giọng ngâm xướng:
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Trường An.
Dịch thơ:
Ánh nắng hoa sông hồng tựa lửa
Chiều xuân sông nước biếc như chàm
Há chẳng nhớ Trường An.
Đây là bài thơ Giang Nam hảo của Bạch Cư Dị.
Tuy nhiên Lý Ngôn Khánh lại đem Giang Nam biến thành Trường An.
Theo thi từ mà nói có vài phần không tinh tế nếu là người bình thường ngâm xướng không chừng bị người khác mắng chết.
Nhưng trong miệng của Lý Ngôn Khánh lại có một hương vị khác.
Nhật xuất giang hoa hồng thắng hoả,
Xuân lai giang thuỷ lục như lam,
Năng bất ức Giang Nam
Phòng Huyền Linh đột nhiên vỗ tay cười to, lớn tiếng đọc lên.
Tiếng ca quanh quẩn ở trên sông Khúc dẫn tới vô số ánh mắt quan sát.
- Người ở trên thuyền không phải là Hà Nam vương thiên tuế sao?
- Ngươi nhận ra Hà Nam vương?
- Trước kia ở Lạc Dương đã nhìn qua mấy lần.
- Chẳng lẽ Hà Nam vương lại vì Trường An làm thơ? Không phải Hà Nam vương chỉ sợ không ai làm được thơ hay bậc này.
Mỗi dân chúng đều có một tình cảm nồng hậu với quê cha đất tổ.
AI cũng biết Lý Ngôn Khánh là người Lạc Dương, là sự kiêu ngạo của Huỳnh Dương. Lạc Dương Huỳnh Dương hắn đã làm rất nhiều chuyện, được người dân tôn trọng.
Nhưng đối với Trường An mà nói Lý Ngôn Khánh là một người ngoài.
Nhưng hiện tại một người ngoài lại có thể ca ngợi Trường An như vậy khiến cho người Trường An cảm thấy kiêu ngạo vô cùng.
Các ngươi xem Hà Nam vương cũng cho rằng Trường An tốt.
Một chiếc thuyền rất lớn trên đó có cắm cờ xí hoàng thất, trên đầu thuyền có viết hai chữ Tương Dương.
Ở bên trong thuyền đi ra một nam một nữ, nam ước chừng hơn ba mươi.
Người này tướng mạo đường đường bất phàm ở bên cạnh hắn cũng là một nữ tử tuổi độ ba mươi cũng không tính là khuynh quốc khuynh thành nhưng rất đ.
- Người trên thuyền hẳn là Hà Nam vương thiên tuế?
Lý Ngôn Khánh nghe được thiều hơi giật mình hắn ngạc nhiên nhìn lại.
- Vương gia đây là họa thuyền của Tương Dương công chúa, người kia chính là phò mã đương triều Đậu Đản.
Tương Dương công chúa là thứ nữ của Lý Uyên nhưng địa vị không cao lắm bởi vì mẹ của nàng chỉ là nha hoàn thông phòng của Đậu hoàng hậu, Tương Dương công chúa lớn lên tính tình ôn hòa hiền lành nhưng ở trên sử sách cũng không lưu lại bài viết về nàng quá nhiều.
Đại đa phần đều nói nàng được gả cho Đậu Đản mà thôi.
Đậu Đản vốn có thê thất sau đó bởi vì lấy Tương Dương công chúa mà không thể không bỏ vợ.
Cũng may Tương Dương công chúa và Đậu Đản cũng hợp nhau, cầm sắt tương liên, đồng tiến đồng thối, cũng là một giai thoại của hoàng thất.
Đậu Đản này làm quan bái điện giam được phong quận công làm con trai trưởng của Đậu Kháng.
Lý Ngôn Khánh không biết Đậu Đản nhưng Trịnh Hoành Nghị thì nhận ra.
Ngôn Khánh vội vàng đứng dậy cách thuyền chắp tay:
- Đậu quận công gần đây vẫn khỏe chứ?
- Đậu Đản cười:
- Quả nhiên là Lý vương thiên tuế, ha ha vừa rồi ta còn cảm thấy kỳ quái tác phẩm xuất sắc kia là do ai làm nên, bây giờ mới biết hóa ra là thiên tuế, quả nhiên là bất phàm.
- Đậu quận công quá khen rồi.
Ngôn Khánh nói xong lại nhìn về phía nữ tử bên cạnh Đậu Đản, hơi hạ thấp người xuống rồi nói:
- Tiểu vương bái kiến công chúa.
← Hồi 757 | Hồi 759 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác