← Hồi 58 | Hồi 60 → |
Đứng trước kỳ quan Phong Huyệt, Lục Tiệm hết sức tò mò, gã chăm chú quan sát, thấy nơi cửa hang có ai đó đã dùng một loại mũi nhọn gì đấy khắc vào đá mấy chữ rắm rối mang nét phiêu dật, dường như muốn phá vách đá ra để bay bổng lên. Gã gật gù, lần mò từng nét, rồi lẩm nhẩm:
- Chữ viết hay!
Tiếng khen còn chưa dứt, bên tai đã có ai đó cười hì hì, vặn lại:
- Ngươi mà cũng thấy là hay đấy ư? Có nhận ra được chữ nào là chữ nào không vậy?
Đúng là giọng nói của Diêu Tình.
Nguyên Lục Tiệm muốn Diêu Tình ở nghỉ ngơi nơi biệt viện,nhưng vị đại tiểu thư này trời sinh không thể nằm yên một chỗ cho lâu được, khi nghe tin có Ninh Ngưng đi kèm theo, nàng lại càng không thể không làm ầm ĩ, nằng nặc đòi đi theo.
Lục Tiệm hết cách, phải nhờ Cốc Chẩn kiếm cho gã một cái áo choàng lót da cáo lông đỏ, rồi gã bọc nàng vào áo, địu trên lưng. Kiểu nửa địu, nửa cõng đó làm mọi người trông thấy đều phì cười châm chọc, lời đuà giỡn của Cốc Chẩn mới là cay chua làm sao: "Đúng là Trư Bát Giới đang cõng lão bà!" (lão bà = tiếng đùa cợt gọi người vợ). Lục Tiệm mắc cở đến mặt mày đỏ au, nhưng Diêu Tình được đi theo thì khoái chí, nàng cười nụ, mắng lại gã:
- Xú hồ li, nếu người bịnh là má má của ngươi, ngươi có chịu cõng má má ngươi hay không?
Cốc Chẩn đáp không được, mà không đáp trả cũng không xong, mặt mày gã sượng sùng.
Diêu Tình tinh thần yếu ớt, nàng uống không biết bao nhiêu sâm thang cũng không sao khoẻ hơn lên được, cái áo choàng đó, ngày trước vốn được đặc biệt may cho Cốc Bình Nhi dùng trị chứng ớn lạnh, mặc vào người vừa nhẹ vừa ấm êm. Đi được một quãng, nàng đã chìm vào một giấc ngủ vùi, khi mọi người phá giải ra bí ẩn câu đố trên tấm bia, nàng cũng chưa tỉnh giấc. Đến khi nghe cuồng phong gào thét nơi cửa Phong Huyệt, nàng mới tỉnh lại, vừa lúc nghe Lục Tiệm khen mấy chữ viết thảo đó hay, lòng nàng vui vui, cố ý hỏi để làm khó gã.
Lục Tiệm cảm thấy da mặt nóng bừng bừng, gã lẩm nhẩm:
- Chúng... Môn....
Diêu Tình cười, bảo:
- "Chúng Phong Chi Môn"! Ngươi nè... không biết mà cứ giả vờ!
Lục Tiệm nghĩ bụng: "Hèn chi Cốc Chẩn và Thi cô nương vừa chợt thấy câu đố nói "Chúng phong chi môn" là họ buột miệng kêu ra "Phong Huyệt" liền, hoá ra nơi đây đã có khắc sẵn cái tên đó rồi?
Gã đáp qua quít:
- Mấy chữ này viết lạo thảo khó nhận mặt chữ quá, không sao đọc cho ra!
Diêu Tình bảo:
- Còn cãi chầy cãi cối nữa! Vậy mà đã là lạo thảo nỗi gì? Cái "Suất Ý thiếp" của Trương Húc kia mói đích thực là lạo thảo! Hừm... Ngươi đã không nhận ra mặt chữ, cớ sao khen hay?
Lục Tiệm đáp:
- Tôi đâu có nói chữ viết đẹp! Chỉ vì mấy nét khắc đó thiệt lăng lệ, ẩn chưá một kiếm ý cực kỳ cao siêu!
Diêu Tình nghe gã nói, nàng chăm chú xem xét, quả nhiên thấy đúng vậy, trong lòng nàng cũng khá ngạc nhiên.
Lục Tiệm lại bảo:
- Hai bên vách cửa hang, cũng đều có khảm chữ nữa kia. Dường như đều do một người tạo nên.
Diêu Tình ngoảnh trông, nàng lẩm nhẩm đọc:
Trang sinh thiên lại địa,
Hy Di vi diệu âm...
Dưới lại có lạc khoản: "Đông Ngô Công Dương Vũ... ngày ấy, tháng ấy, năm ấy... đã đề trong lúc say mèm"
Lục Tiệm chẳng nhịn được thắc mắc:
- Câu đó ý nói gì vậy? Công Dương Vũ rút cục là ai?
Diêu Tình đáp:
- Hai câu trước ta có biết, "Trang sinh thiên tại" là trích từ Nam Hoa kinh, phần "Vật luận", "Nhân Lại" là tiếng "ti trúc"(đàn sáo), "Địa Lại" là "Chúng Khiếu" (Người nghe trầm trồ), còn "Thiên Lại" là "Thiên Phong" (Gió trời). Hy Di nguồn gốc ở "Đạo Đức kinh", là "Thị chi bất kiến danh viết di, thính chi bất văn danh viết hy" (Trông mà không nhận biết thì gọi là DI, Lọt vào tai mà không nghe thì gọi là HY). Lời này khá mơ hồ, thuộc cảnh giới của huyền vi áo diệu. Còn ông Đông Ngô Công Dương Vũ kia, ta thiệt không biết, có khi là một tiền bối của Đông Đảo không chừng!
Tiếng nàng chưa dứt, đã nghe Tiên Bích tiếp lời:
- Công Dương tiên sinh là một đại kiếm khách thời xa xưa, bối phận cực cao! Tây Côn Lôn tổ sư gặp người, còn phải xưng gọi người bằng sư tổ!
Diêu Tình khẽ chau mày, nhiếc:
- Ai khiến ngươi lắm mồm
← Hồi 58 | Hồi 60 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác